Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào tháng 10,ậttoánnguyhiểmcủaFacebookhoạtđộkhánh hòa Frances Haugen, cựu quản lý sản phẩm Facebook chỉ trích động thái hời hợt của công ty trước những nội dung không an toàn cho trẻ vị thành niên. Bà nhấn mạnh nguyên nhân đến từ thiết kế nền tảng và thuật toán xếp hạng, kiểm duyệt nội dung của Facebook.
Theo MIT Technology Review, đây là bước ngoặt đáng chú ý so với quan điểm hiện nay của các nhà lập pháp về chính sách kiểm duyệt của Facebook. Nhiều chuyên gia cho rằng quan điểm hiện tại của giới chức Mỹ đã bỏ qua bức tranh lớn hơn mà Haugen đề cập.
"Tôi ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp (kiểm duyệt) không dựa trên nội dung, vì chúng sẽ bảo vệ những người dễ bị tổn thương trên thế giới", Haugen chỉ ra sự không đồng nhất của Facebook trong khả năng kiểm duyệt nội dung bằng tiếng Anh và ngôn ngữ khác.
Không chỉ Haugen, nhiều nhân vật liên quan cũng có ý kiến tương tự về hiệu quả thực sự của thuật toán nội dung mà Facebook đầu tư phát triển.
Thuật toán của Facebook hoạt động thế nào?
Chúng ta thường nói "thuật toán của Facebook" như thể chỉ có một đoạn mã tồn tại. Trên thực tế, quyết định nhắm mục tiêu quảng cáo, hiển thị nội dung trên Facebook dựa trên hàng trăm, hoặc hàng nghìn thuật toán. Một số thuật toán phân tích thói quen người dùng để nâng vị trí bài đăng dựa trên sở thích, số khác phát hiện các loại nội dung bẩn như ảnh khỏa thân, spam, tiêu đề giật gân để xóa, hạ vị trí của chúng trên News Feed.
Frances Haugen, cựu Giám đốc Sản phẩm Facebook tố cáo công ty cũ trước Thượng viện Mỹ đầu tháng 10. Ảnh: The New Yorker.
Với lượng dữ liệu khổng lồ của người dùng Facebook, thuật toán có thể tự phát triển để thu hẹp phạm vi đối tượng. Không chỉ có "nam" hay "nữ", thuật toán có thể biết người dùng là "nữ từ 25-34 tuổi, thích những fanpage liên quan đến yoga" để nhắm quảng cáo cho họ. Mục tiêu được nhắm càng cụ thể, cơ hội nhấp vào quảng cáo càng cao, mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho nhà quảng cáo so với chi phí bỏ ra.
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho vị trí nội dung trên News Feed. Thuật toán có thể được huấn luyện để dự đoán ai sẽ thích hoặc chia sẻ bài đăng với nội dung nhất định, từ đó đẩy những bài tương tự lên vị trí cao. Ví dụ, nếu thuật toán xác định một người dùng yêu chó, những bài viết có ảnh chó sẽ xuất hiện cao hơn trên News Feed.
Trước khi Facebook áp dụng thuật toán máy học, các nhân viên đã sử dụng nhiều cách để tăng mức độ tương tác. Họ thử nghiệm các chi tiết như màu sắc nút bấm, tần suất nhận thông báo để thu hút người dùng quay lại nền tảng. Tuy nhiên, thuật toán máy học mạnh mẽ hơn khi có thể phát triển dựa trên thói quen liên tục thay đổi của người dùng, thay vì chỉ cá nhân hóa nội dung dựa trên những gì họ nhìn thấy.
Ai quản lý thuật toán của Facebook?
Không có đội ngũ cụ thể phụ trách toàn bộ thuật toán của Facebook. Các kỹ sư phát triển và bổ sung mô hình máy học của riêng họ vào hệ thống chung. Ví dụ, đội ngũ tập trung vào nội dung bẩn chỉ huấn luyện mô hình của họ để nhận diện các loại nội dung không phù hợp.
Hướng đi này là một phần trong văn hóa "di chuyển nhanh, phá vỡ mọi thứ" của Facebook. Công ty đã phát triển công cụ nội bộ có tên FBLearner Flow, giúp các kỹ sư không có kinh nghiệm về máy học dễ dàng phát triển mô hình thuật toán dựa trên yêu cầu của họ. Một tài liệu nội bộ cho thấy công cụ được hơn 1/4 nhóm kỹ sư của Facebook sử dụng vào năm 2016.
Thuật toán của Facebook bị tố gây tác động tiêu cực đến người dùng trẻ, bỏ qua bài viết kích động bạo lực trên nền tảng. Ảnh: New York Post.
Trong các tài liệu của Facebook bị rò rỉ cho giới truyền thông, nhiều nhân viên (đang làm việc hoặc đã nghỉ) của Facebook cho biết đó là một phần khiến nền tảng này không thể xử lý triệt để nội dung bẩn. Các nhóm kỹ sư đặt ra mục tiêu khác nhau khiến hệ thống thuật toán trở nên phức tạp, khó sử dụng đến mức không ai có thể quản lý mọi thành phần bên trong.
Krishna Gade, cựu Giám đốc Kỹ thuật Facebook cho biết công ty kiểm soát chất lượng thuật toán chủ yếu dựa trên thử nghiệm và đo lường kết quả. Một mô hình sẽ bị loại bỏ nếu chúng làm giảm mức độ tương tác quá nhiều. Trên Twitter, Gade giải thích các kỹ sư sẽ nhận thông báo vài ngày một lần nếu các chỉ số bình luận, lượt thích sụt giảm. Sau đó, họ cần tìm ra nguyên nhân và huấn luyện lại thuật toán.
Thuật toán của Facebook lan truyền tin giả ra sao?
Trong phiên điều trần, Haugen liên tục nhắc đến thuật toán của Facebook kích động lan truyền tin giả, ngôn từ thù địch và bạo lực.
"Facebook... biết - từng thừa nhận trước công chúng - rằng thuật toán xếp hạng nội dung dựa trên mức độ tương tác gây nguy hiểm nếu không có hệ thống bảo mật, tuy nhiên lại không triển khai hệ thống ấy cho hầu hết ngôn ngữ trên thế giới... Nó khiến các gia đình chia ly. Tại những nơi như Ethiopia, thuật toán đang kích động bạo lực sắc tộc theo đúng nghĩa đen", Haugen nói.
"64% thành viên tham gia các nhóm cực đoan đến từ công cụ đề xuất của chúng ta", Monica Lee, nhà khoa học dữ liệu của Facebook nói năm 2018
Vào năm 2018, Facebook từng công khai thừa nhận chưa hành động đủ, khiến nền tảng bị lợi dụng để gây chia rẽ, kích động bạo lực ngoài đời. Một bản thuyết trình nội bộ cho thấy công ty đã nhắc đến điều này ít nhất từ năm 2016. Monica Lee, nhà khoa học dữ liệu của Facebook, thời điểm ấy đã phát hiện nền tảng không chỉ chứa lượng lớn hội nhóm mang tư tưởng cực đoan mà còn gợi ý chúng cho người dùng.
"64% thành viên tham gia các nhóm cực đoan đến từ công cụ đề xuất của chúng ta, chủ yếu đến từ tính năng 'Nhóm bạn nên tham gia' và 'Khám phá' trên Facebook", Lee cho biết.
Năm 2017, Chris Cox, Giám đốc Sản phẩm Facebook đã lập đội ngũ phân tích việc tối đa hóa tương tác trên Facebook có góp phần gây phân cực chính trị hay không. Kết quả cho thấy sự liên quan, trong khi giảm bớt nội dung phân cực cũng tác động đến tương tác. Hầu hết giải pháp được đội ngũ đưa ra bị cho là "anti growth" (chống lại sự tăng trưởng) khiến chúng không được duyệt, cuối cùng đội ngũ này cũng giải tán.
Trong lời khai trước thượng viện Mỹ, Haugen nhiều lần nhấn mạnh tình trạng phân cực trên Facebook tệ hơn tại các khu vực không nói tiếng Anh.
Tin giả là một trong những vấn đề nghiêm trọng với thuật toán của Facebook. Ảnh: New York Times.
"Tại Ethiopia với 100 triệu dân và 6 ngôn ngữ, Facebook chỉ hỗ trợ 2 trong số chúng cho hệ thống thuật toán đầy đủ... Chiến lược tập trung vào từng ngôn ngữ, nội dung cụ thể cho AI để cứu chúng ta chắc chắn thất bại. Do đó, đầu tư vào các giải pháp không dựa trên nội dung không chỉ bảo vệ tự do ngôn luận, mà còn bảo vệ cuộc sống mọi người", Haugen cho biết.
Từ tháng 10, WSJ đã đăng tải loạt bài thuộc chuyên mục The Facebook Files, bao gồm tài liệu nội bộ cho thấy Instagram ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ở người dùng nữ trẻ tuổi. "32% cô gái tuổi teen nói rằng họ cảm thấy tồi tệ về cơ thể của mình, Instagram khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn", một slide thuyết trình tháng 3/2020 cho biết.
Haugen cũng liên kết tình trạng này với hệ thống xếp hạng nội dung dựa trên mức độ tương tác. "Nếu Instagram là động lực tích cực, chúng ta có thấy sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên được cải thiện rõ trong 10 năm qua chưa? Không, chúng ta thấy tỷ lệ tự tử và trầm cảm ở thanh thiếu niên leo thang", Haugen cho biết.
Cần có giải pháp ngay bây giờ
Theo MIT Technology Review, đội ngũ nghiên cứu của Facebook nhận thấy người dùng có xu hướng đăng hoặc tương tác với nội dung buồn bã, dấu hiệu có thể của bệnh trầm cảm, dễ dàng chuyên sang tiêu thụ nội dung tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên trong lúc tố cáo, Haugen khẳng định các lãnh đạo Facebook không quan tâm đến thay đổi thuật toán.
Các kỹ sư của Facebook đã đề xuất điều chỉnh mô hình xếp hạng, ít hiển thị nội dung tiêu cực trên News Feed hơn. Tuy nhiên, không có động thái thực tế cho sự thay đổi này. Khi mức độ tương tác làm thước đo đánh giá hiệu quả dự án, nhân viên phải làm quen với việc bỏ qua phản hồi, tiếp tục làm việc với các nhiệm vụ được chỉ định từ cấp trên.
Haugen không ủng hộ việc chia tách Facebook hoặc bãi bỏ Điều 230 trong Chuẩn mực Truyền thông ban hành năm 1996 tại Mỹ, bộ luật được xem như lá chắn bảo vệ các hãng công nghệ lớn. Thay vào đó, bà kêu gọi điều chỉnh mục miễn trừ trách nhiệm trong Điều 230, tập trung vào thuật toán xếp hạng. Haugen cũng ủng hộ Facebook trở lại cách xếp hạng bài viết trên News Feed theo trình tự thời gian.
Thay vì sử dụng người thật, Facebook đã chuyển phần lớn nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung sang thuật toán trong những năm gần đây. Ảnh minh họa: Getty.
Ellery Roberts Biddle, Giám đốc Dự án tại Ranking Digital Rights, tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu hệ thống xếp hạng bài viết trên mạng xã hội, nhận định việc chỉnh sửa Điều 230 cần được xem xét cẩn thận. "Tôi không nghĩ nó sẽ hoàn toàn đạt mục đích như chúng ta kỳ vọng", Biddle cho biết.
Để kế hoạch chỉnh sửa Điều 230 hiệu quả, Biddle nói rằng các nhà hoạch định chính sách và công chúng cần yêu cầu độ minh bạch cao hơn về cách hoạt động hệ thống nhắm mục tiêu quảng cáo, xếp hạng nội dung của Facebook. "Tôi hiểu ý của Haugen, nhưng nó rất khó khăn. Chúng tôi chưa thể có câu trả lời về tính minh bạch xung quanh các thuật toán", Biddle cho biết.
Tuy nhiên, lời tố cáo của Haugen đã thu hút sự quan tâm lớn đến vấn đề được nhiều chuyên gia, nhân viên tại Facebook đã đề cập từ lâu. Ngoài ra, sự can thiệp của Haugen cũng mở ra viễn cảnh nếu Facebook không thể đưa thuật toán vào khuôn khổ, các nhà hoạch định chính sách có thể giải quyết vấn đề.
"Quốc hội Mỹ có thể thay đổi các quy tắc của Facebook để ngăn chặn tác hại đang gây ra... Tôi chấp nhận gặp rủi ro cá nhân để tiếp tục vì tin rằng chúng ta vẫn còn thời gian hành động, nhưng cần làm điều đó ngay bây giờ", Haugen cho biết.
(Theo Zing)
Thêm cựu nhân viên tố cáo thuật toán nguy hiểm của Facebook
Sau Frances Haugen, một cựu nhân viên khác tiếp tục tố cáo động thái hời hợt của Facebook trong việc xử lý nội dung bẩn trên nền tảng.
Sáng dậy sớm đi chợ mua nguyên liệu, ăn sáng xong anh bắt tay làm đến gần trưa. Có hôm mồ hôi mồ kê nhễ nhại vì ngồi quạt chả dưới trời nắng chang chang, có ngày lạnh hun hút vẫn một mình anh vặt lông gà ngoài cửa bếp. Vợ con không phải làm gì cả, chỉ đến bữa dọn mâm bát ra ăn.
Lúc đầu tôi cũng thấy khó chịu, áy náy về việc đó nhưng sau quen dần. Không phải tôi không biết nấu ăn mà là chồng tôi thích như thế, cảm giác nếu tôi nhúng tay vào sẽ làm hỏng mất “tác phẩm tâm huyết” và niềm vui sâu xa của chồng khi cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon.
“Đầu bếp” chồng còn tạo cho tôi một thói quen lười biếng, ỷ lại. Bất cứ khi nào nhà có món gì đặc biệt hơn một chút là tôi được ngồi im. Nói ra có lẽ không ai tin, từ ngày lấy chồng, mười mấy năm nay, tôi chưa từng phải sơ chế dù chỉ một con gà, một con vịt, một con cá hay bất cứ con gì đại loại như thế, chứ đừng nói đến việc làm thịt chúng vì chồng tôi đảm nhiệm hết. Tôi chỉ cần nấu một bữa ăn bình thường, đơn giản thôi.
Không chỉ có sở thích nấu ăn, chồng tôi còn có đặc điểm thích mua về nhà mọi thứ có thể, từ những đồ đạc to lớn đắt tiền đến những thứ nhỏ bé, vặt vãnh mà đàn ông thường không mấy quan tâm như cái lọ đựng tăm, hộp đựng giấy, thảm chùi chân, kệ để bàn chải…
Tôi thường hay kêu ca về sự lãng phí của chồng, ở nhà đã có rồi, mua làm gì nữa nhưng chính tôi cũng phải thừa nhận nó đẹp và tiện dụng hơn thứ đang có. Cứ như vậy, từng chút, từng chút một, mọi đồ dùng trong nhà đều có bàn tay chồng ở đó. Trên đường đi làm về, thấy người ta bán cái gì tươi ngon chồng đều dừng xe lại mua về.
Khi thì mớ cá rô đồng mới bắt, rổ ốc còn nguyên bùn, khi thì mấy bắp ngô, mấy củ khoai lang vừa thu hoạch. Chồng hay mang các thứ về nhiều đến nỗi nếu vài ngày không thấy có gì là tôi thắc mắc, lạ lùng.
Tôi lại có tính tò mò rất trẻ con, cứ thấy chồng xách gì về là háo hức mở ra xem ngay. Khi nào hai vợ chồng giận nhau, chồng tôi chỉ cần làm một việc rất đơn giản là lẳng lặng mua một thứ nào đó dù đơn giản, lập tức tôi chịu làm lành luôn.
Khoảng vài tháng một lần, chồng lại xắn tay lau chùi, cọ rửa bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn rửa bát. Kết quả thường là sạch sẽ, sáng sủa hơn tôi làm. Những lúc như thế, tôi không biết nói gì ngoài nụ cười cầu hòa.
Thực ra trong cuộc sống thường ngày, chồng tôi rất kiệm lời với vợ con. Nếu buồn bã, cô đơn, cần người chia sẻ, động viên hay cần 1 lời ngọt ngào, yêu thương của chồng thì sẽ không bao giờ có được. Trước đây, tôi rất phiền lòng về điều đó, thậm chí tức giận, cả ngấm ngầm lẫn công khai.
Chỉ mãi đến bây giờ, sau nhiều năm chung sống, tôi mới hiểu: Lời nói tuy quan trọng nhưng đôi khi nó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, cốt lõi bên trong mới thực sự mang lại giá trị. Chồng tôi không biết nói những lời hay ý đẹp như tôi mong muốn nhưng bù lại chồng có những hành động hết sức đáng ghi nhận.
Nếu không hết lòng vì gia đình, vợ con thì làm sao có được sự quan tâm chăm sóc tỉ mỉ, hồn nhiên như thế. Yêu thương đâu nhất thiết phải nói thành lời, đúng không?
'Mẹ có phải là một người mẹ tồi?'
Con gái! Mẹ đã quyết định buông tay, sau bao nhiêu vật vã khổ sở, sau bao nhiêu cân nhắc đấu tranh, sau khi nghe rất nhiều lời khuyên và cả những lời trách móc, chửi bới...
" alt="'Tình yêu không lời' của người chồng mê nấu ăn, nghiện dọn nhà" />'Tình yêu không lời' của người chồng mê nấu ăn, nghiện dọn nhà
Ai cũng thích những người thông minh. Nhưng đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều không thích những người hoàn hảo. Ngược lại, người ta thường ngưỡng mộ những người thông minh nhưng không hoàn hảo.
Một nhà nghiên cứu của ĐH Texas cho biết, nếu bạn phạm lỗi nhưng vẫn thể hiện được mình là người có năng lực và thông minh thì người khác sẽ thấy bạn hấp dẫn hơn. Bởi vì đơn giản mọi người thích nhìn thấy khía cạnh con người của bạn.
4. Thể hiện tinh thần tích cực của bạn
Ai cũng thích ở gần những người vui vẻ. Nếu những lần tiếp xúc với ai đó hầu hết là mang lại cảm xúc tích cực, họ sẽ bắt đầu gắn kết những cảm xúc tích cực với bạn.
Đây là dấu hiệu tốt, bởi vì nếu ai đó thích bạn, họ phải cảm thấy vui vẻ khi ở bên bạn.
5. Nếu bạn là phụ nữ, hãy mặc màu đỏ
Trong một thử nghiệm được đăng tải trên Tạp chí Tâm lý xã hội châu Âu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đàn ông có xu hướng bị thu hút bởi những phụ nữ mặc trang phục màu đỏ.
Trong thử nghiệm này, đàn ông được giao nhiệm vụ đặt câu hỏi cho những người phụ nữ mặc đồ màu đỏ và màu xanh. Kết quả là, với phụ nữ mặc đồ đỏ, đàn ông chọn hỏi những câu hỏi đa tình hơn.
Trong một thử nghiệm thứ hai, đàn ông cũng chọn ngồi gần phụ nữ mặc đồ đỏ hơn là phụ nữ mặc đồ màu xanh.
6. Tạo ấn tượng đầu tiên tốt
Không có gì ngạc nhiên khi ấn tượng đầu tiên thường để lại dấu ấn lâu dài.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tính cách và Tâm lý xã hội, ấn tượng đầu tiên từ một bức ảnh chụp ai đó có thể ảnh hưởng đến đánh giá của người khác về họ ngay cả khi họ đã gặp nhau.
Trong nghiên cứu này, người tham gia sẽ đánh giá người khác dựa trên bức ảnh, sau đó họ được gặp nhau. Ấn tượng đầu tiên qua bức ảnh đã ảnh hưởng tới đánh giá của người tham gia thử nghiệm với người kia ngay cả khi họ đã gặp nhau chính thức.
Nghiên cứu: Chồng cao, vợ thấp có hôn nhân hạnh phúc nhất
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015, những cặp đôi mà chồng càng cao hơn vợ thì hôn nhân càng có khả năng hạnh phúc cao hơn.
" alt="6 mẹo tâm lý giúp bạn ‘đánh gục’ bất cứ ai" />
...[详细]
Mối tình nhiều kỷ niệm nhất là năm anh 25 tuổi. Anh và bạn gái cũ làm chung công ty trên TP.HCM.
Khi mẹ bị bệnh, anh nghỉ việc về quê phụ giúp gia đình và chăm sóc bà. Thời gian xa mặt cách lòng, hai người đã nói lời chia tay.
Mối tình gần đây nhất, hai người mới chia tay 5 tháng. Người này là mẹ đơn thân, do nhiều nguyên nhân, anh và bạn gái không thể tìm được tiếng nói chung.
Anh chia sẻ thêm, anh mắc bệnh đau dạ dày vì thường xuyên đi nhậu với đối tác.
MC Cát Tường đã dành cho Hoài Tuấn lời khen ngợi "tuổi trẻ, tài cao" khi anh có sự nghiệp vững vàng.
Anh chàng hòa đồng, vui vẻ, chính trực và biết chơi nhiều môn thể thao như: Đá bóng, bóng chuyền, tennis... Khuyết điểm của Hoài Tuấn là nóng nảy, hay quên.
Chương trình đã lựa chọn cô gái Trịnh Thị Thanh Bình (29 tuổi, Đồng Nai) làm nhân viên văn phòng để mai mối cho Hoài Tuấn.
Thanh Bình từng học Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Quan hệ công chúng. Sau này đi làm, cô học thêm tiếng Trung Quốc để phục vụ công việc vì nơi cô làm là doanh nghiệp nước ngoài.
Cô gái xinh đẹp Thanh Bình.
Nhan sắc đẹp, ngoại hình ưu tú, có trình độ nhưng Thanh Bình lại độc thân. Cô tiết lộ, gia đình nhiều lần mai mối, giới thiệu cho Thanh Bình nhưng cô đều từ chối vì không thấy rung động.
Thanh Bình chia sẻ, cô khá nhu mì, ít khi nổi nóng với ai, tính tình hòa đồng nên mọi người quý mến. Cô có nhược điểm là vô tư, không lo xa khiến mọi người nghĩ cô hơi vô tâm.
Tuy nhiên, cô khẳng định mình sẽ cải thiện được, chỉ cần người đồng hành bên cạnh nhắc nhở chút xíu.
MC Cát Tường nhận xét cặp đôi có nhiều sự "hòa hợp". Khi cửa sổ trái tim mở ra, hai bên đều có ấn tượng tốt về đối phương.
Đến chương trình cùng con gái, mẹ của Thanh Bình tâm sự, bà mong con gái tìm được chàng rể tốt. Về phía mẹ Hoài Tuấn, bà đã trò chuyện cùng Thanh Bình qua Facetime. Trong giây phút đó, bà đã bật khóc vì xúc động.
Cuối chương trình, cặp đôi hạnh phúc nắm tay nhau ra về. Bà mối Cát Tường hi vọng sớm nhận được thiệp hồng của hai người.
Cặp đôi đẹp của "Hẹn ăn trưa".
Chàng trai sốc khi bạn gái yêu 12 năm tuyên bố lấy chồng
Mối tình kéo dài 12 năm, Văn Hiếu chờ đợi người yêu cũ khi cô đi học tập, công tác tại nước ngoài. Bất ngờ một ngày, cô thông báo lấy chồng khiến anh bị sốc.
" alt="Hẹn ăn trưa 228: Chàng trai Lâm Đồng cưa đổ cô gái xinh như hot girl, mẹ xúc động bật khóc" />
...[详细]
Thời gian đầu làm việc, chúng tôi rất vui vẻ và vô tư. Đến đầu năm 2020, một lần chị H. bị tụt huyết áp, ngất xỉu ngay tại công ty, tôi cùng các anh em đồng nghiệp cuống cuồng gọi người giúp chị. Sau đó, tôi còn đưa chị ấy về tận nhà để nghỉ ngơi.
Sau sự cố đó, chúng tôi thân nhau hơn. Cả hai nói chuyện nhiều và thường xuyên đi ăn trưa cùng nhau. Không chỉ vậy, biết tôi hay bỏ bữa sáng, thỉnh thoảng chị lại mua đồ ăn lên cho tôi. Tôi đón nhận mọi thứ rất vô tư, thoải mái.
Qua tiếp xúc, tôi biết chồng chị là y sĩ ở một bệnh viện. Họ có 1 con gái. Chị H. thường chia sẻ, cuộc sống hôn nhân của họ khá mệt mỏi khi nhiều năm nay, chồng chị có người đàn bà khác ở bên ngoài.
Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi thấy chị là người phụ nữ có nhan sắc, tinh tế, chu đáo với tất cả mọi người. Người phụ nữ như thế được nhiều đàn ông mơ ước nhưng chồng chị lại làm điều tệ hại với vợ.
Càng nói chuyện, tiếp xúc nhiều, chúng tôi càng thân mật hơn. Tôi lờ mờ nhận ra chị có tình cảm với mình. Tôi phải thừa nhận, bản thân cũng có chút rung động. Nhưng tôi vẫn dứt khoát bởi tôi biết, chúng tôi không thể đến với nhau. Nếu tôi cho người ta hi vọng, rồi lại làm họ thất vọng thì quả là thất đức. Chị ấy thực sự đã đủ bất hạnh rồi.
Tuy nhiên lý trí không thể thắng nổi con tim. Một lần công ty liên hoan, chúng tôi đều có men rượu. Trên đường đưa chị về nhà, chúng tôi đã rẽ vào một nhà nghỉ. Chuyện gì đến cũng phải đến.
Sau chuyện đó, tôi hối hận rất nhiều. Tôi cố tình tránh mặt, tạo khoảng cách nhưng chị lại càng lấn tới.
Chị nói, yêu tôi thật lòng. Chị sẵn sàng từ bỏ gia đình để đến với tôi. Tuy nhiên tôi lo sợ những điều dị nghị, khoảng cách tuổi tác và quan trọng hơn, tình cảm của tôi dành cho chị chỉ là những cảm xúc thoáng qua. Tôi không dám tự tin sẽ đưa hạnh phúc được đến cho chị.
Cuối cùng, tôi thẳng thắn dứt khoát với mối quan hệ này. Chị H. vô cùng đau khổ nhưng cũng im lặng chấp nhận.
Tôi tưởng mọi chuyện như thế là êm đẹp vậy mà cách đây mấy tháng, việc tôi có người yêu khiến chị giận dữ.
Bạn gái thua tuổi tôi, khá xinh xắn, công việc ổn định. Chúng tôi hòa hợp về nhiều mặt nên dự định đầu năm sau sẽ làm đám hỏi.
Biết tin, chị H. bức xúc. Chị gọi điện, nhắn tin mắng chửi tôi là kẻ sở khanh, vô tâm chà đạp lên cảm xúc của chị. Chị trách tôi đã gieo tình yêu nay lại phản bội.
Không những vậy, chị còn có những hành động như kết bạn, hẹn người yêu tôi đi cà phê riêng với lý do là “chị kết nghĩa” của tôi. Mặc dù chị chưa hề hé lộ chuyện của chúng tôi trước kia nhưng những hành động đó là sự “cảnh báo” với tôi. Nếu tôi tiếp tục làm đám hỏi, đám cưới sẽ không được yên với chị.
Người yêu của tôi ngây thơ, em không hề hay biết chuyện gì. Em nghĩ H. tốt nên cũng thường xuyên nói chuyện, tâm sự cùng H.
Thời gian này, tôi như đứng ngồi trên đống lửa. Tôi biết mình đã sai nhưng làm sao để thoát ra khỏi mớ bòng bong này? Xin độc giả hiến kế giúp tôi.
Ngủ nhà con trai 1 tối, sáng sớm mẹ ra về trong nước mắt
“Lần sau, anh bảo mẹ đừng can thiệp vào chuyện của chúng ta. Đừng tưởng mua cho chúng ta căn nhà thì thích đến lúc nào thì đến”, lời con dâu nói khiến tôi chua chát.
" alt="Cái giá đáng sợ sau mối tình một đêm với chị đồng nghiệp công ty" />
...[详细]
Bên cạnh nuôi ăn, ni sư Diệu Nhân còn chú trọng dưỡng dục trẻ. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà
Cậu bé bụi đời nương nhờ cửa chùa
Trong số những đứa trẻ bụi đời mình từng nuôi dưỡng, ni sư Diệu Nhân ấn tượng đặc biệt với Hưng.
Năm xưa, Hưng là đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh đập tàn bạo. Những trận đòn roi không làm Hưng thành người mà khắc sâu vào lòng em như vết sẹo.
Ni sư làm hướng dẫn viên, đưa các em nhỏ thăm khu di tích vua Đinh.
Chín tuổi, sau trận đòn khốc liệt của bố, Hưng bỏ nhà ra đi. Cậu kết bạn với những đứa trẻ tầm tuổi mình, ra gầm cầu sống. Ban ngày cả nhóm lang thang xin ăn, hành nghề móc túi.
Cuộc sống đói rét, tủi nhục nhưng Hưng không có ý định quay về nhà. Cậu từng nghĩ thà chết đói còn hơn về với bố mẹ.
Giữa lúc bi đát nhất, Hưng được người lạ rủ đến chùa Yên Ninh sống. Ni sư Diệu Nhân giang rộng vòng tay, đón nhận lũ trẻ.
Có nơi ăn chốn ở nhưng trong lòng Hưng vẫn mang nhiều oán hận, nhắc đến bố mẹ là lòng sục sôi, mắt đỏ ngầu. Lúc nào Hưng cũng bảo: ‘Con sẽ trả thù bố mẹ’.
“Nếu tôi dùng lời khuyên bình thường, bảo con không được như thế… chắc chắn con sẽ không phục. Thay vào đó, tôi nói: ‘Thầy sẽ giúp con trả thù’”, ni sư chậm rãi kể.
Đứa trẻ cảm thấy có người lắng nghe mình, tâm bắt đầu tĩnh lại. Bao nhiêu căm hờn cậu trút ra hết.
Phòng sinh hoạt cộng đồng, đọc sách của các em nhỏ chùa Yên Ninh.
Sau đó, ni sư cho Hưng tham gia các hoạt động tăng gia sản xuất phù hợp lứa tuổi, nghe kinh Phật, kể cho Hưng nghe về công ơn sinh thành của bố mẹ, nhân quả của việc báo hiếu.
Mọi thứ cứ thấm dần vào tâm hồn đứa trẻ. Suy nghĩ muốn trả thù bố mẹ cũng biến mất từ bao giờ.
Hưng được ni sư cho ăn học đàng hoàng. Từ đứa trẻ lang thang, anh thành người có trình độ thạc sĩ và sống một cuộc đời an yên - điều thuở nhỏ anh chưa bao giờ dám mơ.
Ngày Hưng chuẩn bị lấy vợ, ni sư Diệu Nhân gọi anh đến. Bà chuẩn bị một mâm lễ đưa anh mang về nhà, gặp bố mẹ và thắp hương gia tiên.
Ni sư dùng tranh ảnh và các câu chuyện về nhân - quả giáo dục trẻ.
Sau đó, bố mẹ anh không hẹn mà tìm đến. Họ quỳ xuống cảm ơn ni sư và xin con trai tha thứ. Hai người cho biết, đã đi tìm Hưng nhiều năm mới biết con ở chùa Yên Ninh.
Hưng không còn trách giận đấng sinh thành. Tuy vậy, lần gặp đầu tiên sau nhiều năm xa cách, anh còn nhiều ngại ngần. Ni sư đã đứng ra hàn gắn, giúp gia đình họ đoàn tụ.
“Tôi nói với Hưng, cách trả thù tốt nhất với những người không tốt với mình là phải thật giỏi, có chỗ đứng trong xã hội. Đến lúc họ cần mình, mình sẵn sàng đưa tay ra. Như vậy, họ càng hổ thẹn trong lòng“, ni sư nhớ lại.
Lớp học ngoại ngữ ở chùa
Ni sư Thích Diệu Nhân ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với nhiều người. Bà nhận thấy ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ có hành trang vững chắc vào đời.
Bà mong muốn tất cả các em học sinh nghèo của địa phương cũng như các em nhỏ ở chùa có cơ hội nâng cao khả năng tiếng Anh, giao tiếp được với người nước ngoài.
Xuất phát từ suy nghĩ này, ni sư cùng các Phật tử mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí. Nhà chùa lo cơ sở vật chất, kế hoạch học tập, tuyển sinh.
Phòng học ngoại ngữ ở chùa Yên Ninh. Do dịch covid-19 nên lớp học tạm nghỉ.
Sau đó, ni sư phân chia các em thành nhóm theo độ tuổi. Giáo viên là du học sinh nước ngoài, sinh viên Việt Nam được ni sư nhờ Phật tử chùa kết nối.
Ngoài nuôi trẻ trực tiếp tại chùa, ni sư còn nhận chu cấp tiền ăn học cho các em học sinh có hoàn cảnh nghèo khó. Hàng tháng, bà sắp xếp, gửi gạo và nhu yếu phẩm đến nhà các trường hợp này.
Ni sư bên những đứa trẻ mình nuôi dưỡng.
“Do điều kiện chùa chật chội, tôi không thể đưa các em về nuôi nên dùng cách đó. Hơn nữa, các em vẫn còn cha mẹ. Đứa trẻ được ở với cha mẹ vẫn tốt hơn, không nơi nào bằng được gia đình”, ni sư vui vẻ chia sẻ.
Nhiều đứa trẻ được ni sư cưu mang nay đã trưởng thành, công tác ở nhiều lĩnh vực như: Y tế, quân đội, kiểm sát viên, luật sư…
Chùa Yên Ninh được địa phương tặng danh hiệu "Cộng đồng khuyến học xuất sắc".
Ni sư kể, trường hợp đứa trẻ tên Hằng được bà cưu mang, giờ đã làm bác sĩ khiến ai cũng xúc động. Nhiều năm trước, khi đi thi đại học, gia đình Hằng gặp biến cố lớn.
Bố Hằng đưa con gái lên Hà Nội dự thi rồi quay về quê nhà giải quyết việc. Trên đường về, ông gặp tai nạn rồi mất. Ni sư sợ ảnh hưởng đến việc thi của Hằng nên khuyên gia đình giấu kín.
Hằng trên Hà Nội bỗng sốt ruột vì không gọi được cho bố. Ni sư nén tiếng thở dài, bảo Hằng mọi chuyện vẫn ổn. Khi thi xong, Hằng bắt xe về quê luôn. Lúc này, cô đau đớn biết bố qua đời.
Năm đó, Hằng đỗ Đại học Y Hà Nội. Nỗi đau tiếp tục đổ xuống đôi vai cô gái trẻ khi giấy báo nhập học đến tay cũng là lúc mẹ cô phát hiện ung thư xương.
Trước tình thế bi đát, Hằng định bỏ học để đi làm nuôi mẹ. Ni sư biết chuyện đã đến khuyên nhủ. Đồng thời đưa mẹ Hằng vào chùa chăm sóc, cho cô yên tâm học tập.
Hằng tốt nghiệp đại học Y, học tiếp lên cao học. Nay, cô đã có sự nghiệp thành đạt và gia đình nhỏ viên mãn.
Đám cưới Hằng tổ chức theo nghi thức Hằng Thuận ở chùa. (Lễ Hằng Thuận là lễ cưới được tổ chức ở chùa theo nghi thức của Phật Giáo. Hằng nghĩa là mãi mãi. Thuận là thuận hòa, hòa hợp yên ấm).
Ni sư đứng ra tổ chức chung với các cặp đôi khác - cũng là trẻ được nhà chùa nuôi dưỡng. Theo ni sư nhẩm tính, bà đã dựng vợ gả chồng cho 57 đôi vợ chồng trẻ. Hôn lễ được tổ chức đơn giản nhưng ấm cúng. Ngoài nghi thức Hằng Thuận, đám cưới cũng có đón dâu, trao nhẫn…
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm gieo mầm yêu thương, ni sư khẳng định, bà cảm thấy rất hạnh phúc vì mang đến những quả ngọt cho đời.
Bà Tạ Thị Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh An: "Chùa Yên Ninh nuôi dạy các cháu có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa nhiều năm nay. Việc tiếp nhận trẻ được nhà chùa thực hiện theo đúng quy định pháp luật, khai báo tạm trú, tạm vắng.
Hàng năm, nhà chùa đều tham gia các hoạt động tại địa phương như: Đưa các em viếng nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7, ủng hộ quỹ Khuyến học, chu cấp cho các học sinh nhà nghèo nhưng hiếu học, mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí".
* Tên nhân vật Hưng được thay đổi theo yêu cầu
Ni sư giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời về chùa cưu mang
Ni sư Thích Diệu Nhân từng hóa trang thành người phụ nữ ăn mày, giả điên, tìm cách làm quen với những đứa trẻ bụi đời và rủ các em về chùa sống.
" alt="Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư" />
...[详细]
Về tính cách, anh chu đáo, tình cảm. Môi trường làm việc phức tạp nhưng lúc nào anh cũng nói năng tử tế, hiếm khi văng tục hay va chạm đánh nhau.
Người yêu tôi chịu khó, lại không dính dáng đến cờ bạc, rượu chè. Hôm nào liên hoan với công ty, anh chỉ uống một chén lấy lệ rồi viện cớ ra về.
Chúng tôi đã ra mắt hai bên gia đình, qua lại như con cháu trong nhà. Chuyện tình của hai đứa cũng trải qua đủ cung bậc cảm xúc, giận hờn, yêu thương.
Tôi làm nhân viên sale cho công ty hóa mỹ phẩm, cung cấp kem đánh răng, xà phòng giặt… lương tháng cộng doanh thu từ 8 triệu - 10 triệu/tháng.
Cách đây một tuần, bạn trai bất ngờ ngỏ lời cầu hôn. Anh cho biết mẹ đang mắc bệnh nan y. Bà muốn anh kết hôn, sớm có cháu cho bà ẵm bồng.
Bên nhà anh tỏ ra quý mến tôi. Tết nào, mẹ anh cũng gửi đôi gà và gạo nếp biếu nhà tôi cúng Giao thừa.
Tôi khá bối rối. Chúng tôi mới 25 tuổi, để nhắc đến việc lập gia đình là hơi sớm. Tôi dự định 27 - 28 tuổi mới lấy chồng. Tôi muốn tận hưởng cuộc sống tự do vài năm. Sau này kết hôn đỡ hối tiếc.
Quan trọng nhất là thu nhập của bạn trai tôi. Anh làm lái xe tải. Mỗi tháng được 10 triệu đồng, bao gồm lương, ăn trưa, phụ cấp…
Nếu chúng tôi kết hôn, tổng thu nhập là 20 triệu đồng/tháng. Thu nhập như vậy là quá thấp, không đủ chi tiêu gia đình.
Lương anh chỉ đủ trang trải cho bản thân mà đòi lấy vợ. Đến lúc sinh con, chi phí còn tăng hơn. Liệu anh có đủ khả năng lo cho vợ con hay không?
Tôi khuyên anh, trước mắt dành thời gian chăm sóc cho mẹ thật tốt. Vài năm nữa, cả hai đủ chín chắn, cưới cũng chưa muộn. Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời, không thể vì mẹ ốm mà gấp gáp được.
Anh nghe tôi nói xong, tìm mọi cách thuyết phục để tôi gật đầu. Bạn trai còn ra tối hậu thư: "Nếu không cưới, sẽ chia tay". Vì anh muốn mẹ được yên lòng.
Tôi bảo bạn trai cho mình suy nghĩ thêm. Ngày mai là đến hẹn trả lời, tôi vẫn chưa biết nên quyết định thế nào. Tôi nên làm gì để trì hoãn việc cưới xin lại.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Sau lễ ăn hỏi, mẹ người yêu đề nghị tôi lo 100 triệu tiền cưới
Sau đám hỏi, mẹ người yêu đề nghị tôi chi 100 triệu để nhà gái lo liệu chuyện cỗ bàn và xe đưa đón họ hàng ở quê lên Hà Nội.
" alt="Tâm sự của cô gái chê người yêu nghèo" />
...[详细]