Tuổi cao, sức yếu, một mình tất tả mưu sinh nhưng ông Thọ vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn. (Ảnh: Hạ Âu).
Ông Thọ chia sẻ: “Tôi ăn bánh mì để bớt tiền, đỡ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tiền đó, tôi để lo cho vợ uống thuốc”. Câu nói của ông khiến chị Hạ Âu xúc động... Chị chia sẻ hoàn cảnh của ông lên mạng xã hội với hy vọng mọi người sẽ đến mua xoài để ông sớm được về quê chăm bà.
Ngay sau đó, rất nhiều người đã tìm đến mua xoài. Có người còn quyên góp, ủng hộ ông một số tiền lớn. Chị Hạ Âu cũng xin địa chỉ và trực tiếp về Tiền Giang để thăm, hỗ trợ ông Thọ. Tại đây, chị đã rất xúc động trước tình cảm ấm áp của hai ông bà.
20 năm bán xoài nuôi vợ
Ông Thọ chia sẻ, cuộc đời ông nhiều lam lũ. Đến nay, khi gần đất xa trời, ông vẫn trồng xoài, trèo cây hái trái đem bán. Bán ngoài chợ quê không bù nổi công sức bỏ ra chăm, ông bà dắt díu nhau, đem xoài lên TP.HCM bán.
Trò chuyện với chúng tôi, vợ ông Thọ cho biết, hai ông bà đem xoài lên TP.HCM bán từ 20 năm trước. Tuy nhiên, gần 10 năm nay, bà bệnh không thể giúp ông làm việc nặng. Thương vợ, ông Thọ cũng “cắt luôn cái đuôi”, không cho bà theo lên TP.HCM bán xoài.
“Những ngày ông ấy ở nhà, tôi rất vui, cái gì ông cũng lo cho tôi cả. Những hôm ông ấy lên TP.HCM, tôi ở nhà một mình. Lúc ấy, tôi rất buồn và sợ, chỉ mong ông sớm về. Tính đến nay, đã 10 năm ông ấy đi bán một mình rồi ”, bà cụ chia sẻ.
Để tiết kiệm, ông bà thường ăn uống rất đạm bạc. (Ảnh: Hạ Âu).
Dẫu vậy, hơn 20 năm bán xoài trên thành phố, ông vẫn chưa thoát khỏi vòng quay nợ nần. Ông vay ngân hàng để có tiền đầu tư cho mấy gốc xoài của mình. Tuổi cao, sức yếu, vợ bệnh… số nợ ngày càng cao khiến ông tất tả mưu sinh.
Hằng ngày, ông quần quật ngoài vườn cuốc đất, xới cỏ, hái quả. Hết việc trong vườn, ông tranh thủ chạy xe ôm. Bữa cơm của ông chỉ thường là cơm trắng chan nước mắm, nước tương.
Chị Hạ Âu cho biết, có về tận nhà, tiếp xúc với ông mới biết ông thương vợ đến nhường nào. Ông yêu bà từ thời còn trai trẻ. Thời còn sức lực, cả hai cùng nhau làm thuê, cùng nhau chia sẻ đói khổ.
Thế rồi vợ bị bệnh, trăm nỗi khổ dồn đổ về phía ông. Dẫu vậy, ông vẫn không một lời than trách, nặng nhẹ với bà. Thậm chí, đến bây giờ, dẫu tóc đã bạc, răng đã rụng, phải ngủ vỉa hè, ăn bánh mì trừ cơm… ông vẫn một mực thương yêu, chăm sóc vợ.
“Thời điểm bà bị bệnh, một mình ông đưa, rước bà đi thăm khám. Dù ở bệnh viện hay ở nhà cũng một tay ông săn sóc, lo thuốc cho vợ. Biết kinh tế eo hẹp, ông chủ động tiết kiệm, ăn uống đạm bạc nhất có thể. Khi đi bán xoài, không có mặt vợ, ông chỉ ăn bánh mì trừ bữa”, Hạ Âu chia sẻ.
Dẫu khó khăn, thiếu thốn nhưng ông Thọ luôn lạc quan, yêu thương vợ hết mực. (Ảnh: Hạ Âu).
Khó khăn là vậy nhưng mỗi khi về bên vợ, ông luôn tươi cười, không khi nào để vợ nhìn thấy nét mặt buồn bã, bi quan. Ở tuổi 80, ông vẫn nắm tay vợ, âu yếm nhìn bà và quyết cùng nhau vượt qua bệnh tật.
Ban ngày ông Thọ làm vườn, chạy xe ôm… Tối đến, ông lại vào hiên nhà ngủ. Ông nằm mình trần dưới nền gạch tàu cũ, không giường chiếu, gối chăn. Ông không ngủ trong nhà và nhường lại chiếc giường cũ cho vợ nằm.
Khi được hỏi, ông cười: "Nhà trống “toang hoác”, ngủ ở trong hay ngoài cũng như nhau. Tôi ngủ ngoài hiên còn để canh kẻ xấu trộm gà, vịt, xoài…".
Được biết, sau khi thông tin "ông bán xoài ăn bánh mì, ngủ vỉa hè để tiết kiệm tiền nuôi vợ bệnh" được đăng tải trên mạng xã hội, rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền giúp đỡ họ. Tính đến nay, số tiền quyên góp được hơn 100 triệu đồng.
Xem video: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt="Tình yêu của cụ ông ngày bán xoài, đêm ngủ vỉa hè kiếm tiền nuôi vợ ốm" />Tình yêu của cụ ông ngày bán xoài, đêm ngủ vỉa hè kiếm tiền nuôi vợ ốm
4 cụ bà vui mừng khi gặp mặt nhau sau hơn một năm ở nhà giãn cách chống dịch.
Khi còn nhỏ, 4 người được gọi là chị em nhà Langley. Trong buổi gặp gỡ, họ đính lên áo hình ảnh của 2 chị em còn lại là bà Pauline Taylor (người không thể đến) và Doris Papiano (đã qua đời vào năm 2011).
Theo lời của Lori Goldsmid (con gái bà Ramsey), bà Cecil là người lên ý tưởng để các chị em được tiêm chủng cùng nhau. "Dì tôi muốn cả 4 người cùng ở cạnh nhau để động viên tinh thần, bởi chuyện này thật đáng sợ", Goldsmid nói với CNN.
Phải lo liệu một số công việc song cuối cùng Goldsmid đã giúp các chị em của mẹ mình được gặp nhau và tiêm liều vaccine đầu tiên cùng lúc.
Họ đã tiêm liều thứ 2 của vaccine Pfizer/BioNTech tại Trung tâm Y tế Inspira Mullica Hill, phía nam Philadelphia.
Bà Ramsey nói rằng rất vui và nhẹ nhõm khi vượt qua và không lo lắng chút nào. Dù không nói chuyện được nhiều với nhau nhưng tinh thần cả 4 người đều rất tốt.
"Tôi không ngờ rằng truyền thông lại chú tâm tới chuyện 4 cụ già như chúng tôi đi tiêm chủng đến vậy", bà Ramsey bày tỏ sự bất ngờ.
Trước khi dịch bùng phát, 5 chị em gái bà Ramsey thường gặp gỡ và đi ăn ít nhất mỗi tháng một lần.
Goldsmid cho biết mẹ cô và các dì hiện có tổng cộng hơn 100 cháu, chắt.
"Tôi nghĩ nỗi khổ lớn nhất của họ chính là không được gặp chị em và những đứa cháu của mình. Thật đau lòng biết bao nhiêu khi ở tuổi đó mà lại không được nhìn thấy những người thân trong gia đình", Goldsmid bày tỏ.
Theo Zing
98% người dân Việt Nam sẵn sàng tiêm vắc xin Covid-19
Theo khảo sát của cơ quan quốc tế, tỉ lệ người dân đồng ý tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cao nhất chiếm 98% và Việt Nam thuộc trong nhóm nước này.
" alt="4 chị em đoàn tụ sau một năm nhờ được tiêm vaccine Covid" />
...[详细]
Trẻ luôn thấy thoải mái, an toàn khi cạnh mẹ nên luôn có những cư xử khác hơn.
Một lý do khác khiến trẻ hành động như vậy là do trẻ cảm thấy có một số thứ đang cạnh tranh để giành được sự chú ý của mẹ. Chúng có thể là: anh, chị em khác, vật nuôi hoặc thậm chí là công việc của mẹ.
Trẻ không thích mẹ không chú ý đến mình và hành động ra ngoài là con át chủ bài. Điều này chủ yếu xảy ra xung quanh các bà mẹ bởi vì đó là người mà trẻ em khao khát nhất.
4. Bé đang kiểm tra ranh giới
Kiểm tra ranh giới là một điều tự nhiên phải làm, đặc biệt là đối với những đứa trẻ thực sự có mối quan hệ với mẹ của chúng.
Trẻ em biết rằng mối quan hệ của chúng với mẹ là an toàn, vì vậy chúng cảm thấy có thể ngỗ ngược, không vâng lời và vượt quá giới hạn. Điều đó không có nghĩa là trẻ cố tình làm mẹ mệt mỏi mà là đứa trẻ đang phát triển bình thường và mẹ có mối quan hệ tốt với trẻ.
Con cũng đang đánh giá xem chúng có thể và không thể làm gì. Trẻ cảm thấy không thoải mái và không an toàn khi không có ranh giới nào cả và sẽ thúc ép cho đến khi tìm được.
5. Con muốn đạt được điều gì đó
Trong một số trường hợp, cơn giận dữ của trẻ có nghĩa là con đang cố gắng thao túng và thể hiện sức mạnh trước bạn.
Mỗi hành vi nhõng nhẽo, ăn vạ của trẻ đều có một mục đích phía sau. Thay vì căng thẳng, xung đột, bạn hãy tìm cách nói chuyện, tìm hiểu mục đích của trẻ và có hướng xử lý phù hợp.
Ngọc Trang(Theo Brightside)
Nhiều đàn ông tại Trung Quốc bị lừa nuôi con không cùng huyết thống
Sau khi biết sự thật qua kết quả xét nghiệm ADN, nhiều người sốc nặng, suy sụp, thậm chí hóa điên.
" alt="Lý do trẻ hay nhõng nhẽo, ‘ăn vạ’ hơn khi ở bên mẹ" />
...[详细]