您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
B Ray tiết lộ ‘chưa có tình yêu’, bị đồng nghiệp trêu chọc
Ngoại Hạng Anh64人已围观
简介B Ray mới tổ chức minishow tại Nhà văn hóa Thanh niên,ếtlộchưacótìnhyêubịđồngnghiệptrêuchọtin tức tr...
B Ray mới tổ chức minishow tại Nhà văn hóa Thanh niên,ếtlộchưacótìnhyêubịđồngnghiệptrêuchọtin tức trong ngày TP.HCM, thu hút đông khán giả trẻ. Sự kiện có sự góp mặt của nhiều tên tuổi làng rap như: Justatee, Thái VG, Karik...
Ngoài ý nghĩa kỷ niệm sự nghiệp cá nhân, đêm nhạc còn là món quà nam huấn luyện viên dành tặng các thí sinh của mình sau Rap Việt.
![batch ddnbc01380.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/20/batch-ddnbc01380-772.jpg?width=768&s=f7Cb04GxYMulCDDM5sNTDw)
Trong chương trình, B Ray cùng các đồng nghiệp, học trò đã mang đến 45 tiết mục ấn tượng. Trong đó, màn tái hợp giữa anh và Young H sau 8 năm không diễn cùng nhau gây bùng nổ trên sân khấu. Cả hai tái hiện lại bản hit đình đám về người yêu cũ từng "làm mưa làm gió" một thời.
Đây cũng là sân khấu đánh dấu sự tái xuất của Young H sau nhiều năm sang nước ngoài định cư. Anh bày tỏ xúc động trước sự chào đón của đồng nghiệp và mọi người.
![09 sv.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/20/09-sv-773.jpg?width=768&s=6OOzM6y-dMOVstK2SRb0zQ)
"Lâu lắm tôi mới trở về Việt Nam và được chứng kiến sự thay đổi từ những người em của mình. Thằng nhóc năm nào giờ đây đã đẹp trai hơn xưa". B Ray cũng xúc động trải lòng: "Sau bao nhiêu năm, mọi người vẫn yêu quý mình nhiều như thế này. Thật sự rất cảm động".
Kết thúc màn trình diễn, B Ray bất ngờ tiết lộ bản thân hiện tại chưa có tình yêu. Sau đó, Young H liền có động thái trêu chọc đàn em: “Do em kén quá” khiến mọi người có mặt bật cười.
Clip B Ray và Young H giao lưu khán giả
B Ray tiết lộ úp mở việc sẽ tiếp tục đồng hành cùng Rap Việt ở vai trò HLV. Anh dự định cùng ê-kíp tổ chức thêm một minishow vào năm sau với những người anh em mới. Nam rapper gửi lời cảm ơn chân thành đến những đồng nghiệp như Karik, Thái VG đã đến và ủng hộ mình đến phút cuối cùng.
Trước đó, B Ray cũng cho ra mắt 2 tập phim tài liệu với những góc khuất, những câu chuyện chưa kể từ các thành viên trong đội của mình. Sau cuộc thi, nam rapper và các thí sinh vẫn giữ được mối quan hệ thân thiết.
![batch ddduc01763.jpg](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/20/batch-ddduc01763-774.jpg?width=768&s=n6KWO2z16tCqj2Ns0V5ilg)
Với ca khúc Mùa hè năm ấy, các thành viên Rap Việt cùng trở lại sân khấu. Họ nối tiếp mạch cảm xúc đêm nhạc với Người được chọn. Ở những giây phút cuối cùng, một số người đã rơi nước mắt vì xúc động.
B Ray tên thật là Trần Thiện Thanh Bảo, sinh năm 1993. Nam rapper từng có thời gian sinh sống ở Mỹ song sau đó về Việt Nam hoạt động nghệ thuật, gây chú ý với các sản phẩm nhưCon trai cưng, Ex’s Hate Me, Anh nhà ở đâu thế…
Thời gian gần đây, tên tuổi B Ray tạo sức hút trong làng nhạc rap. Anh cho biết tự hào vì những nỗ lực được ghi nhận và vẫn tiếp nối đam mê một cách tự nhiên. “Tôi thường cố gắng lột tả một cái gì đó mà khi nghe, mọi người có thể đồng cảm với mình. Có lẽ vì thế mà tôi nhận được sự yêu mến, ủng hộ của mọi người”, anh trải lòng.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/11/22/kay-tran-nong-bong-b-ray-hit-dat-tren-san-khau-502.jpg?width=260&s=mLWEaKRyOiBmHb5ZFR9n8w)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
Ngoại Hạng AnhPhạm Xuân Hải - 09/02/2025 05:25 Bồ Đào Nha ...
阅读更多Kết quả bóng đá hôm nay 15/11
Ngoại Hạng AnhNgày giờ Cặp đấu Trực tiếp CÚP FA ANH 2022/23 – VÒNG 1 16/11 02:45 Cambridge Utd 0-0 Curzon Ashton (pen 4-2) 16/11 02:45 Derby 5-0 Torquay Utd 16/11 02:45 Gillingham 1-0 Fylde 16/11 02:45 Hartlepool Utd 1-1 Solihull Moors (pen 4-3) 16/11 02:45 Wimbledon 3-1 Weymouth
">NGÀY GIỜ TRẬN ĐẤU VĐQG BỒ ĐÀO NHA 2022/23 - VÒNG 13 15/11 03:15 Santa Clara 3-1 Estoril VĐQG ROMANIA 2022/23 - VÒNG 17 15/11 00:00 Universitatea Cluj 1-1 Arges Pitesti 15/11 02:45 Botosani 0-0 AFC Hermannstadt VĐQG HY LẠP 2022/23 - VÒNG 13 14/11 23:00 Asteras Tripolis 1-0 Ionikos FC 15/11 00:30 OFI Crete 2-1 Levadiakos CÚP FA ANH 2022/23 15/11 02:45 Chelmsford City 0-1 Barnet ...
阅读更多Tìm hiểu quy định cưỡng chế thi hành án
Ngoại Hạng Anh- Tôi làm đơn gửi đến công an phường nhờ giải quyết việc tôi bị mất một chiếc xe máy. Hiện nay đã có quyết định bồi thường. Nhưng từ lúc giải quyết bồi thường đến nay tôi vẫn không nhận được bồi thường. Vụ việc xảy ra vào tháng 6/2014.
Tôi phải làm thế nào để nhận được khoản bồi thường đó? Tôi có thể yêu cầu tòa án cưỡng chế thi hành án được không? Nếu được thì tôi phải làm thế nào?
(ảnh minh họa) Luật sư tư vấn:
Trong câu hỏi bạn không nêu rõ quyết định bồi thường do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành và nội dung vụ việc mất xe máy là như thế nào, ai có trách nhiệm phải bồi thường cho bạn. Vì vậy, luật sư không tư vấn được chi tiết.
Trong trường hợp có tranh chấp về bồi thường thiệt hại, bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại.
Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
“3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Vể Tòa án có thẩm quyền giải quyết, Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
">
Bạn đọc muốn gửi cáccâu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ[email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôitiện liên hệ...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/11
- Người đàn ông bao giá cao hơn 16 tỷ mua bằng được nhà số 65
- 3 tỉnh quyết định không giao bài tập cho học sinh vào dịp Tết
- Nhận định, soi kèo Como vs Juventus, 2h45 ngày 8/2: Bất ngờ từ tân binh
- Senegal thuê thầy phù thủy chữa chấn thương cho Sadio Mane
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
-
Thời phổ thông, có nhiều lúc tôi ngán mớ đời khi có đứa bạn hay thậm chí thầy giáo hỏi có phải cái bài toán về nhà tôi nhờ bố nên mới giải được, trong khi thực ra toàn bộ đời đi học của tôi chỉ có hai bài nhờ bố giải. Ngay cả khi tôi hỏi bố nên học toán hay tin học thì bố cũng bảo: “Bố tôn trọng mọi quyết định của con”. Vậy mà trong thâm tâm tôi luôn nghĩ bố là người thầy dạy mình học văn dù rằng chỉ có một lần duy nhất bố can thiệp vào việc học văn của tôi.
Hai cha con GS Phan Đình Diệu - Phan Thị Hà Dương Lần ấy tôi bị 4 điểm bài văn kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 6. Trước đấy, mặc dù cứ thích đọc thơ và suốt ngày ôm truyện nhưng đi học thì tôi chỉ khoái môn toán nên cũng chẳng ghét bỏ hay yêu quý gì môn văn, có khi tôi được 9 điểm cao nhất hồi lớp 3 khi vô cùng xúc động làm bài văn về anh Lê Văn Tám, cũng có khi tôi làm lục bát ngang phè vào hồi lớp 5. Nói chung không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Nhưng 4 điểm, lần đầu tiên dưới trung bình, là chuyện tày đình, và vì thế lần đầu tiên bố đọc bài văn của tôi. Tôi vẫn nhớ có một câu đề bài là “Hãy viết một câu văn hay, sử dụng biện pháp nhân cách hóa” và tôi đã chép nguyên xi một trong các câu mẫu của cô “những dãy nhà tường trắng mái đỏ của trường em trông như những chú lùn đội mũ đỏ”.
Bố bảo tôi: “Bố không thấy câu văn này hay ở chỗ nào”. Tôi lý sự: “Nhưng chính cô cho bọn con học câu mẫu, bây giờ con chép lại thì cô lại trừ điểm”. Bố nhìn tôi rất nghiêm trang và hỏi: “Thế con có thấy những dãy nhà ở trường giống các chú lùn không?”. Tôi lí nhí: “Nhưng mà cô ...”. "Không, bố hỏi con cơ, con có thấy thế không?”. Tôi được dịp bùng ra: “Không ạ, con chẳng thấy giống gì cả, nhà thì dài dằng dặc, như cái hộp, chẳng biết sao cô lại cho như thế, chỉ tại cái nhân cách hóa thôi ạ!".
Lúc ấy bố nhìn tôi rất thẳng và bảo tôi: “Bố muốn con hiểu rằng con chỉ nên viết ra những gì mà con thực sự nghĩ là đúng.”
Còn tôi làm nũng bố: “Con chẳng biết thế nào là một câu văn hay cả”.
Bố nói rằng sao bố thấy con suốt ngày đọc truyện mà bây giờ đến một câu văn hay cũng không biết, con đang đọc truyện gì vậy. Thật là xui xẻo cho tôi, cái thời đấy thì vớ được gì đọc nấy chứ có nhiều lựa chọn đâu (hồi ấy phải có người quen mới mua được truyện từ NXB mà). Nếu mà cách đấy mươi ngày, tôi đang đọc “Tôm Giôn- đứa trẻ vô thừa nhận” tập 1 (tập 2 và 3 phải cả năm sau mới được đọc) thì đã chẳng vấn đề gì, đằng này lúc ấy tôi lại đang một gối hai quyển dày cộm “Ghenny Ghéchac” và “Hoa hậu xứ Mường”. Bố không bằng lòng một chút nào, bố bảo rằng xưa nay bố để tôi tự do đọc sách nhưng vì bây giờ tôi không biết viết một câu văn nữa nên bố mới phải quan tâm đến việc này, và rằng hai cuốn này không phù hợp với tôi. Dù tôi đã năn nỉ bố là đang đúng đoạn hồi hộp và truyện sắp phải trả rồi nhưng bố kiên quyết không.
Rồi bố bảo: “Nếu con muốn biết thế nào là một câu văn hay thì con có thể đọc cuốn này”, và bố rút trên giá sách xuống một cuốn sách. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác khi cầm cuốn sách đó. Một cuốn sách khá mỏng, bìa được bọc bằng giấy nâu, kiểu giấy xi măng ngày xưa, ở gáy sách và ở bìa sách, phía chếch lên bên phải là những nét chữ in của bố, nét chữ mực màu đen: “GIÓ ĐẦU MÙA”. Màu sắc của bìa sách, cả việc cuốn sách được bọc và nét chữ của bố như chìm vào bìa mang đến cho tôi môt cảm giác trân trọng trang nghiêm và mênh mang.
Tôi vẫn nhớ hai truyện đầu tiên là “Nhà mẹ Lê” và “Hai đứa trẻ”, chỉ có điều tôi không nhớ là truyện nào trước truyện nào sau (có lần tôi tranh luận với một bạn, tôi nói “Nhà mẹ Lê mình nhớ rõ ràng” còn nó bảo “Hai đứa trẻ không thể sai được”, cuối cùng cùng với thời gian thì ý kiến của nó hòa vào với tôi đến nỗi bây giờ tôi mới chẳng còn nhớ gì thế này).
Sau này, theo trí nhớ của tôi, tôi đã luôn tự viết các bài văn mà chẳng bao giờ chép lại từ đâu cả, và có vẻ là tôi còn rất tự tin nữa cơ.
Sau Thạch Lam, tôi quá háo hức, và đã quét sạch cả một ngăn giá sách của bố, đầu tiên là mấy tập tuyển tập Nam Cao, tôi thấy buồn quá và cũng nhiều chuyện không hiểu được, rồi thích nhất là hai (hay ba) tập Nguyễn Công Hoan, văn ông rất sinh động, nhiều đối thoại; rồi Thế Lữ. Thế Lữ cả thơ và văn chỉ một quyển, rất dày. Phần đầu là thơ, mở đầu bằng “Nhớ rừng”, phần sau là văn. Tôi kể cho bố nghe tôi khoái chí thế nào khi đọc “Những nét chữ” và “Vàng và máu”, bố bảo hồi sinh viên bố cũng rất thích đọc truyện trinh thám của Thế Lữ. Bố mẹ và cả nhà rất thích nghe tôi đọc “Nhớ rừng”, tôi bé con mà rất thích đọc hùng tráng, còn bố thích đọc “Tiếng trúc tuyệt vời”, tôi vẫn nhớ những lúc bố đọc:
“Cô em đứng bên hồ
nghiêng tựa mình cây, dáng thẩn thơ
Chừng cô tưởng đến ngày vui sẽ mất,
mà sắc đẹp rỡ ràng rồi sẽ tắt
Cho nên khi cô nghe tiếng trúc tuyệt vời
Thổn thức với lòng cô thổn thức
Man mác với lòng cô man mác
Cô để tâm hồn tê tái bâng khuâng ..."
Và bố hỏi tôi có biết vì sao lại gọi là “cô em” mà không phải là “cô” hay “em” không, nhưng hình như bố không trả lời. Sau này, khi đọc Thi nhân Việt Nam tôi có thấy Hoài Thanh bình chữ này.
Ngày ấy, đi đâu bố cũng xách tôi theo, tôi đi gặp những ông Moi Sép, cô Linđa, tôi lên Đồi Thông, tôi đến Nghĩa Đô.
Hồi tôi mới ở Pháp về Viện Toán làm việc, có lần tôi đang đứng ở bảng thông báo đọc linh tinh thì bỗng nghe: “Em có phải là Hà Dương không, sao em lại ở đây, trông em chẳng khác cái hồi 9 tuổi hay lên Viện đọc thơ gì cả”. Tôi buồn cười quá, vì tôi nghĩ là mình rất khác, thậm chí khác với vài tháng trước đó. Và mặc dù tất nhiên là tôi chẳng nhớ ra anh ấy là ai nhưng tôi vẫn được tặng một bó hoa bất tử đang bày trong phòng làm việc của anh ấy. Bó hoa ấy tôi vẫn để trong phòng làm việc của mình (hơi bụi một tí) như kỷ niệm về một thời 9 tuổi hay lẽo đẽo theo chân bố mẹ.
Một chấm sao không ngủ cuối thiên hà
Ngày trước, những năm 80, những năm cuối cấp một và cấp hai của tôi, nhà tôi ở khu Đồng Xa, bố tôi có rất nhiều bạn bè đến chơi. Chủ nhật nào phòng khách nhà tôi cũng có bạn của bố tôi, những bạn học cũ, bạn toán, bạn văn; những người bạn mới, có những người vì một bài viết của bố tôi mà đã đến rất nhiều chủ nhật và đã trở nên thân thiết.
GS Phan Đình Diệu và người thân Tôi vẫn nhớ chiều chủ nhật ấy, trong phòng khách nhà tôi có bố mẹ tôi, có cậu Cương (PGS. Văn Như Cương), có bác Đoàn Quỳnh, bác Hoàng Xuân Sính, có lẽ có cả bác Hà Văn Tấn nữa, và các bác khác. Bố tôi nói: "Mình có tập thơ này hay lắm, của Việt Phương”. Và bố tôi giới thiệu với mọi người một tập bản thảo chép tay của bác Việt Phương, nét bút mực trên nền giấy hơi ngà sẫm màu, các chữ đầu dòng đều không viết hoa, và tên bài thơ nào cũng chỉ là một chữ. Tập thơ ấy không phổ biến và bác đã cho bố mượn.
Bố tôi đọc cho các bạn mình nghe một số bài. Tôi vẫn nhớ không khí của buổi chiều ấy, niềm hứng khởi và sự tâm đắc của bố và các bạn. Theo trí nhớ của tôi thì nhiều bài thơ mang tính trí tuệ và mọi người đã thán phục vì những tứ thơ độc đáo và sâu cay, có những tứ thơ làm mọi người bật lên như một sự khám phá. Nhưng bài thơ mà tôi thích nhất là một bài thơ tình cảm, với một cái tên thật lạ: màu. Tôi vẫn nhớ giọng đọc thơ của bố khi đó, tách khỏi giọng đọc có phần nhấn nhá, đôi khi hơi hài hước và có khi nhấn giọng lúc trước, bài thơ này bố tôi đọc rất tình cảm.
Đến bây giờ tôi vẫn như đang nghe thấy giọng đọc trầm ấm, trìu mến và tình cảm của bố tôi.
em cứ là những tinh mơ tê tái rét
phanh cổ áo ra cho gió siết vào da
em cứ là cơn giông đầu mùa
đi đầu trần đón dòng mưa xối xả
em cứ là cái khoảng cách chập chờn sương phủ
suốt một đời anh vất vả vượt qua
em cứ là giữa mịt mùng vô định
một chấm sao không ngủ cuối thiên hà
Những tối sau đó, bố tôi còn đọc cho mấy mẹ con nghe, có những bài bố cho tôi đọc nữa. Chỉ hơn một tuần thôi, rồi bố tôi đã trả lại tập bản thảo cho bác Việt Phương. Nhưng bài thơ đã in vào trong trí não tôi.
Sau này, sau những năm 1990, khi nhà tôi đã chuyển, khi những cuộc cách mạng đã nở bừng trên thế giới, khi những biến cố lớn đã đến với biết bao người bạn thân thiết của bố tôi, người ta đã nhắc nhiều hơn đến những bài thơ của bác. Và mãi về sau, khi tập thơ “Cửa đã mở" của bác Việt Phương được in, tôi đã tìm mua, mong nhìn lại những bài thơ hồi bé tôi đã được nghe bố đọc. Tôi tìm thấy những bài như bài “Thịt":
Chị mười ba ý tứ nết na
Cuối bữa cơm gắp rụt rè một miếng
(Ngày trước, khi bố tôi đọc bài này, mẹ tôi hay bảo giống chị tôi, lúc nào cũng nhường nhịn cả nhà).
Có nhiều bài nữa, nhưng tôi không tìm thấy bài thơ trong tâm trí tôi. Và vì thế, có những khi tôi cứ thưởng cho mình cái ý nghĩ rằng chỉ có bố tôi và tôi nhớ bài thơ ấy thôi.
Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu rõ hết nghĩa của tên bài thơ, nhưng rất nhiều những sáng tinh mơ khi tiết thu đã hết và những làn gió sớm mùa đông siết buốt da, tôi lại phóng trên đường phố Hà Nội, lại bỏ khăn quàng cổ để cảm nhận câu thơ.
Đến bây giờ, khi viết những dòng này, tôi chợt nhận ra vì sao việc đọc một bài thơ đối với tôi có ý nghĩa thiêng liêng đến thế. Tôi đã chịu ảnh hưởng của bố, đã luôn nâng niu từng bài thơ, nâng niu từng giây phút mình đọc thơ. Tôi đã luôn chịu ảnh hưởng của bố, từ ngày bé thơ cho đến sau này, và mãi mãi.
"Và nếu như nhà thơ viết một bài thơ không chỉ bằng một phút giây tỏa sáng mà bằng một phút giây tỏa sáng cộng với cả cuộc đời mình; thì người đọc thơ đọc một bài thơ không chỉ bằng một đêm xuân khi hình như mưa lất phất bay mà bằng một đêm xuân mưa lất phất bay cộng với cả cuộc đời mình...".
Phan Thị Hà Dương
Bài thơ theo suốt cuộc đời nhà toán học Phan Thị Hà Dương
"... Nhưng tôi nhớ, chẳng bao giờ tôi có thể quên, bài thơ đầu tiên mà tôi tự cầm sách đọc, đọc và yêu thích, đọc và ghi nhớ, đọc và mang theo suốt cuộc đời. Đó là "Buổi sơ khai"...."
" alt="GS Phan Đình Diệu dạy con">GS Phan Đình Diệu dạy con
-
- Sếp MU và Mourinho mâu thuẫn chuyển nhượng, Real Madrid sẵn sàng "xóa sổ" BBC, Coutinho chọn áo số 7 ở Barca là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 4/1.MU đột kích lấy "hàng khủng", Chelsea nổ bom tấn" alt="MU có biến mới, Real Madrid 'xóa sổ' BBC">
MU có biến mới, Real Madrid 'xóa sổ' BBC
-
Đêm giao thừa, thay vì cùng bố mẹ đi ra đình, chùa rồi “đếm ngược” thời gian chào đón năm mới, Cẩm Mai Lan ở lại ký túc xá, bật laptop xem chương trình chào xuân. Đây là lần đầu tiên nữ sinh năm 2 đón cái Tết xa nhà, trong một hoàn cảnh đặc biệt. “Chí Linh, Hải Dương bỗng chốc trở thành “tâm dịch”, vì thế em không thể trở về nhà. Bao kế hoạch đón Tết cùng gia đình cuối cùng đều không thể thực hiện”.
Một mình ở lại trong phòng ký túc xá, dù cảm thấy tủi thân, nhưng nữ sinh Hải Dương đã tự tìm cách tạo ra niềm vui cho mình.
“Chiều 30, em vừa mở nhạc xuân, vừa dọn dẹp phòng sạch sẽ để có thêm không khí Tết. Sau khi xem xong Táo Quân, em gọi điện về chúc mừng năm mới bố mẹ và bà nội để mọi người ở nhà an tâm hơn, bớt lo lắng cho mình”.
Ký túc xá Trường ĐH Giao thông Vận tải vắng lặng trong đêm giao thừa
Chuẩn bị chút bánh kẹo và mứt Tết, Cẩm Lan chụp một tấm hình, đăng một dòng trạng thái trên mạng xã hội về một năm đã đi qua. Cô cho rằng, những trải nghiệm lần này sẽ khiến bản thân trưởng thành và biết quan tâm tới gia đình nhiều hơn.
Nam sinh đón Tết ở nơi làm thêm
Giống như Lan, Nguyễn Đức Sơn, sinh viên lớp Chất lượng cao Máy tính và Khoa học thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng không thể về quê ăn Tết. Năm nay, cậu phải đón giao thừa tại nơi làm thêm. Công việc bảo vệ suốt 12 tiếng mỗi ngày, từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau khiến Sơn không còn thời gian buồn hay tủi thân khi phải đón Tết xa nhà.
“Quê em ở Chí Linh, Hải Dương. Vì dịch nên bố mẹ khuyên em ở lại để đảm bảo an toàn. Ai cũng vậy, cứ đi đâu xa, không được ở nhà dịp Tết là lại thấy nhớ nhà. Vì thế, trong suốt hơn 10 ngày nghỉ Tết, em quyết định đi làm thêm để không còn thời gian nhớ quê.
Buổi tối đi làm thêm, tới sáng em về tắm rửa và ngủ. Sau vài ngày, em đã dần quen với nhịp làm việc này”, Sơn chia sẻ.
Bữa cơm tất niên do Ngọc Lan tự tay chuẩn bị
Dù phải đón Tết xa nhà nhưng Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh viên ngành Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên “bớt buồn hơn” khi có người bạn cùng phòng cũng ở lại Hà Nội đón Tết. Ngày 30, cả hai rủ nhau chuẩn bị vài món ăn quen thuộc, có thêm xôi đỗ và bánh chưng để bữa cơm tất niên thêm trọn vẹn.
“Năm đầu tiên đón Tết xa nhà vì Covid-19, mọi thứ với chúng em đều rất lạ lẫm. Xem xong Táo Quân, mỗi đứa một góc gọi điện về nhà mà mắt cứ rưng rưng. Mọi năm Tết đến đều được bố mẹ chuẩn bị cho, tụi em không cần phải lo lắng điều gì. Năm nay, cả hai phải tự tay chuẩn bị mọi thứ, dù đạm bạc, nhưng phần nào cũng có hương vị Tết”.
Lan cho biết, niềm động viên lớn nhất trong dịp Tết là nhận được sự quan tâm của thầy cô và ban quản lý ký túc xá.
Sinh viên Lào ăn Tết Việt
Dịp Tết này, Chanthalath Phennapha, sinh viên Lào, K18, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM không trở về nước mà quyết định ở lại Việt Nam ăn Tết.
Có 3 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam nhưng đây là lần đầu tiên Phennapha ở lại đây dịp này. Phòng ký túc xá của Phennapha có 8 người, trong đó có 6 bạn người Lào.
“Trước đây, em không biết ăn Tết Việt Nam là như thế nào. Nhưng dịp Tết, đa số các bạn đều về quê khiến ký túc xá trở nên vắng vẻ”, Phennapha kể.
Tuy nhiên, Phennapha cho rằng, ban quản lý ký túc xá và nhà trường rất quan tâm tới sinh viên. Cậu cũng cảm thấy bớt buồn hơn khi được tham gia chương trình sinh viên đón Tết xa nhà và được phát thức ăn đủ cho suốt những ngày Tết.
“Em được ăn những món ăn truyền thống của Việt Nam như bánh Tét, củ kiệu. Đây đều là những món em rất yêu thích”, Phennapha nói.
Đêm giao thừa năm nay, Phennapha cùng một người bạn Việt Nam trong ký túc xá rủ nhau xem chương trình Táo quân và “đếm ngược” thời gian bước sang năm mới.
Ban quản lý ký túc xá chúc Tết và tặng lì xì cho sinh viên trong dịp Tết.
Theo ông Hồ Thành Công, Giám đốc ban quản lý Ký túc xá Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, dịp Tết này có khoảng 30 sinh viên đăng ký ở lại ký túc xá của trường. Trong số đó, có 18 sinh viên là những du học sinh Lào không thể trở về nước. Ngoài ra, có một số sinh viên năm cuối ở lại làm đồ án tốt nghiệp, một số sinh viên do hoàn cảnh khó khăn nên ở lại, hoặc do gia đình sống ở vùng có dịch Covid-19.
Thúy Nga – Lê Huyền
Giao thừa lặng lẽ ở khu cách ly 138 học sinh tiểu học ở Hải Dương
Vì nhiều lý do, các hoạt động trong đêm giao thừa ở khu cách ly Trường THCS Sao Đỏ và Trường Tiểu học Xuân Phương đã không diễn ra.
" alt="Giao thừa của sinh viên đón Tết xa nhà">Giao thừa của sinh viên đón Tết xa nhà
-
Kèo vàng bóng đá Empoli vs AC Milan, 00h00 ngày 9/2: Đối thủ kỵ giơ
-
Trong thời gian qua, nhiều phụ huynh và giáo viên phản ánh rằng khi học online, các con thường mất tập trung vì rủ nhau chat, chơi game, truy cập vào trang web không phù hợp với lứa tuổi. Việc các em học sinh làm việc riêng trong giờ học online hay mải chơi đều khiến chất lượng buổi học bị giảm sút nghiêm trọng, giáo viên lo lắng vì khó quản lý và giám sát lớp học, trong khi phụ huynh cũng không yên tâm khi đi làm. VX-Student là giải pháp quản lý học sinh, trẻ nhỏ truy cập máy tính, hỗ trợ cho cả phụ huynh và giáo viên trong dạy và học online. Cụ thể, VX-Student cho phép phụ huynh ngăn chặn các con chơi game, vào các website có nội dung không lành mạnh, hiểu rõ và kiểm soát hành vi sử dụng máy tính, internet, cung cấp cấu hình nâng cao phù hợp với việc học và chơi của trẻ.
Tính năng chặn thông minh này hữu ích trong việc cung cấp một môi trường trực tuyến an toàn cho các con.
Điểm đặc biệt của VX-Student là phần mềm giúp phụ huynh và giáo viên đều có thể lập tức phát hiện ra con em, học sinh có đang mất tập trung hay không, ngay cả khi không ngồi cùng trẻ. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng các em “tranh thủ” làm việc riêng trên máy tính ngay trong giờ học online.
Màn hình hiển thị cảnh báo cho giáo viên biết khi có học sinh mất tập trung Phần VX-Student được anh Nguyễn Hữu Quân - một lập trình viên ở Hà Nội làm việc tại dự án tuyển dụng JobOKO, viết và chia sẻ miễn phí cho cộng đồng. Mặc dù đây là phần mềm cài đặt trên máy tính của trẻ, nhưng giáo viên, phụ huynh vẫn có thể kiểm soát từ xa thông qua web, điện thoại.
“Mình thấy phụ huynh và giáo viên gặp nhiều khó khăn khi có trẻ nhỏ học online, vì vậy, mình đã dành ra 2 ngày cuối tuần để viết ra phần mềm này, hy vọng đây sẽ là công cụ quản lý trẻ nhỏ hiệu quả”, anh Quân cho biết.
Anh Quân sống tại Hà Nội, là thành viên đội dự án JobOKO. Theo anh Quân, ngoài những tính năng kể trên, công cụ quản lý máy tính này còn cung cấp một số tùy chọn khác cho người dùng là phụ huynh. Ví dụ, phụ huynh có thể thiết lập danh sách phần mềm/website được phép dùng và không được phép dùng, chặn truy cập theo các khung giờ cố định để sau khi kết thúc học online, các con vẫn có thể giải trí trên máy.
Những phần mềm như VX-Student sẽ không chỉ có ích trong thời kỳ dạy và học online trong thời điểm dịch Covid-19, mà còn có tác dụng để cha mẹ kiểm soát việc dùng máy tính của các con hàng ngày.
Thầy, cô giáo và phụ huynh quan tâm, có thể tải và sử dụng phần mềm tại trang web https://vxstudent.com hoặc https://vn.joboko.com hoàn toàn miễn phí.
Thu Loan
" alt="Phần mềm phát hiện học sinh làm việc riêng trong giờ học online">Phần mềm phát hiện học sinh làm việc riêng trong giờ học online