Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Inter Milan, 01h45 ngày 9/4: Niềm vui cho chủ nhà
本文地址:http://member.tour-time.com/html/07a891082.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Rochedale Rovers vs Pine Hills, 16h15 ngày 8/4: Viết lại lịch sử
Suốt 6 năm làm công việc lau dọn, quản lý một nhà vệ sinh công cộng ở bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), chị H (38 tuổi) vẫn không ngừng bức xúc với ý thức của một bộ phận người dân.
Theo người phụ nữ này, khu vực bờ hồ có khá nhiều nhà vệ sinh công cộng. Ngày bình thường, lượng người sử dụng nhà vệ sinh không quá nhiều nên các nhà vệ sinh ở đây được đánh giá sạch sẽ.
Tuy nhiên, vào ngày lễ Tết, để giữ được nhà vệ sinh sạch sẽ, không bốc mùi xú uế, các nhân viên ở đây phải làm việc hết công suất.
“Có lúc đoàn người xếp hàng vào nhà vệ sinh dài cả chục mét” - chị H nói.
Phần lớn, mọi người đều có ý thức xếp hàng nghiêm chỉnh. Khi nhân viên vệ sinh đề nghị nhường chỗ cho người già, trẻ em mọi người thường không phản ứng. Tuy nhiên, cũng có những thanh niên thích chen ngang. Khi bị nhắc nhở thì cự cãi, gây gổ đánh nhau.
Để giữ được nhà vệ sinh sạch sẽ, các nhân viên phải dọn rửa và liên tục nhắc khách xả nước, bỏ rác đúng nơi quy định. |
Chị H nhớ, hôm đó là lễ hội Halloween. Rất đông người đang xếp hàng thì một thanh niên chừng 30 tuổi chen vào giữa. Người này cao to, vạm vỡ.
Trước hành động đó, 1 vị khách nước ngoài đã đặt tay lên vai anh ta kéo lại. Đồng thời, ra hiệu cho nam thanh niên không được chen ngang. Tuy nhiên, người thanh niên này không biết xấu hổ mà còn lớn tiếng dọa dẫm, đòi đánh người đàn ông ngoại quốc.
May sao, mọi người trong hàng đều lên tiếng bênh vực vị khách nước ngoài và chỉ trích nam thanh niên. Lúc này, người thanh niên mới chịu rút lui.
“Trong trường hợp cấp bách, nếu người đó mở lời xin đi vệ sinh trước, tôi nghĩ, mọi người cũng không quá khó khăn. Thế nhưng, anh ta lại hành động thiếu ý thức nên mới bị phản ứng như vậy”, chị H nói tiếp.
Lần khác, chị H cho biết, chính đồng nghiệp cùng ca của chị cũng bị một thanh niên dọa đánh.
Theo lời chị H, người đàn ông này đeo kính cận, mặc áo sơ mi quần tây, trông rất trí thức. Thế nhưng, trong khi mọi người đang xếp hàng thì anh ta lại hành xử thiếu văn hóa, chạy lên đầu hàng.
Đồng nghiệp của chị H nhắc nhở thì anh ta văng tục rồi đòi xông lên đánh nữ nhân viên.
Tuy nhiên, vì hành động chen ngang của anh ta là thiếu lịch sự nên mọi người xung quanh đều bênh vực nữ nhân viên. Vụ việc cũng nhanh chóng bị đám đông dập đi.
“Chính vì thế, suốt nhiều năm làm nghề, chúng tôi may mắn chỉ bị dọa chứ chưa ai bị đánh”, chị H cười nói, giọng chua chát.
Tại một nhà vệ sinh công cộng khác ở bờ hồ Hoàn Kiếm, ông Đ.T (58 tuổi) còn chỉ ra những tình huống khó đỡ khác của khách đi vệ sinh.
![]() |
Rất nhiều tình huống oái oăm đã xảy ra ở nhà vệ sinh công cộng. |
Trong số những tình huống đó, ông Đ.T nói, ông bức xúc nhất là những khách có tính trộm cắp.
“Nhà vệ sinh công cộng được mở cửa miễn phí. Tuy nhiên, sau khi đi vệ sinh, nhiều người vẫn tự nguyện ủng hộ chút tiền lẻ. Số tiền này được bỏ trong chiếc giá nhựa đặt trước cửa nhà vệ sinh.
Vậy mà, có khách đi vệ sinh xong, tranh thủ chúng tôi không để ý đã bốc luôn số tiền đó rồi bỏ vào túi của mình”, ông Đ.T nói.
“Có lần, một người nào đó còn bỏ cả chiếc giá đựng tiền vào trong túi của mình rồi xách đi”, ông Đ.T chia sẻ, giọng bức xúc.
Vẫn lời ông T, sau khi phát hiện mất cả giá cả tiền, ông ngồi ngẩn người. “Số tiền chẳng đáng là bao nhưng cũng là khoản khách ủng hộ để nhân viên có thêm tiền mua thiết bị lau rửa, thông tắc cống thường xuyên”, nam nhân viên chia sẻ .
Ông Đ.T nói, khi bị mất trộm ông tiếc đứt ruột. Ông ngồi nhớ lại những vị khách vừa xuất hiện trước đó và lọc ra những người khả nghi.
Tuy nhiên, việc này cũng không giúp ông lấy lại số tiền đã mất. Vì vậy, ông và các nhân viên vệ sinh chỉ biết nhắc nhau cẩn thận hơn trong ca trực của mình.
“Cái nghề tưởng nhàn hạ, không phải lao động khổ cực nhưng cũng lắm chuyện oái ăm cô ạ”, ông Đ.T thở dài.
Thấy người phụ nữ đi xe sang vào nhà vệ sinh công cộng, đại tiện và không xả nước, ông Đ.T gọi lại nhắc nhở. Chẳng ngờ, chị ta gọi chồng đến buông lời cay nghiệt, đòi hành hung nam công nhân vệ sinh.
">Hành động oái ăm của nam thanh niên ở cửa nhà vệ sinh công cộng
Cụ ông Sài Gòn chải tóc cho người bạn đời trong tiệm áo cưới
Khoác tay người đẹp vào nhà nghỉ, cụ ông 75 tuổi khiến lễ tân tái mặt
Thấy tấm biển đề tuyển lễ tân treo trước cửa một khách sạn 6 tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), chúng tôi ghé vào xin nộp hồ sơ.
Ở đó chỉ có người phụ nữ khoảng 40 tuổi. Chị giới thiệu mình tên Thu, là nhân viên dọn dẹp buồng phòng kiêm trông coi, quản lý khách sạn. Chủ khách sạn đi vắng, hẹn sang tuần sẽ phỏng vấn.
Sau màn làm quen, người phụ nữ bắt đầu cởi mở hơn và nhiệt tình chia sẻ những kinh nghệm làm việc của mình. Theo chị Thu, những ngày bình thường chỉ có chị và bảo vệ ở đây, ông chủ ít khi xuất hiện, trừ trường khẩn cấp.
"Lễ tân không chỉ đứng quầy 8 tiếng mà còn kiêm thêm giặt giũ và nhiều việc khác vì vậy chẳng ai trụ ở đây được lâu", chị Thu nói.
![]() |
Phố nhà nghỉ. Ảnh: VietNamNet. |
Giá thuê phòng được tính theo hai cách. Nếu khách nghỉ theo giờ, giá chỉ khoảng 150 nghìn đồng/giờ nhưng qua đêm là 300 nghìn đồng/đêm.
Khách sạn khá đông khách, mỗi tầng có 6 phòng nhưng luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm.
Nhân viên dọn phòng tiết lộ, lý do gần đây khách tìm đến đông là vì ông chủ mới đầu tư một loạt các loại ghế tình yêu mới, giúp cuộc yêu của các cặp đôi thăng hoa hơn. Người này đồn người kia, họ cứ thế nườm nượp ra vào. Ai cũng đòi thuê phòng có chiếc ghế đó.
Chị Thu hướng dẫn: "Ở đây, mỗi phòng đều có điều hòa, ti vi, bình nóng lạnh, wifi. Hai chiếc điều khiển và bộ vệ sinh (dầu gội, dầu tắm, xà phòng, bàn chải...) mình để vào rổ nhựa, khi nào khách nhận phòng thì đưa cho họ. Còn khăn tắm, lên dọn phòng, mình thay mới, gấp gọn gàng, đặt trên giường".
Nhân viên này bật mí, ga đệm, vỏ gối không cần thay thường xuyên. Khách trước dùng xong, chị phủi vài cái, trải phẳng phiu cho khách sau sử dụng. Sau đó, dùng nước hoa xịt lên cho thơm tho.
Khăn tắm, khăn mặt bẩn được dồn lại, mỗi tuần giặt một lần. Khi ấy, hóa chất tẩy trắng được tận dụng tối đa nên khăn nào cũng trắng tinh như mới nhưng bốc mùi thuốc tẩy đến váng vất mặt mày.
![]() |
Ảnh: Huy Tuấn. |
Khi được hỏi về các "thượng đế" thuê phòng, người phụ nữ này cho biết chị ít trò chuyện với khách, đây là nguyên tắc làm việc cũng là quy định của khách sạn. Tuy nhiên cũng có một vài vị khách khiến chị Thu khá ấn tượng vì họ hay hỏi han, "tám" chuyện với lễ tân.
Trong đó phải kể đến bà Tâm (60 tuổi - ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Trong trí nhớ của chị Thu, vị khách nữ đó khá to béo, trắng trẻo, khuôn mặt trang điểm đậm. Đều đặn cứ vào 9 giờ tối thứ 5 và thứ 7 hàng tuần, bà đi taxi đến thuê phòng một mình.
Vài phút sau, một nam thanh niên cầm hộp nhựa chứa đủ các loại chai lọ mỹ phẩm xuất hiện, nói mình làm nghề tẩm quất, bấm huyệt, được khách gọi đến.
"Theo số phòng thanh niên đọc, tôi biết đó là phòng của bà Tâm. Tôi nhấc máy gọi lên kiểm tra, được sự xác nhận của khách, tôi đồng ý cho cậu ta lên.
Khoảng 2 tiếng, bà Tâm xuống trả phòng. Hôm nào khách vui còn "bo" thêm cho tôi 50 nghìn đồng", nhân viên khách sạn nhớ lại.
Trong lúc chờ taxi đón, người phụ nữ đó không ngần ngại kể cho chị Thu bí mật của mình. Theo đó, bà Tâm dù lớn tuổi nhưng tính cách vẫn thanh niên, dùng điện thoại công nghệ, chơi face, lướt web sành điệu hơn cả lớp trẻ. Từ khi được bạn giới thiệu dịch vụ mát-xa, bà đâm 'nghiện'. Tuần nào không đi mát-xa là bà bứt rứt không yên.
Bên cạnh đó, chị Thu cũng than vãn, nhiều lần tá hỏa khi gặp đối tượng khách quậy phá. "Tôi làm việc ban ngày dễ chịu hơn ban đêm. Vì buổi đêm chúng tôi phải thức, một số khách say xỉn vào thuê phòng rồi quấy rối cả nhân viên khách sạn", chị Thu thở dài nói.
Lần đó, khoảng 2 giờ sáng, chị ngồi xem ti vi cho đỡ buồn ngủ. Một người đàn ông mặc áo sơ mi, quần tây, trông lịch sự tiến vào quầy lễ tân. Có vẻ ông ta uống nhiều rượu bia nên dù đứng xa nhưng chị Thu vẫn ngửi thấy mùi.
Vị khách này lấy chìa khóa, bấm thang máy lên tầng 4. Được khoảng 30 phút, ông ta xuống kêu cửa bị kẹt.
Chị Thu đành tự mình lên kiểm tra. Khi cánh cửa vừa mở ra, chị quay lưng lại dặn dò khách cách sử dụng, tránh xảy ra sự việc tương tự. Thế nhưng, chị lại bị chính vị khách quấy rối.
Sợ hãi, chị Thu hét lên nhưng gã đàn ông giữ tay, định đẩy chị vào phòng.
Chị Thu vùng vẫy, thoát ra được, vội chạy xuống tầng dưới theo đường cầu thang bộ. Sau lần đó, chị Thu phải xin nghỉ phép mấy ngày để trấn an tinh thần.
“Tôi làm ở khách sạn 5 năm, đó là lần đầu tiên tôi gặp tình cảnh như thế. Rút kinh nghiệm vào những lần sau, khi khách cần phục vụ gì, tôi đều gọi bác bảo vệ lên hỗ trợ hoặc khéo léo, đề nghị khách xuống quầy”, chị Thu cho hay.
Sau khi rời khách sạn cùng vị khách quen, K tá hỏa khi bị nhóm người xông đến đánh ghen. Đau đớn hơn, lúc này cô mới biết, vị khách làng chơi đó có họ hàng với mình.
">Bí mật bên trong khách sạn có 'ghế tình yêu' hút khách ở Hà Nội
Một trong những lễ hội được chờ đón nhất trong năm là Tết Nguyên đán - khoảng thời gian gia đình đoàn tụ, cùng thưởng thức những món ăn ngon và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, may mắn nhất sẽ đến trong năm mới.
Phiên chợ Tết 30 cũng hối hả, đông vui với dòng người chen nhau mua sắm thực phẩm, đồ trang trí, cây cối, hoa quả... để chuẩn bị cho một cái Tết chu đáo và trọn vẹn nhất có thể. Dưới đây là những hình ảnh về phiên chợ ngày 30 tết ở North Point hay còn gọi là Bắc Cọp - là một trong những chợ dân sinh lớn nhất ở Hong Kong.
1. Fai chun - tức là những lời nguyện ước được viết trên giấy màu đỏ hoặc vàng là một trong những đặc sản không thể thiếu trong phiên chợ Tết của người dân ở Hong Kong. Những lời chúc, ước nguyện đẹp đẽ này sẽ được treo lên cửa nhà hoặc phòng khách với những thông điệp về sức khoẻ, tình yêu, hạnh phúc, thành công trong năm mới. Chữ “Phúc” viết ngược có nghĩa là “phúc đáo”( may mắn đến nhà) là thông điệp được xin nhiều nhất trong dịp Tết. |
2. Lai see hay còn gọi là phong bao lì xì là một trong những mặt hàng được bày bán nhiều nhất với đủ kích thước, hình dáng, màu sắc. Người dân ở Hong Kong thường lì xì cho em bé, người già, người độc thân, hoặc giúp việc, bảo vệ toà nhà, lao công, phục vụ... với mệnh giá 50 đô, 100 đô và nhất quyết không được có số “4” in trên tờ tiền. Bên cạnh đó, là câu đối, đèn lồng, tranh dán... với màu đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa. |
3. Một trong những phong tục lâu đời của người dân nơi đây là đến chợ mua một chậu hoa như quất, đào hoặc các loại hoa ly, cẩm chướng, lay ơn... với ý nghĩa cây cối sẽ đem đến luồng sinh khí và năng lượng tích cực cho năm mới. Một chậu quất mini giá tầm 600 nghìn tiền Việt Nam. |
4. Cam, quýt - những hoa quả màu vàng - màu tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng là loại trái cây được bày bán nhiều nhất. |
5. Hàu khô nấu với rau cải choysum là một trong tám món trong mâm cơm tất niên của người Hong Kong. Tất cả các món ăn đều có phát âm đồng nghĩa với những từ may mắn, sức khoẻ, phát đạt, sinh con đẻ cái..... Ví dụ, hàu khô có phát âm là “hou si” đồng âm với từ hou sih (phát đạt) theo tiếng Quảng Đông. |
6. Người Hong Kong rất thích quây quần bên nhau quanh nồi lẩu vào bữa ăn ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết. Vì vậy những nguyên liệu dành cho món lẩu cay Tứ Xuyên hoặc lẩu nấm, lẩu sữa... được bày bán nhiều ở sạp hàng đồ khô. |
7. Cần tỏi, hành, mùi tàu... là những rau gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Hong Kong. Vào dịp Tết, những loại rau này được gói trong giấy đỏ để người dân mua làm quà biếu hoặc dùng trang trí trong căn bếp. |
8. Turnip cake - hay còn gọi là bánh củ cải với nguyên liệu từ củ cải bào mỏng, thịt hun khói, lạp xường, tôm khô, nấm... là món bánh cổ truyền trong đêm giao thừa. Ngoài ra, một món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên là bánh trôi tàu hay còn gọi là “neen go”, mang ý nghĩa năm mới tấn tới. |
9. Zong zi- loại bánh giống bánh chưng hoặc bánh tét Việt Nam. Gạo nếp được gói bên trong một lớp lá trúc hoặc lá sậy, sau đó đun sôi trong nước cho đến khi chiếc bánh chín và mềm. |
10. Bánh bao, nến, nhang, đồ vàng mã... bày ban thờ cũng là mặt hàng bán chạy trong phiên chợ. |
![]() |
11. Hộp kẹo may mắn với hạt dưa đỏ, mứt sen, mứt bí, sô - cô - la tròn, các loại kẹo nhiều màu sắc... được người dân ở Hong Kong bày tiếp khách trong dịp Tết. Mỗi một thứ bánh kẹo được lựa chọn đều mang một thông điệp ý nghĩa. |
Nhiều người dân Trung Quốc dần thay đổi quan điểm Tết phải sum họp ở nhà bằng cách du lịch ở nước các nước láng giềng.
">Khám phá chợ Tết ở Hong Kong
Nhận định, soi kèo Leganes vs Osasuna, 2h00 ngày 8/4: Nỗ lực trụ hạng
Để tiết kiệm, anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thu Đào, 27 tuổi, cùng có chiều cao 1,1 mét, cho hai người bạn ở ghép. Họ chia nhau, vợ chồng anh ngủ trên gác, hai người bạn ngủ bên dưới, các đồ dùng, ăn uống thì dùng chung.
“Chúng tôi đều bán vé số, cả ngày đi ngoài đường nên ở chung cho rẻ, tiết kiệm được tiền thuê”, người vợ quê Bình Định nói.
Vợ chồng chị Đào - anh Lượng trong lễ cưới tập thể ngày 20/10/2015. Ảnh: Điều ước thứ bảy/VTV. |
Chị Đào là người duy nhất trong gia đình có bốn người con bị khuyết tật chiều cao. Học xong lớp 12, Đào vào TP.HCM mưu sinh với nghề công nhân may.
Chiều cao chỉ bằng nửa người bình thường, sức khỏe không cho phép, làm được mấy tháng chị xin nghỉ, đi bán vé số ở quận Bình Tân.
Lượng cũng là người con duy nhất bị bệnh lùn bẩm sinh. 15 tuổi, Lượng rời quê Đồng Tháp đến quận 11 thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống.
Thời gian đầu, anh đi bán ở các ngả đường, bến xe, quán xá gần nơi ở. Mùa xuân năm 2014, “địa bàn” có nhiều người hành nghề hơn, anh đi xe buýt đến quận Bình Tân mời gọi thì gặp Đào cũng cầm xấp vé số rao bán.
“Nhìn cô ấy tay chân ngắn tũn, mồ hôi thấm ướt chiếc áo đang mặc, lăng xăng mời khách mua giữa trưa nắng, tôi buồn cười, hỏi sao có người giống mình vậy”, anh chồng năm nay 29 tuổi nhớ lại, đồng thời bắt chuyện làm quen.
Ban đầu, những câu chuyện của họ chỉ xoay quanh ngày bán được bao nhiêu tờ vé, đi những đâu, có khách nào trúng số không. Lâu dần, gặp nhau họ chia nhau chai nước uống, bịch bánh tráng trộn rồi kể câu chuyện của mình cho nhau nghe.
“Tôi xin số điện thoại, cô ấy nhất định không cho nhưng tôi không bỏ cuộc”, anh Lượng cười phá lên khi bị vợ đấm yêu vào lưng.
Chị Đào cho biết, vốn không cho số là vì chị không muốn yêu và lấy một người cùng chiều cao với mình. “Tôi đã thấp rồi, lấy chồng thấp nữa, sinh con ra cũng thấp thì sao”, chị Đào bẽn lẽn nhìn chồng nói. Anh Lượng chen vào: “Thua keo này tôi bày keo khác”.
Những ngày sau đó, TP.HCM bước vào mùa nắng. Thời tiết từ sáng đến tối nóng bức. Vậy mà, trưa nào Lượng cũng ghé chỗ Đào mời cô ăn trưa, uống nước, có khi đến để đưa cho chai nước lọc, bịch đồ ăn rồi đi bán tiếp.
“Có hôm, anh ấy đến mà xấp vé số còn dày cộm, nhưng thấy tôi là cười như không có gì. Hôm biết tôi ốm thì nhất quyết nghỉ bán đòi đến chăm.
Nhìn anh loay hoay nấu cháo, vắt nước cam rồi năn nỉ tôi ăn cho khỏe, tôi thấy mình thật có phước khi lấy được anh”, Đào nhớ lại.
Mỗi ngày hai vợ chồng lấy từ 150-200 tờ vé số đi bán kiếm lời. Ảnh: T.A |
Do kinh tế khó khăn, họ chỉ đi đăng ký kết hôn rồi đưa nhau về sống chung. Biết được hoàn cảnh của hai vợ chồng, một tổ chức từ thiện đã ngỏ ý mời họ tham gia lễ cưới tập thể cho người khuyết tật.
Đêm 20/10/2015, trong bộ áo cưới tí hon, vợ chồng Lượng - Đào tay trong tay bước lên sân khấu cắt bánh cưới, uống rượu giao bôi, trao nhẫn cưới.
Một năm sau, Đào mang thai. Các bác sĩ cho biết, sức đề kháng chị yếu, lại thấp nên em bé rất yếu, khuyên nên bỏ con, nếu không cả mẹ và con không giữ được.
“Tôi chỉ biết nằm khóc. Nó là giọt máu của hai vợ chồng. Tôi muốn được nhìn thấy con”, chị Đào nói, mắt rơm rớm nước.
Suốt thai kỳ, chị nghỉ bán, ở nhà dưỡng thai. Từ ăn uống, đi lại hay khám, siêu âm chị đều tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ và cầu nguyện phép màu sẽ mang con đến với mình khỏe mạnh.
Nhìn vợ mang bụng to, nằm một chỗ, thở cũng khó anh Lượng rất thương, nhưng với quyết tâm của chị, anh chỉ biết ở bên động viên, mua nhiều đồ bổ cho vợ bồi dưỡng. Thế nhưng, phép màu đã không xảy ra với gia đình họ.
“Chỉ đến với vợ chồng em có 5 giờ là con ra đi. Em chỉ được ôm con áp vào ngực mình có một lúc”, giọng chị Đào như lạc đi.
Anh Lượng cho biết, mất con, hai vợ chồng rất buồn nhưng anh luôn động viên vợ phải sống tích cực, chỉ cần khỏe mạnh thì niềm vui sẽ đến. Ảnh: T.A. |
Dù các bác sĩ khuyên không nên sinh con nữa nhưng chị vẫn khát khao được làm mẹ, được sinh cho chồng một đứa con. Hơn hai năm qua, chị gắng làm việc nhiều hơn, tiệt kiệm, ăn tiêu dè xẻn, làm việc thiện, đi chùa cầu nguyện và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
“Anh ấy nói, con cái là duyên, chỉ cần tôi khỏe mạnh là được. Nhưng tôi nghĩ, được làm mẹ của người phụ nữ là thiên chức”, chị Đào nói.
Tết Nguyên đán vừa qua, anh chị không về quê, ở lại thành phố bán vé số kiếm thêm thu nhập.
“Tết vợ chồng tôi bán được nhiều hơn ngày thường và có khách lì xì nên thu nhập cũng kha khá. Số tiền đó, tôi tiết kiệm lo cho tương lai”, chị Đào nói.
Gần 12 năm kết hôn, ông Trọng vẫn duy trì thói quen vào bếp giúp vợ nấu ăn hoặc rửa bát mỗi khi vợ bận.
">Người mẹ cao 1,1 mét rơi nước mắt khi bác sỹ yêu cầu bỏ con
Thúc đẩy giảm nghèo bền vững
Sáng 23/11 Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá giữa kỳ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2016-2020.
Thông tin tại hội nghị, với tổng vốn thực hiện 600 tỷ đồng, hoạt động giảm nghèo bền vững trên lĩnh vực TT&TT thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan.
Nhiều hoạt động truyền thông về giảm nghèo được thực hiện và phát huy hiệu quả như: 2 cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo; 350 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin tuyên truyền về giảm nghèo cho 26.000 lượt cán bộ; 2 lớp tập huấn cho phóng viên, báo chí về kỹ năng tuyên truyền công tác giảm nghèo; 789 cuộc tòa đàm với 71.000 lượt người tham gia chia sẻ kinh nghiệm công tác giảm nghèo; sản xuất nhiều ấn phẩm tuyên truyền về giảm nghèo.
Toàn cảnh hội nghị |
Với các hoạt động giảm nghèo về thông tin, Bộ TT&TT đã thiết lập 1 cụm thông tin cơ sở tại cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên; Xuất bản tài liệu “hệ thống văn bản quản lý Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững” để phổ biến, áp dụng cho toàn ngành; Thiết lập Cổng thông tin điện tử “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” để cung cấp thông tin, ấn phẩm đến mọi người dân; Xây dựng khung chương tình và biên soạn tài liệu đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin cơ sở.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT, Ủy ban dân tộc, Hội nông dân Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam cũng tích cực xây dựng, sản xuất, phát hành các tin bài, video, ấn phẩm tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, gương điển hình tiên tiến… đến người dân.
Tại các địa phương, trong giai đoạn 2016-2018 đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TT&TT cơ sở. Theo thống kê tại 52 tỉnh thành phố, các địa phương đã tổ chức được 128 lớp với trên 19.000 lượt cán bộ, đạt 96,2% mục tiêu. Sản xuất phát sóng trên 10.000 chương trình phát thanh và 588 chương trình truyền hình. Sản xuất phát hành 8.754 video clip, trên 260.000 tờ rơi và trên 116.000 ấn phẩm truyền thông khác.
Các địa phương đã hỗ trợ phương tiện tác nghiệp cho 137 huyện (vượt 37 huyện so với mục tiêu) và 343 xã (đạt 57,2% mục tiêu); hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho 2.886 hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc ít người, đạt 28.9% mục tiêu; Xây dựng, nâng cấp 582 điểm tuyên truyền cổ động ngoài trời cho 356 xã.
Về kết quả thực hiện nội dung Tiêu chí số 8 - TT&TT trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới: có 12 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí xã có điểm phục vụ bưu chính; 17 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí xã có dịch vụ viễn thông, Internet; 12 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí về xã có đài truyền thanh; 13 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí về xã có ứng dụng CNTT.
Đẩy mạnh các hoạt động giảm nghèo thông tin
Đánh giá tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, các hoạt động TT&TT có vai trò quan trọng trong chương trình MTQG, không chỉ giúp các địa phương triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được thông tin, các chính sách giảm nghèo, học hỏi các gương sáng, điển hình thoát nghèo. Những kết quả đạt được góp phần hoàn thành MTQG giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, còn tồn tại một số hạn chế như kinh phí bố trí còn thấp, đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở còn thiếu và chưa đồng đều; công tác tổ chức tuyên truyền chưa có sự kết hợp tốt giữa Trung ương và địa phương, còn hạn chế về chủ đề, nội dung, hình thức tuyên truyền; nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm hỗ trợ cho lĩnh vực TT&TT …
![]() |
Để hoàn thành các mục tiêu các chương trình MTQG trong lĩnh vực TT&TT, Bộ TT&TT kiến nghị nhiều giải pháp.
Bộ đề nghị các Sở TT&TT xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành thuộc các chương trình MTQG năm 2019, báo cáo UBND quan tâm bố trí kinh phí từ các chương trình do Trung ương giao cho địa phương và kinh phí đối ứng của địa phương; Các địa phương tăng cường kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương trong thực hiện các nội dung chuyên ngành, phát huy vai trò trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương có giải pháp phân công, chỉ đạo công tác kết hợp, lồng ghép trong hoạt động tổ chức truyền thông của các chương trình, quan tâm đến lựa chọn chủ đề nội dung, hình thức, thể loại báo chí, thời lượng, thời điểm phát sóng, phát hành tác phẩm đến đối tượng thụ hưởng để đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả truyền thông…
Năm 2020, phấn đấu đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững trong lĩnh vực TT&TT với 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; 100% cán bộ làm công tác TT&TT được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ TT&TT cổ động; 50% xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; Khoảng 100 huyện, 600 xã được trang bị phương tiện tác nghiệp truyền thông cổ động; Thiết lập ít nhất 20 cụm thông tin cơ sở tại khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.
Về xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020, đạt mục tiêu thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã, nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã và trên 300 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, trạm phát lại; Thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản, xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới giải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về TT&TT.
Ngọc Minh - Mai Hương
">Nỗ lực giảm nghèo về thông tin và truyền thông
Với diện tích chỉ hơn 10 mét vuông, tiệm sách miễn phí của ông Nguyễn Ngọc Cần (SN 1953) nằm ngay mặt tiền số 21 Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Bên trong tiệm sách, bất kỳ ai khi mới bước vào cũng sẽ kinh ngạc với số lượng sách không hề nhỏ. Những kệ sách được ông thiết kế bằng khung sắt áp sát vào tường chạy từ chân cầu thang lên gác. Tất cả sách đều được ông sắp xếp ngăn nắp, phân chia thành từng thể loại cụ thể.
Đặc biệt, tiệm sách có 3 quy định: không đặt cọc, không ghi sổ, không bắt buộc trả lại. Cứ thế gần 10 năm qua, nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của giới mê sách.
Ông Cần sinh ra ở Long An, lớn lên và làm việc tại TP.HCM. Thuở nhỏ, ông rất ham đọc sách nhưng gia đình không mấy khá giả để đáp ứng được sở thích ấy.
“Hồi xưa, nhà tôi nghèo, không có tiền mua sách. Tôi ham quá nên chỉ biết ra nhà sách đọc trộm. Nhiều khi dành dụm rất lâu mới đủ mua một quyển sách. Thỉnh thoảng, bạn bè thấy tôi mê sách nên mới cho tôi mượn vài quyển về đọc”, ông kể.
Ông Cần sắp xếp sách ngăn nắp, phân chia thành từng thể loại cụ thể. |
Ham mê sách từ bé, ông nghiệm ra rằng, nguồn kiến thức mà sách đem lại là vô hạn. Năm 2008, ông quyết định mở một tiệm sách nhỏ vừa để phục vụ nhu cầu đọc sách của chính bản thân vừa làm nơi giao lưu, hội ngộ bạn bè và những người có cùng đam mê.
Ngày ấy, ông dồn hết số tiền tiết kiệm vào việc mở tiệm sách. Thậm chí ông còn đi vay thêm tiền của em gái để tìm mua sách cũ.
Nằm ở vị trí mặt bằng đắt đỏ ngay tuyến đường trung tâm Sài Gòn, ngôi nhà do ba mẹ để lại ở số 21 Nguyễn Hữu Cảnh được ông Cần dành làm tiệm sách thay vì buôn bán hoặc cho thuê.
Ai cũng bảo ông khùng khi đổ hết công sức và tiền bạc vào tiệm sách cũ không đem lại lợi nhuận, lại còn mở miễn phí cho người khác đọc nhưng ông bỏ ngoài tai.
Đến nay, tiệm sách của ông đã duy trì được gần 10 năm. Mỗi ngày cửa tiệm chỉ mở từ lúc 15 giờ đến 22 giờ.Tất cả thời gian buổi sáng, người đàn ông này dành cho việc mua sách. Hàng ngày ông phải chạy xe đến 11 nơi để mua sách mang về, tăng sự đa dạng cho tiệm.
Ông Cần cho biết, tất cả sách mới tại tiệm này đều có giá bán giảm 30% - 40% so với giá bìa. Đặc biệt, sau khi đọc xong, họ có thể mang sách đến tiệm của ông để đổi lấy quyển sách khác mà không phải mất thêm bất kỳ khoản chi phí nào.
Ngoài ra, trước cửa tiệm, ông kê sẵn chiếc ghế đá và mấy chiếc ghế nhựa, bình nước trà, bánh kẹo… phục vụ miễn phí cho mọi người đến đọc sách. Vì vậy, tiệm sách miễn phí của ông chủ dễ tính ngày càng đông khách.
“Lúc trước người đến đọc sách đa phần là những người trung niên, cán bộ đã về hưu… Nhưng về sau này, các bạn trẻ đến đây đọc sách mỗi ngày một nhiều hơn đặc biệt vào những ngày cuối tuần. Đây cũng chính là động lực giúp tôi duy trì tiệm sách suốt gần 10 năm qua”, ông Cần kể.
![]() |
Từ ngày mở tiệm sách, ông Cần có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người. |
Cũng từ ngày mở tiệm sách, ông Cần có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người. Không chỉ đến mượn sách, họ còn hỏi han, trò chuyện, coi ông như một người thân quen để trút bầu tâm sự. Vì vậy, nhiều khi ông trở thành chuyên gia tâm lý bất đắc dĩ.
Trong đó, cách đây không lâu, vì bế tắc trong cuộc sống, một đại gia ở TP.HCM tìm đến tiệm sách của ông khiến ông nhớ mãi.
Ông kể, anh này có đầy đủ cả tiền tài lẫn địa vị nhưng suốt những năm qua, anh không hề cảm thấy hạnh phúc. Anh mải miết chạy theo ma lực của đồng tiền, không quan tâm đến vợ con. Người đàn ông này luôn nghĩ rằng chỉ có tiền bạc mới khiến anh và vợ con được sống trong sự sung túc và hạnh phúc.
Thế nhưng, anh không ngờ rằng, có tiền bạc, vợ con anh rơi vào ăn chơi sa đọa, họ càng xa lánh chính anh. Dần dần, anh cũng trở nên mệt mỏi và bế tắc trước cuộc sống. Anh thấy cô đơn trong ngôi nhà của chính mình.
Sau khi nghe câu chuyện trên, ông Cần chia sẻ và tháo gỡ những khúc mắc đang tồn tại trong lòng vị khách. Theo ông, anh đã quá xem trọng tiền bạc mà không coi trọng đến cảm nhận và suy nghĩ của mọi người trong gia đình.
Vợ con anh cần ở người chồng, người cha sự yêu thương đúng cách. Hơn hết, vị khách này quên mất rằng, đôi khi chỉ có tiền bạc thôi chưa đủ để mang lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Sau đó, ông Cần chọn cho người đàn ông này khá nhiều sách về triết lý của nhà Phật để mang về đọc. Về sau, vị đại gia tìm đến với vẻ mặt tươi tỉnh và cảm ơn ông vì những lời khuyên bổ ích.
Ở tuổi 65, cuộc sống của ông Cần luôn vui vẻ. Ông chia sẻ, với ông bây giờ, quan trọng là được làm điều mình thích và có ý nghĩa.
Ông vẫn luôn trăn trở: "Hiện nay, thiết bị công nghệ hầu như chiếm hết thời gian của thế hệ trẻ, văn hóa đọc ngày càng đi xuống. Tôi mong các bạn trẻ tiếp cận với sách nhiều hơn.
Nhờ đó, các bạn có những vốn kiến thức sâu rộng áp dụng vào trong cuộc sống. Tôi luôn hi vọng giới trẻ sẽ phục hồi dần niềm đam mê đọc sách”.
Chỉ chưa đầy 20 phút, dọc hai bên phố Hàng Chiếu, khoảng 10 người dừng xe, mua đồ chơi người lớn. Tất cả giao dịch diễn ra khá chóng vánh...
">Ông chủ tiệm sách nhỏ khiến vị đại gia Sài Gòn 'thức tỉnh'
友情链接