Gỡ vướng cho nhà ở xã hội tại TP.HCM

  发布时间:2025-04-22 13:26:00   作者:玩站小弟   我要评论
Cả năm không có dự án mớiXuân Canh Tý 2020 này là năm thứ ba gia đình anh Nguyễn Văn Vinh (32 tuổi,ỡlịch âm hôm nay là ngày bao nhiêulịch âm hôm nay là ngày bao nhiêu、、。

Cả năm không có dự án mới 

Xuân Canh Tý 2020 này là năm thứ ba gia đình anh Nguyễn Văn Vinh (32 tuổi,ỡvướngchonhàởxãhộitạlịch âm hôm nay là ngày bao nhiêu quê Gia Lai) ăn Tết ở TP.HCM. Căn hộ nơi gia đình anh Vinh đang cư ngụ nằm thuộc một dự án nhà ở xã hội ở quận Bình Tân. 

Nhớ lại thời điểm mua nhà, anh Vinh kể, để có suất mua căn hộ 56m2 tại dự án nhà ở xã hội này, vợ chồng anh phải chạy ngược chạy xuôi làm hồ sơ trong nhiều tháng. Nào là phải xin xác nhận chưa có nhà, đăng ký tạm trú, kê khai mức thu nhập hàng tháng… thế nhưng không phải ai làm thủ tục cũng được xét duyệt bởi số lượng căn hộ có hạn. 

Theo anh Vinh, cũng tại dự án này nhưng giá bán căn hộ nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 7 triệu đồng/m2 so với nhà ở thương mại. Giá bán khá ưu đãi là một trong những yếu tố khiến nhiều người thu nhập thấp “săn” mua nhà ở xã hội.

Cũng là một trong những hộ dân đầu tiên được duyệt mua căn hộ nhà ở xã hội tại khu dân cư Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, gia đình ông Trương Văn Sáu cho biết, khi Chính phủ ban hành gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng với lãi suất 5%/năm, gia đình ông đã vay mượn của người thân, bạn bè kết hợp vay vốn mua nhà. 

Mỗi tháng gia đình ông Sáu phải trả cả tiền gốc và lãi vay ngân hàng khoảng 7 triệu đồng. Đến nay, gia đình ông Sáu đã trả được hơn nửa số tiền vay, còn khoảng 5 năm nữa thì vợ chồng ông Sáu sẽ trả hết nợ mua nhà. 

{ keywords}
Cả năm 2019, trên địa bàn TP.HCM không có dự án nhà ở xã hội mới nào được triển khai. 

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 470.000 hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc ở chung với cha mẹ, người thân. Trong đó có khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ công chức, viên chức chưa có nhà ở hoặc ở chung với cha mẹ, người thân.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 18.000 hộ gia đình bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị, không đủ điều kiện bồi thường hoặc không đủ để mua nhà ở thương mại trên thị trường. Do đó, nhu cầu thuê mua nhà ở xã hội của người dân rất bức thiết. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, cùng với sự ảm đạm của thị trường BĐS thành phố nói chung, chương trình phát triển nhà ở xã hội trong năm 2019 cũng đang gặp phải những khó khăn. Cụ thể, trong năm qua thành phố chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội với 2.281 căn hộ đã hoàn thành xây dựng. Đáng nói, không có dự án nhà ở xã hội nào mới được triển khai. 

Đâu là giải pháp? 

Theo Chủ tịch HoREA, từ năm 2014 khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cùng với các giải pháp hỗ trợ khác của Chính phủ đã giúp thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng trở lại. Việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi này gây khó khăn không chỉ cho chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội mà ngay cả người vay mua nhà ở xã hội.

Ông Châu lý giải, khi dừng gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, các chủ đầu tư đã ký hợp đồng vay ưu đãi nhưng chưa giải ngân hết thì không được tiếp tục giải ngân phần còn lại. Trong khi đó, người vay mua nhà ở xã hội chưa nhận nhà trong năm 2016 cũng không được giải ngân, buộc phải chuyển sang vay với lãi suất thương mại cao gấp đôi. 

{ keywords}
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đưa ra nhiều kiến nghị để tháo gỡ những vướng mắc cho nhà ở xã hội. 

“Cơ chế chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội được quy định rất cụ thể trong nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ. Tuy chủ trương đã có nhưng không bố trí nguồn tái cấp vốn để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, do đó các dự án rơi vào tình trạng đói vốn. 

Do nhiều khả năng Nhà nước không bố trí thêm được nguồn vốn ngân sách để thực hiện hỗ trợ tín dụng nhà ở xã hội trong năm 2020, nên hiệp hội đề nghị UBND thành phố phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện “kết nối ngân hàng với doanh nghiệp” là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua trả góp nhà ở xã hội có thể được tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý nhất”, ông Châu nói. 

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại TP.HCM cho hay, quy trình đầu tư dự án nhà ở xã hội không khác nhiều so với nhà ở thương mại, trong khi giá bán và lợi nhuận nhà ở xã hội thấp hơn nhiều nên doanh nghiệp không mặn mà tham gia. 

Để thu hút doanh nghiệp tham gia, theo đại diện doanh nghiệp này, Nhà nước cần rút gọn thủ tục đầu tư, có cơ chế ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp đủ khả năng đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. 

“Tương tự nhà ở thương mại, hiện các dự án nhà ở xã hội có quỹ đất hỗn hợp cùng bị vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng. Trong khi đó dự án nhà ở xã hội có đặc thù là được miễn tiền sử dụng đất nên quy trình giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng riêng nên theo hướng rút ngắn còn 4 bước, thay vì 5 bước như dự án nhà ở thương mại”, đại diện doanh nghiệp kiến nghị. 

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, từ năm 2014 đến nay trên địa bàn thành phố có 42 dự án nhà ở xã hội với quy mô hơn 41.000 căn hộ. Trong đó có 14 dự án đã hoàn tất xây dựng, 9 dự án đang thi công và 18 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư. 

Trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 1,96 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Trong đó có 980.000m2 sàn nhà ở cho người thu nhập thấp; 980.000m2 sàn cho đối tượng tái định cư và 385.000m2 sàn nhà ở công nhân. 

Sử dụng nguồn vốn ngân sách hiệu quả để xây dựng nhà ở xã hội giải quyết cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở, không thể thuê nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư xây dựng, với tỷ lệ hợp lý so với nguồn vốn phát triển nhà ở trên địa bàn toàn thành phố và giảm dần theo từng giai đoạn (giai đoạn 2016 – 2020 tối đa 10% và giai đoạn 2021 – 2025 tối đa 5%). 

TP.HCM phân bổ 10 tỷ cho vay mua nhà ở xã hội, lãi suất 4,8%/năm

TP.HCM phân bổ 10 tỷ cho vay mua nhà ở xã hội, lãi suất 4,8%/năm

Số tiền này được phân bổ cho các quận huyện, tuy vậy có địa phương hạn mức chỉ 200 triệu đồng.

相关文章

  • Thanh niên mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày: Nhận định của bác sĩ - 1

    Theo thông tin ban đầu, nạn nhân bị nước cuốn và mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày (Ảnh: Chí Anh).

    Theo bác sĩ Giang, có thể người này (nạn nhân mắc kẹt 9 ngày trên sông ở Gia Lai), sống ở vùng điều kiện khắc nghiệt và luôn vận động nên sẽ có sức khỏe, giúp cho việc sinh tồn tốt.

    Ngoài ra, nạn nhân mắc kẹt giữa sông nên họ không hoạt động nhiều mà nằm tại chỗ. Từ đó, cơ thể sẽ giảm chuyển hóa, thân nhiệt hạ giúp giữ được năng lượng. Nước sông khi người này uống có thể tạo ra oxy để nuôi dưỡng cơ thể. Từ các yếu tố trên, cơ thể vẫn tồn tại được khi mắc kẹt nhiều ngày giữa sông.

    Đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Mang Yang cho biết, sau khi được lực lượng chức năng giải cứu từ sông lên, nạn nhân đã được bác sĩ cấp cứu. Đến nay, người này đã không còn bị nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nạn nhân có biểu hiện mệt mỏi, lả người và đang phục hồi lại sức khỏe.

    Trước việc giải cứu thành công nạn nhân mắc kẹt nhiều ngày, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang đã chỉ đạo Công an huyện xác minh vụ việc và Trung tâm Y tế huyện quan tâm, hỗ trợ nạn nhân sớm hồi phục sức khỏe.

    Ông Lê Trọng, Chủ tịch UNBD huyện Mang Yang, cho hay: "Sau khi nắm được thông tin, UBND huyện đã phối hợp với người nhà nạn nhân ở xã Kdang (huyện Đăk Đoa) xác minh thông tin. Theo người nhà, nạn nhân đã rời nhà đi khoảng từ 7 đến 9 ngày. Trong khoảng thời gian này có thể nạn nhân đã bị nước cuốn và mắc kẹt trên sông".

    Như Dân tríthông tin, chiều 24/9, Công an xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai đã phối hợp cùng người dân địa phương, giải cứu thành công một người bị lũ cuốn và mắc kẹt nhiều ngày giữa sông Ayun.

    Theo thông tin ban đầu, nạn nhân Phan Minh Thắng bị nước cuốn trôi và mắc kẹt giữa sông từ ngày 16/9 đến nay. 

    '/>
  • Top thực phẩm bạn nên ăn để thận khỏe - 1

    Uống đủ nước giúp thận hoạt động hiệu quả Ảnh minh họa: H.L).

     Nước là thức uống quan trọng nhất cho cơ thể. Các tế bào sử dụng nước để vận chuyển chất độc vào máu. Sau đó, thận sử dụng nước để lọc các chất độc này ra ngoài và tạo ra nước tiểu để vận chuyển chúng ra khỏi cơ thể.

    Chúng ta có thể hỗ trợ các chức năng này của cơ thể bằng cách uống nước.

    Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ hai phần ba lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.  Nhu cầu nước phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.

    Cá béo

    Top thực phẩm bạn nên ăn để thận khỏe - 2

    Cá béo giàu omega-3 cũng là thực phẩm tốt cho thận (Ảnh minh họa: N.Phương).

    Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo nước lạnh khác có nhiều axit béo omega-3 có thể có lợi cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

    Cơ thể không thể tạo ra axit béo omega-3, điều đó có nghĩa là chúng phải đến từ chế độ ăn uống. Cá béo là nguồn tự nhiên tuyệt vời của những chất béo lành mạnh này.

    Chất béo omega-3 có thể làm giảm lượng chất béo trong máu và cũng làm giảm nhẹ huyết áp. Vì huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ gây bệnh thận, nên việc tìm ra những cách tự nhiên để hạ huyết áp có thể giúp bảo vệ thận, theo Healthline.

    Khoai lang

    Khoai lang chứa các vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như kali, có thể giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và giảm tác dụng của nó đối với thận.

    Tuy nhiên, vì khoai lang là thực phẩm giàu kali nên bất kỳ ai mắc bệnh thận mãn tính hoặc đang chạy thận nhân tạo nên hạn chế ăn loại rau này.

    Rau lá xanh đậm

    Các loại rau lá xanh đậm, như rau bina, cải xoăn và củ cải, là những loại thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống có chứa nhiều loại vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nhiều loại cũng chứa các hợp chất bảo vệ, như chất chống oxy hóa.

    Tuy nhiên, những thực phẩm này cũng có xu hướng chứa nhiều kali. Vì vậy chúng có thể không phù hợp với những người có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc những người chạy thận nhân tạo.

    Quả mọng

    Các loại quả mọng sẫm màu, bao gồm dâu tây, quả việt quất và quả mâm xôi, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hữu ích và các hợp chất chống oxy hóa. Chúng có thể giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị hư hại.

    Các loại quả mọng có thể là một lựa chọn tốt hơn so với các loại thực phẩm có đường khác để thỏa mãn cơn thèm ngọt.

    Táo

    Một quả táo là một món ăn nhẹ lành mạnh có chứa một loại chất xơ quan trọng được gọi là pectin. Pectin có thể giúp giảm một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận, chẳng hạn như lượng đường và cholesterol trong máu cao.

    Các thực phẩm cần tránh

    Có một số loại thực phẩm mà mọi người nên tránh nếu muốn cải thiện sức khỏe của thận hoặc ngăn ngừa tổn thương cho các cơ quan này.

    Chúng bao gồm:

    - Thực phẩm giàu phốt pho

    Quá nhiều phốt pho có thể gây căng thẳng cho thận. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa lượng phốt pho cao và tăng nguy cơ tổn thương thận lâu dài. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng phốt pho gây ra thiệt hại này, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm về chủ đề này.

    Đối với những người muốn giảm lượng phốt pho, bạn có thể cần biết thực phẩm giàu phốt pho bao gồm thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, hầu hết các loại ngũ cốc, cây họ đậu, cá…

    Một số loại protein có thể khó xử lý hơn đối với thận hoặc cơ thể nói chung. Chúng bao gồm thịt đỏ.

    Nghiên cứu ban đầu cho thấy những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối cao hơn những người ít ăn thịt đỏ. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để điều tra nguy cơ này.

    '/>
  • 18 ngày nhịn ăn chỉ uống nước kiềm, người đàn ông suýt tử vong - 1

    Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chỉ còn da bọc xương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

    Thầy lang khuyên uống 10 lít nước ion kiềm pha muối mỗi ngày và không ăn uống gì thêm để "thanh lọc cơ thể". Trong quá trình điều trị tại nhà thầy lang, ông ở cùng 40-50 người khác và tất cả đều áp dụng cùng một phương pháp.

    Mỗi ngày một bệnh nhân uống nước chia thành các ca lớn với tổng lượng lên đến 10 lít, không ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, sau 18 ngày, người nhà lên thăm phát hiện bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng, sụt gần 10kg và quyết định đưa về nhà chăm sóc.

    Vào ngày 20/9, bệnh nhân bắt đầu sốt cao 39,8 độ, kèm ho, đờm nhiều và mệt mỏi. Mặc dù đã được điều trị tại 2 cơ sở y tế nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không cải thiện sau 5 ngày điều trị.

    Ngày 25/9, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng, viêm phổi trên nền bệnh viêm phế quản mãn tính.

    Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được tiếp nhận trong trạng thái suy kiệt với chỉ số dinh dưỡng rất thấp. Xét nghiệm cho thấy mức protein trong máu xuống thấp. Bệnh nhân bị teo cơ và mất lớp mỡ dưới da, sức cơ yếu đi đáng kể.

    Ngoài ra, chỉ số men gan của bệnh nhân đã tăng gần 5 lần so với bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, viêm phổi và suy kiệt trên nền viêm phế quản mãn tính.

    Hiện tại, bệnh nhân được chỉ định đặt sonde nuôi dưỡng vì khả năng nhai nuốt kém và nguy cơ cao mắc hội chứng hít sặc khi ăn uống.

    ThS.BS Hoàng Thị Thơm, khoa Dinh dưỡng chia sẻ: "Bệnh nhân hiện đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, trong đó có khả năng mắc hội chứng nuôi ăn lại. Đây là tình trạng mà cơ thể có phản ứng bất thường khi nhận lại dinh dưỡng sau một thời gian dài nhịn ăn, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

    Vì vậy, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và có một kế hoạch can thiệp dinh dưỡng tỉ mỉ nhằm phục hồi thể trạng".

    Bác sĩ Võ Đức Linh, khoa Hồi sức tích cực cho biết: "Việc uống nước ion kiềm chưa có cơ sở khoa học và không giúp thay thế thuốc chữa bệnh. Việc uống nước kiềm số lượng lớn trong một thời gian dài có thể gây thay đổi mức pH bình thường của cơ thể, gây nên kiềm chuyển hóa có thể dẫn tới các biểu hiện buồn nôn, nôn, co giật cơ, run tay chân…

    Khi kết hợp uống nước kiềm với nhịn ăn đã khiến cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng".

    Theo bác sĩ Linh, chính vấn đề suy kiệt kết hợp với nhiễm trùng làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.

    "Bệnh nhân may mắn khi được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tiếp tục uống nước ion kiềm mà không ăn thêm trong liệu trình kéo dài 26 ngày như đã được chỉ dẫn, không ai có thể đảm bảo bệnh nhân sẽ sống sót", bác sĩ Linh nói.

    Các bác sĩ khuyến cáo, khi có bệnh, người dân không nên nghe theo các phương pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học mà phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

    '/>
  • Nhận định, soi kèo MU vs Wolves, 20h00 ngày 20/4: Tiếp đà hưng phấn

    Hoàng Ngọc - 20/04/2025 08:29 Ngoại Hạng Anh
    2025-04-22
  • Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa - 1

    Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

    Giai đoạn đầu

    Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

    Giai đoạn nặng

    Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng hơn bao gồm:

    - Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.

    - Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có mùi hôi.

    - Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.

    Khi nào đến gặp bác sĩ

    Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng.

    Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

    Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển những thay đổi (đột biến) trong DNA của chúng. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì.

    Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết vào một thời điểm nhất định. Các đột biến đưa ra các chỉ dẫn sai khiến các tế bào phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát, và chúng không chết. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra khỏi khối u để di căn đến những nơi khác trong cơ thể.

    Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, nhưng chắc chắn rằng HPV đóng một vai trò nào đó. HPV rất phổ biến, và hầu hết những người nhiễm virus này không bao giờ phát triển thành ung thư. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác - chẳng hạn như môi trường hoặc lựa chọn lối sống của bạn - cũng xác định liệu bạn có phát triển ung thư cổ tử cung hay không.

    Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa - 2

    Ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú.

    Các loại ung thư cổ tử cung

    Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải giúp xác định tiên lượng và cách điều trị. Các loại ung thư cổ tử cung chính là:

    - Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng gọi là tế bào vảy. Hầu hết ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy.

    - Ung thư biểu mô tuyến: Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu từ các tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.

    Đôi khi, cả hai loại tế bào này đều có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Rất hiếm khi ung thư xảy ra ở các tế bào khác trong cổ tử cung.

    Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung

    Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:

    - Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều thì khả năng nhiễm HPV của bạn càng lớn.

    - Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.

    - Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (STIs): Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.

    - Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác.

    - Hút thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến ung thư cổ tử cung tế bào vảy.

    Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

    Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, bạn có thể lưu ý một số điều sau:

    Tiêm vaccine ngừa HPV

    Tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV. Hãy hỏi bác sĩ của bạn liệu một loại vaccine ngừa HPV có phù hợp với bạn không.

    Làm xét nghiệm Pap định kỳ

    Xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, do đó chúng có thể được theo dõi hoặc điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Hầu hết các tổ chức y tế đề nghị bắt đầu xét nghiệm Pap định kỳ ở tuổi 21 và lặp lại chúng sau mỗi vài năm.

    Thực hành tình dục an toàn

    Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình mà bạn có.

    Đừng hút thuốc

    Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chiến lược giúp bạn bỏ thuốc lá.

    '/>

最新评论