Theo nhà sáng lập Trung Võ, nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Mong muốn đem khoa học, công nghệ ứng dụng vào trong nông nghiệp, Clever Mushroom đã ra đời với mô hình kinh doanh từ cổng trang trại đến tận nhà người tiêu dùng.
Điểm đặc biệt của Clever Mushroom là việc đưa công nghệ thông minh vào trong các nông trại để tối ưu hóa quy trình trồng nấm. Thậm chí nhờ công nghệ, startup này giúp người nông dân “không cần biết cách trồng nấm mà vẫn có thể sản xuất và giao cho khách hàng”.
“Những gì bạn cần có là một chiếc chai để trồng nấm giống như chúng tôi. Sử dụng điện thoại di động, tải ứng dụng của chúng tôi và quét mã QR. Thiết bị thông minh của chúng tôi có thể hiểu được loại nấm bạn muốn trồng. Không cần phải làm gì khác, sau 5 ngày, bạn có thể thưởng thức món nấm của mình”, nhà sáng lập Trung Võ nói.
Giới thiệu chi tiết hơn về thế mạnh công nghệ, CTO (Giám đốc Công nghệ) Khuyên Nguyễn cho biết, các trang trại thông minh hiện nay thường được trang bị các cảm biến để đo độ ẩm, ánh sáng, nhưng lại gặp hạn chế về việc phân tích sau khi thu thập các dữ liệu.
Giải pháp của Clever Mushroom bao gồm cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường phòng trồng nấm, camera thông minh ghi lại hình ảnh để phân tích dữ liệu trên điện toán đám mây, từ đó xây dựng ra các mô hình điều khiển sự phát triển của nấm tối ưu nhất.
Nguồn lực lớn nhất của startup chính là dữ liệu thu thập được khi người dùng ứng dụng thiết bị vào phòng trồng nấm. Từ những dữ liệu này, Clever Mushroom sẽ xử lý và phát triển giải pháp trên điện toán đám mây.
“Thiết bị của chúng tôi có thể tự động ra quyết định. Người nông dân không cần biết khi nào phải bật độ ẩm lên, khi nào bật đèn, khi nào phải tắt, bật quạt thông gió,…, tất cả mọi việc đều được thực hiện tự động”, CEO của Clever Mushroom diễn giải.
Chia sẻ về tình hình kinh doanh, hai nhà sáng lập cho biết, việc thuyết phục các chủ trang trại sử dụng giải pháp này hiện gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết người nông dân không hiểu về công nghệ. Chính vì thế, Clever Mushroom đã xây dựng một nông trại mẫu tại Australia để thị phạm về hiệu quả của mô hình trồng nấm thông minh.
Từ việc xây dựng dữ liệu để phát triển mô hình trồng nấm dựa trên AI ban đầu, Clever Mushroom sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác trong tương lai. “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp giải pháp công nghệ cho người nông dân thay vì cạnh tranh với họ”, nhà sáng lập Trung Võ của Clever Mushroom cho biết.
Sau quá trình đàm phán và thuyết phục các “cá mập” của chương trình Shark Tank, hai nhà sáng lập Clever Mushroom đã kêu gọi được Shark Hùng Anh đầu tư 300.000 USD đổi lấy 15% cổ phần, kèm theo đó là 6,5% cổ phần cố vấn.
Thương vụ gọi vốn của Clever Mushroom khép lại thành công, đồng thời mở ra kỳ vọng đưa giải pháp công nghệ trồng nấm thông minh do người Việt phát triển ra thế giới.
Bất chấp thời tiết băng giá, Tổng thống Nga Putin đã ngâm mình trong một hồ bơi ở ngoại ô Moscow để đánh dấu lễ Hiển linh, một trong những ngày lễ chính của Cơ đốc giáo.
" alt=""/>Putin đích thân chỉ rõ sơ hở của video tố có lâu đài tỷ đôTheo Ban tổ chức, VCA 2024 đã có nhiều đổi mới về thể lệ và có thêm hạng mục “Nhà sáng tạo nội dung số truyền cảm hứng”. Hạng mục mới này được xem xét, lựa chọn căn cứ vào số lượt bình chọn của cộng đồng kết hợp với các tiêu chí của giải thưởng. Bên cạnh đó, giải thưởng VCA năm nay cũng mở rộng hình thức thể hiện cho 2 hạng mục “Video/phim ngắn xuất sắc” và “Video/phim hoạt hình xuất sắc” để các nhà sáng tạo có thêm cơ hội dự giải.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo cho hay: “Hồ sơ tham gia giải thưởng năm nay có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Chúng tôi thấy được sự sáng tạo, lòng đam mê với mỗi đề tài các tác giả theo đuổi”.
Còn theo Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo giải thưởng, VCA 2024 ghi nhận nhiều sản phẩm chất lượng cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Cũng vì thế, Hội đồng Chung khảo đã phải trao đổi kỹ lưỡng để có thể chọn ra các tác phẩm, tác giả xứng đáng nhất.
Đáng chú ý, VCA 2024 nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của lĩnh vực hoạt hình khi số lượng hồ sơ cho các hạng mục này chiếm đến gần 30% trên tổng số 300 hồ sơ dự thi.
Từ kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực hoạt hình, bà Phạm Thị Thanh Hà, Trưởng phòng biên kịch Hãng phim Hoạt hình Việt Nam chia sẻ: “Tôi rất bất ngờ khi năm nay có nhiều nhà biên kịch hoạt hình tham gia và có chất lượng rất tốt, kịch bản phim ngắn hay phim điện ảnh đều ấn tượng. Ngoài ra, cũng có một lượng lớn bộ nhân vật hoạt hình tham gia dự thi. Điều đó chứng tỏ hoạt hình đang ngày càng phát triển, đi sâu vào cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung số”.
Tại lễ trao giải vào chiều 27/9, Ban tổ chức đã công bố 12 tổ chức, cá nhân được vinh danh ở 8 hạng mục của giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam 2024. Đây là những cá nhân, đơn vị xuất sắc có sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Cụ thể, ở hạng mục “Phim hoạt hình xuất sắc”, phim “Cá chép của ông Táo” Công ty TNHH Alpha Studio Việt Nam đạt giải “Video/Phim hoạt hình xuất sắc”; 2 tác giả Bùi Quốc Khánh với tác phẩm “Mật mã cảm xúc” và Đinh Phương Ngọc với tác phẩm “Len” giành giải “Kịch bản phim hoạt hình xuất sắc”; và “Monkey YoYo” của Shanghai Leadjoy Culture Communication Co., Ltd. được vinh danh “Bộ nhân vật hoạt hình xuất sắc”.
Ở hạng mục “Video ngắn xuất sắc”, tác phẩm đạt giải thưởng VCA 2024 là “Chạm mặt người nguyên thuỷ trong rừng Amazon” của tác giả Phan Thanh Quốc.
Trong khi đó, phim “Trụ cột mà, sao dám mệt - BOSS Cà Phê” của MAY Production đã xuất sắc giành giải hạng mục “Video/Phim quảng cáo xuất sắc”.
Với hạng mục “Sản phẩm nội dung số lĩnh vực giáo dục xuất sắc”, giải thưởng VCA năm nay vinh danh Thư viện trường Đại học VinUni, với việc xây dựng cẩm nang số sử dụng trí tuệ nhân tạo – AI tạo sinh hỗ trợ sinh viên phát triển nghề nghiệp.
Cùng với đó, giải thưởng “Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc” đã được trao cho Shanghai Leadjoy Culture Communication Co., Ltd. Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT được vinh danh là “Nhà sáng tạo nội dung số vì cộng đồng”.
Chủ sở hữu kênh Lão Nông Vlog Nguyễn Văn Lưu giành giải “Nhà sáng tạo nội dung số triển vọng”; còn chủ nhân của hạng mục giải thưởng “Nhà sáng tạo nội dung số truyền cảm hứng” là Đức Tùng Official và Vietales - Chuyện người Việt kể.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao chứng nhận cho 29 tổ chức, cá nhân được đề cử vào vòng Chung khảo của giải thưởng Sáng tạo nội dung số năm nay.