Chấn động miền Tây, đại gia lấp sông làm dự án
Condotel, biệt thự biển cam kết trên trời, “gót chân Asin” lộ diện
Dân bất ngờ vì chính quyền bán sông
Nhiều đời nay, cuộc sống những người dân ở hai xã Phước Hậu và Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vẫn luôn gắn bó với con rạch Trị Yên hiền hòa. Đây là con rạch điều tiết nước cho hàng chục hecta lúa của xã Phước Hậu, đồng thời cũng là nơi tiêu thoát nước, tránh ngập lụt cho khu vực giáp ranh thuộc hai xã Phước Hậu và Long Thượng.
Chị Phan Thị Ánh (40 tuổi, trú tại xã Phước Hậu) cho biết, chị sinh ra và lớn nên ở ngôi nhà ngay kế bên rạch Trị Yên. Sau khi lấy chồng, chị cùng chồng sống luôn trên mảnh đất cha mẹ chị để lại. Suốt chừng ấy năm gắn bó với con rạch Trị Yên, chị Ánh cảm thấy nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của gia đình mình.
![]() |
Nước trong nhà chị Ánh chưa rút hết dù bão số 9 đã đi qua hơn 1 tuần |
Nhờ con rạch Trị Yên, hơn 3 công lúa của gia đình chị vụ nào cùng cho năng suất cao vì được tưới tiêu kịp thời. Căn nhà của gia đình chị trước đây là nhà lá, nền đất nhưng lúc nào cũng sạch sẽ, khô ráo, không khi nào bị ngập. Bỡi lẽ, dù mưa to tới đâu, nước cũng rút rất nhanh xuống rạch Trị Yên, rồi xuôi ra sông lớn hết.
Cách đây khoảng 2 năm, chị Ánh và những người hàng xóm vô cùng bất ngờ trước thông tin, chính quyền đã bán đấu giá đoạn rạch Trị Yên chảy qua khu nhà chị, và người trúng đấu giá sẽ san lấp, để xây dựng trên chính đoạn rạch này một dự án khu dân cư. “Trước nay tôi chỉ nghe người ta bán đất, chứ chưa nghe ai bán sông bao giờ. Tới khi máy móc công trình và nhân công ùn ùn kéo tới thi công việc lấp sông làm dự án đất nền, tôi mới tin việc bán sông là có thật”, chị Ánh chia sẻ.
Cuộc sống người dân đảo lộn vì ngập úng
Theo chị Ánh, với những người suốt ngày “chân lấm, tay bùn” như chị, việc người ta lấp sông làm dự án đúng - sai ra sao, chị cũng chẳng có thời gian để quan tâm, nếu như nó không ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của gia đình chị.
Vậy nhưng, từ khi dự án Trị Yên Riverside được triển khai san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, cuộc sống của gia đình chị Ánh và hàng chục hộ dân khác ở giáp ranh dự án đã bị đảo lộn. Tình trạng ngập úng thường xuyên khiến mọi người không khỏi bức xúc.
![]() |
Sân nhà ông Sang vẫn đầy nước mưa sau nhiều lần được bơm tát ra ngoài |
Dự án Trị Yên Riverside như một vòng vây, khiến cả khu vực hàng chục hecta đất lúa và hàng chục hộ dân thuộc xã Phước Hậu, trong đó có nhà chị Ánh, trở thành một “biển nước”, không có lối thoát.
Vào mùa mưa, nền đất trong căn nhà lá của gia đình chị Ánh chẳng khác nào một mảnh ruộng vì nước thường xuyên ngập tới bắp chân. “Ở trong nhà mà nhiều khi tôi phải xắn quần lội nước như ngoài ruộng. Chuồng heo, chuồng gà cũng ngập đầy nước, chẳng thể chăn nuôi. Cây ăn trái ngoài vườn, bị ngập úng nhiều nên chết hết. Để trồng được 1 vụ lúa, gia đình tôi phải mất cả chục lần bơm nước từ ruộng ra để chống úng”, chị Ánh chia sẻ.
Không chịu được cảnh ngập nước, vợ chồng chị Ánh đã phải vay mượn tiền để dựng một căn nhà mới, với nền nhà cao hơn. Tuy nhiên, cứ mưa là nước lại ngập lênh láng do không có lối thoát.
Tới ngày 1/12, trận bão số 9 đã đi qua hơn 1 tuần, nhưng theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet, nhiều khu vực trong nhà chị Ánh vẫn ngập đầy nước. Nhiều ngày qua, chị Ánh đã phải cặm cụi gom đất đá ở khắp nơi mang về đổ để nâng cao nền đường vào nhà và một số chỗ thấp trũng, cho bớt ngập.
![]() |
Đường vào một khu nhà trọ ở xã Phước Hậu vẫn ngập tới gần đầu gối |
Gần đó, gia đình ông Nguyễn Thanh Sang cũng bị ngập nặng sau trận bão số 9. Dù gia đình ông đã bơm tát nước nhiều lần, nhưng một khoảng sân rộng trước nhà ông Sang vẫn ngập sâu trong nước vì không có lối thoát.
Gia đình ông Sang cho biết, trước khi rạch Trị Yên bị lấp, dù có mưa bão to mấy gia đình ông cũng không bao giờ bị ngập như vậy. Ông Sang từng nhiều lần yêu cầu chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án Trị Yên Riverside, xây dựng một đường cống thoát nước dọc theo ranh dự án, nhưng đến nay vẫn chưa đơn vị nào thực hiện.
Ở phía đối diện, hàng chục hộ dân thuộc xã Long Thượng cũng lâm vào hoàn cảnh ngập úng tương tự. Bởi, lối thoát nước duy nhất là rạch Trị Yên đã bị lấp mất. Những ngày qua, ông Trần Văn Luyến (trú tại ấp Long Thạnh, xã Long Thượng) bất lực nhìn khu vườn cả ngàn mét vuông, với nhiều cây mai cổ thụ của gia đình đang chết dần vì ngập úng, mà chẳng biết kêu ai.
Làm cống thoát nước dọc theo dự án Trị Yên Riverside
Liên quan tới tình trạng ngập úng do xây dựng dự án Trị Yên Riverside, báo cáo ngày 8/11 của Sở Xây dựng tỉnh Long An cho hay, hiện UBND huyện Cần Giuộc đã và đang thi công cống thoát nước dọc theo rạch Trị Yên, nhưng trong quá trình thực hiện còn 13 hộ dân chưa thống nhất về ranh đất và có phản ánh đến chính quyền địa phương.
Tuy nhiên sau khi đo đạc và thống nhất lại ranh đất thì chỉ còn 1 hộ chưa đồng ý. Đồng thời, để giải quyết vấn đề cấp bách thoát nước cho các hộ dân xung quanh hiện nay, huyện Cần Giuộc đã đề ra giải pháp là thêm 1 cống thoát nước dọc theo đường dân sinh giáp danh dự án, dự kiến đến tháng 12/2018 hoàn thành.
Vào thời điểm phóng viên VietNamNet tới ghi nhận thực tế cũng đã là tháng 12, nhưng theo phản ánh của người dân địa phương, thì chưa có hệ thống thoát nước nào được xây dựng hoàn thiện và phát huy tác dụng tiêu thoát nước.
Mạnh Đức
Dự án Trị Yên Riverside do First Real Miền Nam mở bán từ tháng 5/2018, được hình thành từ việc lấp đoạn rạch dài 1,2km, rộng khoảng 34m, vốn là rạch điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
" alt=""/>Lấp sông làm dự án Trị Yên Riverside, dân khốn khổ vì ngập lụtCon sư tử trốn thoát đã tìm đường vào tầng hầm của một tòa nhà gần đó, sau khi lang thang trên đường một lúc.
Một nhân chứng cho biết đã xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng khi các phương tiện truyền thông đến hiện trường để đưa tin, và đám đông hiếu kỳ tụ tập để theo dõi quá trình vây bắt con vật.
Sau khi con sư tử bị bắt lại, nó đã được chuyển tới nơi an toàn. Trong khi đó, chủ nhân của con sư tử đã bị bắt giam.
Việc nuôi sư tử làm thú cưng không phải là chuyện hiếm ở Pakistan, nơi những doanh nhân giàu có sở hữu các vườn thú tư nhân, và đôi khi đưa chúng xuống đường đi dạo.
Vào năm 2017, cảnh sát Pakistan từng bắt giữ một người đàn ông lái xe mang theo con sư tử đi lại trên đường phố Karachi trong đêm.
Ngay khi kết thúc phần thi Khởi động, cả 4 thí sinh đều có điểm số ngang ngửa. Anh Đức và 2 bạn chơi Nguyên Khôi (Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội), Bảo Lâm (Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) cùng dẫn đầu với số điểm 25; còn bạn chơi Đức Mạnh (Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) xếp sau với 20 điểm, chỉ kém 5 điểm.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Anh Đức, Nguyên Khôi và Bảo Lâm tiếp tục có cùng điểm số là 45 và cùng ở vị trí dẫn đầu đoàn leo núi.
Điểm nhấn đáng chú ý của phần thi này là cho đến hết phần thi, cả 4 thí sinh đều không thể đưa ra được từ khóa chính xác cho Chướng ngại vật. Chướng ngại vật của cuộc thi sau đó đã được một khán giả là học sinh của Trường THPT Lam Sơn (Thanh Hóa) giải đáp với đáp án là 81 - số ngày đêm dân quân ta bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
Ở phần thi Tăng tốc, Anh Đức và Nguyên Khôi thể hiện sự bứt phá hơn cả khi lần lượt trả lời đúng 4/4 và 3/4 câu hỏi.
Kết thúc phần thi này, Anh Đức vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi với 165 điểm, song chỉ hơn người xếp ngay sau là Nguyên Khôi (155 điểm) đúng 10 điểm.
Phần thi Về đích cũng gay cấn bởi màn rượt đuổi điểm số của 2 thí sinh này.
Ở phần thi của mình, Anh Đức chọn gói câu hỏi 20 - 20 - 30.
Tuy nhiên, em chỉ trả lời đúng 1 câu trong gói câu hỏi của mình và giành thêm 20 điểm để nâng điểm số lên thành 185.
Nguyên Khôi có phần thi Về đích ngay sau đó với gói câu hỏi 20 - 30 -20. Tuy nhiên, em có phần thi không hề thuận lợi.
Ở câu hỏi thứ nhất, Nguyên Khôi trả lời sai, bị giành quyền trả lời và mất 20 điểm. Ở câu hỏi thứ hai, thí sinh này tiếp tục không đưa ra được câu trả lời chính xác. Ở câu hỏi thứ ba, lựa chọn ngôi sao hy vọng, song không trả lời được, Nguyên Khối tiếp tục bị trừ 20 điểm và kết thúc phần thi của mình với chỉ còn 115.
Dù có phần thi không như kỳ vọng, song Nguyên Khôi lại thể hiện bản lĩnh ở phần giành quyền trả lời và điểm số từ gói câu hỏi của các bạn chơi còn lại. Liên tiếp giành quyền trả lời đúng 2 câu hỏi trong gói câu hỏi của Bảo Lâm và 1 câu hỏi trong gói của Đức Mạnh, Nguyên Khôi dần lấy lại cơ hội cho chính mình.
Sau câu hỏi thứ nhất của bạn chơi Đức Mạnh, từ việc kém Anh Đức đến 70 điểm, Nguyên Khôi đã san bằng cách biệt.
Ở thời điểm này, cuộc thi có 2 thí sinh là Anh Đức và Nguyên Khôi cùng có 185 điểm. Chính vì vậy, câu hỏi thứ hai và thứ ba trong gói câu hỏi của Đức Mạnh trở nên gay cấn, bởi có thể quyết định kết quả chung cuộc của cuộc thi.
Tuy nhiên, ở câu hỏi thứ hai của Đức Mạnh, không một thí sinh nào đưa ra được câu trả lời và ở câu hỏi thứ ba, Đức Mạnh trả lời chính xác.
Kết thúc số câu hỏi chính thức, cuộc thi vẫn chưa thể phân định thắng thua và phải sử dụng đến câu hỏi phụ.
Ở cầu hỏi phụ thứ nhất, Anh Đức và Nguyên Khôi đều không thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Tuy nhiên, ở câu hỏi phụ thứ hai, Anh Đức đã đưa ra đáp án nhanh hơn và vô cùng chính xác, qua đó giành chiến thắng chung cuộc.
Với kết quả này, Anh Đức cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olmypia về cho tỉnh Sơn La.
Xếp thứ hai ngay sau Anh Đức, rất đáng tiếc cho Vũ Nguyên Khôi (Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) với 185 điểm. Nguyễn Đức Mạnh (Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc) xếp thứ 3 với 90 điểm và Trần Lê Bảo Lâm (Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) có 45 điểm.
Trước đó, Đặng Lê Nguyên Vũ (Trường THPT Bắc Duyên Hà - Thái Bình) và Vũ Bùi Đình Tùng (Trường THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng đã ghi tên mình vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 sau khi chiến thắng lần lượt ở các cuộc thi Quý 1 và Quý 2 với tổng điểm 300 và 310.
Thanh Hùng