Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Stuttgart, 1h30 ngày 24/2: Thiên nga vỗ cánh -
iPhone sẽ thê thảm ra sao nếu TQ trả đũa vụ Huawei?Trong cuộc trả đũa (nếu có), Trung Quốc cũng sẽ chịu những tổn hại nhất định nếu đánh vào chuỗi cung của Apple, Qualcomm.
Apple chỉ muốn yên ổn làm ăn
Theo nguồn tin của Reuters, Trung Quốc đang xem xét đình chỉ kinh doanh với các nhà cung cấp đã đồng ý ngừng hợp tác với Huawei. Nguồn tin cũng cho rằng Trung Quốc có thể tạm thời tăng thuế với Apple. Trang Business Insider dẫn lời các nhà phân tích cho rằng Apple đối mặt nhiều nguy cơ nhất trong thời điểm này.
Các nhà quan sát nhận định Apple sẽ hứng chịu đòn trả đũa từ Trung Quốc. Sau thời gian dài "ngất lên ngất xuống" vì chiến tranh thương mại, Apple chỉ mong ước được làm ăn yên ổn. Tuy vậy, những diễn biến mới có thể khiến người dùng Trung Quốc tiếp tục làn sóng tẩy chay iPhone và các sản phẩm của Apple. Bài học về vụ Dolce & Gabbana bị tẩy chay ở Trung Quốc vẫn còn chưa ráo mực, và 20% lợi nhuận của Apple đến từ thị trường Trung Quốc (theo Statista).
Không riêng Apple, các nhà cung ứng chủ lực của táo khuyết tại Trung Quốc cũng có thể trở thành vật tế thần, gây sức ép với Mỹ. Không ít nhà cung ứng đã bắt đầu chịu ảnh hưởng với các mã cổ phiếu giảm 0,3-8%.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc trút giận vào Apple?
Apple từ lâu được biết đến là một trong những chuỗi cung ứng được vận hành tốt nhất thế giới. Với hàng trăm đối tác, một cái "hắt hơi" của Apple cũng khiến toàn bộ chuỗi cung ứng gặp khó khăn.
Với tên tuổi của mình, gã khổng lồ công nghệ có thể yêu cầu khắt khe về chất lượng và áp đặt các yêu cầu quản lý chặt chẽ hơn đối với các nhà cung cấp. Nhờ các nhà cung cấp chuyên nghiệp, Apple có thể tập trung tốt cho thiết kế sản phẩm.
Apple đang ở thế bất lợi khi vừa chịu thuế, vừa bị tẩy chay lại còn có nguy cơ mất nhà cung ứng. Apple và các nhà cung ứng đều sẽ gặp bất lợi nếu iPhone bị tẩy chay tại thị trường Trung Quốc hay việc áp thuế làm tăng giá sản phẩm. Rủi ro lớn nhất là việc Trung Quốc có thể sẽ chọn bất kỳ nhà cung ứng nào làm vật tế thần, gây sức ép với Mỹ.
Dù có hàng trăm lựa chọn thay thế, Apple vẫn sẽ có những nhà cung ứng chủ lực khó lòng ngừng hợp tác, chẳng hạn Jabil (đơn vị làm vỏ iPhone đặt 100% nhà máy tại Trung Quốc), Nidec (sản xuất toàn bộ cảm ứng lực, bộ rung cho Apple).
Mất các nhà cung ứng cũng có thể khiến Apple tốn một khoảng thời gian để ổn định lại chuỗi cung ứng. Đồng thời, việc thiếu thốn nhà cung ứng cũng khiến cho giá cả linh kiện tăng, dẫn đến việc iPhone sẽ có mức giá “không ai muốn mua”. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhà cung ứng có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Chẳng bên nào muốn phải chấm dứt mối quan hệ hợp tác.
Nhưng trong trường hợp chính phủ ban hành sắc lệnh, họ phải tuân theo. Trường hợp này tương tự việc Google tuân thủ sắc lệnh của ông Trump để ngừng kinh doanh với Huawei.
Trong danh sách những nhà cung ứng của Apple, có gần 400 cái tên có địa chỉ tại Trung Quốc. Đâu sẽ là công ty được chọn để gây áp lực với Apple và Mỹ?
Qualcomm - "ứng viên sáng giá" để TQ trả đũa
Qualcomm là một trong số những công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ bán dẫn và viễn thông. Công ty được mọi người biết đến là nhà cung cấp nhiều linh kiện điện tử cho Apple bao gồm bộ theo dõi năng lượng, bộ xử lý cơ sở, bộ thu phát GSM.
Một trong những linh kiện quan trọng nhất trên iPhone Apple là modem mạng cũng do Qualcomm cung cấp. Đồng thời, Qualcomm cũng là đối tác cung cấp chip mạng và các linh kiện bán dẫn cho nhiều công ty điện tử tại Trung Quốc.
Qualcomm là cái tên sáng giá cho sắc lệnh cấm hoạt động tại Trung Quốc bởi họ là một trong những công ty sớm lên tiếng "nghỉ chơi" Huawei. Ảnh: Qualcomm Bên cạnh đó, Qualcomm cũng là một trong những công ty lên tiếng ngừng hợp tác với Huawei theo lệnh của ông Trump. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đang xem xét trừng phạt những công ty “nghe lời Mỹ” tẩy chay Huawei.
Như vậy, Qualcomm có khả năng cao trở thành mục tiêu của đòn trả đũa từ Trung Quốc. Cổ phiếu của công ty cung cấp chip xử lý cho đa số hãng smartphone tại Trung Quốc đã mất 6% giá trị trong ngày 20/5, sau thông tin Google đoạn tuyệt Huawei.
Là một phần quan trọng của ngành công nghiệp di động nhưng Qualcomm không là duy nhất. Samsung, Huawei, MediaTek đều có khả năng thay thế dần vị trí của Qualcomm.
Vì vậy, không ngoại trừ khả năng Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh của Qualcomm tại nước này. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng có thể ban hành sắc lệnh yêu cầu các công ty trong nước không trao đổi hàng hóa với Qualcomm như cách tổng thống Mỹ đã làm. Google có thể là lựa chọn duy nhất ở mảng hệ điều hành di động, nhưng không chơi với Qualcomm, các hãng điện thoại vẫn có nhiều lựa chọn khác dù kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc cấm nhập khẩu các linh kiện của Qualcomm cũng khiến các thiết bị Apple buộc phải lắp ráp tại một nước khác.
Với Apple, việc Qualcomm đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc sẽ khiến giá thành chip mạng tăng. Điều này góp phần làm giá iPhone vốn đã "trên trời", nay có nguy cơ ra ngoài vũ trụ.
Timothy Arcuri, nhà phân tích của UBS ước tính Apple sẽ trả 8-9 USD cho mỗi modem 5G Qualcomm tích hợp trên iPhone trong tương lai. Nếu tiếp tục gặp khó khăn tại Trung Quốc, Qualcomm sẽ tăng giá chip mạng và các loại chip bán dẫn khác có mặt trên iPhone.
Jabil Circuit - nhà cung ứng lớp áo cho iPhone
Các nhà máy của Jabil đặt 100% tại Trung Quốc. Những nhà máy này cung cấp vỏ điện thoại cho Apple. Bên cạnh đó, Jabil còn sản xuất nhiều loại thiết bị điện tử như bộ điều khiển máy tính, thiết bị y tế và nhiều mảng sáng tạo khác. Tuy nhiều mảng nhưng 20% doanh thu của công ty vẫn phụ thuộc vào Apple. Vì vậy, cùng với Apple, Jabil đã giảm gần 3% giá trị cổ phiếu.
Với 100% nhà máy sản xuất vỏ iPhone đặt tại Trung Quốc, Jabil Circuit có thể trở thành con chốt trên ván cờ Mỹ - Trung. Ảnh: Bloomberg Nếu Jabil được chọn làm "con tin" của chính phủ Trung Quốc, Apple sẽ phải rất lao đao để tìm nhà cung cấp vỏ mới cho các mẫu smartphone của mình.
Micron Technology - đơn vị làm chip nhớ cho Apple
Micron là đối tác phân phối chip nhớ như DRAM, LPDDR3, LPDDR2 cho các thiết bị của Apple. Công ty có trụ sở tại nhiều quốc gia như Mỹ, Đài Loan, Nhật và lớn nhất là Trung Quốc. Sau khi thông tin Google chấm dứt kinh doanh với Huawei, cổ phiếu Micron đã giảm 4,1%. Vắng bóng Micron, Apple có thể sẽ phải chọn Samsung cho vị trí nhà cung ứng chip nhớ.
Nidec Corp - bộ cảm biến lực và rung tốt nhất thế giới
Nidec là công ty của Nhật có hai nhà máy lớn tại Trung Quốc. Công ty này cung cấp bộ phận Taptic Engine cho các thiết bị Apple. Hiện Nidec được xem là nhà cung cấp chính cho công nghệ này của Apple. Đối tác Nhật này đang dẫn đầu thị trường toàn cầu về công nghệ bộ rung trên smartphone.
Nếu hai nhà máy của Nidec tại Trung Quốc đóng cửa, các mẫu iPhone đời cũ sẽ không có nút home cảm biến lực ảo, 3D touch dưới màn hình các model mới cũng không thể hoạt động. Sau vụ Google và Huawei, cổ phiếu Nidec giảm 2%.
Theo Zing
Vì sao ARM bỏ Huawei "đau" không kém việc bị mất Android của Google?
Sau khi Google ngừng cấp phép sử dụng Android, Huawei đã có quyết định táo bạo khi tuyên bố tự sản xuất cho mình một HĐH di động. Tuy nhiên, nếu ARM bỏ rơi Huawei, sẽ chẳng có con chip nào có thể được tạo ra sau lệnh cấm này.
"> -
Ngày 12/4/2018 thương hiệu mới Massko trực thuộc công ty Cổ phần Masscom Việt Nam ra mắt người dùng Việt loạt sản phẩm công nghệ thông minh cao cấp mức giá tầm trung phục vụ cuộc sống thường nhật của gia đình Việt. Ra mắt loạt thiết bị công nghệ Massko tầm trungSau 8 năm gia nhập thị trường công nghệ Việt, lần trình làng thương hiệu mới này là bước chuyển mình của Masscom nhằm mang những thiết bị trí tuệ nhân tạo phục vụ giải trí, công việc và cuộc sống thường ngày của gia đình Việt.
Các dòng sản phẩm của Massko được đáng giá là những cỗ máy đa năng, tích hợp nhiều tiện ích cho người dùng. Các dòng sản phẩm lên kệ trong lần chào sân này của Massko như: loa không dây bluetooth; sạc không dây tích hợp nhiều cổng kết nối; đèn bàn thông minh bluetooth tích hợp loa; đồng hồ báo thức thông minh tích hợp loa bluetooth, sạc không dây và nghe đài FM…
Điểm qua một vài sản phẩm của Massko, mẫu đồng hồ báo thức gây ấn tượng khi tích hợp 4 chức năng trong 1. Thiết kế đơn giản, hiện đại, đa tính năng như: báo thức, loa kết nối bluetooth, sạc không dây và nghe đài FM.
Sự đồng bộ hoá các tính năng chính là điểm nổi bật, đáng chú ý của các sản phẩm thương hiệu Massko. Ngoài ra, thiết bị thông minh của Massko được làm từ chất liệu nhựa cao cấp chống va đập, an toàn cho người dùng và thân thiện với thiên nhiên.
Theo đại diện từ Masscom cho biết, công ty vẫn giữ đúng triết lý kinh doanh “giá trị sản phẩm cao hơn giá bán” cho thương hiệu Massko nhằm mang đến cho người dùng cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống thông minh một cách tốt nhất.
Đáng chú ý, Massko cam kết 01 đổi 01 trong 06 tháng khi có lỗi từ nhà sản xuất, đổi tương tương trong 06 tháng tiếp theo. Người tiêu dùng có thể yên tâm về sự đảm bảo chất lượng sản phẩm từ nhãn hàng này.
Ngoài ra, người dùng có thể trải nghiệm thực tế sản phẩm thông minh của Massko tại các chuỗi cửa hàng coffee lớn tại Hà Nội và TP.HCM: Highlands Coffee, Aha Cafe, Cộng Cà phê, The Coffee House, Thức Coffee.
Thu Hằng
"> -
Chiến tranh thương mại chưa là gì, lệnh cấm Huawei của Mỹ mới thực sự nguy hiểm cho toàn cầuDanh sách đen của Mỹ có thể coi là bước leo thang lớn nhất của chính quyền Trump kể từ khi xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây cũng là động thái của Washington nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ.
Nhưng đứng dưới góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng, lệnh cấm của ông Trump đối với Huawei và những tác động đối với sự phát triển của mạng 5G sẽ đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vốn đã trở nên căng thẳng từ lâu nay lại thêm phần khốc liệt hơn khi Mỹ đã quyết định đánh vào những lĩnh vực trọng điểm của khác của Trung Quốc ngoài kinh tế, đó là công nghệ.
Sau khi đưa công ty này vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ cách đây gần 2 tuần, Mỹ đang có ý định sẽ đưa nhiều công ty khác của Trung Quốc vào tầm ngắm, trong đó có công ty chuyên sản xuất camera quan sát lớn nhất thế giới Hikvision.
Sở dĩ Huawei và ZTE đều trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ bởi đây là những công ty đang nắm trong tay nhiều công nghệ quan trọng và có thể đe dọa vị thế của Mỹ trên thị trường công nghệ.
Do không có sự chuẩn bị kỹ, ZTE buộc phải chấp nhận chịu phạt gần 1 tỷ USD vì vi phạm thỏa thuận liên quan đến lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Triều Tiên. Công ty thậm chí còn phải thay đổi nhân sự ban lãnh đạo và chịu sự kiểm soát từ một giám sát viên chính phủ Mỹ chỉ để nhận được cái gật đầu đồng ý cho tiếp tục mua linh kiện từ các công ty Mỹ.
Nhưng đó là với ZTE, trường hợp của Huawei lại rất khác vì nó còn liên quan đến nhiều lợi ích khác của Mỹ. Nhà kinh tế Carl Tannenbaum đến từ hãng dịch vụ tài chính Northern Trust, Mỹ cho rằng, chính công nghệ 5G là nguyên nhân khiến Mỹ phải ra tay trước nhằm kìm chân đối thủ. Công nghệ mạng 5G đang được coi là tương lai của ngành công nghiệp nên tất cả các nước đều muốn dẫn đầu trong công nghệ này.
Tannenbaum cho rằng, 5G chính là chìa khóa để Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế. Do đó việc "bắt chết" Huawei trong lúc này cũng là cách để tước đoạt đi chìa khóa đó của Trung Quốc trước khi họ kịp có nó.
Chỉ mới tuần trước, cựu chiến lược gia Nhà Trắng, ông Steve Bannon có chia sẻ với tờ South China Morning Postvề việc "đuổi" Huawei khỏi Mỹ và Châu Âu là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hơn gấp chục lần so với một thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc. Ông từng nhiều lần bày tỏ mối quan ngại liên quan đến sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên toàn cầu.
Cấm Huawei có thể làm chậm quá trình triển khai mạng 5G trên toàn cầu và để lại những hệ lụy khôn lường
Dữ liệu từ Jefferies Group cho biết, Huawei đang lấy nguồn cung linh kiện từ 22 nhà cung cấp tại Mỹ và điều này cho thấy, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ của nước ngoài. Đó là lý do các chuyên gia lo ngại lệnh cấm có thể làm tê liệt chuỗi cung ứng, tạo sóng gió trên thị trường toàn cầu và làm chậm sự phát triển của công nghệ nói chung.
Về phần Huawei, sáng lập gia Nhậm Chính Phi khẳng định công nghệ mạng 5G của hãng sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trên do Huawei đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí ông Nhậm còn nhấn mạnh về việc công nghệ của Huawei đã đi trước các đối thủ từ 2-3 năm.
Tất nhiên ông Nhậm cũng thẳng thắng thừa nhận, lệnh cấm của Mỹ sẽ ảnh hưởng một phần nào đó đến Huawei. Nhưng đây cũng là cơ hội để đánh giá năng lực và kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc.
Theo nhà phân tích Sundeep Gantori thuộc hãng nghiên cứu UBS Research, Huawei là một trong những hãng công nghệ đi đầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mạng 5G. Do vậy sẽ rất khó để các đối thủ có thể bắt kịp với hãng ngay lúc này. Chính bởi lẽ đó, nếu Huawei gặp khó khăn và phải tạm dừng triển khai mạng 5G, sự chậm trễ sẽ lan tỏa ra khắp ngành công nghiệp.
Nhà phân tích Yao đến từ công ty bảo hiểm AXA cho rằng, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục vận động các đồng minh của mình sớm tẩy chay công nghệ 5G của Huawei. Điều này rõ ràng đang gây áp lực lớn lên cả Huawei và các công ty Trung Quốc khác.
Nhưng nếu lệnh cấm kéo dài quá lâu, nó có thể là một đòn phản "damage" cực mạnh đối với nước Mỹ và cả thế giới vì công nghệ mạng 5G sẽ tiếp tục bị trì hoãn vì cho đến nay chưa có công ty nào đủ sức qua mặt Huawei về năng lực triển khai thiết bị viễn thông, đặc biệt là mạng 5G mới.
Hiện tại Huawei và Google đang tích cực bàn thảo để tìm cách giải quyết vấn đề sao cho ổn thỏa nhất giữa hai bên. Cách đây không lâu, tổng thống Trump cũng gợi mở về khả năng dỡ bỏ lệnh cấm nếu tìm được lợi ích cho nước Mỹ trên bàn đàm phán với Trung Quốc.
">