Đây là định hướng chủ đạo khi Vụ CNTT (Bộ TT&TT) xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm, Vụ trưởng Đào Đình Khả cho biết tại cuộc làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng đơn vị sáng nay, 26/5.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại cuộc họp sáng 26/5. |
Khi đề cập đến chính sách phát triển công nghiệp phần mềm, phần cứng, điện tử, dịch vụ CNTT hiện nay, ông Khả cho biết Vụ sẽ có nhiều giải pháp tổng hợp, từ tạo cơ sở pháp lý, kỹ thuật về ngành CNTT để đề xuất, xây dựng các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ; cho đến triển khai các dự án tạo động lực, khuyến khích sử dụng sản phẩm, giải pháp CNTT nội địa.
Cụ thể hơn, ông Khả cho biết hiện Vụ đang xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm. Đây là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm cơ sở triển khai các biện pháp hỗ trợ cho ngành CNTT theo Luật đầu tư, trong đó sản phẩm trọng điểm là một trong những nội dung được đặc biệt ưu đãi.
"Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ, một trong các lý do ngành công nghiệp CNTT hiện nay còn chưa phát triển mạnh là do đầu tư R&D của các DN nội còn thấp, sản phẩm CNTT còn giới hạn trong một số lĩnh vực gia công truyền thống", ông Khả phân tích. Việc xác định đâu là sản phẩm CNTT trọng điểm sẽ là "thông điệp khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm, công nghệ lõi, có tính tiên tiến và cạnh tranh".
"Xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, IoT, phân tích dữ liệu nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp vì sẽ tạo ra các hệ sinh thái, hỗ trợ khởi nghiệp và đảm bảo tính liên thông khi phát triển các sản phẩm CNTT trên diện rộng", ông Khả cho biết thêm.
Mục tiêu đặt ra là giảm tỉ lệ sản phẩm ngoại sử dụng, thúc đẩy các sản phẩm nội để phát triển thị trường nội địa, trên cơ sở đó tăng khả năng xuất khẩu của các DN CNTT trong nước.
"Chúng tôi dự kiến tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ các DN, tập đoàn Việt Nam có tiềm năng, hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm lõi, hàm lượng CNTT cao cũng như hoạt động R&D của DN trong nước để tăng tính tự chủ về công nghệ... ; Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt và nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam ra nước ngoài, qua đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt", đại diện Vụ CNTT cho biết trong cuộc họp.
Đồng tình với định hướng này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, nhiều doanh nghiệp, cũng như bản thân nhiều chính sách hiện hành chỉ mới quan tâm đến việc phát triển trong nước. Nhưng muốn Việt Nam phát triển thành một nước mạnh về CNTT, thậm chí là trở thành Trung tâm công nghệ của khu vực trong tương lai thì bắt buộc các doanh nghiệp Việt phải vươn ra ngoài, xúc tiến ra quốc tế, gây dựng được những thương hiệu đủ mạnh, cạnh tranh được ở quy mô khu vực, thế giới. Nhưng để làm được như vậy thì vai trò của các chính sách hỗ trợ, khuyến khích là rất quan trọng.
Một số cơ chế ưu đãi bước đầu đã được Chính phủ phê duyệt, như xem xét đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người làm CNTT, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... trong Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 mới đây của Chính phủ. Vụ CNTT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế, phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ sản xuất sản phẩm viễn thông, CNTT trong thời gian tới...
T.C
" alt=""/>Khuyến khích DN Việt nghiên cứu, phát triển công nghệ lõiThành lập một doanh nghiệp - dù là công ty khởi nghiệp công nghệ, doanh nghiệp nhỏ hay chỉ là một sáng kiến trong một tập đoàn lớn - luôn là một công việc liều lĩnh.
Theo công thức được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay, các nhà sáng lâp sẽ viết ra một bản kế hoạch kinh doanh, trình bày nó với các nhà đầu tư, thành lập đội ngũ nhân viên, giới thiệu sản phẩm và sau đó bắt đầu bán hàng. Và đâu đó trong chuỗi những quá trình kể trên, bạn sẽ phải trải qua một thất bại đau đớn. Theo thống kê có tới 99% các startup thường thất bại.
Tuy nhiên, một công thức mới xuất hiện thời gian gần đây có thể giúp quá trình khởi nghiệp trở nên bớt rủi ro hơn có tên gọi “LEAN STARTUP” (Khởi nghiệp tinh gọn). Phương pháp này đề cao việc làm việc thông minh hơn chứ không phải cần cù hơn, loại trừ sự bất ổn, phát triển sản phẩm thử nghiệm tối thiểu và tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng hiệu quả.
Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng lean startup đã nhanh chóng bén rễ trong thế giới khởi nghiệp và hiện tại nhiều trường kinh doanh cũng bắt đầu đưa phương pháp này vào giảng dạy.
Ảo tưởng về một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Thông thường, điều đầu tiên mà mọi nhà sáng lập phải làm trước khi mở doanh nghiệp là viết ra bản kế hoạch kinh doanh - một tài liệu miêu tả chi tiết về tiềm năng của cơ hội, vấn đề cần giải quyết và giải pháp mà công ty định sẽ cung cấp. Đặc biệt, nó còn bao gồm dự đoán doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền trong vòng 5 năm tới của công ty.
Bản kế hoạch kinh doanh về cơ bản là một bài tập nghiên cứu dành cho doanh nhân trước khi bắt tay vào xây dựng sản phẩm. Giả thiết là nó có thể tìm ra hầu hết những ẩn số của một doanh nghiệp, trước khi huy động được tiền và thật sự thực thi ý tưởng.
Một khi doanh nhân có được bản kế hoạch kinh doanh thuyết phục và huy động được tiền từ các nhà đầu tư, anh ấy hoặc cô ấy sẽ bắt dầu phát triển sản phẩm.
Dẫu vậy, theo cách tiếp cận của phương pháp lean startup, kế hoạch kinh doanh là một tài liệu “hư cấu” và “lãng phí thời gian”.
Ngoài ra, quá trình khởi nghiệp thường không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch định trước. Đa phần những startup thành công đều trải qua rất nhiều thất bại, từ lần này tới lần khác, tất cả dựa trên sự thích ứng và cải thiện ý tưởng ban đầu.
Cuối cùng, quy trình viết kế hoạch kể trên thường áp dụng cho các công ty với những sản phẩm đã có rồi. Còn khởi nghiệp hoàn toàn khác. Một nhóm khởi nghiệp không phải là một công ty thu nhỏ. Khởi nghiệp phải đối mặt với những vấn đề mới, giải pháp mới, sản phẩm mới, khác hơn rất nhiều những gì các công ty vẫn làm.
Dưới đây là 3 nguyên tắc chính của phương pháp lean startup:
Đầu tiên: Mô hình kinh doanh
Thay vì giành hàng tháng để lập kế hoạch và nghiên cứu, những người khởi nghiệp chấp nhận một sự thật rằng, những gì họ có trong ngày đầu tiên là một seri các giả thuyết chưa được kiểm chứng – mà chỉ đơn giản là những phỏng đoán.
Vì thế họ không viết bản kế hoạch hoành tráng nữa mà thay vào đó là bản tóm tắt các giả thuyết trong một mô hình có tên gọi Business Model Canvas (tạm gọi bản vẽ mô hình kinh doanh). Đây chính là bản mô phỏng cách thức tạo ra giá trị của doanh nghiệp và cho khách hàng của doanh nghiệp đó.
Thứ 2: Lắng nghe khách hàng
" alt=""/>Với Startup, một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo thực chất chỉ là 'hư cấu'Thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho hay, nhận lời mời của Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), đoàn công tác của Học viện do TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện làm Trưởng đoàn vừa tham dự Hội thảo quốc tế lĩnh vực thương mại hóa công nghệ toàn cầu diễn ra từ ngày 1/6 - 3/6/2016 tại Hàn Quốc.
Trong chuyến thăm này, Học viện đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Thương mại toàn cầu (GCC) và Chương trình CNTT toàn cầu (ITTP) thuộc Viện KH&CN tiên tiến Hàn Quốc - KAIST để trở thành đầu mối chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Viện KAIST.
Được biết trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Học viện và Trung tâm Thương mại toàn cầu, Chương trình CNTT toàn cầu thuộc Viện KAIST đã có có buổi làm việc tại Hà Nội nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác.
" alt=""/>PTIT là đầu mối chuyển giao công nghệ giữa DN Việt với Viện KH&CN Hàn Quốc