游客发表
Trần Việt Hà (SN 1981,ầnViệtHàxep hang c1 Hà Nội) từng là Giám đốc tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Tài chính (2009-2020), Giám đốc Triển lãm Đại học IE (Tây Ban Nha), thành viên Ban giám khảo Giải thưởng Quỹ IE tại Đại học Nhân văn IE từ năm 2016-2020.
Các bức ảnh của chị đã được đăng trên hơn 130 tạp chí và tờ báo trên khắp thế giới, bao gồm Vogue Italia, Vogue Talents và Vanity Fair Pháp…, và được Christie's Hong Kong bán đấu giá để làm từ thiện. Artprice, công ty hàng đầu thế giới về thông tin thị trường nghệ thuật xếp Trần Việt Hà vào danh sách nghệ sĩ toàn cầu.
Năm 2019, chị Việt Hà được Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha và Bộ Ngoại giao Việt Nam đề cử là một trong 200 người Việt có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Đi ngược với số đông
Chị Việt Hà nói yêu thích nghệ thuật từ nhỏ nhưng thời điểm tốt nghiệp phổ thông, với giải Ba quốc gia môn Tiếng Anh, chị quyết định đăng ký ngành Sư phạm Anh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
“Mình tiếp xúc rất nhiều với các tác phẩm văn học nghệ thuật của Anh, Pháp và rất yêu thích những tư tưởng nghệ thuật và sự lãng mạn trong đó” - chị Hà kể.
Cũng như nhiều bạn bè chọn con đường du học sau khi tốt nghiệp, nhưng trong khi phần lớn đăng ký du học Anh, Mỹ, Úc, chị Hà lại chọn du học Nhật. Đậu học bổng toàn phần của Đại học Ritsumeikan APU, chị Hà rẽ hướng theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh.
Theo chị Hà, Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ hai vào thời điểm đó. Chị tò mò tìm hiểu cách nước này trở thành một quốc gia hùng mạnh sau Thế chiến thứ hai. Ngoài ra, chị cũng muốn học ngôn ngữ và kỷ luật làm việc của người Nhật, điều mà chị dự đoán sẽ rất quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Không nhiều sinh viên nước ngoài có thể kiếm được việc làm ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp. Dù vậy, với nỗ lực và thành tích xuất sắc của mình, chị Hà đã được 1 công ty tại Tokyo nhận vào làm ngay khi còn là sinh viên năm 3. Trong những năm học ở Đại học Ritsumeikan APU, chị Hà đã giành được học bổng Thống đốc quận Oita, Học bổng sinh viên nước ngoài xuất sắc thành phố Beppu, giải Ba thiết kế trang web của trường, Giấy khen cho luận văn tốt nghiệp xuất sắc…
Sau khi tốt nghiệp, chị Hà làm việc tại ngay trung tâm Tokyo trong vòng gần 2 năm. Trong thời gian đó, song song với công việc chính ở công ty, chị cũng đảm nhiệm thêm vị trí chuyên gia nghiên cứu thị trường (freelance) cho một công ty có trụ sở ở Singapore. Sau 6 năm ở Nhật, chị Hà quyết định về nước và chỉ vài ngày sau khi về đến Việt Nam, chị được nhận ngay vào làm việc ở Ngân hàng Mizuho Nhật Bản (chi nhánh Hà Nội) với mức lương người Nhật bản xứ.
Tuy vậy, sau một thời gian, chị Hà muốn tạm dừng để đi học lên cao hơn. Vì vậy, chị đã nộp hồ sơ học Thạc sĩ ngành Quản trị Marketing tại Đại học IE (Tây Ban Nha) và trúng tuyển học bổng gần như toàn phần.
“Khi du học Nhật thì trường đã yêu cầu mình phải có thêm 1 ngoại ngữ nữa và mình học tiếng Tây Ban Nha. Khi mình nói mình học Thạc sĩ, nhiều người nghĩ mình sẽ học tại Anh, Mỹ, Úc nhưng mình chọn Tây Ban Nha vì đơn giản mình muốn trau dồi ngôn ngữ và khám phá nền văn hoá giàu có của đất nước này. Khi sang đây, mình là sinh viên có quốc tịch Việt Nam đầu tiên của Trường Kinh doanh IE” – chị Hà nói.
Tại một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới, chị Hà tiếp tục khẳng định được năng lực của mình khi được giữ lại làm việc, rồi trở Giám đốc tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Tài chính - vị trí quản lý cấp cao ở Đại học IE trong vòng 11 năm.
Trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp
Chị Hà nói con đường đến với nhiếp ảnh rất tình cờ khi đi làm thêm để trang trải cuộc sống.
“Trong những năm đầu tiên ở IE, mình thường biểu diễn múa bụng ở các sự kiện của trường và làm ở các quán Ả Rập. Lúc đó mình quen được 1 chị nhiếp ảnh người Columbia. Chị ngỏ ý mời làm người mẫu ảnh cho dự án múa vì ở Tây Ban Nha có rất ít người châu Á”.
Sẵn máu nghệ thuật trong người, chị Hà đồng ý và trở thành mẫu ảnh dù chưa hề có chút kinh nghiệm nào. Cô gái người Việt còn cảm thấy thích thú bởi vừa được trang điểm, làm tóc, mặc quần áo đẹp và được hướng dẫn cách tạo dáng.
Được 1 thời gian, chị Hà bắt đầu cảm thấy hứng thú với công việc chụp ảnh. Không nghĩ ngợi gì nhiều, chị quyết định mua máy ảnh và tập chụp ảnh cho nhiều người mẫu khác.
“Trong thời gian làm mẫu ảnh, mình đã quen biết với rất nhiều nhà tạo mốt, thiết kế, trang điểm và người mẫu và mình đã liên hệ với họ. Trong vòng 3 năm đầu tiên, mình đã chụp đến gần 100 buổi với người mẫu và ekíp khác nhau, tổng số người mình hợp tác cho những dự án này lên đến gần 500 người” - chị Hà nhớ lại.
Dần dần, các tác phẩm của Việt Hà xuất hiện nhiều trước truyền thông và được tải trên trang Vogue - tạp chí chuyên về thời trang và phong cách ăn mặc nổi tiếng thế giới.
2 bức ảnh nằm trong bộ sưu tập "The Soul of Vietnam" của Trần Việt Hà
Từ năm 2014, chỉ một năm sau khi bắt đầu bấm máy, các tác phẩm nhiếp ảnh của chị Hà đã xuất hiện ở rất nhiều các tạp chí nhiếp ảnh và nghệ thuật, và sau đó là ở các phòng tranh và nhà đấu giá ở Madrid, Barcelona, Milan, Paris, Tel Aviv (Israel), Los Angeles, Pennsylvania, Bắc Kinh, Bangkok, New Delhi.
Chị Hà từng được tạp chí Vogue Italia danh tiếng mời làm nhiếp ảnh cho chuyên mục Vogue Talents Shooting (chụp với tài năng trẻ). Gần đây, hãng Louis Vuitton Pháp đặt chị vẽ một bức tranh nhân dịp khai trương cửa hàng.
“Là thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Tây Ban Nha, Trần Việt Hà là một nghệ sĩ đương đại được yêu thích tại các nhà đấu giá ở Tây Ban Nha, tên tuổi chính thức niêm yết trên thị trường nghệ thuật từ năm 2015”- thông tin về Trần Việt Hà được đăng tải trên website của Vogue.
Năm 2016, chị Việt Hà trở thành Giám đốc Triển lãm tại Đại học IE (Tây Ban Nha) và là thành viên Ban giám khảo Giải thưởng Quỹ IE tại Đại học Nhân văn IE.
Năm 2020, chị quyết định dành toàn bộ thời gian cho công việc của một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hiện tại, chị song song sáng tác các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật và tranh vẽ trừu tượng, tuy thời gian dành cho nhiếp ảnh vẫn là chính. Chị cũng dành thời gian nghiên cứu và sáng tạo các tác phẩm NFT dựa trên các tác phẩm nhiếp ảnh của mình.
Các tác phẩm của chị hiện có mặt trong các bộ sưu tập cá nhân và tập thể ở 30 nước trên thế giới.
Một năm trở lại đây, các tác phẩm của chị xuất hiện ở nhiều cuộc triển lãm khác nhau tại New York, Milan, Tokyo, trong đó có một cuộc triển lãm với 30 tác phẩm về phụ nữ của chị tại cung điện bá tước Medinaceli, Tây Ban Nha.
Sau 2 năm Covid, chị Việt Hà nói ưu tiên hàng đầu của mình là sáng tác về phong cảnh thiên nhiên ở khắp nơi trên thế giới, cổ vũ phát triển môi trường bền vững.
“Mình đã đi đến rất nhiều nước và tận hưởng phong cảnh đẹp. Trước Covid-19, mình từng đến Nepal, Israel, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Butan, Ai Cập, Iran …Thế giới thật đẹp, và mình tự hỏi, trong khoảng 10-20 năm nữa, con mình có được ngắm nhìn những cái hồ rất đẹp như thế không, nếu như không phát triển môi trường bền vững” - Việt Hà nói.
“Thay vì chụp ảnh, cô ấy cố gắng vẽ những cảm xúc của phụ nữ, những giấc mơ nội tâm, sự gần gũi, thơ ca và triết lý bằng máy ảnh của mình. Do đó, các bức ảnh của cô, ngoài không khí của những bức tranh cổ điển, còn ghi lại khoảnh khắc phù du của những cảm xúc nữ tính chảy qua dòng sông thời gian” - The photophore đánh giá về chị Việt Hà.
Doãn Hùng
Có xuất phát điểm không mấy thuận lợi, từng gạt bỏ lối mòn để bứt phá theo con đường riêng, Đạt mong muốn tập hợp được những người trẻ có dấu ấn trên con đường tự học, cùng hội tụ giúp đỡ thế hệ học sinh mới tại Việt Nam.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接