Giá đắt không phải lý do duy nhất khiến iPhone suy sụp tại Trung Quốc
Doanh số iPhone bắt đầu giảm,áđắtkhôngphảilýdoduynhấtkhiếniPhonesuysụptạiTrungQuốbxh ngoại hạng anh 2024 gây lo ngại cho cả Apple và các nhà đầu tư. Tại Trung Quốc, thị trường quan trọng thứ hai của Apple sau Mỹ, iPhone đang chịu sức ép từ nhiefu phía. Năm 2016, Apple chỉ đứng thứ 5 tại đây với 10,4% thị phần, giảm từ hạng 3 năm 2015 với 11,3% thị phần. Hai nguyên nhân chính dẫn đến điều này đã được hãng tin Reuters giải thích trong bài báo mới đăng hôm 22/3. Đây là lời giải thích dễ hiểu nhất: năm 2017, Apple lần đầu giới thiệu iPhone giá 1.000 USD (iPhone X). Trong khi đó, người dùng Trung Quốc phần lớn tập trung vào giá trị mà sản phẩm mang lại đã tỏ ra lạnh nhạt với iPhone X. Thị phần Apple tại Trung Quốc dù không giảm đột ngột nhưng cũng cho thấy dấu hiệu sa sút.Giá iPhone trên trời
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2: Chiếc pháo cứu sinh
-
YouTube tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý I/2022. (Ảnh: Bloomberg) Nhiều tháng nay, các nhà đầu tư lo ngại về thế lực kép ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Facebook. Đó là tính năng mới về quyền riêng tư trên iPhone và sự trỗi dậy của TikTok. YouTube, một mạng xã hội khác chuyên về video của Alphabet, cũng đang “thấm” dần áp lực này. Cộng với xáo trộn do cuộc chiến Nga - Ukraine gây ra, chúng làm giảm đà tăng doanh số của dịch vụ video lớn nhất thế giới một cách thô bạo. Cổ phiếu Alphabet đã giảm 3% trong phiên giao dịch ngoài giờ ngày 26/4 sau khi công ty báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2022.
Bắt đầu từ năm 2021, Apple gây đảo lộn các doanh nghiệp mạng xã hội khi áp đặt lệnh cấm chặt chẽ đối với quảng cáo bên thứ ba trên iPhone. Điều đó tác động không nhỏ đến Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, cũng như các mạng xã hội phổ biến trên di động khác như Snap. Google chưa bị ảnh hưởng nhiều do không quá phụ thuộc vào loại hình quảng cáo mục tiêu.
Song YouTube không may mắn như vậy. Trước đó, Google cho biết việc thay đổi quyền riêng tư của Apple tác động không đáng kể đến YouTube, tuy nhiên, quý I/2022 YouTube ghi nhận tăng trưởng sụt giảm của mảng quảng cáo phản hồi trực tiếp. Quảng cáo YouTube trở thành mắt xích yếu nhất trong kết quả kinh doanh quý đầu năm của Alphabet, khi chỉ tăng 14% lên 6,87 tỷ USD, thấp hơn 500 triệu USD so với ước tính của nhà phân tích. Cùng kỳ năm ngoái, bộ phận tăng trưởng 48%.
Theo Dan Morgan, Quản lý quỹ cấp cao tại Synovus Financial Management, YouTube bắt đầu cảm nhận cơn nhức nhối. Điều đó đặc biệt đáng lo ngại cho cổ phiếu Alphabet do YouTube, cùng với bộ phận đám mây của Google, được kỳ vọng là cỗ máy tăng trưởng tiếp theo của tập đoàn.
Lãnh đạo của Google cũng nhắc đến những rắc rối của YouTube trong xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân. Bất ổn chính trị khiến cho việc chi tiêu tại châu Âu sụt giảm. Cụ thể, doanh số chung tại châu Âu và Trung Đông chỉ tăng 19% so với 33% của một năm trước đó. Vào tháng 2, Google tạm dừng hoạt động tại Nga nhưng vẫn duy trì dịch vụ tìm kiếm, YouTube trong nước. Giám đốc Tài chính Ruth Porat từ chối bình luận tác động sẽ kéo dài bao lâu mà chỉ nói rằng “điều đáng tiếc là nó vẫn đang diễn ra”.
Trong khi các lãnh đạo bàn về cuộc chiến và hạn chế của Apple, họ chưa nhắc đến một nguy cơ khác: đó là TikTok. Ứng dụng video của ByteDance đã khiến Meta phải dồn lực vào Facebook và Instagram, cũng như thách thức vị trí của YouTube trong ngành công nghiệp nội dung trực tuyến. Theo YouTube, tính năng video ngắn Shorts ra đời năm 2020 đã thu hút 30 tỷ lượt xem hàng ngày, tăng gấp 4 lần năm trước. Công ty vẫn chưa bán quảng cáo cho Shorts mà trả tiền cho tác giả từ một quỹ dựa trên hiệu suất của họ. Dù vậy, Giám đốc Kinh doanh Philipp Schindler tiết lộ YouTube sẽ bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trong Shorts.
Theo CNBC, số liệu của YouTube là dấu hiệu mới nhất cho thấy thị trường quảng cáo kỹ thuật số đang gặp khó trong môi trường lạm phát và điều kiện kinh tế vĩ mô biến động. Tuần trước, CEO Snap Evan Spiegel thừa nhận quý đầu năm đặc biệt “thách thức” và dự báo doanh số kém hơn trong quý II.
Thị trường video không phải bộ phận duy nhất của ngành công nghiệp rơi vào rắc rối. Netflix thông báo lần đầu tiên mất thuê bao trong hơn 10 năm, khiến cổ phiếu giảm 35%. Warner Bros cũng phải “rút nguồn” dịch vụ streaming CNN+ chỉ vài tuần sau khi ra mắt.
Du Lam (Theo CNBC, Bloomberg)
YouTube ‘gặm nhấm’ miếng bánh quảng cáo của các nhà đài
Ngân sách quảng cáo của các nhãn hàng đang ‘chảy’ từ túi của các nhà đài truyền thống sang nền tảng trực tuyến, đặc biệt là YouTube.
" alt="YouTube cảm nhận ‘nỗi đau’ Apple, TikTok gây ra cho Facebook">YouTube cảm nhận ‘nỗi đau’ Apple, TikTok gây ra cho Facebook
-
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho hay, khát vọng của Việt Nam, sự nhanh nhạy của Việt Nam đã được cụ thể hóa thành văn bản chỉ đạo một cách nhanh chóng trong chiến lược kinh tế số và xã hội số. Trong xu hướng phát triển kinh tế số hiện nay, thế giới nhắc nhiều tới các mô hình kinh tế số mới ví dụ như blockchain, vậy công nghệ này có nằm trong Chiến lược phát triển kinh tế số của Chính phủ hay không?
Blockchain là một điểm nhấn đặc biệt đối với kinh tế số vì công nghệ này giúp tài sản hóa các vật phẩm số và hỗ trợ giao dịch số một cách dễ dàng, minh bạch và an toàn. Vai trò của Blockchain đối với kinh tế số trong tương lai gần có thể so sánh với vai trò của các hạ tầng thiết yếu: Điện, đường, trường, trạm đối với sự phát triển kinh tế truyền thống. Chính vì thế mà trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam, đang có làn sóng chuyển đổi các nền tảng giao dịch, thanh toán, mua bán từ hạ tầng cũ sang hạ tầng phân tán dựa trên công nghệ Blockchain, với tốc độ tăng trưởng lên tới hai con số mỗi năm. Phát triển công nghệ, ứng dụng Blockchain cũng có thể là một trong những chiến lược để phát triển kinh tế số, tạo sự đột phá cho Việt Nam. Chính phủ hiện cũng rất quan tâm và đang trong quá trình nghiên cứu hành lang pháp lý để có thể hỗ trợ ứng dụng công nghệ blockchain một cách phù hợp
Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số của Việt Nam được đưa ra dựa trên xu hướng thế giới và đặc thù của Việt Nam như thế nào, để có được chiến lược phù hợp và khả thi thưa ông?
Tôi cho rằng, chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số của Việt Nam là kết quả tham khảo quốc tế một cách có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn trong nước.
Phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. Môi trường số là môi trường mang tính toàn cầu. Do vậy, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam được xây dựng để xác định tường minh khái niệm về kinh tế số và xã hội số.
Việc xác định tường minh nội hàm khái niệm là điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất hành động, thúc đẩy phát triển, quản lý và đo lường, giám sát.
Kinh tế số Việt Nam gồm 3 thành phần chính: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu, cùng các dịch vụ trực tuyến trên mạng; Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Trong 3 thành phần này, thành phần kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành còn nhiều dư địa phát triển. Định hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam là đưa kinh tế số thẩm thấu mặc định vào từng ngành, lĩnh vực thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số.
Xã hội số Việt Nam gồm 8 thành phần chính. Thứ nhất là phương tiện số đảm bảo mỗi người dân một điện thoại thông minh để làm tất cả những gì mình muốn (all-in-one). Thứ hai là kết nối số để đảm bảo mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, phổ cập kết nối di động băng rộng. Thứ ba là danh tính số đảm bảo mỗi người dân có danh tính số được xác thực dễ dàng từ xa, qua môi trường mạng, thay vì phải hiện diện trực tiếp. Thứ tư là tài khoản số để cho mỗi người dân một tài khoản thanh toán số để thanh toán cho các giao dịch điện tử, giao dịch số từ xa qua môi trường số.
Thứ năm là chữ ký số với mục tiêu mỗi người dân có chữ ký số cá nhân trên điện thoại thông minh có thể ký số từ xa, qua môi trường số, thay vì phải ký tươi trên bản giấy. Thứ sáu là địa chỉ số khi mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có thể dễ dàng được nhận biết, tìm kiếm trên môi trường số. Thứ bảy là kỹ năng số, với mục tiêu mỗi người dân được trang bị kỹ năng số cơ bản để thao tác, sử dụng ứng dụng, nền tảng số và tự bảo vệ mình trên môi trường số. Và cuối cùng là văn hóa số với mục tiêu làm cho người dân nhận rõ được lợi ích của các dịch vụ số, từ đó hình thành thói quen cho mỗi người dân lựa chọn sử dụng các dịch vụ số một cách tự nhiên, mặc định.
Ông có nói chiến lược này dựa trên xu hướng thế giới và đặc thù của Việt Nam, nhưng chiến lược này độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số hay không?
Chuyển đổi số, hiểu một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ lên môi trường số một cách an toàn. Tôi cho rằng, điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là tinh thần xuyên suốt của Chiến lược. Chiến lược đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể. Trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước.
Chúng ta nhìn thấy cơ hội cho Việt Nam với một thị trường tiềm năng khi có 100 triệu dân, 9 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 1 triệu doanh nghiệp, 70 nghìn nhà máy sản xuất, 44 nghìn trường học, 14 nghìn cơ sở y tế, hơn 3 nghìn doanh nghiệp vận tải. Vì vậy, chúng ta xác định điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.
Chúng tôi cũng đưa ra công thức thành công của người Việt Nam là "Nhỏ - Nhanh - Gần và Cơ động" và chiến lược cũng thể hiện rõ công thức này.
Khi người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, họ thấy được lợi ích sẽ phát triển kinh tế số và xã hội số. Mỗi người dân có cơ hội trở thành một “doanh nhân số”. Mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất kinh doanh có cơ hội trở thành một doanh nghiệp số. Chuyển đổi số thành công thì cần nhỏ tới mức từng người dân, từng doanh nghiệp, từng tổ chức nhỏ. Vì nhỏ nên chúng ta có thể nhanh, linh hoạt. Chuyển đổi số thì "cá nhanh thắng cá chậm", chứ không phải "cá to nuốt cá bé".
Giải pháp đặc thù Việt Nam là tận dụng và phát triển mạng lưới doanh nghiệp công nghệ số đông đảo hiện có trên 60.000 doanh nghiệp, có những tập đoàn công nghệ lớn, thuộc cả khối doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân, hàng đầu trong khu vực và các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ sáng tạo. Doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển các nền tảng số Make in Việt Nam, ở ngay bên cạnh người dùng Việt Nam, đó là gần.
Tiếp đó là tổ chức mạng lưới công nghệ số cộng đồng, thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng để đưa các nền tảng số tới với người dân, hướng dẫn người dân và hỗ trợ người dân nhanh nhất có thể, đó là gần. Tổ công nghệ số cộng đồng có thể do Đoàn Thanh niên và các doanh nghiệp công nghệ số làm nòng cốt, tổ chức theo nhóm ít người để tiếp cận tới từng người dân, từng hộ gia đình đó là nhỏ.
Cuối cùng là việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến toàn dân với hệ thống truyền thông rộng khắp, đến tận cấp cơ sở, đó là gần. Khi đã xác định được đúng mục tiêu, đúng công cụ, thì có thể nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến tới toàn dân. Việc phổ cập công nghệ phòng chống dịch trong năm 2021 là minh chứng rõ nét nhất cho điều này.
Ông vừa nói đến yếu tố đột phá của chiến lược này, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn?
Chiến lược quốc gia đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để phát triển 9 yếu tố nền móng, 7 ngành, lĩnh vực trọng tâm và 8 nhóm giải pháp. Vì vậy, một số điểm đột phá khác là về thể chế. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của thể chế là sửa đổi Luật Giao dịch điện tử, ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động trực tuyến nhanh hơn, dễ dàng hơn, rẻ hơn và an toàn hơn. Khi đó, người dân, doanh nghiệp sẽ chuyển sang hoạt động trên môi trường số một cách tự nhiên.
Ví dụ như dịch vụ công trực tuyến quy định thu phí, lệ phí thấp hơn, thời gian trả kết quả nhanh hơn, thì người dân, doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ công trực tuyến thay vì nộp hồ sơ trực tiếp.
Về hạ tầng số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của hạ tầng số là phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, phổ cập Internet cáp quang băng rộng tới hộ gia đình, phổ cập điện toán đám mây tới doanh nghiệp do Việt Nam làm chủ công nghệ lõi.
Trên đây cũng là điểm đặc thù Việt Nam có thể làm nhanh hơn các nước khác.
Bộ TT&TT đã xây dựng kế hoạch ngừng phát sóng 2G và chuyển băng tần của 2G cho các công nghệ di động tiên tiến hơn như 4G, 5G. Trong đó, một trong những việc làm quan trọng cần làm là giảm số lượng người sử dụng điện thoại 2G. Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất – phần truy cập vô tuyến" quy định tất cả các thiết bị di động được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải được tích hợp công nghệ 4G. Song song với đó là đồng hành cùng với các doanh nghiệp công nghệ để cung cấp các thiết bị điện thoại, máy tính bảng chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân.
Về dữ liệu số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của dữ liệu số là phát triển dữ liệu chủ trong các cơ sở dữ liệu có độ chính xác cao làm dữ liệu gốc theo các nguyên tắc một trường dữ liệu chỉ do một cơ quan thu thập, quản lý và chia sẻ cho các cơ quan khác dùng chung. Bên cạnh đó, người dân cung cấp dữ liệu một lần khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Đối với các thông tin, tài liệu đã cung cấp, không yêu cầu người dân cung cấp lại.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức sẽ giúp người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần; giúp công chức, viên chức, người lao động không phải nhập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu trên nhiều phần mềm khác nhau; giúp lãnh đạo có thông tin tổng hợp, thống nhất, tin cậy để có quyết định kịp thời, hiệu quả; giúp tăng cường sử dụng lại dữ liệu, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Tôi ví dụ với mỗi giao dịch giúp tiết kiệm 3.000 đồng cho xã hội như chi phí di chuyển đến-về chỗ chứng thực giấy tờ bản giấy, chi phí chứng thực giấy tờ, thời gian chờ, chi phí xử lý của công chức; chưa kể chi phí cơ hội, chi phí lưu trữ giấy tờ bản giấy... việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội trong thời gian qua.
Kho dữ liệu mở được hình thành sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dán nhãn dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo.
Về an toàn an ninh mạng, chúng ta đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của an toàn, an ninh mạng là phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản và chữ ký số tới người dân.
Người dân là đối tượng chưa được trang bị đồng đều, đầy đủ về các kỹ năng tự bảo vệ trên không gian mạng. Việc đưa người dân lên môi trường mạng khi chưa được trang bị kỹ năng đầy đủ có thể tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro bị tấn công, lừa đảo trên mạng.
Thống kê cho thấy, các cuộc tấn công, lừa đảo trên mạng chủ yếu (khoảng 80%) xuất phát từ việc thiếu kỹ năng số cơ bản. Do vậy, phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng miễn phí sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt kỹ năng số của người dân, bảo vệ người dân đến 80% các trường hợp.
Do vậy, kèm theo mục tiêu mỗi người dân một điện thoại thông minh là thực hiện mục tiêu mỗi người dân cài đặt ứng dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản trên điện thoại di động.
Ngoài ra, người dân phổ cập chữ ký số để thực hiện các giao dịch trên môi trường số một cách an toàn. Chữ ký số, được thực hiện thông qua các thuật toán phức tạp, có tính bảo mật cao sẽ an toàn hơn chữ ký tươi vốn rất dễ giả mạo.
Đối với nhân lực số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của nhân lực số là triển khai đại học số, toàn trình trực tuyến, học liệu cá nhân hóa, hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.
Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 100.000 – 150.000 nhân lực kỹ thuật số trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
Đại học số, hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục đại học, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, của giảng viên, sinh viên lên môi trường số. Và vì chuyển đổi hoàn toàn lên môi trường số, mô hình hoạt động của một trường đại học số trở nên linh hoạt và vượt qua nhiều giới hạn vật lý mà một ngôi trường truyền thống gặp phải, dẫn tới dịch vụ giáo dục được tiếp cận dễ dàng hơn, đào tạo được nhiều hơn, chi phí thấp hơn, với chất lượng tối thiểu tương đương.
Mục tiêu tới 2025, Việt Nam có tối thiểu 5 trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin mạng hoạt động theo mô hình đại học số.
Trong chuyển đổi số, kỹ năng số là quan trọng nhất để đưa người dân lên môi trường số một cách an toàn, lành mạnh. Việt Nam có 100 triệu dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện việc đào tạo kỹ năng số cho 100 triệu dân Việt Nam một cách hiệu quả để tận dụng được cơ hội mà chuyển đổi số mang lại.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá là phổ cập kỹ năng số toàn dân thông qua Nền tảng Khóa học trực tuyến mở đại trà (MOOCS). Nền tảng cung cấp khóa học trực tuyến, mọi lúc, mọi nơi, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo để tự động đánh giá, phân tích trong suốt quá trình học tập để điều chỉnh, cá nhân hóa tới từng người học. Nền tảng MOOCS góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên giỏi, giúp các em học sinh, sinh viên trên cả nước tiếp cận được với các giáo viên giỏi nhất.
Về thanh toán số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá là phổ cập thanh toán số, Mobile Money. Bộ TT&TT đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước triển khai thí điểm Mobile Money. Trong năm 2022 dự kiến có thể đạt được hơn 180.000 điểm giao dịch phổ cập tới 100% xã phường trên cả nước. Đây sẽ là chìa khóa để thúc đẩy phổ cập nền tảng thanh toán số tới toàn dân.
Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Chuyển đổi số là một hành trình dài đầy thách thức nhưng cũng đầy ý nghĩa. Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng các bộ ngành, địa phương trên hành trình này.
Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
" alt="Phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam">Phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam
-
(Ảnh: Reuters) Theo người giàu nhất hành tinh, ông ra giá 420 USD vì mới biết về từ lóng “420” trong giới hút cần và nghĩ rằng bạn gái của mình sẽ thấy nó rất thú vị. Ông thừa nhận đây không phải lý do hợp lý để ra giá.
Dù vậy, những cuộc thảo luận với Twitter sau đó trở nên nghiêm túc hơn khi các cố vấn của công ty, bao gồm những chuyên gia ngân hàng tại Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Allen & Co, bắt đầu đào bới tài liệu đảm bảo tài chính cho đề nghị 44 tỷ USD của ông Musk.
Nhiều ngân hàng lớn của Phố Wall, dẫn đầu là Morgan Stanley, Bank of America và Barclays, cam kết cung cấp cho tỷ phú vay 25,5 tỷ USD, thế chấp bằng cổ phần Tesla. Bản thân ông Musk sẽ chi 21 tỷ USD tiền mặt.
Theo Reuters, Ban quản trị Twitter, vốn đang xem xét đề nghị của ông Musk với lượng thông tin ít ỏi, gấp rút hoàn thành một bản phân tích giá trị kế hoạch độc lập mà CEO Parag Agrawal chuyển qua. Đồng thời, họ đề nghị các chuyên gia ngân hàng kiểm tra xem có ai đó ra giá tốt hơn Musk hay không.
Giám sát thương vụ là Chủ tịch Ban quản trị Twitter Bret Taylor, đồng CEO Salesforce. Musk khẳng định không quan tâm đến tính kinh tế của giao dịch và theo đuổi Twitter vì muốn nâng tầm tự do ngôn luận và “vỡ mộng” trước nhiều quyết định kiểm duyệt của nền tảng.
Đề nghị 44 tỷ USD của Musk với Twitter không hề hào phóng. Dù cao hơn 38% so với thị giá trước ngày 4/4, cổ phiếu Twitter vẫn giao dịch cao hơn mức 42,40 USD trong phần lớn năm 2021. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng của Twitter dự đoán, ngay cả khi công ty làm ăn tốt như năm ngoái, các nhà đầu tư vẫn định giá nó thấp hơn vì thị trường quảng cáo mạng xã hội đã trở nên cạnh tranh hơn. Ban quản trị không tin rằng ông Agrawal có thể sớm đưa cổ phiếu quay lại mức 54,20 USD.
Đây là quan điểm chung của nhiều cổ đông Twitter, trong đó có các quỹ lớn, những người đã liên hệ với Twitter sau khi Musk bày tỏ sẽ huy động vốn cho đề nghị mua lại của mình. Họ đề nghị công ty không nên để trượt cơ hội.
Nếu bỏ qua Musk, một số cổ đông đe dọa sẽ đứng về phía ông trong trường hợp chào mua công khai. “Viên thuốc độc” mà Twitter sử dụng sẽ bảo vệ công ty không bị thâu tóm nhưng không thể ngăn cản bị cổ đông quay lưng.
Thời cơ đã đến với Musk. Cổ phiếu công nghệ “rung lắc” mạnh trong hầu hết tháng 4 giữa nỗi lo lạm phát và suy thoái kinh tế, Twitter cũng không phải ngoại lệ. Không chỉ có vậy, Musk còn có một số đồng minh trong Ban quản trị Twitter như Egon Durban, nhà điều hành quỹ Silver Lake hay Jack Dorsey, cựu CEO Twitter. Trong tin tweet ngày 25/4, Dorsey viết: “Musk là giải pháp duy nhất mà tôi tin”.
Các cố vấn của Twitter gặp Musk vào ngày 24/4 và cố gắng thuyết phục nâng giá song ông vẫn bảo lưu quan điểm 54,20 USD/cổ phiếu là đề nghị “tốt nhất và cuối cùng”. Song Musk cũng nhân nhượng khi đồng ý với mức phí “chia tay” nếu ông thay đổi ý định và rút lại đề nghị.
Vào những giờ phút đầu tiên của thứ Hai (25/4), hai bên đi đến một thỏa thuận và được Ban quản trị Twitter chấp thuận. “Tôi hi vọng ngay cả những lời chỉ trích tồi tệ nhất của mình sẽ được giữ lại Twiter vì đó là ý nghĩa của tự do ngôn luận”, tỷ phú viết trên Twitter trong ngày lịch sử.
Du Lam (Theo Reuters)
Twitter đối mặt tương lai bất định khi về tay tỷ phú Elon Musk
Từ chế độ lương thưởng cho tới thay đổi về văn hoá, các nhân viên của nền tảng mạng xã hội Twitter đều không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
" alt="Elon Musk mua Twitter: Từ trò đùa đến thương vụ 44 tỷ USD">Elon Musk mua Twitter: Từ trò đùa đến thương vụ 44 tỷ USD
-
Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
-
"Việc chống lão hóa không phải mục tiêu chính khi tôi thực hiện các buổi trị liệu da. Đó chỉ là thói quen giúp tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Chăm sóc da luôn là thời gian để tôi chăm sóc lại bản thân và giúp xả stress", Mathias trần tình.
Hãng tin CNN cho biết câu chuyện của cô bé Mathias chẳng phải cá biệt khi giới trẻ ngày nay bị nghiện những sản phẩm chống lão hóa và chăm sóc sắc đẹp. Khảo sát năm 2012 của NPD Group cho thấy chưa đến 20% số nữ giới 18-24 tuổi quan tâm đến lão hóa da mặt.
Thế nhưng khảo sát của The Benchmaking Company năm 2018 cho thấy con số này đã tăng lên hơn 50% và phần lớn phụ nữ muốn được dùng một sản phẩm chống lão hóa hay chăm sóc sắc đẹp nào đó hàng ngày.
Thậm chí nhiều bạn trẻ dù chưa đến tuổi lão hóa nhanh cũng đã tiếp xúc với các công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất khi mạng xã hội bùng nổ nạn Body Shaming.
Vào năm 2020, cộng đồng chăm sóc da lớn nhất của Reddit với 1,3 triệu thành viên đã ngập tràn những bài viết cho vị thành niên về cách chăm sóc da và chống lão hóa. Trên Tiktok, nhiều bạn trẻ bày tỏ nỗi lo sợ về sự lão hóa nhanh cũng như quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ làm đẹp.
Sự bùng nổ mạng xã hội khiến các bé gái bị đánh giá về sắc đẹp từ sớm
Theo CNN, thực tế nỗi sợ lão hóa ngày càng lớn trong giới trẻ ngày nay không hoàn toàn do mạng xã hội và Body Shaming khi nhiều doanh nghiệp lớn cố tình tận dụng chúng để kinh doanh.
Hưởng lợi từ nỗi sợ già, xấu
Giới khoa học đã chỉ ra rằng, khi con người cảm thấy bản thân có khả năng bị tổn thương hay phải chịu đau đớn, họ sẽ cảm nhận được mối đe dọa và thể hiện sự sợ hãi. Các dấu hiệu căng thẳng có thể ảnh hưởng tới não bộ.
Bộ vi xử lý cảm xúc gửi những tín hiệu báo động tới trung tâm chỉ huy não bộ, ngay lập tức quyết định hành vi của một cá nhân. Chính lý thuyết khoa học thú vị và quan trọng này đã tạo nên những thông điệp marketing đánh vào tâm lý lo lắng của người tiêu dùng, ngày càng trở nên phổ biến trong quảng cáo.
Điều này cũng tương tự như trong ngành làm đẹp khi các hãng kinh doanh tận dụng mạng xã hội, nạn Body Shaming một cách gián tiếp để thúc đẩy người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm hơn.
Dù không chê bai thẳng nhưng những quảng cáo, những bài viết hay việc trả tiền để mọi người liên tục nói về lão hóa sớm đã khiến giới trẻ ngày nay lo sợ thái quá. Câu chuyện khá dễ hiểu khi những dự báo cho thấy tổng doanh số ngành sản phẩm, dịch vụ chống lão hóa toàn cầu sẽ đạt hơn 88 tỷ USD vào năm 2026, một thị trường vô cùng béo bở.
"Sản phẩm chống lão hóa hiện đã không chỉ còn cho người già mà hiện còn được cho là một quá trình đầu tư sắc đẹp từ khi còn trẻ", Giám đốc Clare Vera của WGSN nhận định.
Bằng việc dùng những lý thuyết khoa học và công nghệ, nhiều bạn trẻ ngày nay đang tích cực quảng bá các sản phẩm chống lão hóa cho trẻ vị thành niên, điều hiếm khi xảy ra cách đây 10 năm.
Ám ảnh về sắc đẹp khiến các bé gái dùng mỹ phẩm từ quá sớm
Bé Kennedy Hack Juman mới 15 tuổi sống tại Florida-Mỹ nhưng đã vô cùng nhuần nhuyễn về các lý thuyết chăm sóc gia, chống lão hóa thông qua các bài video trên Youtube.
"Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào tôi cũng đọc kỹ từng thành phần, thế rồi kiểm tra nguồn gốc, tác dụng của chúng cũng như các bài đánh giá trên mạng", bé Juman nói.
Dù còn vị thành niên nhưng Juman đã rất sành sỏi khi dùng hàng loạt sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cũng như khuyến khích các bạn trẻ chăm lo da mặt từ sớm.
"Không phải tôi làm thế vì sợ mọi người chê, chủ yếu là vì tôi không muốn có nếp nhăn trên mặt. Cũng có thể là tiêu chuẩn xã hội khiến tôi không thích các nếp nhăn. Thế nhưng không sao cả, tôi sẽ cố gắng chống nếp nhăn khi nào còn có thể", bé Juman thừa nhận.
Tốn kém
Cô Christina Mendoza, 25 tuổi đến từ Bay Area-Mỹ dùng dịch vụ chống lão hóa đã 2 năm nay. Liệu pháo điện tích da mà cô đang dùng có giá khoảng 495 USD, chưa kể đến sản phẩm gel đi kèm để dưỡng ẩm cùng các chi phí khác.
Đắt đỏ là vậy nhưng cô Mendoza lại rất hạnh phúc vì mình đã "đầu tư" cho sắc đẹp từ sớm.
Giáo sư Robert Pogue Harrison của trường đại học Stanford cho rằng những sản phẩm hay dịch vụ chống lão hóa dành cho giới trẻ ngày nay chẳng khác gì một chiến lược kinh doanh tinh vi. Bởi dù vị thành niên có lão hóa da đến mấy thì họ cũng chưa cần đến các trị liệu đắt đỏ như vậy.
"Giới trẻ là những khách hàng còn non kinh nghiệm và họ dễ dàng bị dao động. Do đó họ sẽ dễ bị chi phối bởi bản năng làm đẹp và các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra hơn", Giáo sư Harrison cho biết.
Mỹ phẩm không chỉ tốn kém mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cho bé gái
Đồng quan điểm, chuyên gia chăm sóc da mặt Charlotte Palermino đã 33 tuổi cho biết Internet ngày nay lan truyền vô số những thông tin sai lệch về sắc đẹp và chống lão hóa chỉ nhằm thúc đẩy doanh số.
"Tôi chẳng dùng sản phẩm chống lão hóa cho đến khi đã qua 30. Thế mà giờ đây các bạn trẻ lo lắng về điều đó khi mới 19 tuổi. Rõ ràng mạng xã hội đang làm điên đảo mọi thứ", Chuyên gia Palermino ngao ngán.
Giáo sư Harrison cho biết mối lo lão hóa chưa bao giờ thực sự là vấn đề với giới trẻ kể cả sau thời kỳ Thế chiến II. Thậm chí nhiều người còn muốn lớn nhanh để có thể tự do vào đời. Thế nhưng mạng xã hội và nạn Body Shaming đã làm thay đổi tất cả.
"Thậm chí đến cả nam giới trẻ giờ đây cũng sợ lão hóa, nhưng phụ nữ vẫn là đối tượng bị tác động hơn cả. Chúng tôi được tuyên truyền rằng đẹp và trẻ là 2 thứ song hành với nhau", Chuyên gia Pamerlino cảm thán.
Di chứng
Mặc dù rủi ro sức khỏe, tính mạng khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ chống lão hóa là thấp nhưng về lâu dài, chưa có bằng chứng khoa học nào đảm bảo việc dùng thời gian dài sẽ không đem lại các hậu quả khác.
Trong khoảng 1989-2003, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ phát hiện có 36 trường hợp tác dụng phụ do sản phẩm làm đẹp gây ngộ độc thần kinh. Ngoài ra những trường hợp dị ứng nhẹ hoặc chẳng có tác dụng cải thiện là mấy thì không ai quan tâm. Nhiều bạn trẻ cho rằng có thể là họ chưa dùng đúng loại hoặc chưa đủ nhiều.
Dùng mỹ phẩm quá sớm sẽ để lại nhiều di chứng
"Lão hóa không phải vấn đề với giới trẻ cách đây 5-10 năm", Chuyên gia tâm lý John Duffy tại Chicago-Mỹ cho biết.
Thế nhưng mọi chuyện đã khác khi ngày càng nhiều bạn trẻ phải đi khám tâm lý vì ám ảnh lão hóa sớm và sắc đẹp của mình. Nhiều người thậm chí còn cảm thấy tuyệt vọng về tương lai chỉ vì mình không đẹp đúng chuẩn.
"Instagram, Tiktoh hay những mạng xã hội đã tạo ấn tượng sai lầm rằng lão hóa là một thứ đáng xấu hổ cần phải tránh bằng mọi giá", Chuyên gia Duffy nhận định.
Bác sĩ tư vấn da liễu Anjali Mahto tại London-Anh cho biết sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có tác dụng nhất định nhưng can thiệp thái quá sẽ có phản ứng ngược, nhất là ở vị thành niên.
Vị chuyên gia này cho biết sai lầm lớn nhất của các bạn trẻ là cho rằng họ đang có "vấn đề" gì đó cần phải chữa trị, một điều thường thấy của kiểu marketing dựa trên nỗi sợ.
"Nếu bạn 22 tuổi và có nếp nhăn trên khóe mắt thì chẳng có gì phải lo sợ cả, đó hoàn toàn bình thường... Những liệu pháp như tiêm botox chỉ là marketing thôi, nó sẽ trôi và bạn sẽ phải tiêm lại mỗi 4 tháng chứ chẳng chống lão hóa gì đâu. Khi tôi chứng kiến những Tiktok ngập tràn quảng cáo rằng độ tuổi thích hợp để tiêm botox là 23 tuổi thì tôi gần như muốn phát điên", Bác si Mahto cho biết.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)
Facebook và Instagram âm thầm theo dõi trẻ em
Kết quả nghiên cứu cho thấy Facebook và Instagram sử dụng công cụ theo dõi hoạt động của người dưới 18 tuổi trên các trang web.
" alt="Instagram và Tiktok đang khiến ngày càng nhiều bé gái phải đi khám tâm lý vì sợ già">Instagram và Tiktok đang khiến ngày càng nhiều bé gái phải đi khám tâm lý vì sợ già
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục
- Trừ điểm 139 thí sinh thi công chức Hà Nội
- Vợ chồng Hoài Lâm lần đầu công khai ảnh 2 con gái xinh xắn
- Sao Hàn 6/11: Giám đốc sản xuất của Produce X 101 bị bắt
- Nhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thế
- ĐHQGHN tuyển sinh thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống
- Vì sao iPhone SE 2022 khó lòng cạnh tranh với điện thoại Android tầm trung?
- Đà Nẵng: Cụ ông 82 tuổi được tuyển đặc cách cao học
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2: Sức mạnh tân binh
- Một công ty IoT bất ngờ đóng cửa khiến hàng nghìn thiết bị smarthome thành đồ bỏ đi
- 随机阅读
-
- Soi kèo phạt góc Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2
- iPhone 14 Pro sẽ có thiết kế 'tròn' hơn so với iphone 13
- Học viện thâm hụt ngân sách, 140 nhân viên có nguy cơ mất việc
- Tin sao Việt 3/11: Bích Phương: 'Tôi không hát nhép và thật sự phát hoảng'
- Soi kèo phạt góc Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1
- Tim Cook: nhiều người dùng Android chuyển sang mua iPhone
- Giáo viên Trung Quốc bật khóc trong lớp học Anh
- Thí sinh nộp vào ĐH Ngoại thương điểm cao nhất 37,5
- Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
- Cuộc sống mệt nhoài của nghiên cứu sinh qua ảnh
- Philippines trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng công nghệ Starlink
- 8 thành viên Running Man Hàn Quốc ghé thăm Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Sevilla, 20h00 ngày 1/2: Khó tin cửa trên
- Nữ sinh Hàn Quốc giả mạo đỗ 2 trường ĐH Harvard và Stanford
- Sao Hàn 30/10: TWICE thiết lập kỉ lục khi vượt cả Blackpink
- Tâm sự của tân cử nhân sư phạm 'không tiền, không quan hệ'
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Frankfurt, 03h00 ngày 31/1: Cửa dưới ‘tạch’
- Thanh Thanh Hiền: Ở cạnh Chế Phong, tôi biết cách tha thứ
- Kết bạn với người lạ trên Facebook, hiểm họa khó lường
- 'Bạn có phải là con người không?'
- 搜索
-
- 友情链接
-