当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Gharafa, 20h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Getafe vs Sevilla, 20h00 ngày 1/2: Khó tin cửa trên
Bộ TT&TT muốn tập trung vào đối tượng là các đơn vị quản lý, đơn vị nghiên cứu, tổ chức chứng nhận, kiểm định và các tổ chức thử nghiệm trong lĩnh vực TT&TT. Điều này nhằm mục tiêu cùng hợp tác, thúc đẩy việc tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực.
Theo thống kê của Vụ Khoa học và Công nghệ, hiện có tổng cộng 125 quy chuẩn và 176 tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến lĩnh vực TT&TT. Các đối tượng áp dụng những quy chuẩn, tiêu chuẩn này là các sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ và lĩnh vực an toàn thông tin...
Trong đó, nhiều nhất là các tiêu chuẩn và quy chuẩn với đối tượng tiêu chuẩn hóa là các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực viễn thông và CNTT(85 quy chuẩn và 76 tiêu chuẩn).
Một trong những nhiệm vụ chính về công tác tiêu chuẩn hóa là tạo nền móng chuyển đổi số. Theo định hướng, tới đây Bộ TT&TT sẽ bổ sung thêm một số đối tượng tiêu chuẩn hóa mới, bao gồm một số công nghệ nền tảng (5G, IoT, dữ liệu lớn, điện toán đám mây...), tiêu chuẩn hóa nền tảng số và tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng.
Trên cơ sở bối cảnh hiện nay, Vụ Khoa học và Công nghệ nhận định các công nghệ liên quan tới chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ có xu hướng phát triển nhanh. Vai trò của các doanh nghiệp công nghệ số sẽ ngày càng được chú trọng. Các sản phẩm nội địa hóa cũng được chú trọng phát triển.
Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ gắn chặt với các định hướng của Chính phủ và Bộ TT&TT trong việc đưa hạ tầng viễn thông số dịch chuyển thành hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, sáng tạo, đổi mới công nghệ cho các sản phẩm thương hiệu Việt Nam cũng như đảm bảo các vấn đề về an toàn thông tin mạng.
Sự xuất hiện của các công nghệ mới như 5G, IoT, dữ liệu lớn... cũng đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới.
Theo ông Đinh Hải Đăng (Vụ Khoa học và Công nghệ), cả nước hiện có 1 tổ chức chứng nhận, 1 tổ chức kiểm định và 33 tổ chức thử nghiệm trong lĩnh vực TT&TT.
Định hướng quản lý của Bộ TT&TT là củng cố hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm, trang thiết bị lĩnh vực TT&TT.
Để làm điều này, có nhiều nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng phòng thí nghiệm/thử nghiệm trọng điểm, chuyên ngành theo định hướng chung của Nhà nước.
Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu, mở rộng và khai thác năng lực của các tổ chức, đánh giá sự phù hợp nước ngoài theo các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau để phục vụ xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian.
Trọng Đạt
" alt="Nghiên cứu xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm trọng điểm, chuyên ngành TT&TT"/>Nghiên cứu xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm trọng điểm, chuyên ngành TT&TT
Các cụm trang trại TH tại Nghĩa Đàn được xây dựng với khoảng cách giữa các trại ít nhất là 10 km. Trang trại số 3 nằm ở cụm trại 1, là “nhà” của hơn 7.000 bò sữa, trong đó có hơn 3.500 bò đang cho sữa. Trang trại số 3 ứng dụng hệ thống AfiAct để phát hiện động dục tự động, quản lý sinh sản và quản lý chất lượng sữa của đàn bò. Hệ thống vắt sữa được đánh giá hiện đại nhất Việt Nam, được thiết kế để vắt sữa cho khoảng 3.600 bò/ngày, mỗi ngày vắt 3 ca. Một trong những điểm khác biệt giữa sữa tươi sạch TH true MILK với những nhãn hiệu sữa khác ở Việt Nam là khâu vắt và bảo quản sữa nguyên liệu. Bò được tắm và làm mát trước khi vắt sữa hoàn toàn tự động bằng 4 núm vú chân không.
Để quản lý được đàn bò với số lượng lớn, chân bò được đeo chip Perometer, toàn bộ thông tin về sức khỏe bò được truyền trực tiếp vào hộp nhận tín hiệu tại Trung tâm vắt sữa và cập nhật vào máy tính. Những bò ốm sẽ được phát hiện trước 4 ngày và hệ thống tự động từ chối vắt sữa của bò bệnh. Dòng sữa tươi sạch chỉ được thu hoạch từ những cô bò khỏe mạnh nhất. Sau khi vắt, sữa sẽ đi qua hệ thống đường ống Inox kín, được làm lạnh xuống 2 - 40C, chuyển ngay đến bồn bảo quản sữa, vận chuyển sang nhà máy sữa TH để chế biến. Đây là một chu trình vắt sữa kín hoàn hảo, không hề có một chút không khí lọt vào sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo nguyên vẹn, tuyệt đối sự tươi, sạch.
Không chỉ dừng lại ở khâu vắt sữa, TH ứng dụng công nghệ vào cả khâu đóng gói và bảo quản sản phẩm. Dây chuyền vận chuyển chạy với tốc độ rất cao, 7 hộp/giây. Hệ thống có camera nhận diện tự động. Nếu phát hiện hạn sử dụng bị mất hoặc không rõ, hay chưa có thìa trong thùng sữa chua, hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức và cánh tay máy tự động đẩy sản phẩm lỗi ra khỏi dây chuyền. Hệ thống này thay thế cho con người, giúp kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng đóng gói, tối ưu về thời gian. Tương tự như công nghệ xử lý ảnh, giúp kiểm tra, phát hiện các sản phẩm lỗi trong khâu đóng gói, đó là hệ thống cân tự động.
Trước đây, cần một công nhân làm duy nhất một nhiệm vụ rất nhàm chán là ngồi nhìn cái cân đo trọng lượng của thùng sản phẩm. Nếu số trên cân không đúng thì công nhân đó sẽ bốc ra kiểm tra. Cách làm thủ công này từng phát sinh nhiều vấn đề như mỏi mắt nên nhìn nhầm số cân, công việc nhàm chán gây buồn ngủ, dễ mất tập trung. Bây giờ, máy móc thay thế người công nhân đó, giúp phát hiện thùng sản phẩm không đủ trọng lượng, cánh tay máy tự động gạt thùng đó ra ngoài.
Ở cuối dây chuyền, các thùng sản phẩm đạt chất lượng được xếp chồng lên pallet để chuẩn bị vận chuyển vào kho. Trước đây, ở công đopạn này cần 3-4 nhân công để thay phiên nhau bê vác và sắp xếp hàng. Nhưng với áp dụng công nghệ robot với cánh tay máy khổng lồ sẽ tự động nhận diện thùng hàng và sắp ngay ngắn lên pallet.
Cuối cùng đến công đoạn kho vận và quản lý cũng được ứng dụng WMS là hệ thống chuyên biệt dành cho các kho chứa hàng với công suất lớn nên có nhiều tính năng chuyên nghiệp, hiện đại hơn, giúp thay thế sức người trong quá trình vận hành. Chỉ cần nhập dữ liệu chính xác, WMS sẽ tự động tính toán và gợi ý chiến thuật sắp xếp, phân bổ hàng hóa trong kho, sao cho tối ưu về quãng đường di chuyển, tối ưu về khoảng trống sắp xếp sản phẩm.
Nếu như bây giờ câu chuyện chuyển đổi số, ứng dụng IoT là trào lưu nở rộ thì tại TH True Milk, công cuộc chuyển đổi số đã diễn ra từ hàng chục năm trước. "14 năm trước, chuyện cho bò gắn chip, nghe nhạc, tắm mát nghe là lạ, vui tai. Nhưng thực tế đó là cái sống còn của việc chăn nuôi bò sữa, là cuộc cách mạng của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Bằng việc gắn chip, chúng tôi có thể tiếp nhận dữ liệu trong từng cá thể bò, biết được khi nào con vật động dục, tình trạng sữa và cả tình trạng sức khoẻ, bệnh tật để chữa trị sớm" đại diện TH True Milk nói.
Mới đây, tờ The Times of London của Vương quốc Anh dành riêng một bài viết về Tập đoàn TH của doanh nhân Thái Hương như ví dụ tiêu biểu của nền nông nghiệp tương lai.
TH với sự dẫn dắt của bà Thái Hương được biết đến với vai trò tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Bà đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành sữa ở quốc gia này từ năm 2008 bằng cách đầu tư vào chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi tập trung sử dụng công nghệ cao.
" alt="Khi “bà trùm” sữa dùng công nghệ số"/>Để tiếp tục duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính xác định phải đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong tổ chức, vận hành, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ trên môi trường số. Qua đó, tổ chức có thể giảm chi phí vận hành, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Là đối tác đồng hành 27 năm cùng ngành tài chính, các chuyên gia FPT IS đã đưa ra góc nhìn tiếp cận và đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược cho những bài toán thiết yếu của ngành. Với bài tham luận "Thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện ngành tài chính & Xây dựng nền tài chính số dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo", ông Lê Việt Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Nền tảng và Phân tích dữ liệu - FPT IS cho biết việc phân tích, khai thác dữ liệu chính là vấn đề cốt lõi của ngành và ứng dụng các nền tảng công nghệ, trong đó có công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là chiến lược khai phá bài toán này trở thành lợi thế.
Ông Thanh chỉ ra 6 bài toán trọng điểm ngành tài chính công có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ này, bao gồm: Quản lý thuế cho loại hình kinh doanh mới; Hỗ trợ cơ quan hải quan xác định giá tính thuế; Quản lý rủi ro; Xử lý hồ sơ, dữ liệu dịch vụ công; Giám sát giao dịch chứng khoán; Phòng chống tội phạm tài chính chứng khoán.
“Đây là 6 bài toán đặc thù của ngành tài chính công đòi hỏi khả năng xử lý nguồn dữ liệu phức tạp, với khối lượng khổng lồ và không ngừng gia tăng khi thị trường mở rộng. Để giải quyết một cách tổng thể các bài toán này, cần có cách làm khoa học và việc xây dựng nền tảng dữ liệu đủ mạnh, vững chắc là điều mấu chốt cho việc triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ Big Data, AI hiệu quả, thành công”.
Ứng dụng Big Data, AI, Blockchain… giúp ngành tài chính bứt tốc chuyển đổi
Nói về xu hướng công nghệ hiện nay, ông Thanh đưa ra các số liệu từ báo cáo của Gartner về Công nghệ giúp thay đổi thế giới năm 2021. Theo đó, có tới 25% các nhà lãnh đạo tin rằng công nghệ liên quan đến AI sẽ trở nên áp đảo; trong khi đó giải pháp liên quan tới dữ liệu được hơn 20% các nhà lãnh đạo đặt niềm tin. Những con số này chứng minh chuyển đổi số đang là cuộc chơi phụ thuộc vào việc phát triển công nghệ, đặc biệt là xu hướng về AI và Big Data.
Trong một thập kỷ qua, các giải pháp công nghệ liên quan tới AI, Big Data không còn mới khi gia tăng mạnh mẽ về số lượng và được triển khai hàng loạt tại doanh nghiệp với mọi quy mô. Trước thực tế đó, doanh nghiệp, đơn vị muốn triển khai giải pháp AI, Big Data cần có có quyết tâm vững vàng và phải bắt tay thực hiện nhanh chóng, nếu không muốn bị bỏ lại.
Với 6 bài toán nêu trên, ông Thanh đưa ra những đề xuất về công nghệ như ứng dụng Big Data, Social Listening trong việc định danh người nộp thuế, qua đó xây dựng và tổng hợp được danh sách thu nhập cá nhân để tính thuế. Thêm vào đó, các công nghệ này còn hỗ trợ xây dựng mô hình chấm điểm rủi ro, nhằm tối ưu nguồn lực, tăng hiệu quả thu thuế. Đối với vấn đề phòng chống tội phạm tài chính, công nghệ eKYC giúp nhanh chóng phát hiện giả mạo trong quá trình định danh xác thực, nâng cao độ an toàn trong các giao dịch số, mang tới trải nghiệm chất lượng cao cho người dùng.
Bên cạnh đó, ông Lê Việt Thanh tiếp tục nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng tầm nhìn cũng như kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề dữ liệu trong ngành tài chính. Dữ liệu là tài sản quý giá cần được trọng điểm quản lý, khai thác và tối ưu trong toàn bộ tổ chức, từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những tổ chức lớn, đa quốc gia, đa chi nhánh, đặc biệt trong ngành tài chính công.
Từ đó, FPT IS đã phát triển Nền tảng tích hợp, quản lý và khai thác dữ liệu - FPT.dPlat, giúp tổ chức, đơn vị tập hợp, phân tích, khai phá tối ưu các nguồn dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc - vốn là lượng dữ liệu khổng lồ nhưng đang bị bỏ ngỏ do chưa có cách thức xử lý. FPT.dPlat giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, cho phép sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có với nhiều cấp độ theo hướng phục vụ sát sườn các nhu cầu nghiệp vụ chuyên sâu của ngành, từ đó nâng cao năng lực quản lý và cung cấp dịch vụ tới các cấp.
“Giải pháp FPT.dPlat do FPT IS phát triển mang tới hệ sinh thái hoàn chỉnh cho việc thu thập, xử lý, khai thác dữ liệu dựa trên nguồn mở, cung cấp các công cụ đa dạng, giàu tính năng, giúp tối ưu hiệu năng, an toàn và giảm thiểu chi phí cho cơ quan tài chính. FPT IS đề xuất ngành tài chính nên ứng dụng Big Data và AI ở mức độ ưu tiên cao nhất, khai thác hiệu quả nguồn lợi từ dữ liệu để tăng thu ngân sách, phát hiện gian lận”, ông Thanh nhấn mạnh.
Tại hội thảo, ông Đường Tất Toàn - Giám đốc Công nghệ Khối Chính phủ - FPT IS cũng đề xuất các tổ chức, đơn vị nên áp dụng công nghệ Blockchain để quản lý quy trình luân chuyển chứng từ thu ngân sách hiệu quả hơn. Blockchain được hiểu như một sổ cái phân tán (Decentralized Ledger) sẽ giúp kết nối tất cả các bên tham gia vào một chuỗi giao dịch chung. Thông tin giao dịch được tổng hợp vào một sổ cái duy nhất, giúp các bên cập nhật thông tin sát với thời gian thực để xử lý nghiệp vụ.
“Ứng dụng Blockchain, các bài toán luân chuyển thông tin về chứng từ nộp thuế: từ khoản thuế nghĩa vụ được tạo ra tại cơ quan Thuế hoặc cơ quan Hải quan, tới thông tin thanh toán của các ngân hàng thu hộ hay thông tin hạch toán tại Kho bạc Nhà nước đều được xử lý gần thời gian thực, tinh gọn quy trình cho người dân. Với thông tin minh bạch và nhanh chóng từ sổ cái chung, người dân, doanh nghiệp có thể nhìn thấy trạng thái xử lý các khoản thuế của mình và chủ động theo dõi các thủ tục hành chính đang thực hiện. Điều này góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp”, ông Toàn cho biết.
Big Data, AI, Blockchain là những công nghệ được FPT IS đề xuất ngành tài chính ưu tiên áp dụng để khai phá tối đa tiềm lực số. Với sự am hiểu sâu sắc các bài toán của ngành cùng việc đi đầu triển khai giải pháp công nghệ, FPT IS sẵn sàng đồng hành cùng ngành tài chính củng cố vị thế trên tiến trình số hóa, từ đó tạo đòn bẩy giúp tổ chức, doanh nghiệp Việt tăng trưởng nhanh và bền vững.
Bích Đào
" alt="Ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo xây dựng nền tài chính số "/>Ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo xây dựng nền tài chính số
Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Casa Pia, 22h00 ngày 1/2: Bất phân thắng bại
Mới đây, Sở TT&TT cùng Sở NN&PTNT Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số với VNPT Đồng Tháp. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn, Đồng Tháp đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ số tiêu biểu trong nông nghiệp như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu; ứng dụng bẫy đèn thông minh để dự báo sâu rầy; ứng dụng ảnh viễn thám để xác định diện tích cây trồng; hệ thống bơm tưới tự động...
Dù vậy, đây chỉ là bước đầu. Do chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp vẫn còn rời rạc. Do đó, cần sự tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên nêu ra điểm khác biệt giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống là áp dụng công nghệ kỹ thuật số như AI, Big Data, IoT vào các hoạt động của ngành. Các doanh nghiệp số Việt Nam đóng góp vai trò ngày càng quan trọng, cho ra đời nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích như: Giải pháp nền tảng IoT hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi, trồng; hệ sinh thái nông nghiệp số cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ data analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý.
Ông Võ Quốc Trung, Ban Chuyển đổi số tài nguyên, môi trường và nông nghiệp (Tập đoàn VNPT) chia sẻ tập đoàn đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi số nông nghiệp; khai trương 2 cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp. Mục tiêu của VNPT là đồng hành cùng ngành Nông nghiệp trong việc chuyển đổi số, đến năm 2025 hình thành không gian nông nghiệp số.
Theo ông Trung, để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần một số giải pháp như Xây dựng hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp; có giải pháp kết nối cung - cầu nông sản; quản lý chuỗi giá trị nông sản; quản lý nông thôn thông minh. Bên cạnh đó là xây dựng bộ giải pháp nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thu hoạch thông minh; truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Việt Nam; minh bạch thông tin sản phẩm “từ trang trại tới bàn ăn”…
Trước đó, Đồng Tháp đã ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Nền tảng chuyển đổi số chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn đầu là ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, quy trình xử lý, báo cáo, lưu trữ dữ liệu thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, nền tảng nông nghiệp số trực quan hóa dữ liệu báo cáo của tất cả lĩnh vực dưới dạng biểu đồ, bản đồ, hình ảnh; hỗ trợ quản lý dữ liệu sản xuất an toàn, truy xuất nguồn; ứng dụng công nghệ vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong việc thiết lập, giám sát.
Trong giai đoạn tiếp theo, nền tảng chuyển đổi số sẽ tăng cường hơn nữa việc tự động hóa thu thập, xử lý, thống kê số liệu thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám; thông qua thiết bị giám sát IOT, thuật toán trí tuệ nhân tạo để quản lý, cảnh báo dịch hại, thiên tai v.v..
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đề nghị công ty Rynan Technologies Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dữ liệu; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ thêm về phân cấp, phân quyền trong cập nhật, quản lý dữ liệu; tích hợp thêm một số hệ thống thông tin liên quan đến nông nghiệp hiện đang sử dụng.
Điều này phù hợp với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”. Đó là hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp (data warehouse/kho dữ liệu) chuyên sâu phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản. Hoàn thành xây dựng công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.
" alt="Đồng Tháp tăng cường tự động thu thập dữ liệu nông sản"/>Phái Mạnh Việt là một sân chơi khuyến khích, cổ vũ phái mạnh hướng đến hình ảnh người đàn ông thực thụ, hội tụ đủ các yếu tố: tự tin, thông minh, quả cảm và dí dỏm. Càng vào sâu, khán giả càng thấy rõ hình ảnh một Ghi Ta “bất tử” đầy ý chí, một Bảo Xiều luôn điềm đạm cùng sự tự tin, một Minh Tuấn tính toán trong từng đường đi nước bước, và một Song Luân luôn nổi bật với nụ cười với mọi tình huống.
Cùng lắng nghe 4 chàng trai chia sẻ về những thử thách “tra tấn” nhất họ đã trải qua trong hành trình Phái mạnh Việt giúp họ bộc lộ và phát huy hết khả năng của mình.
Ghi Ta lúng túng với thử thách bơi thuyền, leo núi ngược
Với Ghi Ta, chuỗi thử thách liên hoàn trong tập 10: Bơi thuyền đến núi đá vôi, leo núi ngược thu thập mảnh ghép để ghép hình bản đồ Côn Đảo là “khó nhằn” nhất. Tưởng chừng với thể lực và sức bền “bất tử”, thử thách này sẽ không làm khó được anh nhưng khán giả đã bất ngờ khi lần đầu thấy chàng lực sĩ lúng túng như vậy. Ghi Ta chia sẻ: “Khi đang hăng sức bơi thuyền thì hai mái chèo lại bị rơi xuống biển. Loay hoay mãi mới có thể tìm lại mái chèo và đua tiếp cùng đồng đội.”
Sau khi thu thập mảnh ghép, anh lại tiếp tục làm rơi và bị Song Luân và Minh Thành vượt lên. Ghi Ta thành thật chia sẻ: “Lần đầu tiên mình thấy lo sợ và hoang mang đến thế. Tay chân tuy đã mệt mỏi nhưng ý chí không cho phép mình bỏ cuộc. Chỉ cần hoàn thành thôi, không phải nghĩ đến thứ hạng gì nữa. Việc chinh phục giới hạn bản thân mới thật sự là thử thách của chương trình. Phải có quyết tâm, có dũng khí đương đầu khó khăn, theo đuổi công việc đến cùng thì mới xứng đáng là người đàn ông bản lĩnh.”
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ghi Ta vẫn lạc quan và cố hết sức chạm đến đích |
Bảo Xiều suýt gục ngã với thử thách cưa đá lấy đồ
Gây ấn tượng với người xem bởi sự điềm đạm và tự tin, Bảo Xiều luôn chứng minh vị trí trong top đầu của mình là xứng đáng. Đáng nhớ nhất với anh là trò chơi “Cưa viên đá lấy hộp NESCAFÉ CAFÉ VIỆT” ở tập 9. Phối hợp ăn ý giữa sức khỏe và trí thông minh khi sắp xếp các khối đá, Bảo Xiều có thể đã chạm đích thứ 2 sau Ghi Ta.
Tuy nhiên, khoảnh khắc bất cẩn làm rơi viên đá cuối cùng khiến Xiều trượt khỏi top dẫn đầu và rơi trực tiếp vào vòng nguy hiểm tưởng như đã hạ gục ý chí chiến đấu của anh. Nhưng Bảo Xiều vẫn quyết không bỏ cuộc, kiên trì và miệt mài thực hiện lại từ đầu cho đến khi hoàn thành.
Đâu là động lực khiến Bảo Xiều không từ bỏ? Phỏng vấn anh về thử thách này, Bảo Xiều cười: “Mình luôn lấy sự ủng hộ và kỳ vọng của gia đình làm động lực chiến đấu. Bởi biết vợ con luôn theo dõi nên mình càng phải tự tin và cố gắng hơn gấp 10 lần để xứng đáng trở thành “người hùng” của ba mẹ con.”
Bảo Xiều luôn tự tin, điềm tĩnh trước mọi thử thách |
Minh Tuấn tính toán chiến thuật trong thử thách lật bánh xe
Trái ngược với cách chơi mạnh mẽ của Ghi Ta, kiên trì của Bảo Xiều hay quyết liệt của Song Luân, Minh Tuấn là nhân tố gây tranh cãi nhiều nhất trong Phái Mạnh Việt.
Trong vòng loại người cùng Bảo Xiều ở tập 10, hai chàng trai phải lật úp các bánh xe container theo màu đã bốc thăm từ trước. Tưởng chừng như lép vế về sức mạnh và thể lực so với Bảo Xiều, nhưng Tuấn lại có những bước tính toán kỹ lưỡng, phá vỡ nỗ lực của Xiều và giành chiến thắng một cách áp đảo. Có lẽ có khá nhiều người không hài lòng với tinh thần chiến đấu của anh chàng khi chỉ “cố khi nào cần” và luôn tìm cách “giấu sức thật của mình”.
Chiến thuật “Vì em giấu sức nên mọi người nghĩ em yếu, mà đâu biết là em biết hết sức của tất cả mọi người để dùng chiến thuật” hiện nay vẫn rất hiệu quả và giúp Tuấn có mặt trong top 3. Liệu đây có phải bước đi thông minh giúp anh làm “nên chuyện” trong Phái mạnh Việt 2016?
Minh Tuấn gây tranh cãi với những chiến lược thi đấu đầy tinh vi |
Song Luân có trượt ngã vẫn cười đứng dậy
Nếu hỏi đâu là điểm thu hút nhất của Song Luân, câu trả lời chắc chắn sẽ là nụ cười tươi luôn thường trực. Theo dõi thử thách liên hoàn trên nước ở tập 11, khi các thí sinh phải vận dụng linh hoạt sức bền và khả năng thăng bằng để vượt qua 3 thử thách trên nước của chương trình, khán giả sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy Song Luân liên tục nở nụ cười dù bị trượt khỏi ván hay vuột tay khỏi móc treo và rơi xuống nước, phải thực hiện lại rất nhiều lần.
Dù có ngã xuống bao nhiêu, Song Luân vẫn mỉm cười đứng dậy và gắng hết sức cho lần tiếp theo với sự lạc quan cực kỳ đáng nể. Chính các đồng đội cũng vô cùng khâm phục tính cách lạc quan này của Song Luân. Minh Thành chia sẻ: ”Nhiều khi đang nản chí vì chưa hoàn thành được thử thách mà thấy nụ cười của Song Luân là không khí căng thẳng đã giảm bớt rất nhiều, mình lại càng có thêm sức mạnh chiến đấu”.
Hình tượng chàng ca sĩ điển trai dần được thay thế bằng hình ảnh người đàn ông bản lĩnh đáng khâm phục |
Phái Mạnh Việt của NESCAFÉ CAFÉ VIỆT là một chương trình truyền hình thực tế độc đáo với những thử thách đòi hỏi các chàng trai phải thể hiện bản lĩnh của mình với sự thông minh, tự tin, quả cảm và dí dỏm. Cùng theo dõi tập cuối cùng vào 21h00 ngày 18/08/2016 trên HTV7 để chứng kiến hành trình về đích của cuộc đua thú vị này và đoán xem ai sẽ đại diện cho Phái Mạnh Việt 2016.
Săn “NESCAFÉ CAFÉ VIỆT - Phiên bản Phái mạnh Việt 2016” trúng Airblade diễn ra đến hết ngày 18/8/2016. Khi mua một (01) hộp NESCAFÉ CAFÉ VIỆT Cà phê đen đá 15 gói x 16g hoặc một (01) hộp NESCAFÉ CAFÉ VIỆT Cà phê sữa đá 14 gói x 20g – Phiên bản Phái Mạnh Việt 2016, sẽ được tặng 01 gói cà phê cùng loại. Ngoài ra, nếu tìm được gói cà phê may mắn (thiết kế đặc biệt Phiên bản Phái Mạnh Việt), khách hàng sẽ nhận được phần thưởng là một xe Honda Air Blade trị giá 40 triệu đồng. Tổng giải thưởng lên tới 88 giải. Cách thức xác nhận giải thưởng: • Cào để lấy mã số xác nhận ở mặt trước và nhắn tin về 8069 theo cú pháp: NESCAFE_Mã số xác nhận_Số CMND (1000VND/tin nhắn) • Giữ lại gói sản phẩm trúng thưởng để đối chiếu khi nhận giải Thời gian nhận tin nhắn kéo dài đến 23h59 ngày 18/08/2016 Tìm hiểu thêm: https://goo.gl/5wF8mt |
Thu Hằng
" alt="Những thử thách ‘khó nhằn’ nhất Phái mạnh Việt 2016"/>Nếu như những năm trước đây, bức tranh ICT Việt Nam có gam màu chủ đạo là lĩnh vực viễn thông với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 2 con số thì năm 2022 mảng viễn thông truyền thống vẫn tiếp đà suy giảm. Thống kê của Bộ TT&TT cho thấy tăng trưởng của viễn thông chỉ đạt 1,6%, đây là con số khá khiêm tốn.
Viễn thông với điểm nhấn tắt sóng 2G và 3G, chặn cuộc gọi rác
Năm 2022, một số nhà mạng bắt đầu tắt sóng 2G và 3G ở những nơi nhu cầu thấp. Việc này giúp nhà mạng đơn giản hóa mạng lưới, tối ưu hạ tầng phục vụ phát triển công nghệ mới, tối ưu chi phí vận hành khai thác, bổ sung tài nguyên tần số cho mạng 4G để nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh lưu lượng và thuê bao data 4G ngày càng lớn. Bộ TT&TT đặt ra mục tiêu chậm nhất đến tháng 9/2024 phải hoàn thành việc dừng công nghệ 2G.
Nhìn toàn cảnh viễn thông Việt Nam năm 2022 không thể không nhắc đến vấn nạn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo tấn công khách hàng, gây nhiều bức xúc cho người dùng và hệ lụy cho xã hội. Bộ TT&TT đã yêu cầu nhà mạng phải thực hiện kế hoạch ngăn chặn cuộc gọi rác và quản lý thông tin thuê bao di động; đồng thời ngăn chặn và xử lý SIM có dấu hiệu tồn kênh. Muốn giải quyết triệt để vấn nạn cuộc gọi rác, chỉ giải pháp kỹ thuật không thôi là chưa đủ mà chính người dùng sẽ quyết định một thuê bao có phải là thuê bao thực hiện cuộc gọi rác hay không. Và các nhà mạng dựa trên quy định đã có để xử lý thuê bao phát tán cuộc gọi rác.
Một trong những điểm nhấn của viễn thông năm 2022 là Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện nhằm quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Luật sửa đổi lần này đã hoàn thiện đồng bộ các quy định từ lập, ban hành quy hoạch đến cấp phép tần số để quản lý, sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là với những băng tần “quý hiếm”.
Chuyển đổi số "phủ sóng" các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội
Bức tranh ICT Việt Nam năm 2022 chứng kiến sự chuyển động mạnh mẽ về chuyển đổi số. Cụm từ “chuyển đổi số” được xuất hiện thường xuyên và liên tục ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Để thể hiện quyết tâm và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đối số quốc gia. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và hàng ngày. Chuyển đổi số góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.
Không dừng lại ở đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược có tầm nhìn mục tiêu phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức chủ đạo để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động. Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng những chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Chính phủ đưa ra mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030.
Năm 2022, trong cơn khủng hoảng chip toàn cầu thì Việt Nam được xem là điểm sáng khi hai doanh nghiệp FPT và Viettel đều tuyên bố sản xuất chip. FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (thuộc tập đoàn FPT) cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm IoT cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt. Dòng chip bán dẫn tích hợp được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam, chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Không chỉ có FPT, Viettel cũng tiến hành sản xuất chip. Việc FPT và Viettel sản xuất chip đã khẳng định trí tuệ của người Việt và hiện thực hóa giấc mơ sản xuất chip bán dẫn của người Việt, góp phần đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng chip toàn cầu, một lĩnh vực công nghệ cao nhất, cốt lõi nhất của mọi thiết bị công nghệ xung quanh con người.
Bức tranh ICT Việt Nam năm 2022 còn có điểm nhấn là sự dịch chuyển của các tập đoàn lớn trên thế giới đưa nhà máy sản xuất sang Việt Nam, đặt vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới trên bản đồ công nghệ thế giới. Samsung Việt Nam đã đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội. Đây là trung tâm lớn nhất của Samsung ở khu vực Đông Nam Á. Samsung đề ra kế hoạch phát triển Trung tâm R&D tại Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển số một toàn cầu.
10 Sự kiện ICT tiêu biểu năm 2022
1 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
2 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
3 - Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
4 - Thủ tướng chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia
5 - Giải thưởng VinFuture vinh danh các nhà khoa học phát minh ra mạng toàn cầu
6 - FPT sản xuất chip, đưa Việt Nam vào danh sách số ít quốc gia sản xuất được chip trên thế giới
7 - Nhà mạng bắt đầu tắt sóng 2G và 3G
8 - Nhà mạng đồng loạt bắt tay ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác
9 - Samsung khánh thành Trung tâm R&D 200 triệu USD tại Hà Nội
10 - Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam
Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đứng đầu trong 10 sự kiện ICT