Nhận định Lyon vs Dijon, 2h00 ngày 29/8

Công nghệ 2025-02-01 23:44:40 465
ậnđịnhLyonvsDijonhngàxe đạp điện vinfast dưới 10 triệu   Hoàng Ngọc - 28/08/2020 07:40  Pháp
本文地址:http://member.tour-time.com/html/116b699301.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Le Havre vs Brest, 21h00 ngày 26/1: Chiến thắng thứ 4

{keywords}Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới số trực tuyến 2021 sẽ tiếp tục là cơ hội để Việt Nam giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt.

Từ ngày 12/10 - 14/10/2021, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT Việt Nam đã thống nhất với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) tiếp tục tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) trực tuyến, trên nền tảng số do Việt Nam nghiên cứu và xây dựng.  

ITU Digital World là sự kiện toàn cầu thường niên của ITU, nơi các doanh nghiệp viễn thông và CNTT trên thế giới tập trung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất. Diễn đàn Bộ trưởng, các hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện sẽ thảo luận những xu thế phát triển, chính sách quản lý, giải pháp công nghệ để thúc đẩy kinh tế số và xã hội số.

Tiền thân là Triển lãm Viễn thông Thế giới (ITU Telecom World), sự kiện này chính thức được đổi tên thành Triển lãm số Thế giới (ITU Digital World) từ năm 2020 theo sáng kiến ​​của Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng. Năm nay, nền tảng triển lãm trực tuyến đã được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, với nhiều tính năng mới.

Tương tự như một triển lãm thực tế, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 sẽ bao gồm các hoạt động triển lãm trực tuyến và diễn đàn trực tuyến. Cụ thể tại triển lãm trực tuyến, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ trình diễn những gian hàng trực tuyến 2D và 3D, trưng bày sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số của doanh nghiệp, các gian hàng quốc gia. Các gian hàng sẽ được duy trì trong một tháng từ ngày 12/10 đến 12/11/2021. Triển lãm trực tuyến là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng và đối tác từ 193 nước thành viên của ITU.

Diễn đàn trực tuyến diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11/2021 và Hội nghị Bộ trưởng từ ngày 12 - 14/10 hướng tới chủ đề chung “Cùng nhau xây dựng thế giới số”, theo 3 trụ cột: Hạ tầng cần thiết để chuyển đổi số; Đầu tư và tạo điều kiện chuyển đổi số thông qua chính sách; Các tác nhân chính cho chuyển đổi số.

Hội nghị chuyên đề trong tháng 9/2021 đã thảo luận về “Hạ tầng cần thiết để chuyển đổi số” tập trung vào mạng thế hệ tiếp theo, thay đổi không gian cho chuyển đổi số, quản lý tăng trưởng và quản lý tần số, 5G – nhiên liệu cho chuyển đổi số.

Hội nghị Bộ trưởng trực tuyến được tổ chức trong 3 ngày từ 12-14/10/2021 với sự tham gia của các bộ trưởng trên khắp thế giới theo các chủ đề: Cắt giảm chi phí mạng truy nhập nhằm tăng tốc chuyển đổi số; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng: vai trò của Chính phủ trong chuyển đổi số; Số hóa cuộc sống thường nhật: các dịch vụ công và nội dung định hướng chuyển đổi số.

Hội nghị chuyên đề diễn ra vào tháng 11/2021 sẽ thảo luận về “Các tác nhân cho chuyển đổi số”: kỹ năng số - công nghệ giáo dục, an ninh mạng và quyền riêng tư, ICT xanh, AI, hiệu quả năng lượng và phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ sự kiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có cơ hội tham gia giải thưởng ITU SME Virtual Awards: hiện thực hóa mục tiêu “Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp cất cánh” và tập trung vào 5 lĩnh vực: Kết nối, Thành phố thông minh, Y tế điện tử, Tài chính số và Đào tạo công nghệ. ITU tổ chức lễ trao giải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi toàn cầu vào tháng 12/2021.

Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới số trực tuyến 2021 tiếp tục là cơ hội để Việt Nam giới thiệu và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt tới lãnh đạo các nước, các cơ quan quản lý, nhà khai thác và đối tác trên thế giới.

Đồng thời, quảng bá hình ảnh đất nước năng động và tích cực hội nhập quốc tế; giúp Việt Nam khẳng định vị thế, thể hiện khả năng triển khai các sáng kiến về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực viễn thông và CNTT theo đúng tinh thần chuyển đổi số toàn diện.

Năm 2020, Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến theo sáng kiến của Việt Nam, đã có sự tham gia của đại biểu từ 149 nước trên thế giới. Thành công của sự kiện góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam đối với quốc tế và khẳng định năng lực công nghệ của doanh nghiệp Việt.

Thái Khang 

Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm thế giới số 2021 sẽ được tổ chức trực tuyến

Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm thế giới số 2021 sẽ được tổ chức trực tuyến

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa đồng ý việc Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp tổ chức với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm thế giới số 2021 theo hình thức trực tuyến.

">

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới số toàn cầu

{keywords}Nền tảng bản đồ số Map4D của IOTLink đạt giải Đồng Nền tảng số xuất sắc 2021 Make in Vietnam

Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số là nơi các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận giải pháp phát triển ngành công nghệ số, tôn vinh và quảng bá cho sản phẩm Make in Vietnam. Đây là năm thứ ba Diễn đàn được tổ chức, với chủ đề "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế". 

Đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình chuyển đổi số Quốc gia, IoTLink đã phát triển thành công Map4D platform - Nền tảng bản đồ số 2D, được thể hiện bởi không gian 3D và chiều thời gian 4D, xuất sắc đạt Giải Đồng Nền tảng số xuất sắc 2021.

Một đại diện của Hội đồng giám khảo Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số đánh giá: “Map4D Platform được đánh giá cao nhờ sự khác biệt và tính ứng dụng trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, thay vì phải sử dụng nền tảng đặt ở nước ngoài như hiện nay. Map4D đồng thời là nền tảng số hữu hiệu cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó làm chủ nền tảng số là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.”

Map4D của IoTLink là nền tảng bản đồ số 4D thuần Việt đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, do chính các kỹ sư Việt Nam thực hiện dưới sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia công nghệ hàng đầu Microsoft. Sản phẩm do người Việt làm chủ, có trụ sở đặt tại Việt Nam, cung cấp nền tảng bản đồ số cho Chính phủ trong quá trình số hóa, xây dựng thành phố thông minh và dịch vụ Logistic tại Việt Nam cũng như các lĩnh vực, các dịch vụ khác liên quan đến bản đồ số cho doanh nghiệp.

Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên phụ trách công nghệ IoTLink chia sẻ: “Bản đồ số là nền tảng của nền tảng cho chuyển đổi số. Với mục tiêu đưa Map4D trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hi vọng sẽ giải được bài toán về an toàn thông tin, an ninh quốc gia, mọi thứ của Việt Nam cần đặt tại Việt Nam và của người Việt Nam. Bên cạnh chức năng là một bản đồ số thông thường, Map4D GIS Platform còn là nền tảng có thể tích hợp được nhiều lớp dữ liệu GIS và các loại dữ liệu khác hỗ trợ cho giải pháp quản lý quy hoạch hạ tầng đô thị, tài nguyên & môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch…”

Hai điểm nhấn của Map4D chính là công nghệ 3D số hóa các dữ liệu không gian và 4D chiều thời gian thể hiện hiện trạng của các đối tượng ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ đó, các nhà quản lý, chủ đầu tư có thể đánh giá chính xác sự thay đổi của các đối tượng bằng mô hình 3D theo thời gian của một thành phố, khu dân cư hay dự án, từ đó có kế hoạch xây dựng hoặc quy hoạch địa điểm bất kì trong tương lai.

Làm chủ các nền tảng số với các sản phẩm Make in Vietnam là một trong bốn vấn đề được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo việc tự chủ trên không gian mạng. Phát triển nền tảng số chính là giải pháp đột phá để thúc đẩy chính phủ số, chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

Sở hữu tính năng tích hợp để số hóa và quản lý cơ sở dữ liệu, ứng dụng được xây dựng phát triển trên nền tảng web và app, không hạn chế ngôn ngữ phát triển ứng dụng tích hợp, dữ liệu được bảo mật tối đa, Map4D hướng tới mục tiêu trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam trong vai trò chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

IoTLink là công ty công nghệ được thành lập vào tháng 6/2017 dưới định hướng và dẫn dắt của ông Đỗ Quang Vinh Chủ tịch HĐTV cùng sự hỗ trợ từ ban cố vấn, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT và ông Vũ Minh Trí, Nguyên Tổng Giám Đốc VNG Cloud, Chủ tịch hiệp hội Cloud Việt Nam, Nguyên Tổng giám đốc Microsoft và các tập đoàn công nghệ khác.

Nguyễn Thái 

 

"Dùng bản đồ số của nước ngoài dữ liệu người sẽ Việt không an toàn"

"Dùng bản đồ số của nước ngoài dữ liệu người sẽ Việt không an toàn"

Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IOTLink cho rằng, nếu sử dụng bản đồ số của các công ty nước ngoài có nghĩa là dữ liệu và hành vi của người dùng Việt sẽ nằm trong tay các công ty nước ngoài.

">

Nền tảng bản đồ số Map4D của IoTLink đạt giải Đồng Nền tảng số xuất sắc 2021

{keywords}Từ tháng 12/2020, 100% bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh - LGSP, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP.

Thông tin về kết quả triển khai kết nối chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia thông qua nền tảng NDXP trong thời gian qua, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, đến nay tổng số hệ thống đã kết nối với nền tảng NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị. Trong đó, có 85 nền tảng LGSP của bộ, ngành, địa phương; 5 cơ sở dữ liệu (CSDL) và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.

Thống kê cũng cho thấy, tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã là 64.023.858. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 10/2021, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP đã là 18.530.176, tăng gấp hơn 3 lần so với tháng 9.

Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước bước đầu phát huy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, hàng ngày có khoảng 200.000 giao dịch thông qua Nền tảng NDXP.

Tuy nhiên, theo Cục Tin học hóa, việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương, chưa phát huy tối đa giá trị của các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn phản ánh có những khó khăn, vướng mắc trong kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Trong đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử tháng 10, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số), Bộ TT&TT cũng đã chỉ rõ: Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế.

Các bộ, tỉnh cần ưu tiên kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chuyển đổi số

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm phát triển dữ liệu trong Chính phủ số, đó là: “Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu”.

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các CSDL quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu.

Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; và tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

“Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm”, đại diện Cục Tin học hóa cho biết thêm.

{keywords}
Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu là một trong các nội dung được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm (Ảnh minh họa)

Để tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian tới, Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương ưu tiên, tập trung kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chuyển đổi số.

Cụ thể, với các bộ, ngành chủ quản các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương, Bộ TT&TT đề nghị rà soát, xác định danh sách các CSDL, hệ thống thông tin hiện đang sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; xác định dữ liệu có thể chia sẻ; xác định lộ trình, đầu mối triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu; đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị về kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các bộ, ngành, địa phương.

Song song đó, phối hợp với Bộ TT&TT đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả của các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thông qua Nền tảng NDXP.

Đối với các bộ, ngành, địa phương khai thác dữ liệu, Bộ TT&TT đề nghị ưu tiên nguồn lực triển khai kết nối, có lộ trình đưa vào khai thác chính thức ngay trong năm 2021 các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương đã kết nối vào Nền tảng NDXP để đáp ứng nhu cầu thực tế của mình.

Trong đó, đến ngày 1/12 tới, các bộ, ngành hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng tối thiểu các dịch vụ dữ liệu của 2 hệ thống là CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Vietnam Post; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng tối thiểu các dịch vụ dữ liệu của 4 hệ thống gồm: CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Vietnam Post.

Vân Anh

Dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển, hướng tới Chính phủ số

Dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển, hướng tới Chính phủ số

Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh vào “dữ liệu số”, thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số.

">

Chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế

Soi kèo góc Crystal Palace vs Brentford, 21h00 ngày 26/1

Khối u phổi kích thước lớn được phát hiện sau khi chụp X-quang. Ảnh: BVCC

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Hồng Vân, Trưởng Phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ, cho biết chụp X-quang tim phổi thường quy là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện. Trên phim X-quang thường quy có thể phát hiện các tổn thương khối u có kích nhỏ dạng nốt đơn độc với kích thước 1 cm. 

Đây được xem là một trong những phương pháp cơ bản đầu tiên hỗ trợ các bác sĩ đưa ra chẩn đoán sớm các bệnh lý về phổi.

Bác sĩ Vân khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư thường gặp nhất. Tại Việt Nam năm 2020, ung thư phổi là nguyên nhân dẫn đến gần 24.000 ca mắc mới (14,4% tổng số ca ung thư) và hơn 20.000 ca tử vong (18%) hàng năm, đứng hàng thứ 2 chỉ sau ung thư gan.

Đại đa số trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến thuốc lá, khoảng 10% chưa từng hút thuốc lá.

Tình cờ phát hiện ung thư sau khi bị râu tôm chọc vào ngón tayNgón tay bà M. sưng nề, tấy đỏ, đau đớn sau khi bị râu tôm chọc vào. Gần nửa tháng sau, bà phát hiện ung thư máu mạn tính.">

Phát hiện loại ung thư phổi hàng vạn người Việt mắc chỉ bằng phương pháp rẻ tiền

{keywords}Dùng mã nguồn mở, nền tảng mở và cả tư tưởng công nghệ mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam. (Ảnh minh họa: Internet)

Trao đổi với truyền thông, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đi sau nên phải dựa trên công nghệ mở để làm chủ nền tảng điện toán đám mây, tạo niềm tin số. Năm doanh nghiệp sở hữu các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” được Bộ TT&TT công nhận đáp ứng tiêu chuẩn đều đã phát triển nền tảng dựa trên mã nguồn mở. Đây cũng là định hướng lớn của Bộ TT&TT. Chúng ta phải dùng mã nguồn mở, nền tảng mở và cả tư tưởng công nghệ mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường thuận lợi. Công cuộc chuyển đổi số đang được các bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT thúc đẩy mạnh. Trong thời gian tới, thị trường điện toán đám mây Việt Nam còn phát triển hơn nữa, không dừng lại ở tốc độ tăng trưởng 40% như dự báo.

Đông Phong

Công nghệ số có thể mang lại cho Việt Nam 74 tỷ USD vào năm 2030

Công nghệ số có thể mang lại cho Việt Nam 74 tỷ USD vào năm 2030

Nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của năm 2020.

">

Dùng mã nguồn mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam

Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) trước đây có tên là công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (thuộc Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex) được thành lập vào tháng 3/2009.

Tháng 9/2009, công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, đổi tên từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex thành Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex. Sau đó được đổi tên thành Công ty CP nước sạch Sông Đà kể từ ngày 01/02/2018.

Đến ngày 31/12/2018, các cổ đông lớn của công ty gồm có: Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần, còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh với 35,95% cổ phần.

{keywords}
Tổ hợp Khách sạn Melia Lý Thường Kiệt, Hà Nội (Ảnh GELEX).

Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (GELEX ENERGY) là công ty thành viên thuộc Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện (GELEX) có vốn điều lệ là 2.300 tỷ đồng, do GELEX giữ 100% vốn.

Thông tin trên website của GELEX, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện được thành lập ngày 10/7/1990 nhằm tập trung sức mạnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc ngành công nghiệp kỹ thuật điện. 

Tháng 12/2010, doanh nghiệp này được cổ phần hoá để trở thành Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) vào tháng 12 năm 2010. Ông Nguyễn Văn Tuấn giữ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc GELEX.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1984) giữ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc GELEX (ảnh: GELEX) từ ngày 14/1/2018, được giới thiệu là người có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Từ quy mô vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 177 tỷ đồng, doanh thu xấp xỉ 300 tỷ đồng, đến giữa năm 2017 vốn điều lệ của Tổng công ty đã tăng gấp 13 lần, lên đến 2.320 tỷ đồng, do GELEX giữ 100% vốn; doanh thu cuối năm 2016 tăng 24,7 lần, đạt mức 7.410 tỷ đồng. GELEX dự kiến mức doanh thu đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2020. 

{keywords}
Tòa nhà văn phòng cao cấp GELEX Tower 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Ảnh GELEX).

GELEX hiện có 9 Công ty thành viên, hoạt động trên 5 lĩnh vực gồm: Công nghiệp - Logistics - Hạ tầng - Bất động sản - Đầu tư, trong đó Công nghiệp là lĩnh vực chính. Trong đó, nắm giữ 100% vốn tại Công ty TNHH Một thành viên năng lượng GELEX ENERGY hoạt động trong 3 lĩnh vực: đầu tư sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo với các dự án điển hình là điện măt trời Ninh Thuận, Bình Thuận; đầu tư thủy điện với các dự án điển hình như Thủy điện Sông Bung 4A, Thủy điện CANAN 1, CANAN 2 và đầu tư khai thác và cung cấp nước sạch phục vụ đô thị với trọng điểm là Dự án nước sông Đà.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực bất động sản GELEX hiện đang tập trung khai thác các quỹ đất hiện có của các đơn vị trong toàn hệ thống theo hướng phát triển trọng tâm là khách sạn, văn phòng, bán lẻ và bất động sản công nghiệp (nhà xưởng, kho tàng, bến bãi). 

Các dự án trọng điểm của GELEX có địa điểm tại các vị trí vàng tại các thành phố lớn như: Tổ hợp khách sạn năm sao Melia Hà Nội và tòa nhà văn phòng HCO; Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN; Tòa nhà văn phòng cao cấp GELEX TOWER 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngoài ra, Tổng Công ty đã và đang đẩy mạnh việc đầu tư vào các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Cát Hải - Hải Phòng, Tiền Phong - Quảng Ninh.

{keywords}
Khu đất số 10 Trần Nguyên Hãn và 27- 29 Lý Thái Tổ, Hà Nội GELEX lập dự án xây dựng Tổ hợp Trung tâm Thương mai- Khách sạn - Văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao (Ảnh GELEX).

Mới đây tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019, GELEX cho biết đối với mảng bất động sản, ngoài việc quản lý, khai thác tối ưu những bất động sản hiện có, GELEX còn định hướng sẽ phát triển thêm lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp kèm đầu tư phát triển nhà ở xã hội, mở rộng lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Tổng công ty Viglacera. GELEX đã mua 9,8% phần vốn góp tại Tổng công ty Viglacera, đơn vị có quỹ đất khu công nghiệp hàng đầu khu vực miền Bắc vào cuối tháng 2 vừa qua.

Về việc đầu tư xây dựng dự án khách sạn tại Trần Nguyên Hãn, công ty định hướng đầu tư xây dựng khách sạn luxury 5,6 sao nhằm giữ lại những mảnh đất tốt, những tài sản tốt cho công ty. Tuy nhiên, nếu cần thiết vẫn có hướng kêu gọi đầu tư dự án. Dự kiến dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 120 đến 140 triệu USD.

Hồng Khanh

Khoanh vùng khu vực Hà Nội khuyến cáo không dùng nước sạch sông Đà ăn uống

Khoanh vùng khu vực Hà Nội khuyến cáo không dùng nước sạch sông Đà ăn uống

- Nhà máy nước sông Đà do Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000m3/ngày đêm…

">

Ông chủ nước sạch sông Đà sở hữu loạt đất vàng tại Hà Nội

友情链接