Bộ vi xử lý A6 trên iPhone 5 đã thể hiện sức mạnh vượt trội khi dẫn đầu ở hầu hết các bài thử nghiệm benchmark.

Bộ vi xử lý A6 trên iPhone 5 đã thể hiện sức mạnh vượt trội khi dẫn đầu ở hầu hết các bài thử nghiệm benchmark.
Tác giả của With The End in Mind (tạm dịch: Khi tâm trí lụi tàn), đã chia sẻ những suy nghĩ của mình trong một bộ phim ngắn cho BBC Ideas.
Bà muốn phá bỏ những nỗi e ngại và khuyến khích mọi người nói về những gì sẽ xảy ra khi ai đó sắp chết.
Tiến sĩ Thomas Fleischmann chia sẻ về các giai đoạn của cái chết, sau khi chứng kiến gần 2.000 người ra đi.
"Trong giai đoạn đầu tiên có một sự thay đổi đột ngột, mọi nỗi đau đều tan biến. Sự lo lắng, sợ hãi, ồn ào đều không còn. Chỉ còn lại yên bình, tĩnh lặng. Một số cảm nhận được niềm vui”.
Giai đoạn thứ hai là một "trải nghiệm ngoài cơ thể", giai đoạn thứ ba là cảm giác "thoải mái" đối với gần như tất cả mọi người.
Dù vậy, vẫn có một số người mô tả họ cảm nhận được "tiếng động khủng khiếp, mùi khó chịu và các sinh vật đáng sợ".
Ở giai đoạn thứ tư, bệnh nhân thường nhìn thấy ánh sáng bắt đầu chiếu vào màn đêm đen tối.
Theo Tiến sĩ Fleischmann, những người sắp qua đời cho biết, họ nhìn thấy “khung cảnh xung quanh đẹp đẽ, màu sắc tươi sáng, một số nghe được âm nhạc lay động và cảm giác của tình yêu vô điều kiện” - đó là giai đoạn thứ năm.
Nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay cho thấy quá trình trên có thể dễ chịu hơn điều chúng ta nghĩ.
Các nhà khoa học đã vô tình chụp được não - cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể - khi ngừng hoạt động, cho thấy khoảnh khắc đáng kinh ngạc về cái chết.
Một bệnh nhân bị động kinh đã được nối máy điện não đồ (EEG) trước khi lên cơn đau tim, ghi lại 15 phút trước cái chết của anh.
Trong 30 giây quanh nhịp tim cuối cùng của bệnh nhân, các chuyên gia nhận thấy sự gia tăng rất cụ thể các sóng não.
Những sóng này, được gọi là dao động gamma, có liên quan đến những yếu tố như truy xuất bộ nhớ, thiền và mơ.
Điều này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại các ký ức đẹp nhất khi sắp ra đi. Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nghiên cứu khác.
Các bộ phận của não được kích hoạt trong nghiên cứu này cũng ghi nhận chúng ta có khả năng đi vào trạng thái mơ màng yên bình, cảm giác tương tự như thiền định.
An Yên(Theo The Sun)
" alt=""/>Trước lúc chết con người sẽ trải qua giai đoạn như thế nào?Bạn vừa chọn được một căn hộ tuyệt vời trên Airbnb, và cần tạo một tài khoản để sử dụng dịch vụ này. Khi đăng ký một thứ gì đó mới, chúng ta đều muốn "đốt cháy giai đoạn" bằng cách đăng nhập thông qua bất kỳ tài khoản nào đã có sẵn: đó có thể là tài khoản Apple, Google, Facebook, hay đôi lúc là Twitter. Hiển nhiên, bạn sẽ hoàn tất mọi chuyện nhanh hơn hẳn. Nhưng trước khi liên kết Airbnb hay bất kỳ loại tài khoản nào khác của bạn với các tài khoản Facebook, Google, Apple và Twitter, hãy ngừng lại và ngẫm nghĩ một chút. Có nhiều lý do hợp lý giải thích tại sao bạn không nên quá lạm dụng phương thức đăng nhập này.
Dưới đây, chúng ta sẽ bàn về cách hoạt động của những hệ thống đăng nhập tất cả trong một, và những điều bạn cần biết trước khi quyết định nhấn nút.
Đầu tiên, lợi ích của việc đăng nhập bằng một tài khoản bạn đã có chính là tính tiện lợi của nó.
Nếu bạn đã đăng nhập vào tài khoản chính đó trên trình duyệt desktop hoặc trên điện thoại, thì bạn sẽ có thể đăng nhập vào ứng dụng hoặc dịch vụ mới của mình mà chẳng tốn chút thời gian đáng kể nào. Thông thường, nó sẽ nhanh hơn nhiều so với việc phải điền lại tất cả các thông tin về bản thân, chọn username, đặt mật mã...
Các tài khoản được tạo theo cách này còn tương đối dễ quản lý: ví dụ, bạn có thể xem mọi ứng dụng mà bạn đang đăng nhập bằng Facebook tại đây, và mọi ứng dụng mà bạn đang đăng nhập bằng Google tại đây. Việc chặn các ứng dụng truy cập vào tài khoản chính cũng đơn giản, bởi chúng đều nằm trong các trang web này - chỉ một vài cú nhấp chuột hoặc chạm vào màn hình, chúng sẽ bị đẩy khỏi tài khoản chính của bạn như chưa từng có gì xảy ra.
Ngoài ra, cách đăng nhập này còn có một vài ưu điểm về mặt quyền riêng tư, như khả năng giấu địa chỉ email mà đăng nhập bằng Apple mang lại: Apple sẽ tự động tạo ra một địa chỉ email ngẫu nhiên để đăng ký, bạn không phải tiết lộ địa chỉ email chính của mình (và nếu email ngẫu nhiên kia bị spam quá nhiều, bạn có thể xoá nó đi hoàn toàn).
Những lợi ích nêu trên quả thực không thể chối bỏ, nhưng để có sự tiện lợi đó, bạn phải đánh đổi khá nhiều thứ (suy cho cùng trên đời này đâu có gì hoàn toàn miễn phí?)
Cuộc chiến giữa Apple và Epic đã cho thấy những vấn đề có thể xảy ra giữa công ty cung cấp ứng ụng và công ty cung cấp ID để đăng nhập. Đó có thể là vấn đề về pháp lý, về chính trị, hay về kỹ thuật, và nếu nghiêm trọng, chúng đồng nghĩa bạn phải tạo một tài khoản hoàn toàn mới.
Bất kể những lợi ích mà người dùng có được là gì, thì các công ty công nghệ lớn đều muốn bạn sử dụng các giải pháp đăng nhập của họ, bởi việc này sẽ ràng buộc bạn chặt hơn nữa vào các nền tảng của họ - nếu bạn có suy nghĩ sẽ xoá tài khoản Facebook, Google, Twitter hay Apple, thì hãy coi chừng, hậu quả có thể xảy ra với mọi tài khoản nhỏ mà bạn đã kết nối vào tài khoản chính.
Đó là chưa kể đến những vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư. Ví dụ, nếu ai đó xâm nhập được vào tài khoản Facebook của bạn, họ sẽ có thể xâm nhập vào mọi thứ bạn đã kết nối với Facebook, từ ứng dụng bạn đang chạy, cho đến trình nghe nhạc yêu thích của bạn, bởi chúng đều sử dụng cùng một phương thức đăng nhập. Từ quan điểm bảo mật số, loại hình liên kết nối này hoàn toàn không được khuyến nghị.
Chính vì lẽ đó, bạn lúc nào cũng nên kiểm tra xem một ứng dụng hay website có thể làm gì với tài khoản mà bạn đang kết nối với chúng, bởi một số sẽ cần nhiều quyền truy cập và những đặc quyền nhất định hơn số khác. Các trang quản lý tài khoản liên kết của Facebook, Google, Twitter và Apple đều cho phép bạn xem những thông tin nào trong tài khoản mà các ứng dụng được truy cập đến, và chúng có thể thay đổi những gì. Hầu hết các ứng dụng và dịch vụ sẽ khai báo rõ ràng, đồng thời việc liên kết tài khoản cũng không đồng nghĩa bạn đang trao cho chúng "chìa khoá" mở cửa tài khoản chính (trên thực tế, bạn chỉ cấp cho chúng một tấm vé tạm thời mà thôi), nhưng cẩn trọng vẫn hơn!
Cần nhấn mạnh rằng các ứng dụng và website bên thứ ba không có được mật mã đăng nhập vào tài khoản Apple, Google, Twitter và Facebook của bạn, nhưng chúng được phép bước qua "cổng an ninh", cũng như có quyền truy cập ở một mức giới hạn đến các tài khoản đó - bạn cần nắm được mức độ truy cập khi liên kết tài khoản, và đảm bảo rằng bạn hài lòng với điều đó.
Google là một trường hợp đặc biệt, khi mà các ứng dụng bên thứ ba có thể truy cập đến lịch, email, ảnh, và các tập tin Google Drive của bạn nếu chúng yêu cầu và được phép. Một ứng dụng với toàn quyền truy cập tài khoản có thể làm bất kỳ điều gì nó thích trong tài khoản Google của bạn trừ thay đổi mật mã, xoá tài khoản, hoặc sử dụng Google Pay, do đó bạn chỉ nên trao quyền truy cập kiểu này cho những ứng dụng đáng tin cậy nhất mà thôi.
Google và các công ty công nghệ lớn khác đều có các thủ tục nhằm tìm kiếm và ngăn chặn hành vi đáng nghi từ các ứng dụng và website được liên kết đến tài khoản, nhưng những hàng rào bảo vệ đó không phải không phá vỡ được - mỗi lần bạn kết nối đến một thứ gì đó mới, bạn đang làm tăng nguy cơ bị xâm nhập thêm một chút.
Vấn đề thu thập dữ liệu thì sao? Với Google và Facebook, việc các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba có thể thu thập nhiều thông tin hơn về thông tin định danh của bạn, những ứng dụng bạn đang sử dụng, và những thứ bạn đang quan tâm trên nhiều thiết bị khác nhau (hoặc trong đời thực) sẽ không gây ảnh hưởng gì đến các chiến dịch quảng cáo hướng mục tiêu mà các công ty này đang thực hiện lên bạn.
Apple thì nghiêm khắc hơn về vấn đề này - đó là một lý do tại sao bạn nên đăng nhập bằng Apple - còn Twitter thường sẽ nắm ít dữ liệu về bạn hơn, nhưng dù cho bạn đăng nhập bằng dịch vụ nào, các nhà quảng cáo và nghiên cứu thị trường đều muốn điều tra càng sâu càng tốt nhằm xây dựng nên một hồ sơ chi tiết hơn nữa về bạn.
Trên đây là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi quyết định chọn cách đăng nhập vào một ứng dụng hay dịch vụ mới: đừng quên rằng chúng thường sẽ duy trì kết nối đến tài khoản chính của bạn trong nhiều năm trời dù cho bạn quên mất chúng đi chăng nữa. Nếu bạn sử dụng các tuỳ chọn đăng nhập bằng Google, Facebook, Apple hay Twitter, điều cần nhớ là phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá các kết nối hiện hữu.
Có lẽ nhược điểm lớn nhất của việc tách rời mọi thứ là bạn phải nhớ hàng trăm username và mật mã - đó là lý do bạn nên dùng một trình quản lý mật mã tốt. Dù sẽ phải động tay động chân đôi chút, việc này sẽ giúp bạn an toàn hơn, nhưng chỉ khi bạn thực sự cẩn thận với mọi thông tin đăng nhập của mình.
Đối với hầu hết mọi người, giải pháp an toàn nhất là cân bằng trong chọn lựa lúc nào nên dùng các tuỳ chọn đăng nhập với các tài khoản lớn, và lúc nào không nên - ngoài ra, hãy luôn nhớ kiểm tra các quyền được cấp cho ứng dụng, và ngắt kết nối các ứng dụng khi bạn không cần đến chúng nữa.
(Theo VnReview, Gizmodo)
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian chia sẻ: “Tôi thích kết nối trực tiếp với mọi người thông qua Instagram và Facebook, nhưng tôi không thể ngồi im trong khi các nền tảng này tiếp tục cho phép lan truyền sự thù địch và thông tin sai lệch”.
" alt=""/>Đăng nhập bằng Google, Facebook, Twitter hay Apple đều rất tiện, nhưng vẫn có mặt tráiBé gái lao cột sống được bạn đọc giúp đỡ
Nhói lòng trước nguyên nhân của cậu bé chỉ mặc quần cộc giữa mùa đông lạnh
Nằm mê man trên giường bệnh, chị Đoàn Thị Uyên (sinh năm 1988 ở thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) vẫn không ngớt gọi tên những đứa con của mình. Bị u sọ não, hiện tại chị đang được điều trị tại Khoa phẫu thuật thần kinh 2 - Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Trao đổi với PV, chị Đoàn Thị Uyển, người hằng ngày trực tiếp chăm sóc chị gái trong bệnh viện cho biết, cho đến trước năm 2017, gia đình chị Uyên vẫn yên ấm, ổn định. Tuy chưa giàu có nhưng cũng không quá thiếu thốn, con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
![]() |
Chị Uyên bị u não khi mới sinh con trai út được 5 tháng |
Cho đến cuối năm 2017, tai họa ập đến khi khi anh Tiến đi đánh cá thuê ngoài biển không may bị ngã đuối nước. Lúc đó, đứa con út trong bụng chị mới được 6 tháng. Người thân phải ra sức động viên, chị mới vượt qua được cú sốc đó mà sinh con.
Con ra đời mới được vài tháng, còn chưa dứt sữa mẹ. chị Uyên thường xuyên cảm thấy đau đầu. Những cơn đau cứ kéo đến dồn dập, buốt óc kèm theo nôn mửa, chị không thể làm được gì. Đến bệnh viện kiểm tra, chị Uyên ngỡ ngàng khi bác sĩ phát hiện có khối u trong não. Ngay lập tức, chị được chuyển gấp ra bệnh viện tuyến trung ương điều trị.
Theo Bác sĩ Khoa phẫu thuật thần kinh 2, Bệnh viện Việt Đức, qua các xét nghiệm chụp chiếu đã phát hiện khối u ở sọ não và hình ảnh phù não kèm theo. Ngày 28/9 chị Uyên được tiến hành phẫu thuật lấy khối u. Tuy nhiên vẫn không thể lấy được hết gốc rễ của khối u do bộ phận não sọ rất phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bất cứ lúc nào.
![]() |
Tính mạng chị Uyên đang bị đe dọa nghiêm trọng |
Để có tiền nhập viện, chị Uyên không chỉ vét hết những đồng tiền ít ỏi trong nhà mà còn phải vay mượn khắp nơi. Anh chị em hai bên gia đình nội ngoại, ai cũng khó khăn nên không hỏi được nhiều.
Vì căn bệnh biến chứng phức tạp, tình trạng lại nặng nên phương pháp điều trị lâu dài, chi phí rất tốn kém, bảo hiểm y tế cũng chỉ chi trả được một phần. Có nhiều loại thuốc đắt tiền không thuộc trong danh mục bảo hiểm y tế hỗ trợ khiến gia đình chật vật. E rằng sắp tới khó lòng cho chị tiếp tục chữa trị.
Không những vậy, điều đáng lo nữa là hiện tại, ba đứa con của chị Uyên vẫn đang ở nhà nhờ bà nội chăm sóc. Cháu lớn đang học lớp 5, cháu thứ hai mới hơn 5 tuổi còn bé út gần 6 tháng tuổi, còn chưa cai sữa mẹ. Hàng ngày bà phải bế đi xin bú nhờ hàng xóm.
"Chúng nó ở nhà cứ gọi hỏi dì, khi mô mẹ về, nghe mà nhói lòng", chị Uyển rầu rĩ. Đứa út đang bú mẹ nay bỗng nhiên mất đi bầu sữa, thường xuyên quấy khóc. Nguy cơ mồ côi mẹ, hình ảnh nhũng đứa trẻ bơ vơ đói khát cứ xoáy sâu trong suy nghĩ những người chứng kiến. Có lẽ lúc này, phép màu giúp đỡ gia đình chị Đoàn Thị Uyên đang nằm trong tay bạn đọc.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Đoàn Thị Uyên, thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; SĐT gia đình 0129.578.6530 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.235 (chị Đoàn Thị Uyên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |