Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Getafe vs Betis, 0h30 ngày 24/2: Cân bằng -
Quán bar 'không hoan nghênh giáo sư' ở Hàn QuốcThông báo được dán bên ngoài một quán bar gần Đại học Quốc gia Busan (Hàn Quốc) vì lo ngại các giáo sư lạm dụng văn hóa thứ bậc, gây khó chịu cho người khác đang thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội Hàn Quốc, theo Korea Times.
Chủ quán cho biết từ khi mở cửa, 3 khách hàng thô lỗ nhất nơi này từng tiếp chính là giáo sư đại học.
Thông báo không hoan nghênh các giáo sư của quán bar ở Busan, Hàn Quốc.
"Lý do tôi biết học hàm của những vị khách đó là bởi chính họ đã tự khoe khoang: 'Tôi là giáo sư (ở trường đại học gần đây) đấy'", chủ quán bar nói với tờ The Hankyoreh.
Ban đầu, chủ quán cũng lo ngại thông báo có thể gây phân biệt đối xử với một ngành nghề, nhóm người nhất định.
Tuy nhiên, vị này cho rằng mục đích chính của thông báo vẫn là phê phán thái độ thô lỗ, hơn là chức danh nghề nghiệp nên vẫn quyết định dán nó trước cửa.
"Tôi từng thấy nhiều khách hàng là sinh viên mới tốt nghiệp, họ gặp căng thẳng vì đối mặt áp lực công việc lớn và sự lạm quyền của các giáo sư. Tôi không muốn họ phải tiếp tục gặp các giáo sư phụ trách mình ở quán bar của tôi nữa. Đây là nơi để họ thư giãn".
Theo Kim Je-nam, người đứng đầu Hiệp hội Giáo sư Đại học Hàn Quốc, mối quan hệ quyền lực giữa các sinh viên, trợ lý và giáo sư trong nhiều trường hợp có thể tương tự môi trường trong quân đội, khiến sinh viên có thể cảm thấy không thoải mái khi đối mặt.
Trên mạng xã hội, nhiều người tỏ ra thích thú và đồng tình với thông báo "không hoan nghênh giáo sư" này. Về phía quán bar, quán sẽ không tiến hành xác minh khách có phải là giáo sư hay không hoặc cấm họ vào.
Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng thông báo này gộp những người là giáo sư nói chung và có thể coi là một dạng phân biệt đối xử nhắm vào một đối tượng cụ thể.
Chủ quán lo ngại các vị khách trẻ là sinh viên cảm thấy không thoải mái khi đối diện các giáo sư ở nơi vốn để thư giãn như quán bar. Ảnh minh họa: Phim Nameless Gangster: Rules of Time.
Thời gian qua, việc một số nhà hàng, quán cà phê hay điểm kinh doanh dịch vụ ở Hàn Quốc thông báo hạn chế, không tiếp một số nhóm người cụ thể như trẻ em, người già, YouTuber, học sinh trung học hay người đến để ngồi học cũng từng gây tranh luận.
Ví dụ, "khu vực cấm trẻ em" được xem là cách giúp hạn chế việc những khách hàng khác bị làm phiền bởi trẻ nhỏ nghịch ngợm, không được cha mẹ quản lý và cũng giúp cơ sở kinh doanh dịch vụ tránh phải chịu trách nhiệm nếu lỡ có tai nạn xảy ra.
Còn về phía các YouTuber, BJ (người phát sóng ăn uống), việc họ quay phim chưa xin phép, bình luận về đồ ăn và những thứ khác cũng được cho có thể gây phiền toái cho những người có mặt trong quán cùng thời điểm. Một số thậm chí còn yêu cầu được miễn phí đồ ăn vì đã quay video giới thiệu về cửa hàng.
Hay như trong đại dịch, thông tin một số đợt bùng phát Covid-19 liên quan đến các buổi tụ tập của tín đồ, người theo đạo cũng làm nhiều người e ngại, khiến hàng quán quyết định "cấm cửa".
Trong khi phe ủng hộ cho rằng các hàng quán có "khu vực hạn chế" dạng này mang lại nhiều quyền lựa chọn hơn cho khách hàng và là tự do kinh doanh, phe phản đối lại nhận định đây là hành vi phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền.
Theo Zing
Quán bar hút khách nhờ... dán hơn 46 tỷ đồng trên trần nhà
Nhờ việc dán hàng triệu tờ tiền giấy kín khắp trần nhà, một quán bar tại (bang Florida, Mỹ) đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
"> -
Những đứa trẻ ấy không nhận ra đâu là giới hạn của việc nhận về, cho đi và thể hiện lòng biết ơn. Con hư vẫn là tại mẹ?Một Chủ nhật, tôi có hẹn bên ngoài vào giờ cơm trưa, cô con gái 13 tuổi của tôi gọi cho mẹ và báo rằng con đang đói. Khi nghe tôi nói mẹ ở ngoài, con gái tôi liền trách: “Sao mẹ về trễ mà không chuẩn bị bữa ăn trước?”. Con bé không hề bận tâm mẹ có việc gì và vì sao phải ở ngoài đường vào giờ cơm. Đó chỉ là một cuộc điện thoại bình thường nhưng khiến tôi suy nghĩ mãi.
Không biết từ khi nào tôi đã trở thành người giải quyết mọi vấn đề giùm con, từ nhu cầu cơ bản nhất là tự kiếm cơm để ăn khi đói. Giọng con bình thản như thể đó chính là trách nhiệm của mẹ. Tôi bần thần tự hỏi: “Mình đã làm gì con mình?”.
Nhận diện những đứa trẻ được nuông chiều thái quá
Không khó để chúng ta có thể bắt gặp quanh mình những đứa trẻ được cưng chiều quá mức. Thực tế, việc nuôi dạy một đứa trẻ cần rất nhiều kỹ năng nhưng đa phần chúng ta lại nương theo bản năng mà dạy con. Bây giờ, trong việc yêu chiều một đứa trẻ, chẳng còn ranh giới nào giữa hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế hay trình độ nhận thức của cha mẹ.
Cách đây vài hôm, trong một quán cà phê, tôi tình cờ chứng kiến cảnh một đứa trẻ chừng bảy tuổi lăn đùng ra giữa quán khóc rống lên chỉ vì mẹ không đồng ý cho cậu bé gọi thêm một phần thức uống.
Câu chuyện loáng thoáng có vẻ như con đang dư cân và phải kiêng đồ ngọt. Trên bàn la liệt thức ăn nhưng cậu nhóc vẫn cứ gào lên đòi một phần trà đào. Người phụ nữ cứ dỗ dành, giọng vẫn ngọt ngào tình cảm. Bạn tôi nói: “Nếu là mình, chắc mình cho liền mấy roi”.
Đa phần chúng ta chỉ nhìn thấy sự bất thường của người khác mà chẳng nhận ra rằng chính mình cũng không được bình thường. Bạn tôi thực ra cũng nuông chiều con thái quá. Hai con của bạn là những đứa trẻ luôn được người lớn đáp ứng mọi yêu cầu.
Trước đó, bạn vừa khoe mới mua cho con bộ tai nghe của Apple với giá hơn 4 triệu đồng. Một đứa trẻ 10 tuổi sở hữu một bộ tai nghe đắt tiền liệu có phải là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sai, nhất là khi cảnh nhà bạn tôi cũng không quá dư dả?
Chúng ta thường nhân danh tình yêu thương và dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Việc đáp ứng những yêu cầu dù nhỏ nhất ấy giống như cách hóa giải một ám ảnh tâm lý trong tiềm thức của bố mẹ - những thiếu thốn của chính bản thân chúng ta trong quá khứ thường được giải quyết bằng việc bù đắp tất cả cho con.
Chúng ta không có thời gian cho con nên bù đắp bằng những thứ đắt tiền hoặc đáp ứng các yêu cầu của trẻ để chứng tỏ tình yêu đối với con. Cứ thế, chẳng cần bất cứ ràng buộc nào, người lớn đã vội đáp ứng mọi thứ.
Cách hành xử của cha mẹ đã biến bọn trẻ thành những đứa trẻ ưa ăn vạ, đòi hỏi, vòi vĩnh, xem việc người lớn đáp ứng nhu cầu của mình là chuyện hiển nhiên.
Tại sao những đứa trẻ được nuông chiều thường vô ơn?
Khi tôi đặt vấn đề này với nhiều bậc cha mẹ, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Thực sự đây cũng không phải là quan điểm dễ dàng được chấp nhận. Có mấy ai can đảm nhìn nhận lại quá trình dạy con của mình và điều chỉnh. Có mấy ai đủ tỉnh táo để nhận biết mình có đang đi sai đường, thương con mù quáng và đang tước đi cơ hội được trưởng thành của con. Mấy ai tự nhận thấy rằng thật đáng lo ngại trước một thế hệ được bảo bọc từ nhỏ đến lớn, cơm không tự ăn, nước có người nhắc mới uống.
Những đứa trẻ ấy chỉ biết ăn món nào ngon nhất, dùng đồ nào đẹp nhất mà không cần biết những thứ đó từ đâu mà có. Rồi chúng sẽ trở thành những con người chỉ quen hưởng thụ. Những đứa trẻ được bảo bọc từ bé, nâng như nâng trứng, chưa từng bị té đau, chưa từng vận động nặng… chắc chắn sẽ lớn lên với tâm thế thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự sắp đặt của người khác.
Truyền thông Trung Quốc từng kể câu chuyện về Lý Sâm - một người lớn lên trong một gia đình bình thường nhưng được bố mẹ nuông chiều một cách kỳ quặc. Thuở Lý Sâm là học trò, chỉ cần thầy cô phiền trách, bố mẹ anh đã xông vào trường quậy phá. Khi bố mẹ lần lượt qua đời, Lý Sâm không biết cách làm việc để nuôi sống bản thân, bởi mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ anh đã quen được bố mẹ làm cho. Sau đó, Lý Sâm phải đi xin ăn rồi chết cóng trong một mùa đông lạnh lẽo. Câu chuyện về cuộc đời Lý Sâm đã được nhiều ông bố bà mẹ lấy làm bài học để tự răn chính mình.
Tuấn - một du học sinh tại Úc - kể anh từng oán trách bố mẹ thay vì biết ơn, dù anh biết bố mẹ đã nuôi mình cực khổ suốt bấy nhiêu năm. Khi vừa đặt chân đến xứ người, điều khiến anh hoảng hốt nhất là khi nhớ ra mình không biết nấu cơm. Lúc đó, anh có cảm giác bố mẹ đã quá tàn nhẫn với mình khi không hề cho anh một trải nghiệm thực tế nào, kể cả những việc đơn giản như nấu cơm, rửa chén, quét nhà…
Anh đã từ chối về nhà khi cảm nhận bây giờ mình mới được sống. Mẹ Tuấn từng khóc hết nước mắt khi đứa con trai duy nhất mà đến lớp 10 mình vẫn còn gỡ xương cá cho ăn, những tưởng sẽ khó sống khi thiếu mẹ, lại quay lưng với bà trong chớp mắt với câu nói lạnh lùng: “Con không về nước nữa đâu”. Là con một, lại là đích tôn, Tuấn vốn được “ngậm thìa vàng” từ khi vừa ra đời. Mẹ anh từ một kế toán trưởng đã nghỉ việc ở nhà chăm con. Tuấn lớn lên trong những điều kiện vật chất thừa mứa và tình yêu thương đặc biệt của mẹ anh để rồi chính anh là người lên tiếng khước từ bố mẹ.
William Golding - tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học - đã nói: “Nếu một đứa trẻ không bị trừng phạt bởi những hành vi sai, lớn lên chúng sẽ thành những con người hung ác”. Câu nói đó nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng không phải là không có lý. Không thể tự nhiên mà có những đứa trẻ lớn lên lại trở nên bạc bẽo và lạnh nhạt với chính gia đình mình.
Cũng chẳng có gì tự nhiên nếu sau này con chúng ta không biết ơn những gì bố mẹ đã làm cho chúng. Những câu nói kiểu như “Bố mẹ ngày xưa đã cực khổ, đã hy sinh mọi thứ, đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất…” rồi cũng đến lúc trở thành những câu nói thừa thãi.
Cuối cùng, gia đình, bố mẹ vẫn là chốn bình an nhất cho những đứa trẻ lớn lên, trưởng thành. Yêu thương vẫn muôn đời là đích đến, là nền tảng của mọi vấn đề. Những đứa trẻ lớn lên vẫn luôn cần được yêu thương, chăm sóc, lắng nghe những lời tình cảm từ bố mẹ, hiểu rằng mình lớn lên ở một gia đình có nền nếp và được giáo dục đầy đủ để hội nhập, để có thể sống được ở bất cứ môi trường nào.
Quan trọng hơn, mỗi đứa trẻ cần được dạy làm người tử tế, biết thể hiện lòng biết ơn.
Theo Phụ Nữ TP.HCM
3 thói quen làm trẻ kém phát triển ngôn ngữ, nhiều phụ huynh mắc phải mà không biết
Thói quen sai lầm sẽ khiến cho trẻ bỏ lỡ giai đoạn phát triển ngôn ngữ quan trọng, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm nói, phát âm không rõ, ngôn ngữ kém logic...
"> -
Cà Mau triển khai chiến dịch ‘Triệu bước chân nhân áiMột trong những ý nghĩa của Chiến dịch là nhằm đánh dấu kỷ niệm ngày toàn dân hiến máu tình nguyện. Ảnh: Hội chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau Chiến dịch được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi động (23/11/2024 - 2/2/2025) sẽ khởi đầu vào dịp kỉ niệm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; mục tiêu vận động 2 tỉ đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tết nhân ái, tặng quà và trợ giúp người nghèo, nạn nhân thiên tai, chất độc da cam và người khuyết tật.
Giai đoạn bứt phá (3/2 - 9/3/2025) diễn ra vào dịp kỉ niệm 95 ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với mục tiêu huy động 1,5 tỉ đồng, đây là giai đoạn cao điểm của chiến dịch với các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng như khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 10.000 người nghèo, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hiến máu nhân đạo và hiến mô tạng.
Giai đoạn về đích (10/3 - 28/4/2025) đánh dấu kỉ niệm ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3) - nơi mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4) và kết thúc vào ngày 28/4/2025, hướng đến thời khắc lịch sử 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn tổng kết và phát động các hoạt động hỗ trợ dinh dưỡng cho 5.000 trẻ em nghèo và khuyết tật với mục tiêu huy động 1,5 tỉ đồng.
Người tham gia có thể chạy bộ, đi bộ tự do ở bất cứ đâu vào bất kỳ thời gian nào, chủ động ghi lại kết quả quãng đường trên các thiết bị di động (smartphone, smartwatch...) với mục đích tích lũy số km càng nhiều càng tốt. Hãy cùng nhau tham gia và góp sức xây dựng một cộng đồng nhân ái, sẻ chia yêu thương để hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Theo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau, chiến dịch không chỉ là một hành động thể thao, mà còn là dịp để mỗi cá nhân, tổ chức kể lại câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc và lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu nước, hòa bình trong cộng đồng.
Các cá nhân tham gia có thể chia sẻ hình ảnh và suy nghĩ của mình về chiến dịch qua các mạng xã hội.
Đình Sơn
">