Ngày 7/4, hình ảnh đầu và trán dính máu của một nam học sinh lớp 7 Trường THCS Hòa Hiệp (xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cùng nội dụng cho rằng cậu học sinh này bị bạn đánh gây thương tích nhưng nhà trường “bỏ mặc, không quan tâm” xuất hiện trên mạng.“Cháu ngất xỉu 2 lần nhưng nhà trường không đưa đi cấp cứu. Nhà trường xóa hết dấu vết hiện trường. Giáo viên gọi về nhà báo cho gia đình biết là vết thương lớn quá không thể cầm máu”, thông tin được đăng trên mạng.
Theo tìm hiểu nam sinh nói trên là em N.Q.A. (học sinh lớp 7/2 trường THCS Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, Vĩnh Long).
Theo trình bày, em bị một học sinh lớp 8 cùng trường là N.V.L đánh vào ngày 4/4.
"L. to lớn nên em đi không lại. Em bỏ chạy đến cầu thang của trường thì một lúc sau L. tiếp tục đến đánh em lần 2 và nắm đầu đập vô cửa kính làm kính vỡ ra. Khi em rút đầu ra thì mảnh kính cắt rách 3 vết thương, máu chảy rất nhiều. Em đi được một đoạn thì té xỉu do bị choáng”, em A. thuật lại.
|
Em A. kể lại sự việc |
Bà Lê Minh Định (mẹ của A) cho biết, sau khi nhà trường sơ cứu vết thương A. cho thì giáo viên gọi báo sự việc nhưng không nói việc em bị đánh. “Thầy giáo nói là A. chưa vào học nhưng bị kính cắt chảy máu, lên chở cháu về. Lúc tôi đến trường thì con tôi ngồi ở căn tin. Phía trước trán của cháu có băng lại nhưng máu đang rịn ra. Tôi hỏi thì mới biết cháu bị bạn đánh. Gia đình tôi đưa cháu đi bệnh viện, nhà trường không có ai đi theo. Lên đến bệnh viện huyện quấn băng lại rồi bác sỹ kêu đưa lên bệnh viện tỉnh liền. Lúc tháo băng ở bệnh viện máu chảy nhiều lắm", bà nói.
|
Trường THCS Hòa Hiệp |
Bà Định tỏ ra bức xúc về việc nhà trường không đưa con trai mình vào bệnh viện cấp cứu.
Liên quan đến vụ việc, tổ công tác của Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long kết hợp cùng Trường THCS Hòa Hiệp đã đến làm việc, nắm tình hình sức khỏe của em A.
Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó hiệu trường Trường THCS Hòa Hiệp cho biết, hai em A. và L. đều bị thương do bị kính cắt. Trường đã tổ chức sơ cứu cầm máu ngay tại chỗ cho A., rồi gọi điện thoại báo cho gia đình biết.
“Chúng tôi không bỏ mặc học trò như mọi người nói. Nhà trường định đưa cháu A. đi khâu vết thương thì người nhà đã đến và tự đưa đi bệnh viện điều trị. Tôi cũng cử giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc thăm hỏi tình trạng sức khỏe em A. Tuần tới, chúng tôi mời hai gia đình lên để làm việc, xem xét tìm hướng xử lý”, ông Dũng thông tin.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long Trương Thanh Nhuận cho biết đã yêu cầu Trường THCS Hòa Hiệp báo cáo vụ việc về Sở trong đầu tuần tới. Khi có kết quả sẽ xem xét hướng xử lý và công bố thông tin.
Xác minh thông tin nữ sinh bị đánh hội đồng chấn thương đầu tại Quảng Ninh
- Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang xác minh thông tin một nữ sinh cấp 3 bị nhiều nữ sinh khác hành hung dẫn đến chấn thương đầu.
" alt="Nam sinh bị bạn dập đầu vào cửa kính tóe máu, phụ huynh phàn nàn trường thiếu chu đáo"/>
Nam sinh bị bạn dập đầu vào cửa kính tóe máu, phụ huynh phàn nàn trường thiếu chu đáo
Đầu tháng 4/2020, ba đơn vị hành chính cấp xã của huyện đảo Lý Sơn gồm An Vĩnh, An Hải và An Bình chính thức giải thể. Ngoài ra, Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2015-2020 đến thời điểm này cũng hết hiệu lực.
Huyện đảo Lý Sơn cũng không được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc một số chế độ, chính sách đối với xã đảo đặc biệt khó khăn không còn nữa, theo thầy Huỳnh Văn Long – Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn có thể dẫn đến một số bất cập với ngành giáo dục.
|
Trường THPT Lý Sơn |
Đó là chế độ ưu tiên trong thi cử của học sinh, sinh viên; hỗ trợ tiền ăn trưa cho cấp bậc mầm non; hỗ trợ miễn giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên....
Thầy Long cho biết, từ tháng 10/2020, mức phụ cấp mà cán bộ giáo viên ở trường được hưởng (trung bình từ 1,5-3 triệu đồng/tháng) không còn, ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống giáo viên.
Sau khi giải thể chính quyền hành chính cấp xã, điều kiện công tác không có gì khác gì so với trước trong khi các chế độ thu hút lại không còn nữa.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ở Lý Sơn rất khắc nghiệt, chẳng hạn như một tuần trở lại đây, do thời tiết xấu, tàu không thể ra vào đất liền được nên đảo bị cô lập. Vì vậy, nếu không duy trì được phụ cấp, giáo viên nào có cơ hội sẽ vào đất liền vì rõ ràng ở trong đất liền, các điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn nhiều.
“Hơn nữa, các xã vùng biển ở đất liền vẫn được hưởng chính sách vùng khó khăn nhưng Lý Sơn là huyện đảo lại không, nên ít nhiều giáo viên có sự so sánh” - thầy Long cho hay.
Đối với học sinh, thầy Long cho biết, gần 250 học sinh lớp 12 năm nay có thể không còn được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.
Được biết, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn gửi Bộ Nội vụ kiến nghị tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn.
Cụ thể, UBND Quảng Ngãi đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Thủ tướng cho huyện đảo Lý Sơn tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách theo Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng và đưa vào danh sách ưu tiên hưởng chính sách như các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/11/2017 của Thủ tướng như huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Ngân Anh
Thu nhập dịp Tết của giáo viên ở TP.HCM dự kiến giảm
Do dịch Covid-19, một số trường phổ thông ở TP.HCM cho hay thưởng Tết và các khoản thu nhập của giáo viên trong dip Tết nguyên đán tới đây sẽ bị giảm mạnh.
" alt="Băn khoăn khi nhiều giáo viên đảo Lý Sơn không còn phụ cấp"/>
Băn khoăn khi nhiều giáo viên đảo Lý Sơn không còn phụ cấp
Bên cạnh việc chưa thành lập được Hội đồng trường và chưa kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt, việc tạm đình chỉ công tác và xử lý kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh được đặc biệt quan tâm.Thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trên cơ sở tổng hợp ý kiến thống nhất với Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo về việc này.
Theo Bộ GD-ĐT, Luật Giáo dục đại học năm 2012 có quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đại học (Điều 71), nhưng không quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm.
Luật số 34 có quy định về việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học công lập (khoản 10 Điều 1), nhưng cũng không có quy định về thẩm quyền, quy trình, thủ tục tạm đình chỉ công tác và kỷ luật hiệu trưởng.
Tuy nhiên, ông Lê Vinh Danh là đảng viên và khi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn là viên chức quản lý nên việc xử lý vi phạm được áp dụng theo quy định của Đảng, Luật Viên chức và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Cụ thể:
Khoản 5, Điều 52 Luật Viên chức quy định: “Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức”.
Khoản 1, Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý.
Khoản 1, Điều 42 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng .
|
Ông Lê Vinh Danh bị cách chức có đúng quy định? |
Ông Lê Vinh Danh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ) bổ nhiệm lại chức vụ Hiệu trưởng theo Quyết định số 789/QĐ-TLĐ ngày 2/7/2014.
Tại thời điểm tháng 8/2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có hội đồng trường theo quy định tại Luật số 34, TLĐ đã áp dụng Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; đồng thời căn cứ kết luận của Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP Hồ Chí Minh, khoản 1 Điều 71 Luật phòng chống tham nhũng và khoản 2 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP để ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh do có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Ngày 17/9/2020, Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP Hồ Chí Minh ra quyết định kỷ luật ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2015-2020 bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Khoản 6, Điều 2 Quy định số 102-QĐ/TW quy định: “Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể”.
Tại thời điểm tháng 10/2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có hội đồng trường theo quy định tại Luật số 34 và cũng không có khả năng thành lập hội đồng trường theo Luật số 34 trong thời hạn 30 ngày, TLĐ đã áp dụng Khoản 1 Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP và những quy định liên quan khác để tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh.
Mặc dù vậy, cũng trong báo cáo gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ GD-ĐT nhận định, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân đồng chí Lê Vinh Danh là khá lớn. Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn vướng mắc trong việc thành lập Hội đồng trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Độc giả xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Khó tìm người đứng đầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Bộ GD-ĐT nhận định, uy tín đối với đội ngũ cán bộ, viên chức cũng như vai trò và ảnh hưởng đối với sự phát triển Trường ĐH Tôn Đức Thắng của cá nhân đồng chí Lê Vinh Danh là khá lớn.
" alt="3 Bộ nói gì về việc tạm đình chỉ và xử lý kỷ luật ông Lê Vinh Danh?"/>
3 Bộ nói gì về việc tạm đình chỉ và xử lý kỷ luật ông Lê Vinh Danh?
Học sinh cần, trung tâm cóTừ khi biết môn thi của con, trong đầu chị Phạm Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) gần như lúc nào cũng chỉ quanh quẩn "lịch sử" và "lịch sử". Mẹ con chị "như ngồi trên đống lửa".
"Hôm nghe tin thi môn Lịch sử, thật sự tôi rất căng thẳng, bởi dù biết đằng nào cũng sẽ thêm một môn nhưng Lịch sử thì quá mông lung vì nhiều kiến thức đòi hỏi phải học thuộc", chị Mai nói.
"Hai mẹ con đã cuống cuồng đi tìm sách ôn luyện môn Lịch sử vào lớp 10, nhưng hôm đầu tiên đi 4 hiệu sách đều không có bởi các nơi đều chưa kịp nhập. Sau đó, chúng tôi đành lấy tạm một cuốn Để học tốt môn Lịch sử bởi chả biết nên bắt đầu từ đâu".
Có sách rồi, mỗi tối, chị đều dành thời gian học cùng con, nhưng có vẻ chẳng hiệu quả mấy. "Vì không có phương pháp và chuyên môn, được 1/3 bài mà mất gần cả buổi tối", chị Mai kể.
|
Nắm bắt tâm lý của nhiều học sinh, phụ huynh, rất nhiều trung tâm luyện thi mở ra các lớp ôn tập cấp tốc môn Lịch sử. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Đến buổi thứ 2, rồi thứ 3, chị Mai dần cảm thấy bất lực vì nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ chẳng đâu vào đâu. "Trên mạng, nhóm các mẹ cũng chia sẻ các đường link ôn luyện môn Lịch sử nhưng thú thực là dài lắm, mà con vốn lười học thuộc".
Cảm thấy quá mệt mỏi, mẹ con chị bỏ cuộc và thay vào đó là lùng sục các giáo viên để xin tư vấn và hướng đến chuyện đi học thêm.
"Giờ đành chờ đợi xem các giáo viên trong trường con mở lớp học thêm, nếu không thì phải đi kiếm trung tâm luyện thi", chị Mai thở dài.
Trong khi đó, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh, học sinh, nhiều lò luyện thi cấp tốc đã và đang rầm rộ mở ra.
Một trung tâm luyện thi có địa chỉ tại phố Trương Định, Quận Hai Bà Trưng thông báo mở lớp luyện thi cấp tốc môn Lịch sử khai giảng từ ngày 20/3 với thời gian học mỗi buổi là 2 tiếng (từ 18h-20h). Trung tâm này quảng cáo lớp do cô N.T.C là thạc sĩ Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên ôn thi các cấp môn học này, phụ trách.
Học phí được đưa ra là 1,2 triệu đồng cho cả khóa và học cho tới lúc thi, kèm lời mời chào “chắc chắn lấy 8-9-19 điểm” và tặng miễn phí tài liệu ôn tập.
Một lớp học luyện thi cấp tốc khác được giới thiệu là của giáo viên T.T.H Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, với thông tin sẽ cung cấp cho học sinh “hệ thống kiến thức, phương pháp ôn luyện hiệu quả, dễ nhớ” với mức học phí là 200.000 đồng/ buổi.
Và rất nhiều trung tâm, thầy cô đưa ra những khóa học cấp tốc trên mạng xã hội...
Nên sớm có lộ trình ôn thi
Trong khi đó, ngược lại với ự lo lắng của phụ huynh và học sinh, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho rằng thi trắc nghiệm 100% đối với môn Lịch sử là hướng tới việc các thí sinh có một kỳ thi nhẹ nhàng.
Đối với nội dung đề thi, Sở GD-ĐT khẳng định đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình của Bộ GD-ĐT. Các câu hỏi được sắp xếp với các cấp độ từ nhận biết, thông hiểu; một số ít thuộc vận dụng cấp độ thấp.
“Những nội dung này hoàn toàn theo chuẩn chương trình, SGK hiện tại. Học sinh không phải quá vất vả mà chỉ cần nắm vững kiến thức trong SGK là có thể làm tốt được bài”, ông Toản cho hay.
TS Lê Thị Thu Hương, giáo viên Lịch sử tại Hệ thống giáo dục Hocmai, nhận xét theo cấu trúc đề thi minh họa được công bố vào tháng 10/2018, phạm vi kiến thức nằm trong chương trình lớp 9, mức độ câu hỏi chỉ ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng, không có câu hỏi vận dụng cao.
Do đề thi trắc nghiệm với số lượng 40 câu nên câu hỏi trong đề thi có mặt ở mọi chuyên đề, bài học mà học sinh được học ở lớp 9. Trong đó, tỉ lệ câu hỏi về lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70%. Trong thời gian gần 3 tháng còn lại, học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài, chú ý đọc các bài tổng kết để khái quát kiến thức”.
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Mai thì cho rằng học sinh không nên học tủ bất kì nội dung nào. Ngoài việc nắm kiến thức cơ bản, học sinh cần rèn luyện kĩ năng so sánh và tổng kết để có thể làm được những câu hỏi dạng liên chuyên đề.
Với thời gian 3 tháng còn lại, cô Mai lưu ý các học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện, đặc biệt không nên đi học thêm tràn lan dễ dẫn đến tình trạng quá tải, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến kết quả học tập chung.
“Học sinh cần bám chắc cấu trúc đề minh họa để ôn tập, ôn đều các chuyên đề theo kế hoạch phù hợp, không để mất điểm phần lịch sử thế giới vì phần này đa phần câu hỏi dễ lấy điểm.
Thứ hai cần ôn tập có lộ trình: tháng 3 tập trung rà soát các kiến thức theo chương trình lớp 9, tháng 4 có thể kết hợp luyện đề và ôn bổ sung kiến thức còn thiếu, tháng 5 cần đẩy mạnh luyện đề, bấm giờ như thi thật, rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót để mất điểm đáng tiếc.
Thứ ba cần đọc – ôn kỹ các bài tổng kết chương để nắm được các diễn biến của lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử.
Thứ tư cần rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi để tránh bị lạc đề, tránh các đáp án nhiều, bẫy, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.
Thứ năm cần rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm như phân chia thời gian làm bài hợp lý, bấm giờ làm bài để không bị quá thời gian, làm từ dễ đến khó.
Cùng đó có thể học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức. Mỗi bài/chương học, giai đoạn lịch sử có thể hệ thống lại thành sơ đồ để dễ nhớ, dễ tra cứu khi cần. Đồng thời mỗi bài học, sự kiện, nhân vật có thể dùng giấy nhớ để ghi lại các điểm chính cần ghi nhớ”.
Thanh Hùng
Môn thi thứ 4 vào lớp 10 Hà Nội năm 2019 là Lịch sử
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, trong đó môn thi thứ 4 được xác định là Lịch sử.
" alt="Hà Nội nở rộ các lớp luyện thi Lịch sử cấp tốc vào lớp 10"/>
Hà Nội nở rộ các lớp luyện thi Lịch sử cấp tốc vào lớp 10