Cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế

时间:2025-01-25 07:06:16 来源:NEWS

Lần đầu có nghị quyết của Bộ Chính trị về CMCN 4.0

Tháng 8/2019,ơhộiđểViệtNambứtphátrongpháttriểnkinhtếtin boóng đá lần đầu tiên tại Việt Nam có một nghị quyết của Bộ Chính trị được đích thân Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành có liên quan tới CMCN 4.0. Đó là Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.

Bộ Chính trị nhận định, thời gian qua, nước ta đã đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn hạn chế.

Trong bối cảnh đó, chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là tất yếu khách quan. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phải coi việc chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Để có thể đạt được các mục tiêu trên, Bộ Chính trị yêu cầu phải đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, nội dung cốt lõi của chính sách là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Bộ Chính trị giao phải có cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước; Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu bằng cách xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia; Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất.

Động lực phát triển bền vững đất nước

推荐内容