Nhớ lại những ngày căng mình thi công Trung tâm Hồi sức tích cực tại Bắc Giang và Bắc Ninh - hai tâm dịch phức tạp bậc nhất miền Bắc hồi đầu tháng 6, anh Phạm Hoàng Tuấn - Trưởng Ban quản lý xây dựng Vùng Thủ đô (Tập đoàn Sun Group) vẫn còn nhớ rõ cảm xúc áp lực và căng thẳng khi nhận nhiệm vụ…
Dẫu đã có kinh nghiệm từ đợt thi công bệnh viện dã chiến (BVDC) tại Hải Dương, song anh Tuấn vẫn “toát mồ hôi” khi tìm kiếm công nhân và thu mua nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho 2 trung tâm này. “So với Bắc Giang, thi công ICU ở Bắc Ninh còn khó khăn hơn nhiều trong việc tìm kiếm nhân công. Ban quản lý dự án của tỉnh phải đưa ô tô đi đón từng công nhân về làm. Có khi đi 5-6 địa điểm, mỗi điểm chỉ mời được một người về làm. Các cửa hàng vật tư vật liệu xây dựng trong tỉnh cũng đóng cửa hết, chúng tôi buộc phải chuyển vật liệu từ Hà Nội về…”- anh Tuấn cho biết.
![]() |
Tuy nhiên, tìm được công nhân chưa đủ, làm sao để họ gạt qua nỗi sợ khi nguy cơ dịch bệnh xuất hiện khắp nơi, lại là một câu chuyện dài khác. “Khi làm ICU ở Bắc Giang, trước khi chúng tôi xuống thi công chỉ 12 tiếng đồng hồ, các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị ở khu nhà 3 tầng của Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang mới được chuyển đi chỗ khác. Tuy mặt bằng đã được phun khử khuẩn, song công nhân vẫn rất sợ, không dám vào làm việc. Chúng tôi vừa phải thuyết phục, vừa mặc quần áo bảo hộ, xung phong bước vào khu vực đó làm việc để tạo tâm lý an tâm cho công nhân…”- anh Tuấn nhớ lại.
Ngày nào cũng làm từ 6h sáng đến 12h đêm để đảm bảo tiến độ đặt ra (5 ngày với ICU Bắc Giang và 7 ngày với ICU Bắc Ninh), anh Tuấn cùng đội ngũ thi công đã kịp thời giúp hai tâm dịch tăng cường điều trị cho bệnh nhân nặng. Khoảnh khắc ICU đón những bệnh nhân đầu tiên vào điều trị, những người làm công trình như anh Tuấn vỡ òa hạnh phúc. “Bệnh nhân được đưa vào trung tâm nghĩa là bệnh tình rất nặng rồi. Lúc đấy, chúng tôi chỉ hỏi nhau là máy móc có trục trặc gì không? Và rồi cảm thấy như mình đã góp phần mang tới cơ hội được cứu sống cho bệnh nhân, sung sướng lắm” - anh Tuấn bày tỏ.
![]() |
Chung tay chống dịch, đâu kể tư nhân, nhà nước
“Thời điểm nhận nhiệm vụ đón người từ vùng dịch trở về, trong tôi không còn sự phân định giữa "người tư nhân" hay "người nhà nước". Tôi nhận một nhiệm vụ mà đất nước giao cho mình, và lúc đó tôi chỉ còn là "người Việt Nam". Những cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Sun Group đang làm việc tại sân bay Vân Đồn hẳn cũng đã nghĩ như thế…” - chia sẻ tận đáy lòng của ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc Sân bay quốc tế Vân Đồn khi nói về những chuyến bay đầu tiên giải cứu đồng bào từ vùng dịch về nước vào năm 2020.
Tính đến nay, sau gần 2 năm dịch bệnh tấn công nước ta, sân bay Vân Đồn của Sun Group đã đón hơn 200 chuyến bay giải cứu, đưa hơn 40.000 người Việt hồi hương và chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc.
Đón các chuyến bay giải cứu hay thi công BVDC hoặc trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng (ICU) xưa nay vốn không phải là nhiệm vụ dành cho các doanh nghiệp tư nhân như Sun Group. Song việc thực hiện những nhiệm vụ này với tiến độ và cả sự chuyên nghiệp ngoài mong đợi đã cho thấy vai trò đáng tự hào của khối kinh tế tư nhân trong giai đoạn dịch bệnh.
Danh sách Top 30 doanh nghiệp hào phóng trong đại dịch mà tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố đã cho thấy, kinh tế tư nhân đang dẫn dắt và đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động ủng hộ Chính phủ và các địa phương chống dịch. Trong đó, đứng đầu là Vingroup với 2.287 tỉ đồng, tiếp đó là Vạn Thịnh Phát (2000 tỷ đồng) và thứ 3 là Sun Group (510 tỷ đồng). Số liệu được tính đến ngày 24/6/2021. Còn thực tế, tính đến 12/7/2021, con số đóng góp cho phòng chống dịch Covid-19 của Sun Group đã lên tới 621 tỷ đồng.
Thực tế, các doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Như với Sun Group, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, các hoạt động kinh doanh gần như tê liệt. Nhưng từ đầu mùa dịch tới nay, cái tên Sun Group xuất hiện ở hầu hết các tâm dịch trên cả nước, với nhiều hình thức hỗ trợ. Từ tiền mặt đến kit xét nghiệm, đồ bảo hộ, rồi xây dựng BVDC tại Đà Nẵng và Hải Dương, tài trợ và trực tiếp thi công các ICU tại Bắc Giang, Bắc Ninh. Mới đây nhất, Sun Group đã tài trợ hệ thống trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19… cho Hà Tĩnh, Hưng Yên và đóng góp liên tục cho các Quỹ vắc xin phòng Covid-19 của Chính phủ cũng như các tỉnh thành.
![]() |
Khi được hỏi điều gì khiến Sun Group đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác phòng chống Covid-19 hai năm qua như thế, câu trả lời của ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT tập đoàn này chỉ đơn giản là: “Ở thời điểm này, hỗ trợ đất nước và các địa phương phòng chống dịch cũng là cách để doanh nghiệp tự cứu mình. Và với chúng tôi, được chung tay cùng đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào”.
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 40% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Trên tuyến đầu phát triển kinh tế, từ năm 2017 đến nay, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô, tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế nước ta. Còn trên tuyến đầu chống dịch, mới đây, theo công bố của Bộ Tài chính, nguồn tiền để dành mua vắc xin đã có khoảng 22.000 tỷ đồng. Hơn 8.000 tỷ đồng trong số đó là do người dân, doanh nghiệp đóng góp và nhiều nhất vẫn là khối doanh nghiệp tư nhân với những cái tên như Sun Group, Vingroup, Vạn Thịnh Phát… Những con số đó đủ để minh chứng cho vai trò “xung kích” của những doanh nghiệp “sếu đầu đàn”, trong cả sự phát triển cũng như hành trình vượt khó của đất nước ở giai đoạn dịch bệnh.
Doãn Phong
" alt=""/>Doanh nghiệp tư nhânDừng hoạt động kinh doanh nhiều dịch vụ không thiết yếu
TP. Bắc Kạn tạm dừng các hoạt động hoạt động đông trên 20 người trong 1 phòng, 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các điểm công cộng.
Dừng triệt để các lễ nghi tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, dừng mọi hoạt động thể thao, giải trí tại nơi công cộng.
Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại TP. Bắc Kạn như cửa hàng điện thoại di động, gội đầu, masage, kinh doanh karaoke, internet công cộng, cơ sở dạy thể thao đông người, lớp dạy thêm học thêm, trung tâm ngoại ngữ.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP. Bắc Kạn được duy trì hoạt động nhưng tuyệt đối không phục vụ tại chỗ; chỉ bán mang về và tuân thủ khoảng cách - khẩu trang - khử khuẩn.
![]() |
Khu cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn. |
TP. Bắc Kạn cũng hạn chế phương tiện vận chuyển hành khách công cộng đi và đến Thành phố.
Tỉnh Bắc Kạn đồng thời chỉ đạo triển khai xét nghiệm trên diện rộng để kịp thời phát hiện, xét nghiệm, điều trị, truy vết; Triển khai các ứng dụng khai báo y tế, giám sát cách ly và các biện pháp truy vết trên địa bàn TP. Bắc Kạn.
Phát hiện 1 ca dương tính SARS-COV-2 tại TP. Bắc Kạn
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế, ngày 17/7/2021, tỉnh Bắc Kạn phát hiện 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rut SARS-COV-2 có địa chỉ tại tổ 2, phường Phùng Chí Kiên, TP. Bắc Kạn.
Bệnh nhân là bà Đ.T.H (sinh năm 1987), nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hồi 8h ngày 19/6. Bà H đã thực hiện cách ly tập trung 21 ngày tại tỉnh Thái Bình, 4 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính với vi rút SARS-COV-2. Ngày 10/7, bà H. về Bắc Kạn và tự cách ly tại nhà 7 ngày. Ngày 16/7, bà H. được lấy mẫu xét nghiệm, đến ngày 17/7, có kết quả dương tính với vi rút SARS-COV-2. Hiện tại, người bệnh có sức khỏe bình thường, không sốt, ho, khó thở.
Hiện lực lượng an ninh và nhân viên y tế đang tiếp tục truy vết, đưa các trường hợp tiếp xúc gần (F1) vào khu cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương lập chốt kiểm dịch tại nơi cư trú của bệnh nhân và phong tỏa diện hẹp khu vực F0 từng ghé qua trong 7 ngày qua.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP. Bắc Kạn cùng ngày 17/7, Chủ tịch UBND Thành phố Dương Hữu Bường chỉ đạo: Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg tại khu vực khu dân cư F0 sinh sống. Yêu cầu người dân trên địa bàn thành phố thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg.
Theo đó, TP. Bắc Kạn dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng; dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo; dừng mọi hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Minh Ngọc
" alt=""/>TP. Bắc Kạn giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15Ảnh hưởng từ các ngôi sao trên mạng
Theo Chicago Tribune, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong phổ biến văn hóa làm đẹp bằng dao kéo.
97% bác sĩ được khảo sát cho biết những người nổi tiếng có tác động lớn đến quyết định phẫu thuật thẩm mỹ của những bệnh nhân tìm đến họ. Không ít người chọn thẩm mỹ để có nét đẹp "theo trend" như môi mọng, mắt to, mũi cao, cằm V-line giống ngôi sao trên mạng.
Trước đây, phẫu thuật thẩm mỹ là điều cấm kỵ, đáng xấu hổ và những người từng thực hiện luôn cố gắng che giấu, phủ nhận những nét đẹp "nhân tạo" của mình. Tuy nhiên, công chúng ngày càng cởi mở hơn với chuyện thẩm mỹ, coi đó là điều bình thường và là quyền cá nhân.
"Phẫu thuật thẩm mỹ không còn là điều cấm kỵ nữa", Gregory Wiener, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Chicago, nói.
Goretti Ho Taghva (bác sĩ thẩm mỹ tại quận Cam, Mỹ) cho Allurebiết vài năm trước, cô nhận thấy nhiều khách hàng người châu Á bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng nên muốn sở hữu "nét nổi bật" như mắt hai mí, sống mũi cao, trán đầy.
Taghva đặc biệt không thoải mái với những kỳ vọng của bệnh nhân khi họ yêu cầu có được nét đẹp hoàn hảo phi thực tế như những bức hình người nổi tiếng đã qua nhiều lớp chỉnh sửa, được đăng lên mạng xã hội.
"Các app chỉnh ảnh như Meitu đã khiến nét đẹp lý tưởng trở nên bất khả thi. Điều tôi lo lắng nhất là các bệnh nhân thiếu tự tin về vẻ ngoài của bản thân song cũng đặt ra những kỳ vọng không thực tế".
Christine Chiu, vợ của bác sĩ thẩm mỹ chuyên làm đẹp cho các ngôi sao lớn ở Hollywood và là người đồng sáng lập Beverly Hills Plastic Surgery, nói rằng các khách hàng của viện thẩm mỹ cũng đưa ra những yêu cầu phi thực tế. Nhiều người muốn có gương mặt trông như nhân vật phim hoạt hình với đôi mắt lớn và làn da mờ ảo.
![]() |
Nhiều người có vẻ ngoài nổi bật vẫn phẫu thuật thẩm mỹ để theo kịp xu hướng. Ảnh: @missellie_o, Christine Chiu. |
Kylie Jenner là một trong những người nổi tiếng đầu tiên gây ảnh hưởng đến văn hóa thẩm mỹ khi thừa nhận bơm môi và lặp lại điều đó như thói quen. Trên Instagram, ngày càng nhiều người nổi tiếng khoe ảnh chụp với đôi môi căng mọng hay bức hình đang ngồi trong phòng khám để tư vấn liệu pháp thẩm mỹ.
"Rich girl face" (khuôn mặt của cô nàng giàu có) là xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ năm 2019. Nhiều cô gái chọn làm đẹp bằng tiêm filler, peel da để trẻ hóa và tiêm botox.
Bác sĩ thẩm mỹ Dirk Kremer (Harley Street, Anh) cho biết nhiều phụ nữ yêu cầu ông giúp họ có được "khuôn mặt cô nàng giàu có" như Kylie Jenner để khoe hình sang chảnh lên mạng.
"Không giống thế hệ trước, những cô gái trẻ ngày nay không giấu giếm việc tiêm chất làm đầy hay dùng thủ thuật thẩm mỹ. Họ coi đôi môi căng mọng và gò má căng phồng là niềm tự hào".
Edward S. Kwak, bác sĩ thẩm mỹ làm việc tại New York (Mỹ), chuyên phẫu thuật mũi cho các bệnh nhân người châu Á. Ông cũng cho rằng các xu hướng làm đẹp bị ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông.
"Nhiều người chỉ yêu cầu sửa một nét nào đó theo xu hướng hơn là cố gắng tạo ra sự cân bằng và hài hòa. Trên phương tiện truyền thông, nhiều người bắt gặp hình ảnh của những ngôi sao họ thấy hấp dẫn hoặc ngưỡng mộ làm phẫu thuật. Nếu thấy những người xung quanh cũng theo trào lưu, họ sẽ muốn thử".
Theo Zing
Phụ nữ Trung Quốc ngày nay không còn dừng lại ở các thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ trên gương mặt. Các dịch vụ thức thời nhất là gọt bắp chân, tái tạo vùng kín...
" alt=""/>Vì sao các cô gái đẹp vẫn đánh cược tính mạng để phẫu thuật thẩm mỹ