Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
本文地址:http://member.tour-time.com/html/09b495495.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
Họ đưa ra quy định, với việc thu gom 1kg rác khô bà con sẽ được trả 30 nghìn đồng; mỗi kg rác ướt, bà con sẽ được 20 nghìn đồng. Hàng trăm người dân của thôn bắt đầu túa ra các nẻo đường thu gom rác.
Thôn Phú Thọ, xã An Thủy là khu vực còn vương lại nhiều rác thải nhất sau khi lũ rút. Trận lũ vừa qua, xã An Thủy bị ngập sâu đến 2,5m. Hơn 2 tuần sau lũ rút, người dân mới hoàn thành việc dọn dẹp trong nhà, chưa kịp vệ sinh các khu vực công cộng.
Chị Thùy Dung đi khảo sát các vùng nhiều rác để tiến hành thu gom. |
Sau lũ, lượng rác thải rất lớn vương lại trên cây. |
Hai bên đường, những hàng cây trắng xóa bởi rác vương trên cây. Để dọn rác, bà con phải dùng những cây sào dài 3-4m, có gắn đinh để móc túi nilon xuống. Một nhóm trèo lên cây gỡ rác, một số người khác lại chèo thuyền đi thu gom rác thải mắc ở các cây giữa hồ nước.
Trong ngày ra quân (10/11), hơn 3 tấn rác đã được bà con thu gom. Sau đó, số rác này sẽ được xe của công ty môi trường chở đến điểm tập kết rác của huyện và xử lý.
Đây là chiến dịch làm sạch rác sau lũ của Câu lạc bộ (CLB) Du lịch Quảng Bình. Chị Trần Thị Thùy Dung, Chủ nhiệm CLB chia sẻ, ý tưởng thu mua rác từ bà con đến với nhóm rất tình cờ. Một lần các thành viên trong CLB về vùng sâu vùng xa hỗ trợ người dân sau lũ thì nhìn thấy cảnh rác vương chi chít trên các cành cây.
“Một anh trong đoàn nảy ra ý tưởng: “Hay là dùng tiền thu mua rác để kêu gọi bà con cùng gom rác?”. Có 2 mạnh thường quân ủng hộ 80 triệu đồng. Vì vậy chúng tôi bắt tay vào làm”, chị Dung chia sẻ.
Người dân gom rác ở vùng lũ. |
Chị nói thêm: “Với việc chi tiền thu mua rác, chúng tôi muốn trước hết là bà con dọn dẹp không gian sống của chính mình, giúp người dân có ý thức hơn trong xử lý rác thải. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn nhân rộng mô hình này sang các nhóm, địa phương khác vì mỗi CLB Du lịch Quảng Bình thì không thể thu gom hết số rác thải trên địa bàn”.
Tuy nhiên kế hoạch của họ sau đó phải điều chỉnh. Ban đầu CLB thu mua túi nilon với giá 20-30 nghìn đồng/kg nhưng người dân gom nhiều loại rác và số lượng quá lớn nên họ ước chừng không đủ tiền để trả.
Vì vậy CLB quyết định chia đều số tiền cho từng vùng. Với mỗi vùng được dọn sạch, người dân sẽ được tặng 20 triệu đồng.
“Có người thông cảm nhưng cũng có những người nói lời khó nghe. Họ bảo rằng, ban đầu các anh chị kêu gọi thu mua rác với giá 20-30 nghìn/kg, giờ lại bảo thu gom rác một vùng mới được hỗ trợ 20 triệu đồng, hóa ra là lừa mọi người?”.
"Làm việc rất mệt và chỉ với mục đích giúp bà con dọn sạch không gian, môi trường sống của mình nên khi nghe như vậy, chúng tôi cũng buồn. Nhưng sau đó mọi người cũng hiểu và tham gia nhiệt tình”, chị Dung nói.
Để chuẩn bị cho kế hoạch kêu gọi người dân gom rác, các thành viên trong CLB Du lịch Quảng Bình phải đi khảo sát. Họ chọn điểm ngập rác nhất, phân tích loại rác sau đó làm việc với Hội phụ nữ và chính quyền địa phương.
Trong quá trình gom từ 8h sáng đến 3h chiều, các thành viên cũng đồng hành cùng người dân gom rác. Kết thúc một ngày, họ thuê xe chở rác về điểm tập kết để xử lý.
“Thuê xe gom rác chúng tôi cũng phải đặt trước 2 ngày vì hiện tại các công ty xử lý rác thải đều rất bận. Số rác được dọn luôn trong ngày để không để rác ứ đọng trong không gian sống.
Ngày đầu tiên chúng tôi cùng khoảng 400 người dân gom được 3 tấn rác ở thôn Phú Thọ. Ngày thứ 2, hơn 100 người dân ở thôn Đại Phong, xã Phong Thủy, Lệ Thủy đã tham gia. Lần này, họ thu được hơn 1 tấn rác là túi nilon”.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều tấn rác thải đã được thu gom. |
CLB Du lịch Quảng Bình gồm khoảng 30 thành viên. Họ là những người làm trong ngành du lịch của tỉnh này. Đợt lũ lụt tại miền Trung vừa qua, là những người con của địa phương, họ đã chung tay giúp đồng bào mình vượt khó khăn. Các thành viên của CLB kêu gọi và nấu 17 nghìn suất cơm đưa đến vùng lũ.
“Chúng tôi cũng đi thăm hơn 500 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trao tặng hơn 10 nghìn suất quà cho bà con. Mỗi suất 200-400 nghìn đồng, nhằm giúp các gia đình vượt khó”.
Đặc biệt hơn, làm trong ngành du lịch, vì vậy họ còn hỗ trợ các đoàn từ thiện ở xa đến phòng nghỉ miễn phí, xe chở hàng, suất ăn…
Chị Dung cũng chia sẻ, món quà ý nghĩa nhất họ tặng người dân vùng lũ là những bó rau, củ. Thời điểm mưa lũ, rau và hoa màu bị hư hỏng rất nhiều vì vậy giá rau tăng cao, thậm chí có tiền cũng không có rau để mua. Vì vậy CLB Du lịch Quảng Bình đã tìm cách kêu gọi các mạnh thường quân tặng rau cho người dân.
Rác sẽ được chở đến điểm tập kết để xử lý. |
“Có chị ở TP.HCM và một chị khác ở Hà Nội đã chuyển 6 tấn rau, củ từ các vùng Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt… đến Quảng Bình. Bà con nhận rau mừng lắm. Họ nói, chẳng thèm gì, chỉ thèm một bữa rau xanh”, chị Dung kể.
“Các thành viên trong đoàn, mắt ai cũng đỏ hoe với cảnh 2 vợ chồng ngồi trong căn nhà nhỏ. Họ đang chết lặng vì 2 đứa con trai bị lũ cuốn. Chúng tôi cũng ám ảnh khi nhìn vào căn nhà xiêu vẹo, ngập bùn nước của những người già, tuổi gần đất xa trời…
Hơn 1 tháng làm các công việc hỗ trợ vùng lũ, 30 thành viên của đoàn khá mệt. Nhưng những hình ảnh đó cứ thôi thúc chúng tôi đi tiếp”, chị nói thêm.
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.
">Chi tiền thu mua túi nilon trên cây để dọn rác cho vùng lũ
Nhóm người leo lên chỏm đá nhỏ nhảy múa.
Một clip cho thấy 13 người, cả nam và nữ, đang nhảy múa, vẫy tay ăn mừng việc chinh phục chỏm núi đá ở tỉnh Chiết Giang đang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Những người này trang bị đồ bảo hộ, dây thừng cố định vào chỏm đá.
Hình ảnh được ghi lại bằng drone. Nhiều người xem nhận thấy chỏm đá nhỏ, dựng đứng dường như lắc lư khi nhóm người nhảy trên đó, theo South China Morning Post.
Chỏm đá, được gọi là "cột cô đơn của núi Lanniu", nằm tại khu vực núi Lanniu ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Nơi này nổi tiếng với nhiều người yêu thích leo núi tại Trung Quốc, được xem là nơi hoàn hảo để luyện tập và là "tảng đá nổi tiếng" trên mạng xã hội.
"Cứ mỗi cuối tuần hoặc các ngày lễ là có rất nhiều người leo lên đó. Tôi sợ rằng tảng đá sẽ sụp đổ trong vài năm tới do có quá nhiều đinh thép đóng vào", một người dân sống tại làng Niulun gần đó nói.
Hành động của nhóm người hứng chỉ trích trên mạng. |
Người này cũng cho biết khối đá không xuất hiện trong bất kỳ hướng dẫn du lịch nào và chính quyền địa phương cũng không thực hiện biện pháp nào để bảo vệ.
"Chúng tôi đã báo cáo hiện tượng này với cấp trên phụ trách trong lĩnh vực văn hóa và du lịch. Sắp tới, chúng tôi sẽ dựng biển cảnh báo gần chỏm đá và bố trí nhân viên tuần tra định kỳ", một quan chức giấu tên cho hay.
Sự việc cũng thu hút sự chú ý và lên án trong nhiều người đam mê leo núi.
"Đây là một nhóm những kẻ không bình thường đang nhảy múa", một người bình luận.
"Xin đừng hủy hoại thiên nhiên. Hãy đi mà chơi với cái gì khác đi" hay "Tảng đá đang khóc đấy. Hãy tôn trọng thiên nhiên" là những bình luận khác.
Những hành vi thiếu văn minh hoặc bất hợp pháp của khách du lịch không phải là hiếm ở Trung Quốc.
Tuần trước, một blogger ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, đã lắc mạnh cây hoa anh đào 100 tuổi để tạo cơn mưa cánh hoa, phục vụ việc quay video. Người này phải lên tiếng xin lỗi sau khi vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Tháng 12/2021, sở thú Thượng Hải đã phải phát động chiến dịch kêu gọi khách tham quan không tự ý cho động vật ở đây ăn vì hành động này đã khiến nhiều con bị bệnh.
Theo Zing
13 người nhảy múa trên chỏm đá nhỏ ở Trung Quốc
Video: Đám cưới ở Thanh Hoá của cô dâu Hiền Lương và chú rể Đại Vệ hiện thu hút sự quan tâm từ dân mạng.
">Thực hư đám cưới chú rể kém cô dâu 21 tuổi ở Thanh Hoá
Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà
Kim Lý khoá môi ngọt ngào Hồ Ngọc Hà trước hơn 1000 khán giả
Cô dâu chơi trội khi đội khăn voan biết bay trong lễ cưới
Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam.
Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ, cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ...
Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.
Khánh An
">Quần thể di tích Cố đô Huế có gì?
友情链接