Tin tức bóng đá Việt Nam 11/3: Đình Trọng chưa hẹn ngày trở lại sân cỏ

Ngoại Hạng Anh 2025-02-01 22:57:40 662
ứcbóngđáViệtNamĐìnhTrọngchưahẹnngàytrởlạisâncỏgiai vo dich tay ban nha   Hoàng Ngọc - 11/03/2020 16:07  V-League
本文地址:http://member.tour-time.com/html/098a199059.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Lazio vs Fiorentina, 02h45 ngày 27/1: Bảo toàn trong Top 4

Bệnh nhân đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn khám với mong muốn giảm mỡ và da thừa vùng bụng, sáng 29/6. Các bác sĩ xét nghiệm tổng quát, thực hiện cận lâm sàng, khám tiền mê, hội chẩn trước phẫu thuật. Trưa cùng ngày, bệnh nhân được gây mê nội khí quản, phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn phần kết hợp hút mỡ bụng. Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được rút nội khí quản, chuyển sang Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ điều trị tiếp.

Hơn một ngày sau mổ, bệnh nhân than mệt, khó thở, diễn tiến nặng dần. Bệnh viện báo động đỏ, chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy bằng xe cứu thương. Sau khi can thiệp cấp cứu, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Ngày 3/7, đại diện Sở Y tế TP HCM đánh giá đây là sự cố y khoa nghiêm trọng. Bệnh nhân được Bệnh viện Chợ Rẫy kịp thời can thiệp, ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh viện Kangnam đã không báo cáo sự cố y khoa này theo quy định của Bộ Y tế.

Thanh tra Sở yêu cầu bệnh viện Kangnam ngưng hoạt động phẫu thuật, thủ thuật đối với bác sĩ thực hiện ca mổ cho bệnh nhân trên, đến khi có kết luận từ cơ quan chuyên môn. Bệnh viện rút kinh nghiệm về việc không báo cáo sự cố y khoa, họp phân tích nguyên nhân gốc rễ, các sai sót chuyên môn...

Sở Y tế đề nghị các bệnh viện bộ, ngành trên địa bàn thành phố thông tin kịp thời khi tiếp nhận các trường hợp sự cố y khoa do các đơn vị khác chuyển đến. Từ đó, Sở sẽ có giải pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nếu có.

Theo các bác sĩ thẩm mỹ, hút mỡ có thể gây sốc thuốc, sốc phản vệ, ngộ độc, thuyên tắc mỡ... thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Việc thuyên tắc mỡ xảy ra thường do quy trình hút mỡ diễn ra kéo dài, mạch máu tổn thương, các vi mạch giãn ra, các tế bào mỡ khi bị hút ngược vào lòng mạch, đi khắp cơ thể, nếu lên não gây đột quỵ, vào tim gây trụy tim, vào phổi gây phù và tử vong.

Hút mỡ bụng không phải tiểu phẫu mà được xếp vào nhóm phẫu thuật lớn. Thông thường, hút mỡ bụng phải được thực hiện ở bệnh viện có phòng mổ đạt chuẩn, có bác sĩ gây mê theo dõi và hỗ trợ, kiểm soát. Khách hàng trước khi hút mỡ bụng phải được kiểm tra sức khỏe tổng thể, xét nghiệm đầy đủ. Tuyệt đối không được thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ viện.

">

Người phụ nữ nguy kịch sau hút mỡ, tạo hình thành bụng

Nhà báo Vũ Hồng Thu vừa cho ra mắt cuốn sách Gáy mảnh hững hờ (NXB Văn học phối hợp cùng Liên Việt phát hành). 10 năm cầm bút viết truyện và chị đã từng ra mắt 4 cuốn sách: Trà, cà phê hay là em, Nude tình yêu, Môi đưa bão về, Gáy mảnh hững hờ với 55 truyện ngắn có nhiều đoạn tác giả viết vô cùng táo bạo.

{keywords}
Truyện của Võ Hồng Thu

Sự mẫn cảm đã khiến chị có những trang viết diễm tình đầy cám dỗ bạn đọc. Khi những truyện ngắn đã in báo, chị đưa lên facebook cá nhân, sự đồng cảm của bạn đọc cho chị tự tin rằng mình đang có độc giả. Và điều đó cũng khiến chị luôn cố gắng hơn, sau mỗi trang viết.

Với chị, tình yêu đẹp nhất khi nó có thể can đảm "sống" được trong chật hẹp, trần trụi và bộn bề của phố phường hiện đại. Trải qua 10 năm viết khá đều, chị vẫn trung thành với duy nhất một thể loại truyện tình yêu.

Truyện chị viết được nhận xét là viết về chuyện tình trần trụi như miêu tả một người thiếu nữ khỏa thân. Độc giả ban đầu rất có thể có cảm giác khó chịu khi bước vào những câu chuyện này, vì sự mệt mỏi, chán nản mơ hồ nào đó về cuộc đời. Bởi cảm giác vốn đã quá mệt mỏi giữa cuộc sống hiện đại này. Thế nhưng những câu chuyện ấy sẽ thuyết phục người đọc bằng những ấm áp, dịu ngọt ẩn sau.

Không có chuyện tô hồng hay né tránh bất kỳ điều gì, ngòi bút của nữ tác giả đã len lỏi vào tận những ngõ ngách sâu nhất của mỗi con người để giãi bày cái cách mà những người phụ nữ hiện đại yêu, hận và cuồng nhiệt với miên man cảm xúc và những đớn đau nhọc nhằn. Thế mạnh nhất của chị có lẽ là những miêu tả tâm lý tinh tế, tận cùng.

Võ Hồng Thu chia sẻ: "Tôi cho rằng giá trị nhất của những gì tôi viết là sự chia sẻ. Và mỗi người đều tìm thấy chút gì của mình trong đó. Dù bạn thất tình, bị bỏ rơi, hay single mom… bạn cũng không bao giờ cô độc. Đâu đó trong cuộc đời rộng lớn này vẫn có những xót xa, day dứt giùm cho bạn.

Từ rất lâu tôi đã nhận ra rằng mỗi một ngày thậm chí là một giờ chúng ta còn được sống với đầy đủ những cảm nhận về đời lấp lánh muôn màu thật đáng để nâng niu. Có lẽ nên sống thật sâu trong từng ngày, để sau này khỏi ân hận. 

Bạn đọc truyện của tôi mà thấy có sự thân gần là vì đó là những câu chuyện đi ra từ cuộc sống. Tôi yêu thích những cá tính nồng nhiệt. Truyện của tôi hình như cũng thiên vị những phụ nữ dám sống hết mình và có năng lực yêu người khác bằng những kỹ năng thuần thục, mọi lĩnh vực. Và tôi cũng muốn xây dựng những nhân vật nam như thế nhưng chưa được như mong muốn.

Sến, hẳn một số độc giả sẽ nhận xét thế khi đọc truyện tôi. Không sao, người ta sống mà không cần nhạy cảm, không còn biết mủi lòng, bay bổng, mơ mộng; toàn chai sạn và ráo hoảnh thì sống nghĩa gì?", tác giả Võ Hồng Thu chia sẻ.

{keywords}
Tác giả Võ Hồng Thu.

Khá nhiều truyện ngắn của Võ Hồng Thu được xây dựng từ nguyên mẫu nhưng nữ tác giả khẳng định mình chưa bao giờ bị chửi chứ đừng nói kiện. Bởi không có truyện ngắn nào của chị lấy toàn bộ chi tiết của một nhân vật. Võ Hồng Thu chia sẻ, nhà phê bình Văn Giá khuyên chị nên đi học một lớp viết truyện cho chuyên nghiệp nhưng tác giả nghĩ, viết truyện là bản năng của mình rồi.

"Hồi đầu tôi viết ngẫu nhiên. Truyện đầu tiên tôi viết cũng có nguyên mẫu. Khi truyện ra nguyên mẫu đòi chia nhuận bút. Bây giờ tôi viết dày dặn hơn, tả kỹ hơn. Còn về tốc độ tôi viết lúc nào cũng nhanh, kể cả viết báo", nữ tác giả chia sẻ.

Tình Lê

Những ngã rẽ của đời lính sau chiến tranh

Những ngã rẽ của đời lính sau chiến tranh

Có người ở lại quân ngũ, tiếp tục sứ mệnh của anh bộ đội cụ Hồ. Có người giải ngũ, trở về quê hương làm kinh tế hoặc tiếp tục sự nghiệp đèn sách. 

">

Tôi không bao giờ khuôn tôi là người viết văn chương sex

Nhận định, soi kèo Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1: Cơ hội cho Gà trống

Theo số liệu thuần túy về tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ ở nước ta hiện nay, mô tô và xe gắn máy 2 bánh vẫn chiếm tỷ lệ trên 60% trong thành phần phương tiện gây TNGT. Vì vậy có những người mới “vớ chân voi đã tưởng cột đình”, nên họ cho rằng “ô tô gây TNGT ít hơn mô tô, xe gắn máy”.

Song họ có biết đâu rằng nếu tính theo xác suất, tổng số những người lái xe ô tô/ tổng số mật độ xe ô tô lưu hành; so với tổng số những người điều khiển mô tô, xe máy/ tổng số mật độ (mô tô, xe gắn máy) lưu hành gây TNGT, thì hoàn toàn ngược lại.

Nói cụ thể dễ hiểu, những người lái xe ô tô gây TNGT nhiều hơn những người điều khiển mô tô, xe gắn máy (tính theo đầu phương tiện lưu hành-hoạt động).

Lý do cơ bàn là những người lái xe ô tô “sai 1 ly, đi 1 dặm”; vi phạm các lỗi: Tốc độ, đạp nhầm chân phanh sang chân ga, căn đường không chuẩn, không “đóng cua” khi lùi xe vào đường vòng (không ôm-bám bụng đường vòng), không chú ý quan sát khi tầm nhìn bị khuất…

{keywords}
Nhiều người Việt đã nghĩ ra cách dán giấy cảnh báo với các nội dung thú vị, hài hước để thông báo về trình độ "lái mới" (ảnh: Theo Giáo dục và Thời đại)

Những người mới biết lái xe ô tô, những người có “bằng lái xe ô tô, cất tủ” lâu ngày không thực hành lái xe, rất dễ mắc các lỗi nêu trên. Điều này đồng nghĩa, với những người đã học, thi-sát hạch lấy Giấy phép lái xe (ô tô) xong “cất tủ” cả năm mới thực hành “đánh xe” ra đường giao thông công cộng đôi lần, thì chưa thể dám chắc chắn họ không gây ra TNGT.

Thế nên, để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), họ cần phải lái xe ô tô thường xuyên, cần được bổ túc tay lái (trước khi 1 mình “đánh xe” ra đường giao thông công cộng. Và tốt nhất, chỉ khi nào chúng ta có ô tô, có nhu cầu lái xe ô tô thường xuyên, mới cần thiết đi học, thi sát hạch lấy giấy phép lái xe ô tô.

Tôi cho rằng, đối với những người lái xe ô tô từ 10.000 km an toàn trở lên, mới có thể nói: Lái xe ô tô an toàn và còn an toàn hơn những người điều khiển mô tô, xe gắn máy. Tất nhiên, an toàn phải hiểu không chỉ cho chính người lái xe, mà phải an toàn cho những người đi đường khác.

Theo tôi, với những người lái xe ô tô từ 10.000 km an toàn trở lên, họ mới bắt đầu có cảm giác thật thoải mái như “vừa ngồi chơi, vừa nghe hát” khi mở đài VOV hoặc HOV giao thông… Bởi vì họ đã có phản xạ có điều kiện khi thao tác lái xe, nên không thể có chuyện đạp nhầm chân phanh sang chân ga. Và họ biết phán đoán, xử lý chủ động, kịp thời các tình huống có thể xảy ra trên “tầng cây số” để bảo đảm ATGT.

Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)

Bạn có đồng tình với góc nhìn của độc giả trên? Bạn có chia sẻ và giải pháp ra sao về vấn đề bằng lái cất tủ? Hãy gửi bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?

Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.

">

Bằng lái cất tủ: Bao giờ có ô tô thì mới cần học lái xe

Liên quan tới vụ nữ sinh T. (15 tuổi, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tử vong trên đường tại khu vực TP Hà Tĩnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết nguyên nhân sự việc xuất phát từ vụ ẩu đả, hỗn chiến giữa nhiều thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 19. 

Theo đó, khuya 2/12, 7 thanh niên ở huyện Thạch Hà đi trên 3 xe máy tới khu vực TP Hà Tĩnh. Đi qua khu vực xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh), nhóm này xảy ra mâu thuẫn và rượt đuổi xe máy do Ngô Huy T. (15 tuổi) điều khiển chở theo nữ sinh T. và nam thanh niên B. 

Sau khi mất dấu Huy T., nhóm thanh niên về nhà lấy 2 thanh kiếm rồi đi lòng vòng các tuyến đường TP Hà Tĩnh truy tìm thiếu niên này. Tới đường Lê Hồng Phong, hai nhóm thanh niên chạm mặt, rượt đuổi và dùng vỏ chai bia ném vào nhau. Khi Huy T. tăng ga bỏ chạy, nữ sinh T. và thanh niên B. ngồi sau bị ngã, rơi xuống nền đường khiến nữ sinh T. tử vong còn B. bị thương vùng mặt, đang điều trị tại bệnh viện. 

Với hàng loạt diễn biến hành vi như trên, nhóm thanh niên có thể bị xử lý ra sao theo quy định của pháp luật? 

Dấu hiệu nhiều tội danh vụ nữ sinh 15 tuổi chết trên đường sau vụ loạn đả - 1

Hình ảnh hiện trường nơi nữ sinh T. tử vong (Ảnh cắt từ clip).

Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đánh giá hành vi của nhóm thanh niên thể hiện sự ngông cuồng, coi thường pháp luật, xem nhẹ sức khỏe, tính mạng của người khác và cần bị xử lý nghiêm nhằm tạo tính răn đe, ngăn chặn những hành vi tương tự có thể tái diễn trong xã hội. 

Dưới góc độ pháp lý, luật sư nhìn nhận có 2 khách thể đã bị xâm phạm trong sự việc trên, đó là an ninh trật tự xã hội và sức khỏe, tính mạng của nữ sinh T. Do đó, có thể xem xét, đánh giá dấu hiệu của 2 tội danh đối với sự việc này. 

Thứ nhất, với nhóm hành vi bao gồm sử dụng hung khí náo loạn các tuyến phố, rượt đuổi nhau trên đường hay cầm chai bia tấn công đối thủ, đây là hành vi có dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn về tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" đối với tội Gây rối trật tự công cộng quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc các trường hợp như gây ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; gây thiệt hại tài sản từ 10 triệu đồng trở lên; cản trở sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức hay làm chết người... thì người thực hiện hành vi có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng. 

Đối với trường hợp này, việc hai nhóm thanh niên sử dụng hung khí là kiếm, vỏ chai bia để truy lùng, rượt đuổi, tấn công nhau trên phố đã xâm phạm nghiêm trọng tới an ninh trật tự địa phương và là nguyên nhân dẫn tới hậu quả chết người. Bởi vậy, có cơ sở để xem xét dấu hiệu của tội Gây rối trật tự công cộng. 

Theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt của tội danh này trong trường hợp thuộc các tình tiết định khung như có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách là 2-7 năm tù. 

Dấu hiệu nhiều tội danh vụ nữ sinh 15 tuổi chết trên đường sau vụ loạn đả - 2

6 thanh niên liên quan tới vụ việc (Ảnh: Công an cung cấp).

Thứ hai, với khách thể thứ 2 bị xâm phạm trong vụ việc là sức khỏe, tính mạng của người khác, mà cụ thể ở đây là tính mạng của nữ sinh T. và sức khỏe của nam sinh B., có thể thấy thiếu niên điều khiển xe máy mới 15 tuổi, tức chưa đủ điều kiện tham gia giao thông nhưng vẫn cố tình chạy xe ra đường. Với việc gây ra hậu quả làm chết người, cơ quan điều tra sẽ tập trung xác minh dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 đối với thiếu niên này. 

Theo khoản 2, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe theo quy định, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả chết người có thể bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Khung hình phạt của tội danh này là 3-10 năm tù. 

Do đây là hành vi thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng nên người thuộc nhóm từ đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi áp dụng khung hình phạt, căn cứ Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt áp dụng đối với trường hợp này sẽ không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định. 

Còn trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng (trừ một số tội danh đặc biệt theo luật định), có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật này thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự, căn cứ khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015. 

Đối với trường hợp của thiếu niên 15 tuổi chở nạn nhân, nếu được xác định có lỗi khi điều khiển phương tiện dẫn tới hậu quả làm chết người, không có nhiều tình tiết giảm nhẹ và không khắc phục được phần lớn hậu quả thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ngược lại, trường hợp người vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ và chủ động khắc phục phần lớn hậu quả, có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ dấu hiệu của hành vi Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 đối với người đã giao xe máy cho thiếu niên này tham gia giao thông, dẫn tới hậu quả chết người (nếu có). 

Đối với nhóm thanh niên cầm kiếm rượt đuổi xe máy của thiếu niên 15 tuổi, cần làm rõ việc nhóm này gây sức ép như thế nào ở thời điểm thiếu niên 15 tuổi tăng ga bỏ chạy và có tác động trực tiếp dẫn tới việc nạn nhân bị ngã xuống đường hay không, từ đó xem xét trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

">

Dấu hiệu nhiều tội danh vụ nữ sinh 15 tuổi chết trên đường sau vụ loạn đả

Người Việt Nam chưa có thói quen đọc sách sớm

Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc NXB Phụ nữ nhận định người trẻ Việt Nam hiện nay ít đọc sách, chưa có hứng thú với sách, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chung là người Việt chưa có thói quen đọc sách.

"Cá nhân tôi cho rằng, để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ: đọc sách để phát triển bản thân, đọc sách để trở thành người có tri thức; biết cách ứng dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống để làm chủ cuộc sống; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; khát vọng xây dựng đất nước phát triển, văn minh. 

Theo tôi hiểu, “hứng thú” với sách nghĩa là thích sách. Người trẻ là những người đã trưởng thành, sẽ có “hứng thú” với sách theo “gu” riêng của cá nhân. Vì vậy cần xuất bản phong phú các loại sách để người trẻ chủ động lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu cá nhân: định vị bản thân, lập thân, lập nghiệp, kiến quốc… Người trẻ cần được tiếp cận với sách từ nhiều kênh: nhà trường, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Cơ hội tiếp cận với sách càng nhiều, càng tăng cơ hội hiểu các giá trị của sách, từ đó có hứng thú với sách", bà Khúc Thị Hoa Phượng chia sẻ.

{keywords}
Để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ (Ảnh: Thư viện Cánh diều).

Ở góc độ vĩ mô, Giám đốc NXB Phụ nữ cho rằng nhà nước ban hành chiến lược sách quốc gia bao gồm: Giới thiệu các cuốn sách tri thức nền tảng giúp người trẻ tự trang bị tri thức nền, làm chủ tri thức, tự tin ra với thế giới. Nhà nước cũng cần xây dựng chiến lược sách giáo dục gia đình, giáo dục việc đọc sách bắt buộc trong trường học, từ đó xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ để khi trưởng thành, họ là những người trẻ có thói quen đọc sách, có hứng thú với sách. Có thể xây dựng thanh niên là lực lượng nòng cốt để đẩy mạnh phong trào đọc sách trong toàn dân. Muốn vậy, thanh niên, người trẻ sẽ phải tự đọc sách, trang bị các kiến thức từ sách để có thể trở thành người hướng dẫn đọc sách.

Thêm vào đó, người đứng đầu NXB Phụ nữ còn hiến kế phát động phong trào đọc và ứng dụng tri thức từ sách vào cuộc sống: sản xuất, kinh doanh, giáo dục,… Xây dựng các hình ảnh giáo dục truyền cảm hứng về việc đọc sách: lãnh đạo đọc sách, thầy cô đọc sách, bố mẹ đọc sách, những người thành công,… đọc sách, từ đó truyền cảm hứng cho người trẻ đọc sách, trẻ em đọc sách, gia đình đọc sách, nhà trường đọc sách, cộng đồng đọc sách, quốc gia đọc sách…

Sách phải được hiện diện ở bất cứ đâu

Trong khi đó, bằng kinh nghiệm tham gia chương trình Sách hóa nông thôn cùng nhiều chương trình khác, "cửu vạn sách" Đỗ Tiến Thành cho rằng vận động các gia đình trẻ xây dựng tủ sách gia đình, cha mẹ đọc sách cùng con mỗi ngày, để cho trẻ em từ nhỏ đã được tiếp xúc, nghe, đọc sách là việc đầu tiên nên làm.

Sau đó sẽ tới việc vận động các trường mầm non, các trường phổ thông làm tủ sách lớp học theo hình thức xã hội hóa, vận động đưa giờ đọc sách vào trường học ngay từ lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các chương trình mừng tuổi sách trong các dịp lễ, tết đem đến cho con trẻ những món quà ý nghĩa là những cuốn sách, tạo niềm vui thực sự cho các em với sách ngay từ nhỏ.

{keywords}
Thói quen đọc sách cần được xây dựng ngay từ trong gia đình (Ảnh: Thư viện quốc gia Việt Nam).

"Để có những người trẻ đọc sách, chúng ta không có cách nào khác là nuôi dưỡng những mầm đọc từ lúc còn nhỏ với vai trò không thể thiếu của cha mẹ, thầy cô. Khi đã có được hạt nhân là các mầm đọc, đất nước cần phát triển hệ thống thư viện ở khắp mọi nơi để sách được hiện diện ở bất cứ đâu. Đó là môi trường giúp nuôi dưỡng văn hóa đọc và tạo ra niềm yêu thích đọc sách", anh Đỗ Tiến Thành chia sẻ.

Đồng quan điểm, chị Phan Lê Hải Linh – sáng lập Thư viện Cánh Diều cho rằng khi đã trưởng thành, 18-20 tuổi là lúc mà rất nhiều thói quen đã được định hình và rất khó thay đổi. Việc hình thành thói quen đọc sách, văn hoá đọc cho một cá nhân nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, từ bậc mầm non.

"Đó chính là lý do vì sao tôi thành lập thư viện Cánh Diều và nhóm đọc tại cộng đồng, hướng tới trẻ em từ 3-11 tuổi. Vì từng có quãng thời gian làm việc tại Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được tiếp xúc với nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục nên tôi biết rằng từ 0-11 tuổi là giai đoạn hình thành thói quen, định hình một con người. 

Bởi vậy, từ tháng 8/2017, tôi bắt đầu thành lập nhóm đọc sách tại cộng đồng và tổ chức các buổi đọc sách miễn phí cho trẻ mầm non tại chính quán cafe của mình. Các buổi đọc sách được tổ chức vào sáng Chủ nhật hàng tuần, dần dần thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Tôi chính là người trực tiếp tổ chức hoạt động và đọc sách cho các bạn nhỏ nghe. Sau này, quán cafe của tôi trở thành điểm đọc quen thuộc của nhiều bạn nhỏ quanh khu vực đó nên bạn bè động viên tôi phát triển nó thành một dự án thư viện. Tôi đặt tên cho dự án nhỏ của mình là Cánh diều", chị Hải Linh chia sẻ.

Chị Hải Linh mong muốn nếu hình thành được thói quen đọc sách từ nhỏ (mầm non), các em sẽ được phát triển rất tốt về ngôn ngữ, năng lực cảm xúc. Lớn lên, các em sẽ có năng lực tự học rất cao. "Tôi cho rằng năng lực tự học là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà công nghệ khiến mọi thứ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người phải liên tục trau dồi để thích nghi", người đứng đầu thư viện Cánh diều nói.

Tình Lê

Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube

Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube

Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn.

">

Làm gì để người trẻ hứng thú với sách?

友情链接