- Học sinh học giỏi, vượt trội có thể học vượt lớp; những em giỏi có thể theohọc ở từng chuyên đề cùng sinh viên ở trường đại học để tích lũy tín chỉ. Theo tiếp lên đại học, các em có thể lấy bằng ở tuổi 20, hoặc sớm hơn.
Nhữngthay đổi trong chương trình, phương pháp dạy-học theo hướng liên môn, tích hợpnhằm phát triển năng lực của học sinh đã được thực hiện tại Trường THCS&THPTNguyễn Tất Thành, Hà Nội.Theo đề án của nhà trường, nếu học sinh có năng lực, sẽ được vừa học phổ thông vừa học ĐH.
|
Ảnh Lê Huyền |
Học xuất sắc: Vượt lớp
Với sự hỗ trợ từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là đơn vị quản lí nhà trường cùngviệc “bật đèn xanh” bằng công văn 791 của Bộ GD-ĐT về thực hiện chương trình nhàtrường, sau 1 năm triển khai Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã mạnh dạn thiếtkế một chương trình giáo dục riêng cho mình, tạo cơ hội rộng mở cho thầy, tròchủ động, sáng tạo.
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, BộGD-ĐT đã chấp thuận để nhà trường có thể chọn lọc những học sinh xuất sắc củatừng môn học được học “vượt lớp”.
Theo đó, một học sinh có năng lực đặc biệt nổi trội về một môn học nếu quađược bài kiểm tra đặc biệt, có thể “nhảy” từ lớp 7 lên lớp 8, lớp 8 lên lớp 9...bằng cách học vượt khung chương trình với lớp cao hơn ở môn học sở trường.
Với những trường hợp xuất sắc, thậm chí nhà trường có thể tiến hành đánh giá,kiểm tra để xét cho một học sinh phổ thông được theo học các chuyên đề cụ thểcùng lớp với sinh viên tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Nội dung, cách thức kiểm tra thẩm định năng lực đặc biệt của học sinh để xét“vượt lớp” sẽ được thiết kế, xây dựng bởi đội ngũ giảng viên các khoa chuyên môncủa Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Về nguyên tắc, học sinh xuất sắc vượt trội có thể tích lũy các tín chỉ đã họccùng học với sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp THPT các em có thểhọc tiếp tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, được miễn các tín chỉ đã học.
Về lý thuyết, các em hoàn toàn có thể lấy bằng ĐH ở tuổi 20, thậm chí sớm hơn,rút ngắn hơn nhiều so với học đại học bình thường.
Những thay đổi....
Suốt 1 năm qua, toàn bộ nội dung chương trình học ở lớp 6 và lớp 10 của nhàtrường được thiết kế lại và thiết kế mới trên cơ sở chuẩn kiến thức - kỹ năng doBộ GD-ĐT quy định.
Những nội dung trùng lặp, thông tin đã cũ, kiến thức lýthuyết, xa rời, chuyển từ những bài học cứng trong chương trình - SGK sang cácchủ đề có tính tích hợp liên môn, bổ sung các kiến thức có tính thực tiễn, cácgiờ học thực hành, trải nghiệm, rèn luyện năng lực cho học sinh.
Những thay đổi này sẽ triển khai tiếp ở lớp 7, lớp 10 và lớp 11 ở năm học này.
Theo hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Thu Anh, để thiết kế chương trình họctheo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo của học sinh thì 100% giáo viêncủa các tổ bộ môn được huy động, không chỉ xây dựng chương trình của môn họcriêng rẽ, các tổ bộ môn phải ngồi với nhau cùng tìm ra những phần kiến thức liênquan giữa các môn học, trên cơ sở các bài học trong chương trình - SGKcủa BộGD-ĐT.
Một số môn như giáo dục nghệ thuật và giáo dục thể chất, trường đã tuyển từ7-10 giáo viên/môn. Không phải một hoặc hai giáo viên thể dục, nghệ thuật đảmnhiệm dạy tất cả các môn thể dục thể thao hay nghệ thuật mà có giáo viên riêngdạy cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, yoga, võ thuật, dạy ghita, hội họa tạo hình,dance sport...Trò có thể tự do lựa chọn các môn, sinh hoạt theo nhu cầu. Phụhuynh cũng có thể tham gia hỗ trợ, hướng dẫn cùng giáo viên trong dạy học sinh.
Dù phải “chập chững, có chỗ mò mẫm” nhưng đã có những kết quả ban đầu. Vớiviệc tích hợp, liên môn cho phép học sinh chủ động học tập, trải nghiệm, tự đúckết, nhận xét...
Có thể nhân rộng?Đánh giá cao mô hình phát triển của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Thứ trưởng BộGD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, đây là cách làm hay có thể triển khai rộng rãiở nhiều trường phổ thông.
Tuy nhiên, với “chương trình nhà trường”, không phải trường nào cũng áp dụngcứng nhắc một cách làm mà tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên đối tượngngười học của mỗi trường, có thể thiết kế chương trình riêng phù hợp.
Học sinh phổ thông được tích lũy kiến thức đại học Chiều 21/8, ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội công bố một số chính sách đặc thù cho 2 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT chuyên Ngoại ngữ. Đáng chú ý nhất là các học sinh của 2 trường sẽ được học và tích luỹ trước tín chỉ một số môn ở bậc đại học. Ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo giải thích: Các trường, khoa thành viên của ĐHQG Hà Nội hiện nay đang đào tạo theo hình thức tín chỉ. Những học sinh của 2 trường chuyên nếu theo tiếp bậc đại học, có một số kiến thức sẽ không phải học lại bởi các em đã hoàn thành ở bậc phổ thông, như kiến thức ngoại ngữ của HS chuyên ngữ, hay tin học của HS chuyên tin. Do đó, các em có thể rút ngắn thời gian học đại học. |
" alt="Học sinh có thể nhận bằng ĐH khi vừa hết phổ thông"/>
Học sinh có thể nhận bằng ĐH khi vừa hết phổ thông
|
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao quà cho lãnh đạo Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc. |
Tại Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc, Bộ trưởng và đoàn đã nghe Thiếu tướng, Tư lệnh Binh chủng Khúc Đăng Tuấn chia sẻ tình hình hoạt động của Binh chủng năm vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng. Qua đó, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, giữ cho thông tin liên lạc luôn kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn. Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc đã chăm lo tốt cho đời sống cán bộ chiến sĩ yên tâm đón Tết và sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT ngày nay cũng như Tổng Cục Bưu điện trước đây với Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc đã có truyền thống gắn bó, phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao. Trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai sắp đến, sự gắn bó giữa hai cơ quan sẽ càng được củng cố vững mạnh, nhất là khi đất nước bước vào công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ.
|
Bộ trưởng Nguyễn Manh Hùng thăm hỏi, chúc Tết các cán bộ, chiến sĩ đang ứng trực trong dịp Tết Nhâm Dần. |
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã động viên, thăm hỏi và chúc Tết các cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc đang ứng trực trong dịp Tết cùng gia đình luôn mạnh khỏe, giữ vững tinh thần, ý chí để đảm bảo liên lạc luôn được thông suốt, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Thăm, chúc Tết lãnh đạo và cán bộ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn lãnh đạo Tập đoàn quan tâm xây dựng đội ngũ lãnh đạo trẻ; xây dựng chiến lược xuyên xuốt, có giá trị lý luận; tiếp tục chọn cho mình những việc khó, giương cao ngọn cờ để quy tụ nhân tài, đoàn kết mọi người hướng đến mục tiêu phụng sự đất nước và nhân dân.
|
Bộ trưởng gửi lời chúc năm mới đến lãnh đạo, cán bộ và người lao động trong Tập đoàn Viettel. |
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh Viettel cần nêu cao những giá trị văn hóa cốt lõi của Tập đoàn vì đó như là sợi dây giữ cho con diều không bị bay chệch hướng. Nhân dịp xuân về, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi lời chúc năm mới tốt đẹp nhất đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ và người lao động trong Tập đoàn.
Cũng trong sáng nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Huy Dũng đã đi chúc Tết CBCNVC Cục Bưu điện Trung ương và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), đồng thời thăm hỏi động viên anh em ứng trực dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
|
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chúc Tết CBCNVC Cục Bưu điện Trung ương. |
|
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng thăm và chúc Tết tại Trung tâm Internet Việt Nam. |
Đức Huy
Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị tổng kết 2021 và triển khai nhiệm vụ 2022
VietNamNet xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị tổng kết 2021 và triển khai nhiệm vụ 2022 chiều ngày 22/12/2021 của Bộ TT&TT.
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc Tết một số đơn vị"/>
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thăm và chúc Tết một số đơn vị