Em Trần Xuân Phong lớp 9/2 trường THCS Nguyễn Hiền, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vượt qua 70 vạn thí sinh cả nước, giành ngôi Quán quân cuộc thi Chinh Phục Vũ Môn toàn quốc lần thứ II - năm học 2015-2016.
|
Đ/c Nguyễn Long Hải – Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương và ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến (Egame) trao giải tập thể cho các đơn vị có thành tích xuất sắc khi tham gia cuộc thi Chinh Phục Vũ Môn toàn quốc. |
Hai em Lê Võ Khánh Duy - lớp 9/2, THCS Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre và em Nguyễn Lê Gia Thịnh - Lớp 8A1, THCS Lê Quý Đôn, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang giành ngôi Á quân.

|
Đ/c Nguyễn Vinh hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đ/c Nguyễn Long Hải - Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương trao bằng khen của Bộ GD & ĐT và bằng khen của TW Đoàn cho 6 thí sinh xuất sắc tại vòng chung kết |
Ba em Nguyễn Duy Bảo - Lớp 8A1, THCS Nguyễn Trãi, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, em Nguyễn Hữu Tình - lớp 9A1, THCS Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và em Phạm Hoàng Anh - Lớp 9E, trường THCS Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đạt giải Ba.

|
Đ/c Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đ/c Nguyễn Minh Hồng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải 3 cho 3 thí sinh tại vòng chung kết |
Lễ trao giải cuộc thi Chinh Phục Vũ Môn (CPVM) toàn quốc lần thứ II - năm học 2015-2016 diễn ra ngày 27/4/2016, do Bộ GD&ĐT, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TW và Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến (Egame) phối hợp tổ chức.

|
Ông Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến (Egame) phát biểu tại buổi lễ. |
Tiếp nối thành công của cuộc thi CPVM mùa đầu tiên, sau hơn 7 tháng triển khai dưới hình thức thi online trên website http://chinhphucvumon.vn/, cuộc thi CPVM mùa thứ II đã được triển khai sâu rộng tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với sự tham gia của 700.000 em thiếu nhi từ 10.000 trường THCS, tăng gấp 3 lần so với mùa I.

|
Đ/c Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đ/c Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam trao giải nhất cho em Trần Xuân Phong, lớp 9/2, THCS Nguyễn Hiền, Thăng Bình, Quảng Nam. |
Bước sang mùa II, BTC đã kịp thời thay đổi, điều chỉnh thể lệ và cách thức tham gia cuộc thi cho phù hợp, tạo tính công bằng, vui tươi, hấp dẫn hơn trong thi đấu như: Tăng số lượng câu hỏi về kiến thức xã hội đời sống lên 70%, sắp xếp thời gian nghỉ giữa các tuần thi vòng trường để các thí sinh ôn luyện kiến thức, xem lại bài vở, luyện thi thả ga hay xem video bài giảng để tích lũy điểm IQ, tăng thêm cơ hội tranh tài tại vòng thi tỉnh và toàn quốc cho thí sinh,…
Trước đó, sau những cuộc rượt đuổi tri thức đầy gay cấn, vượt qua 700.000 thí sinh trên cả nước, 78 thiếu nhi xuất sắc nhất đã hội tụ về Hà Nội tham gia vòng chung kết toàn quốc để tranh tài cho ngôi vô địch vào ngày 26/4/2016.
Nhận xét về cuộc thi năm nay, ông Nguyễn Long Hải - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư cho biết: “Cuộc thi năm nay đạt số lượng thí sinh đăng ký tăng gấp 3 lần so với năm ngoái, từ hơn 230.000 của mùa I cho tới 700.000 thí sinh đăng ký của mùa II. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy CPVM ngày càng đúng tâm lý và khích lệ niềm đam mê ham học hỏi từ phía các em HS”.
Chinh Phục Vũ Môn là cuộc thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Công ty Cổ phần Trò chơi Giáo dục Trực tuyến (Egame) phối hợp tổ chức từ ngày 19/9/2015 với mục đích tạo ra môi trường học tập, tìm hiểu kiến thức lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho thiếu nhi, HS, giúp các em bám sát khung chương trình đổi mới sách giáo khoa đồng thời tạo cơ hội cho các em được khẳng định mình, được thể hiện ý tưởng, trí tuệ, phương pháp học tập mới thông qua trò chơi giáo dục trực tuyến. Nhiều nhà giáo dục, phụ huynh HS cho rằng đây là một sân chơi đặc biệt, bổ ích khi kết hợp hài hoà, logic mà hấp dẫn giữa hai yếu tố tưởng chừng khó tiệm cận nhau: giáo dục khô khan và tính giải trí. Ông Phạm Ngọc Thập - Phó Tổng giám đốc Egame nói: “Qua CPVM, chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng nếu phát triển trò chơi giáo dục theo đúng hướng, chúng ta có thể tạo ra một môi trường số thật sự lành mạnh, bổ ích và lý thú cho con em mình. Egame đã dành rất nhiều thời gian khảo sát, nghiên cứu tâm sinh lý của HS và Chinh CPVM là sản phẩm chúng tôi tâm đắc nhất bởi ngoài việc giúp các con giải trí lành mạnh, CPVM còn lồng ghép các yếu tố giáo dục với những video bài giảng hấp dẫn, chuẩn mực và hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm phong phú. Điều này giúp khơi dậy hứng thú học tập của các em”. |
Tú Uyên" alt="Học sinh Quảng Nam vô địch CPVM 2016"/>
Học sinh Quảng Nam vô địch CPVM 2016

- Anh Nguyễn Quang Thạch, khởi xướng Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam - người gần 20 năm đeo đuổi đưa sách về nông thôn, đã đi bộ 2.600 km để khuyến đọc và kêu gọi toàn xã hội cũng như nhà nước đưa sách về nông thôn.Từ hiệu ứng của những việc anh Thạch đã làm, tới cuối năm 2015, Bộ GD-ĐT đã có văn bản nhân rộng tủ sách phụ huynh đến từng lớp học. Tuy nhiên, anh Thạch lo ngại rằng việc triển khai đang được các địa phương thực hiện quá chậm chạp.
 |
Một tủ sách phụ huynh ở Thanh Hà, Hải Dương (Anh Nguyễn Quang Thạch đứng ngoài cùng bên trái) |
Nhà trường không biết “khóc”, cha mẹ nào “cho bú”
Như nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói, “Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh…”. Cổng trường - ngành giáo dục đã mở, còn các lực lượng xã hội đã tham gia được tới đâu, theo anh?
- Sau khi hiệu quả của Tủ sách Phụ huynhđặt tại lớp học được thực chứng trên quy mô cấp tỉnh, chiến lược của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam là vận động chính sách đến cấp Bộ GD-ĐT để tạo lượng cầu làm tủ sách đến từng lớp học trên toàn quốc. Bộ GD-ĐT đã có chủ trương rõ ràng, nhưng cấp trường học chưa thực sự hành động kêu gọi thì rất khó nối kết các nguồn lực dân sự gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh.
Như cha ông đã nói “Con khóc thì mẹ mới cho bú”,nhà trường là đứa con được bao bọc và nuôi dưỡng của xã hội, mà không biết “khóc” thì khu vực dân sự cũng không biết để hỗ trợ.
Một ví dụ là UBND tỉnh Nam Định và Sở GD-ĐT tỉnh đã biết “khóc” và kêu gọi toàn dân, kêu gọi doanh nhân, trí thức, công chức xa quê cùng tỉnh và ngành giáo dục đưa sách đến từng lớp học. Chỉ trong vòng một tháng, họ đã kêu gọi được cả ngàn tủ sách, mang lại lợi ích cho hơn 30.000 học sinh. Kế hoạch là đến năm 2017, tất cả các lớp học từ mầm non đến cấp 3 của tỉnh Nam Định sẽ có tủ sách với con số dự kiến là 12.662 tủ.
Một điều cũng đáng mừng là số người gốc nông thôn liên lạc hỏi tôi cách đưa sách về lớp học ngày càng tăng. Quỹ trái tim Đại Việt hỗ trợ nhân viên đưa sách về trường, lớp cũ của họ với khoảng 120 tủ sách/ năm.
 |
Tặng sách cho một cậu bé khuyết tật ở nông thôn |
Theo anh, căn nguyên sâu xa của việc vận hành mà theo anh là chậm, của cả phía giáo dục ở địa phương lẫn phía các lực lượng xã hội, là gì?
- Sự chậm trễ nội ngành giáo dục có nguyên nhân sâu xa là xã hội Việt Nam chưa bao giờ có văn hóa đọc trên quy mô rộng lớn.
Chính nhiều lãnh đạo ngành giáo dục xuất thân ở nông thôn, từ nhỏ không có sách đọc, bởi vậy họ không thấu hiểu tầm quan trọng của sự đọc trong tuổi học trò, phản xạ có điều kiện về tầm quan trọng của sách chưa đủ lớn trong nhiều hiệu trưởng để thúc giục họ hành động vì sự đọc của học sinh.
Hơn nữa, người gần học sinh nhất trong trường học là giáo viên cùng chịu thảm trạng ít sách trong tuổi học trò, nên không nhiều người có thói quen đọc sách. Điều này dẫn đến việc họ thờ ơ với sự đọc của học sinh, thậm chí còn cản trở học sinh đọc.
Điều tệ hại hơn là thư viện ít sách và nhiều thủ thư yếu kém. Những thầy cô giáo vì sự đọc của học sinh cô đơn giữa đồng nghiệp của mình.
Khu vực dân sự cũng tương tự, sự học chỉ giới hạn ở sách giáo khoa và giáo trình của hầu hết các thành viên xã hội. Và việc thiếu cơ hội tiếp cận sách từ nhỏ đã không làm cho nhiều người đủ nhạy cảm để hành động vì sự đọc của con trẻ trên quy mô rộng lớn.
Anh mất 19 năm để có thể nhân rộng mô hình, vậy thì mới chỉ có 4 tháng để triển khai mà anh đã cho rằng chậm thì có phải là nôn nóng quá không?- Thực ra, tôi không nôn nóng, mà vô cùng lo ngại khi chuyển biến nội ngành giáo dục rất chậm. Mặc dầu Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo nhưng số tỉnh hành động quyết liệt như Nam Định còn quá ít.
Trong khi đó, vô số người ngoài ngành giáo dục, bao gồm cả trăm ngàn nông dân, người Việt trong và ngoài nước đã tạo ra hơn 6 nghìn tủ sách giúp 300 nghìn trẻ nông thôn có sách đọc, truyền thông đã cảnh báo rất nhiều và dày đặc trong 9 năm qua về thảm trạng thiếu sách, về bạo lực học đường…
Kể cả ngồi xe lăn, tôi vẫn sẽ xuyên Việt để trẻ nông thôn có sách
Năm 2015, anh đã thực hiện chuyến đi bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn để vận động Bộ GD-ĐT đưa tủ sách phụ huynh vào từng lớp học. Tới đầu năm nay, anh lại khởi động chuyến đi bộ từ Sài Gòn tới Cà Mau để kêu gọi các hiệu trưởng hiện thực hóa chính sách mà Bộ đã đưa ra. Tuy nhiên, được biết anh đã dừng chuyến đi bộ này vì lý do sức khỏe. Vậy đây là việc tạm dừng hay dừng hẳn, thưa anh? Điều này tác động như thế nào tới kế hoạch kêu gọi của anh?
- Mục tiêu của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namlà đến năm 2017, tất cả các lớp học nông thôn sẽ có tủ sách với con số ước tính là 300.000 tủ. Vì vậy mà tôi chưa thể dừng chân nếu năm 2017 chưa hoàn thành mục tiêu.
Khi cột sống ổn, tôi sẽ tiếp tục đi bộ ở nước ngoài, vừa kêu gọi sách cho trẻ em thế giới và kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của người Việt đối với 15 triệu trẻ em nông thôn. Nếu không đi bộ được nữa, tôi sẽ đi xe lăn xuyên Việt.
Tôi tin chắc rằng sự tận tâm và kiên trì, không những sẽ có sách cho hàng chục triệu trẻ em, mà còn tạo tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, cũng như đưa vào tiềm thức người Việt Nam rằng tri thức là tối quan trọng và phải tìm cách lan truyền nó bằng mọi giá và bền bỉ liên thế hệ, cho dù khó khăn đến đâu.
Trước mắt, trong lúc trị bệnh thì tôi sẽ viết thư kêu gọi 500 nghìn người Việt Nam chia sẻ trách nhiệm xã hội bằng cách góp 12 cuốn sách, tương đương 240 nghìn đồng/ năm, cho trẻ em nông thôn để chúng tôi nhân rộng tủ sách cùng với ngành giáo dục.
 |
Anh Thạch và những người ủng hộ trong chuyến xuyên Việt đầu năm 2015
|
Anh có kiến nghị gì để đẩy nhanh việc đưa các tủ sách vào tới mỗi lớp học?- Trước hết, Bộ GD-ĐT phải cử chuyên viên về các tỉnh phổ biến các nội dung của Công văn 6841 đến các giám đốc sở và trưởng phòng giáo dục trên toàn quốc. Từ đó, sở có văn bản chỉ đạo phòng giáo dục và phòng có văn bản chỉ đạo các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 thực hiện việc xã hội hóa tủ sách đến lớp học.
Song song, Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namsẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT phổ biến cách làm tủ sách cho các sở và phòng giáo dục trên toàn quốc. Phối hợp hành động giữa trục dọc nội ngành giáo dục và trục ngang dân sự để tạo sức mạnh tổng hợp là yếu tố tối quan trọng đẩy nhanh tiến trình lớp học có sách.
Ở các nước Tây Âu, trẻ em dành bình quân mỗi năm 12.000 phút để đọc sách, tương đương sức đọc 40 cuốn sách với độ dày 250 - 300 trang/ cuốn. Theo anh, Việt Nam cần làm thế nào để trẻ em đọc sách như trẻ Tây Âu?
- Trước hết, như tôi đã nói ở trên, bản thân nội ngành giáo dục là các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 cần phối hợp với cha mẹ học sinh và các nguồn lực xã hội để lớp học có sách. Sách gần học sinh, các em tự quản và được mượn đưa về nhà thì tiềm năng đọc được đánh thức tối đa.
Kế đến, Bộ GD-ĐT cần đưa ra tiết đọc sách vào chương trình học, cần đưa số sách tối thiểu mà học sinh đọc mỗi năm để đánh giá hoạt động thư viện. Chẳng hạn, phòng giáo dục huyện Thái Thụy, Thái Bình đang nỗ lực để mỗi học sinh đọc từ 15 - 20 cuốn sách ngoài sách giáo khoa/ năm.
Các đầu việc trên là khả thi và sẽ dần giúp trẻ em Việt Nam có năng lực đọc như trẻ em Tây Âu trong 10 năm tới.
Xin cảm ơn anh.
Ngân Anh thực hiện" alt="Nhà trường không biết “khóc”, sách đâu cho học sinh?"/>
Nhà trường không biết “khóc”, sách đâu cho học sinh?

 |
Y tá Viveki Kapoor. Ảnh: BBC |
Tôi là y tá phụ trách phòng chăm sóc tích cực (ICU) của khoa Covid tại một bệnh viên tư nhân ở New Delhi và giám sát công việc của 25 y tá khác. Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, nhiều nhân viên đã nghỉ việc. Họ nói rằng lương của chúng tôi quá thấp và không đáng để mạo hiểm.
Đợt lây nhiễm thứ hai đã dẫn đến tình trạng tăng vọt số bệnh nhân. Giống như tất cả các bệnh viện khác ở New Delhi, bệnh viện của chúng tôi cũng phải từ chối tiếp nhận nhiều bệnh nhân sau khi đã kín chỗ.
Khối lượng công việc của chúng tôi đã tăng gấp 5 lần. Tất cả các y tá hiện đang phải làm thêm giờ. Chúng tôi luôn đến đúng giờ, nhưng chúng tôi chưa bao giờ có thể về đúng giờ.
Tôi đã làm y tá được 22 năm và từng làm việc trong các đợt thảm họa trước kia với lượng lớn bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, nhưng chưa từng chứng kiến những gì khủng khiếp như đang xảy ra. Hiện, tôi rất mệt mỏi vào cuối ngày, đến mức tôi có thể ngủ ở bất kỳ đâu. Tôi thậm chí không cần một chiếc giường nữa.
Các bác sĩ vật lộn cứu bệnh nhân Covid-19 trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Ấn Độ. Nguồn: BBC
Điều dưỡng được mô tả là nghề cao quý nhất trên thế giới và chúng tôi được gọi là "chị" là có lý do. Các bệnh nhân coi chúng tôi như người trong gia đình.
Bất cứ khi nào một bệnh nhân mới nhập viện, y tá là người đầu tiên họ gặp và họ hình thành mối quan hệ đặc biệt với chúng tôi.
Những bệnh nhân đến viện sau khi mắc Covid rất sợ hãi, vì vậy chúng tôi luôn cố gắng động viên họ.
Tôi kể cho họ nghe câu chuyện về con sư tử và con nai. Tôi nói với họ rằng, một con nai chạy nhanh hơn, nhưng vẫn có thể bị con sư tử vồ được vì nó vấp ngã khi sợ hãi. Do đó, tôi khuyến các bệnh nhân của mình phải suy nghĩ tích cực vì nếu họ suy nghĩ tiêu cực, virus sẽ chiến thắng.
Trước đó, đôi khi bệnh nhân phàn nàn rằng, họ đã gọi y tá nhưng không ai đến gặp họ ngay lập tức. Song, bây giờ họ đang rất hợp tác. Họ có thể nhìn thấy chúng tôi đang làm việc rất vất vả. Đôi khi, họ thậm chí hỏi liệu chúng tôi đã được nghỉ dùng bữa trưa chưa hoặc mời chúng tôi uống chút nước hay trà.
Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều người lớn tuổi, nhưng giờ thực sự rất buồn khi chứng kiến những người trẻ tuổi, thậm chí mới 15 hoặc 17 tuổi phải nhập viện vì nhiễm virus.
Chúng tôi luôn cố gắng hết sức, cố gắng cứu bệnh nhân cho đến hơi thở cuối cùng.
 |
Viveki Kapoor và các đồng nghiệp đang phải làm việc quá giờ vì bệnh viện quá tải bệnh nhân. Ảnh: BBC |
Tôi cảm thấy rất vui khi một bệnh nhân hồi phục. Tôi cảm thấy mình có thể giúp đỡ mọi người và tất cả những nỗ lực của tôi đã được đền đáp.
Tuy nhiên, khi một bệnh nhân tử vong, tôi cảm thấy như bị nghiền nát. Tôi đặc biệt day dứt về cái chết của những người trẻ tuổi, nó khiến trái tim tôi tan nát mỗi khi một trong số họ không qua khỏi.
Gần đây, cha của một người bạn con gái tôi thiệt mạng vì dịch. Anh ấy còn trẻ. Tôi cảm thấy đau lòng, nhưng tôi có thể làm gì ngoài việc an ủi gia đình anh ấy?
Tuần trước, 25 bệnh nhân đã qua đời tại bệnh viện của tôi sau khi giảm áp suất oxy. Tôi cảm thấy vô cùng bất lực và tức giận.
Tôi luôn tự hào mình là một người Ấn Độ, nhưng tôi đau lòng khi chứng kiến những gì đang xảy ra ở đất nước này và tôi quy lỗi đó do các lãnh đạo của chúng tôi. Tất cả những gì họ quan tâm là chiến thắng các cuộc bầu cử.
 |
Số bệnh nhân tử vong vì dịch tăng mạnh khiến các lò hỏa táng hoạt động suốt ngày đêm mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Ảnh: BBC |
Covid-19 không chỉ biến công việc của tôi trở thành khoảng thời gian căng thẳng không ngừng mà còn kéo căng cuộc sống tại gia đình tôi.
Chồng tôi, một bác sĩ làm việc ở bệnh viện công, đã bị ốm 2 tuần qua, nên tôi đang phải xoay sở vừa đi làm vừa hoàn thành việc nhà, chăm sóc cả 3 đứa con.
Ngoài ra, tôi rất lo lắng vì mẹ tôi 90 tuổi, đang sống ở thị trấn Mathura đã có kết quả xét nghiêm dương tính với Covid-19. Mẹ tôi nhập viện ở đó và đã phải thở máy.
Song, bà đã bình phục và hiện đã trở về nhà. Hãy tưởng tượng một cụ già 90 tuổi đánh bại virus chết người? Tôi coi đó là nhờ chúa trời đã ban thưởng cho tất cả những việc làm tốt đẹp của tôi cũng như phước lành của các bệnh nhân.
Chính tình yêu thương của gia đình và những người hàng xóm đã giúp tôi vững bước. Họ nói, họ lo lắng cho tôi nhưng họ cũng hiểu những gì chúng tôi đang làm là quan trọng. Họ chia sẻ rằng: "Chúng tôi sợ mắc virus corona đến mức chúng tôi đã ngừng bước ra khỏi nhà, nhưng các bạn đang phải ra ngoài mỗi ngày để đối diện với nó".
Một người hàng xóm gần đây kể với tôi, trước đây cô thường thắp một ngọn đèn đất sét mỗi ngày vào lúc chạng vạng để cầu cho gia đình mình được sống lâu. Kể từ khi dịch bùng phát, cô ấy đã thắp thêm một ngọn đèn nữa để cầu cho tôi bình an. Và điều đó làm cho công việc và cuộc sống của tôi trở nên đáng giá.
Tuấn Anh

Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn Độ
Bức ảnh chụp người mẹ ngồi bất động cạnh xác con trai vừa tử vong vì Covid-19 trên xe kéo điện, ở giữa con phố đông đúc tại thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã gây chấn động dư luận.
" alt="Tâm sự gan ruột của y tá ở tâm dịch Covid"/>
Tâm sự gan ruột của y tá ở tâm dịch Covid


|
|
“Hãy miêu tả màu vàng cho một người mù” – yêu cầu của hãng Spirit Airlines
“Bạn chỉ còn một chiếc ghế duy nhất trên chuyến bay, nhưng bạn có 5 hành khách đang ở chế độ chờ: một người đàn ông mặc quân phục, một phụ nữ có thai, một phụ nữ có con nhỏ, một khách hàng VIP của Northwest Airlines, và một quý ông đang rất muốn lên chuyến bay để thăm người em đang ốm. Ai sẽ là người có được chiếc ghế trống, và tại sao?” – câu hỏi của hãng Northwest Airlines (hiện đã đổi tên thành Delta Airlines)
“Tôi là một hành khách từ chối đóng máy tính xách tay trước giờ cất cánh – bạn sẽ làm gì? Sau đó, bạn quay lại vẫn thấy tôi chưa tắt máy, bạn sẽ làm gì?” – câu hỏi của United Airlines
“Bạn đã từng phải phá vỡ một quy tắc chưa, và bạn làm thế vì lý do gì?” – câu hỏi của hãng JetBlue
“Tín hiệu cầu cứu quốc tế là gì?” – câu hỏi của US Airways
“Nếu bạn có thể ở bất cứ nơi đâu trên thế giới ngay lúc này, bạn sẽ ở đâu?” – câu hỏi của American Airlines
“Bạn sẽ làm gì nếu một hành khách nói với bạn rằng tro cốt của người thân họ đang đựng bên trong chiếc lọ mà họ đang cầm và họ không muốn đặt nó xuống dưới chỗ ngồi?” – câu hỏi của Alaska Airlines
“Hãy thuyết phục chúng tôi rằng bạn có thể chịu đựng được áp lực” – yêu cầu của Virgin America
“Hãy kể về một lần bạn trong một tình huống khẩn cấp và bạn đã làm thế nào để xử lý nó?” – câu hỏi của hãng Southwest Airlines
“Một đồng nghiệp đang gửi tin nhắn suốt lúc máy bay hạ cánh, bạn sẽ làm gì?” – câu hỏi của Alaska Airlines
“Bao nhiêu quả bóng rổ sẽ nhét vừa căn phòng này?” – câu hỏi của Delta Airlines
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
Xem thêm:
Gợi ý trả lời 9 câu phỏng vấn "quái chiêu" của các cao nhân" alt="Những câu hỏi khó hơn vào Harvard của tiếp viên hàng không"/>
Những câu hỏi khó hơn vào Harvard của tiếp viên hàng không