Tom Cruise lái xe lao thẳng xuống vách núi không cần đóng thế

Ngoại Hạng Anh 2025-02-01 22:56:53 97

 

Clip hậu trường cảnh phim nguy hiểm của Tom Cruise 

Nam diễn viên phi xe vào không trung và được dù kéo lên khỏi dãy núi

Tom Cruise đang thực hiện những cảnh quay mới cho phim Nhiệm vụ bất khả thi 7 (Mission: Impossible 7)ở Na Uy. Một lần nữa tài tử 58 tuổi lại khiến cả thế giới kinh ngạc với màn lái motor thách thức tử thần. Các clip hậu trường ghi lại cảnh Tom phi xe vào không trung ở khu vực núi đá Helsetkopen với dây bảo hiểm cẩn thận. Ngay sau đó chiếc dù bật ra kịp thời nâng tài tử lên cao. Ai chứng kiến cảnh phim mạo hiểm này cũng phải thót tim vì độ liều của Tom Cruise dù đây không phải lần đầu anh làm.

{ keywords}
Tom lao thẳng xe xuống khu vực núi bên dưới. 

Tom Cruise nổi tiếng là ngôi sao duy nhất ở Hollywood tự thực hiện các pha hành động mạo hiểm mà không dùng đến diễn viên đóng thế. Các phim sau của Tom có các cảnh nguy hiểm tăng tiến dần nhưng anh vẫn tự thực hiện bất chấp việc từng bị thương. Do tập luyện nghiêm ngặt nên các chuyên gia mới đây nhận định tài tử có thân hình và sức khỏe như người 30 tuổi dù năm nay anh đã gần 60. Tom rất dai sức và luôn khiến người ta kinh ngạc vì các cảnh hành động nguy hiểm. 

{ keywords}
Tom Cruise lao người và xe xuống. 

Mission Impossible 7bị chậm tiến độ sản xuất tới 5 tháng vì dịch bệnh và mới khởi động lại. Tài tử đã thuê hẳn một du thuyền trị giá nửa triệu Bảng Anh (khoảng 15 tỷ đồng) cho đoàn phim di chuyển từ Anh sang Na Uy để tránh lây nhiễm Covid-19 khiến ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất phim. Mission Impossible 7dự kiến sẽ công chiếu tháng 11/2021. 

Mỹ Anh - Theáixelaothẳngxuốngváchnúikhôngcầnđóngthếnhận định bóng đá 24ho Daily Mail

Tin buồn cho các fan của Tom Cruise

Tin buồn cho các fan của Tom Cruise

Bom tấn mới của Tom Cruise thêm một lần nữa phải thông báo hoãn chiếu sang năm sau. 

本文地址:http://member.tour-time.com/html/09a399171.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01

Bác sĩ mở sạp rau, củ 0 đồng

21h đêm, trong bộ đồ bảo hộ trùm kín người, bác sĩ chuyên khoa gây mê, hồi sức Nguyễn Ngọc Vũ vào ca trực tại Khu ICU, Bệnh viện dã chiến Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Đến lúc này, anh mới thôi kiểm tra các tin nhắn xin hỗ trợ rau từ người nghèo.

{keywords}
Bác sĩ Ngọc Vũ

Trước khi tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch, Vũ có nhiều hoạt động sôi nổi, được nhiều người chú ý. Ngoài là ca sĩ, diễn viên, Vũ còn được biết đến với vai trò là mẫu ảnh nam bởi sở hữu ngoại hình ưa nhìn.

Tuy vậy, nam bác sĩ được nhiều người chú ý hơn cả với vai trò là “giám đốc” sạp rau 0 đồng. Với sạp rau của mình, nam bác sĩ đã liên tục hỗ trợ người dân thiếu thực phẩm trong những ngày qua. Vũ nói: “Khởi nguồn của sạp rau 0 đồng là từ việc tôi nhận thấy sau Chỉ thị 16, người dân TP.HCM chủ yếu trữ thịt, cá, trứng”.

{keywords}
Sạp rau 0 đồng tại nhà của bác sĩ Nguyễn Ngọc Vũ.

“Mọi người hầu như không trữ rau, củ, quả vì mặt hàng này không để được lâu. Sau đó, bạn tôi ở TP.Long Xuyên (An Giang) chuyển rau, củ lên TP.HCM để hỗ trợ bạn bè, người thân. Tuy nhiên, lúc này, chúng tôi thấy những người xung quanh rất cần rau, củ, quả, đặc biệt là người ở các khu phong tỏa, cách ly. Thế nên, tôi nảy ra ý định mở sạp rau 0 đồng để giúp đỡ mọi người”, nam bác sĩ nói thêm.

Ý tưởng được bạn bè của Vũ đồng ý. Bạn anh tại TP.Long Xuyên nhận nhiệm vụ thu mua, vận chuyển rau củ từ An Giang đến tận nhà cho Vũ. Tại đây, anh phân chia thành từng phần nhỏ rồi gửi cho người cần.

Nam bác sĩ chia sẻ: “Ban đầu, việc vận chuyển rau, củ hết sức khó khăn bởi các nhà xe nghỉ dịch rất nhiều. Chúng tôi hầu như không thể chuyển rau củ từ bến xe về nhà để phát cho người dân. Ngoài ra, tôi chưa có kinh nghiệm trong việc cần phải mua các loại rau nào nên nhiều loại rau, củ bị hư hại trong quá trình vận chuyển”.

{keywords}
Sau khi nhận rau, anh phân loại, chia thành từng phần rồi đặt shipper giao cho người cần.

Bác sĩ Vũ cũng cho biết, để vừa vẫn có thể hỗ trợ người dân vừa đảm bảo công tác chống dịch, anh chủ động không đăng địa chỉ sạp rau trên trang cá nhân. Anh nói: “Những ai cần hỗ trợ sẽ nhắn tin cho sạp rau. Chúng tôi sẽ phản hồi và tìm hiểu số hộ, người dân cần được hỗ trợ rồi cho người giao rau, củ đến tận nơi”.

“Chúng tôi hạn chế tối đa việc phát thực phẩm tại chỗ để mọi người không tụ tập và không phải đi ra ngoài. Với cách làm này, chúng tôi sẽ đảm bảo công tác phòng dịch tốt hơn cho bản thân và cho người được hỗ trợ”, bác sĩ Vũ nói thêm.

Tình nguyện tham gia chống dịch

Sau một thời gian hoạt động, sạp rau nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan đoàn thể, mạnh thường quân. Các tổ chức, hoạt động thiện nguyện khi thu gom thực phẩm từ các tỉnh để hỗ trợ người dân tại TP.HCM cũng cung cấp cho sạp rau 0 đồng của Vũ một lượng rau, củ nhất định.

{keywords}
Sau khi tham gia lực lượng chống dịch, công việc quản lý sạp rau 0 đồng được anh giao cho mẹ ruột của mình.

Từ sự chung tay này, sạp rau dần lớn mạnh, hỗ trợ thêm được nhiều người hơn. Tuy nhiên, khi sạp rau đang hoạt động tốt, Vũ nhận thấy tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp. Anh tình nguyện tham gia công tác chống dịch và nhận nhiệm vụ tại khu hồi sức cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 bắt đầu có chuyển biến nặng.

Vũ nói: “Trước khi thông báo cho mẹ biết sẽ tham gia chống dịch, tôi nói vui với mẹ rằng: “Mẹ sắp lên làm giám đốc sạp rau 0 đồng rồi. Con sẽ đi chống dịch. Mọi việc ở đây, con sẽ giao lại hết cho mẹ quản lý".

“Nghe tôi đi chắc mẹ cũng lo lắm. Nhưng mẹ tôi là người ít biểu lộ cảm xúc ra ngoài. Trông cách mẹ nói chuyện với những người hàng xóm về việc tôi mở sạp rau 0 đồng và đi tình nguyện chống dịch, tôi biết mẹ rất tự hào. Trước khi đi, tôi cũng nói với mẹ là mẹ làm theo sức của mình thôi. Thế mà, mẹ làm việc từ sáng đến chiều luôn”, anh nói thêm.

{keywords}
Hiện, bác sĩ Vũ tham gia công tác chống dịch tại bệnh viện dã chiến Thủ Đức.

Tiếp quản sạp rau của con trai, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (SN 1963, mẹ bác sĩ Vũ) tiếp nhận hàng trăm ký rau, củ. Sau đó, bà tất bật phân loại thành các phần đều nhau và nhận các đơn hàng do Vũ nhắn về. Các phần thực phẩm này sẽ được nhân viên sạp rau giao cho shipper chuyển đến người cần.

Bác sĩ Vũ chia sẻ, suốt thời gian duy trì sạp rau, anh nhận về nhiều niềm vui. Anh vui khi được các mạnh thường quân tin tưởng, hỗ trợ, chung tay để có thêm những phần quà gửi đến cho người cần. Đặc biệt, anh cho biết, anh rất hạnh phúc khi nhận thấy rằng, tình người lại sáng lấp lánh giữa lúc cuộc sống vấp phải vô vàn khó khăn.

“Có những nhà gặp khó khăn, gửi tin nhắn đến nhờ chúng tôi hỗ trợ. Tuy vậy, họ không chỉ xin cho riêng mình mà đứng ra xin cho cả xóm, cả hẻm. Tôi rất xúc động vì trong thời điểm khó khăn như vậy, chỉ lo bản thân mình đã khó vậy mà mọi người còn nghĩ đến những người xung quanh mình. Thế mới thấy, giữa lúc gian khó tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người Việt ta lớn đến nhường nào”, bác sĩ Vũ nói.

Bài:Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phiên chợ 0 đồng sẻ chia rau củ cho người dân TP.HCM

Phiên chợ 0 đồng sẻ chia rau củ cho người dân TP.HCM

Hôm 20/7, chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, cư dân tại chung cư khu B Phú Thọ (Quận 11, TP.HCM) đã tiêu thụ hết 2 tấn rau củ quả từ phiên chợ 0 đồng. Tất cả hoàn toàn được miễn phí.

">

Bác sĩ lên đường chống dịch, nhờ mẹ quản lý sạp rau 0 đồng

Cô gái si tình trên giường bệnh ">

Những cuộc tình “bọ xít” trong đời thiếu phụ yêu trò lớp 12

Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’

Xúc động, tự hào vì được tiêm vắc xin sớm

“Chiến dịch” tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Petrovietnam đã được triển khai tại trụ sở tập đoàn vào ngày 12/5. Với mục tiêu ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trực tiếp tham gia vận hành sản xuất, làm việc tại các công trình, dự án, giàn khoan…, “chiến dịch” được triển khai trên diện rộng khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, từ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)… với hàng nghìn lượt cán bộ, công nhân viên tham gia.

Tại Vietsovpetro, do đặc thù có nhiều người làm việc tại các công trình dầu khí trên biển, đơn vị đã xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống, chủ động làm việc với các cơ quan hữu quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tìm nguồn vắc xin để tiêm đủ và kịp thời cho người lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên cho các nhân sự làm việc trên các công trình biển. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế Vietsovpetro đưa vào hoạt động Phòng Tiêm chủng và triển khai ngay tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đợt 1 cho người lao động. Cụ thể, trong tháng 6/2021 đã có 671 chuyên gia người Nga được tiêm vắc xin Sputnik V; 1.404 người Việt Nam được tiêm mũi thứ nhất vắc xin AstraZeneca.

{keywords}
 

Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một trong những đơn vị của ngành dầu khí và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được ưu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca. Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết: “Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo của Petrovietnam, tổng công ty và nhà máy, anh em rất phấn khởi khi được tiêm đợt đầu tiên, càng vững tâm lao động, bám dây chuyền, vận hành sản xuất liên tục để cung ứng phân bón kịp thời cho ngành Nông nghiệp nước nhà”.

Kỹ sư Trần Thanh Hải, Trưởng ca Nhà máy lọc dầu Dung Quất (thuộc BSR) chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi được góp sức mình vào việc vận hành an toàn, ổn định một công trình trọng điểm an ninh năng lượng quốc gia. Tôi càng xúc động và tự hào hơn khi tỉnh Quảng Ngãi, tập đoàn và BSR đã coi chúng tôi là một lực lượng lao động quan trọng, được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 trước trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mà nguồn vắc xin rất khan hiếm”.

{keywords}
 

Tại tỉnh Cà Mau, anh Lê Văn Nguyễn, Trưởng phòng Kế hoạch điều độ, Công ty Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) chia sẻ, việc bảo đảm an toàn cho sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Ngay khi dịch bệnh vừa bùng phát, nhà máy đã quyết liệt trong công tác vừa chống dịch, vừa vận hành nhà máy an toàn, ổn định, hiệu quả. 250 cán bộ, công nhân viên vận hành cùng lãnh đạo các phòng, xưởng, thực hiện phương án khẩn cấp cách ly tại nhà máy.

Tại TP.HCM, trong 2 ngày (26 và 27/6), PVOIL đã tổ chức cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên (hơn 2.000 người lao động) được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Chị Nguyễn Thị Hải Ngọc, nhân viên Phòng Kinh doanh - TIMEXCO xúc động: “Tình hình diễn biến dịch Covid-19 đang hết sức phức tạp, việc tiêm vắc xin là sự động viên to lớn để người lao động yên tâm công tác”.

Không có lý do gì để không tiêm vắc xin

Kỹ sư Trương Quang Huy, Công ty Khí Cà Mau cho biết, cảm giác đầu tiên cũng có một chút lo lắng nhưng với tình hình phức tạp thì giải pháp tiêm ngừa là rất cần thiết để bảo đảm an toàn trước tiên cho cá nhân, sau đó cho những người xung quanh, cho xã hội.

Còn chị Ngô Thị Minh Xuân, Phó Trưởng ban Kế hoạch tài chính, Viện Dầu khí Việt Nam bày tỏ: “Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam yêu bản thân, yêu gia đình mình, yêu đất nước mình, chúng ta hãy sẵn sàng đi tiêm vắc xin khi có thể; góp phần để Việt Nam sớm đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm vắc xin”.

{keywords}
 

Theo Vietsovpetro, đến hết ngày 26/6, tất cả cán bộ, công nhân viên, người lao động công ty sau khi được tiêm đều có sức khỏe bình thường, không có trường hợp phản ứng đặc biệt nào.

Khi tình hình dịch bệnh trên khắp cả nước vẫn diễn biến phức tạp, với cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia, việc tiêm vắc xin thời điểm này không chỉ là một điều may mắn mà còn đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống lây nhiễm, một liều thuốc tinh thần rất quan trọng, giúp các đơn vị và người lao động yên tâm làm việc, góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của lãnh đạo tập đoàn đề ra là vừa chống dịch, vừa bảo đảm an toàn, hoạt động sản xuất kinh doanh xuyên suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ngọc Minh

">

Người dầu khí hưởng ứng chiến dịch tiêm vắc xin, thực hiện mục tiêu kép

Tết Đoan ngọ là một ngày lễ quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày Thứ 2, ngày 14/6 (dương lịch). 

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ sâu bọ, côn trùng phòng bệnh.

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.

Chỉ có ngày mùng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng. Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này mang ra phố thị bán, rượu nếp cũng được người dân thành thị ưa chuộng, là thức ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.

Ngoài ra, theo truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ. Như vậy, có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ. Tết Đoan Ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng Việt Nam từ bao đời và trở thành một lễ tết truyền thống đậm nét văn hóa.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ Tết giết sâu bọ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

Lê Phương

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. 

">

Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày nào?

友情链接