- Cô gái trẻ chia sẻ, thường ngày chỉ xem thông tin ngộ độc rượu methanol trên tivi, không ngờ có 1 ngày nạn nhân lại chính là bố mình.Sau 5 ngày điều trị tích cực, bố của Thanh Ngân (Hà Nội) đã tử vong do ngộ độc rượu methanol quá nặng, khi mới 48 tuổi.
Cô gái trẻ nén nỗi đau, chia sẻ lên trang cá nhân lời cảnh tỉnh với tất cả mọi người: “Em mong mọi người đọc được post này xin đừng chủ quan, nghĩ rằng mình không bao giờ là nạn nhân. Chính em cũng đã từng nghĩ vậy cho đến ngày hôm nay...”
Thông thường, nồng độ methanol trong máu ở ngưỡng 20mg/dl đã đe doạ tổn thương thần kinh, 40 là nhiễm độc cực nặng nhưng nồng độ trong máu của bố Ngân lên tới 160mg/dl.
|
Lời cảnh tỉnh của Ngân hiện đã nhận được hơn 7.000 lượt chia sẻ |
Sau khi bị ngộ độc, bố Ngân được lọc máu liên tục. Sau 3 ngày xét nghiệm cho thấy không còn methanol trong máu, tuy nhiên cuối cùng vẫn không qua khỏi.
Ngân chia sẻ, mỗi lần lọc máu kéo dài 10-12 tiếng, cần 3 quả lọc. Mỗi quả lọc trị giá 20 triệu. Chưa kể tiền hoá chất, mỗi lần gần 2 triệu đồng.
“Mình cũng không nắm rõ là tuỳ từng người phải lọc bao nhiêu lần. Nhưng các cô điều dưỡng trong viện kể có người lọc liên tục 5 ngày vẫn chưa hết. Các bạn thử nhân lên cứ lọc liên tục vài ngày như vậy thì chi phí đã là bao nhiêu?”, Ngân chia sẻ.
Cũng vì chi phí điều trị lớn, rất nhiều gia đình đã phải xin bệnh nhân về.
Rượu giả là rượu pha bằng methanol. Một loại cồn được dùng để làm sơn, vecni hay các chất tẩy rửa. Nhưng rượu giả vẫn bán với giá của rượu chưng cất, với cách này người bán lãi gấp 10-20 lần.
“Cái tham làm mờ con mắt, không hiểu những người bán rượu giả đó có biết họ đang giết bao nhiêu sinh mạng không? Một bình rượu giả có thể lãi hơn vài chục, vài trăm ngàn nhưng liệu có đáng giá với mạng sống của rất nhiều người hay không?”, cô gái chua xót.
Ngân hy vọng với những lời chia sẻ trên, nếu không thể cảnh tỉnh người bán, mong sẽ cảnh tỉnh người mua.
Rượu Methanol thường là rượu ngâm (rắn rết, tắc kè, thuốc bắc, thuốc nam,...) và rượu trắng bán theo can, theo lít (rất nhiều quán cơm đang bán loại rượu này), rất nhiều người hay uống.
“Mong mọi người tỉnh táo, đừng vì một chén vui mà mang nỗi buồn đến cho cả gia đình”, Ngân kêu gọi.
Cô kể, trước nay chỉ xem thời sự và báo chí tin đưa nhan nhản các vụ như ngộ độc rượu trên Lai Châu, 9 người chết, 9 sinh viên nhập viện sau ăn liên hoan...
“Những tưởng chỉ xem trên TV nhưng không ngờ có một ngày nạn nhân chính là bố mình”, cô gái đau buồn chia sẻ.
Từ cuối tháng 2 đến nay, Hà Nội ghi nhận 25 ca cấp cứu vì ngộ độc rượu methanol, trong đó có 3 người tử vong. Mới nhất vào ngày 8/3, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai tiếp nhận 9 sinh viên tại Cầu Giấy ngộ độc rượu sau cuộc nhậu, nhiều trường hợp nặng phải thở máy, lọc máu. |
Chất nghi cướp mạng 7 người ở Lai Châu nguy hiểm thế nào
Methanol là cồn công nghiệp nhưng được một số hộ kinh doanh pha thành rượu. Khi ngộ độc methanol, tỉ lệ qua khỏi rất thấp.
" alt="Cô gái Hà Nội không ngờ bố chết vì rượu giả"/>
Cô gái Hà Nội không ngờ bố chết vì rượu giả
Khi lắp đặt điều hòa nên chú ý đến vị trí để tránh tiêu thụ nhiều điện năng. |
Lắp điều hòa ở phần mặt tường thường xuyên có nắng chiếu
Không ít gia đình chỉ chú trọng tới vị trí lắp đặt máy lạnh mà không để ý đến chỗ đặt cục nóng điều hòa. Thực tế, theo các chuyên gia, lắp đặt dàn nóng điều hòa tại đúng hướng nắng là nguyên nhân hàng đầu rút ngắn ''tuổi thọ'' điều hòa và khiến hóa đơn tiền điện tăng mạnh. Lý do là bởi máy điều hòa sẽ làm việc quá tải khi phải tản nhiệt chiếc tường nóng trước rồi mới tới quá trình làm mát không khí trong phòng.
Vị trí tốt nhất để đặt cục nóng điều hòa là ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có mái che. Khi lắp đặt cần phải lắp cách tường ít nhất 10cm, tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy cục nóng, chỉ có thể làm mái che chắn nắng mưa tạt vào.
|
Lắp đặt cục nóng điều hòa ngoài trời không có mái che khiến cục nóng nhanh hỏng và trong quá trình sử dụng sẽ tiêu tốn điện năng nhiều hơn. |
Ngoài ra, tránh lắp cục nóng điều hòa ở những nơi có nhiều cây cối. Bởi cây sẽ rụng rất nhiều lá xuống làm ảnh hưởng tới hoạt động của dàn nóng, có thể gây ra tiếng kêu. Đặc biệt, bạn sẽ phải vệ sinh điều hòa nhiều hơn nếu lắp ở đây.
Không nên lắp đặt dàn nóng điều hòa ở khu vực nhiều khói bụi. Khói bụi bám vào sẽ khiến bạn phải vệ sinh máy nhiều lần và hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các dàn nóng không nên lắp đặt gần nhau, như vậy nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều
Lắp điều hòa kiểu 'bốc hoả trên đầu'
Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội, một thành viên đã đăng tải hai bức ảnh về cách lắp điều hòa có một không hai kèm câu chú thích hài hước “Vừa tinh tế vừa tiết kiệm, đông dưới hạ trên”.
Theo như hình ảnh đăng tải, thay vì lắp cục lạnh ở trong phòng và cục nóng ở phía bên ngoài phòng thì thợ điều hòa lại lắp cục lạnh trong phòng còn cục nóng lắp ngay trên và được ngăn cách với cục lạnh bằng bằng lớp trần thạch cao mỏng.
|
Kiểu lắp điều hòa "đông dưới hạ trên" gây tranh cãi trên mạng xã hội. |
Trao đổi với PV. VietNamNet, một thợ sửa chữa lắp đặt điều hòa với hơn 10 năm kinh nghiệm ở Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) - cho rằng, cách lắp đặt điều hòa như thế là không đúng, sẽ khiến điều hòa chạy cả ngày phòng cũng không thể mát, thậm chí có nguy cơ cháy nổ.
Điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là cục nóng và cục lạnh. Bên trong cục lạnh chứa một hệ thống ống tuần hoàn với cục nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng gọi là gas lạnh. Trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài. Vì thế, cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp đặt ở bên ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài. Và khi lắp đặt điều hòa, do yêu cầu kỹ thuật, hầu hết các gia đình đều chọn lắp cục nóng ở ngoài trời.
Nếu lắp cả cục nóng lẫn cục lạnh chung một phòng, phần không gian phía trên cục nóng bí, khi cục nóng chạy sẽ tỏa nhiệt cực lớn, nếu không thoát được nhiệt ra bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến máy nén. Ở mức nhiệt độ cao, máy nén sẽ không chạy, thậm chí máy nén sẽ bị cháy.
Lắp điều hòa quá cũ
Nhiều nhà vì muốn tiết kiệm được một khoản tiền nên quyết định mua điều hòa cũ. Song họ lại không biết, dùng điều hòa cũ tiêu tốn điện năng hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì điều hoà cũ thường có hiệu suất làm lạnh không cao do động cơ đã yếu đi sau một thời gian dài sử dụng. Để tạo được độ mát như mong muốn, điều hoà cần phải "làm việc" nhiều hơn, kéo theo đó hoá đơn tiền điện cũng tăng lên rất nhiều.
|
Điều hoà cũ hao tốn rất nhiều điện năng khi sử dụng. |
Đó là chưa kể bạn phải tốn tiền bảo trì, sửa chữa liên tục do điều hoà cũ hay gặp phải những trục trặc, hỏng hóc trong quá trình vận hành.
Hơn nữa, sử dụng điều hoà cũ sẽ khiến người dùng dễ cảm thấy mệt mỏi vì cánh quạt của điều hoà thường nhỏ, và không còn mạnh mẽ để lưu thông không khí cũng như tỏa không khí lạnh khắp phòng vì đã dùng một thời gian dài.
Theo các chuyên gia điều hòa nên được thay mới sau 10 năm sử dụng. Máy mới giúp bạn giảm chi phí làm mát từ 30-50%, bù vào số tiền bạn bỏ ra mua mới ban đầu.
Lắp điều hòa chung cho cả 2 phòng
Nhiều người nghĩ, 2 phòng diện tích nhỏ, nếu lắp một điều hòa chung, đặt ở giữa 2 phòng thì sẽ tiết kiệm được tiền mua máy điều hòa, công lắp đặt hay tiền điện.
Tuy nhiên, dùng 1 điều hòa chung cho 2 phòng thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều tiền điện hơn.
|
Không nên lắp 1 điều hoà dùng chung cho 2 phòng. |
Nguyên nhân là do các cục lạnh của điều hòa thường có dạng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Khi lắp điều hòa chia đôi 2 phòng, phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách, dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh.
Lắp điều hòa có công suất không phù hợp với phòng
Tùy vào thể tích, không gian phòng mà bạn nên chọn điều hòa nhiệt độ có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
Ngược lại, nếu chọn phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)
" alt="Sai lầm khi lắp điều hòa gây tốn điện, nhanh hỏng"/>
Sai lầm khi lắp điều hòa gây tốn điện, nhanh hỏng