Dự kiến Festival Huế 2018 quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam với 15 nhà hát, đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ Việt Nam; cùng với 24 đoàn nghệ thuật đến từ 19 quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Bỉ, Nga, Colombia, Australia... Tổng cộng có 1.296 nghệ sĩ trong đó có 388 nghệ sĩ quốc tế, 398 nghệ sĩ trong nước và 510 diễn viên không chuyên trong tỉnh tham gia biểu diễn 38 chương trình nghệ thuật ở các sân khấu trung tâm thành phố và các huyện thị trong tỉnh.
Tham gia Festival Huế 2018 là cơ hội để khách du lịch tìm hiểu, thăm thú và trải nghiệm những giá trị độc đáo của 5 Di sản đã được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2010), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Huế cùng với 9 tỉnh, thành phố miền Trung còn là đồng chủ sở hữu 1 di sản phi vật thể vừa mới được UNESCO công nhận vào tháng 12/2017 là nghệ thuật Bài Chòi.
Bên cạnh các chương trình chính, còn có các sự kiện, chương trình hưởng ứng Festival, các chương trình xã hội hóa, các hoạt động văn hóa cộng đồng. Mỗi kỳ Festival Huế, ngoài các chương trình biểu diễn nghệ thuật, càng về sau các chương trình hoạt động văn hóa cộng đồng, các hoạt động triển lãm, các hoạt động hưởng ứng phong phú do các tổ chức xã hội, các hội văn học nghệ thuật, kể cả cá nhân nghệ sĩ tự tổ chức ngày càng nhiều.
Thực sự có thể nói Festival Huế là một tổ hợp lễ hội chuyên đề trong một lễ hội lớn, công chúng và du khách có nhiều hoạt động để thưởng thức, để hòa mình vào không khí hội hè. Trên 37 hoạt động như thế sẽ diễn ra tại Festival Huế 2018.
Những ai quan tâm đến Festival Huế 2018 có thể nắm được lịch chương trình cơ bản như sau:
Lễ Khai mạc: 20h00 ngày 27/4/2018 tại Quảng trường Ngọ Môn.
Lễ Tế Giao: 03h00 ngày 27/4/2018 tại Đàn Nam Giao.
Chương trình nghệ thuật "Văn hiến Kinh kỳ": 19h15 - 21h15 ngày 28/4 & 30/4/2018 tại Đại Nội Huế.
Dạ tiệc Hoàng Cung: 18h00 - 19h30 ngày 27/4; 19h00 - 21h00 các ngày 28/4 - 1/5/2018 tại Duyệt Thị Đường - Đại Nội.
Lễ hội Đường phố "Sắc màu văn hóa": 16h00 các ngày 28/4 - 1/5/2018 trên các tuyến phố chính.
" alt=""/>Hướng dẫn tra cứu lịch Festival Huế 2018 có những sự kiện gì, vào ngày nàoSau hơn 5 tháng tuyển chọn, Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) do FPT Ventures, Dragon Capital và Hanwha Investment & Securities sáng lập đã có hơn 100 startup thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia, trong đó phần lớn ý tưởng đã được đưa vào thực tiễn kinh doanh.
Dựa trên các tiêu chí: có một đội ngũ mạnh để thực hiện ý tưởng kinh doanh; ý tưởng công nghệ đã được ứng dụng trên thực tế; khả năng mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững trong tương lai, VIISA đã lựa chọn được 4 startup trong các lĩnh vực nông nghiệp, tài chính ngân hàng, kỹ thuật số, dịch vụ phần mềm vào chương trình đào tạo tăng tốc kéo dài 3 tháng.
Mỗi startup sẽ được VIISA đầu tư 15.000 USD tiền mặt và các chi phí khác như nhà ở, văn phòng, kỹ thuật… Ngoài ra, VIISA cũng dành 1 quỹ riêng để đầu tư vào các startup có triển vọng, giá trị khoản đầu tư tối đa là 200.000 USD. Không chỉ nhận được sự đầu tư về vốn và cơ sở vật chất, các startup trong chương trình đào tạo của VIISA còn được đào tạo nhiều kỹ năng quan trọng trong khởi nghiệp như phát hiện và tìm kiếm khách hàng tiềm năng; gọi vốn; bán hàng… từ hơn các nhà đầu tư và doanh nghiệp hàng đầu khu vực và Việt Nam như FPT, Dragon Capital Group, Microsoft Việt Nam, Cốc Cốc...
"Chiến lược mới của VIISA năm 2018 là tách riêng thành hai chương trình Ươm mầm và Tăng tốc cho các startup. Trong đó, chương trình Ươm mầm sẽ dành cho các startup mới thành lập. Các startup đã trưởng thành hơn sẽ được VIISA đưa vào chương trình Tăng tốc để có được sự tăng trưởng nhanh nhất. Với sự tập trung này, VIISA sẽ hỗ trợ tốt nhất cho cho các startup mới và nâng cao chất lượng cho chương trình Tăng tốc”, TS. Lê Hoàng Anh, Chủ tịch VIISA cho biết.
Ra mắt từ tháng 1/2017, đến nay VIISA đã thu hút được hơn 400 startup đăng ký tham gia. Đã có 18 startup được VIISA lựa chọn và đào tạo trong chương trình Tăng tốc ở khóa 1 và 2. “Từ chương trình đào tạo của VIISA, một số startup đã có sự phát triển nhanh chóng. Đơn cử như Wisepass và Wefit là hai doanh nghiệp của khóa 1 đã gọi được vốn vòng Hạt giống với tổng số vốn gọi được là hơn 600.000 USD và đang trong quá trình gọi vốn vòng tiếp theo. Cyfeer và Ella study của khóa 2 đã tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lượng khách hàng. Sự phát triển của các startup là minh chứng rõ nhất cho những nỗ lực mà VIISA đang làm trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam”, ông Trần Hữu Đức, Giám đốc VIISA chia sẻ.
Các startup trong khóa đào tạo Tăng tốc thứ 3 của VIISA dự kiến sẽ tốt nghiệp vào tháng 7/2018.
" alt=""/>Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam đầu tư cho 4 startup 60.000 USDTheo thông tin được ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam đưa ra tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Samsung Electronics Việt Nam ngày 20/4 tại Bắc Ninh, đến thời điểm hiện nay Samsung Việt Nam có 8 nhà máy và 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP.HCM) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất Đông Nam Á và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của tập đoàn này tại Đông Nam Á.
Từ chỗ chỉ có 500 nhân viên vào năm 2008, tới nay Samsung đã có gần 17.000 nhân viên đang làm việc.
Sau 10 năm, từ mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy sản xuất di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh, đến nay tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng gấp gần 26 lần, lên tới trên 17,3 tỷ USD.
![]() |
Phía Samsung cũng khẳng định, trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam đóng vai trò quan trọng là cứ điểm toàn cầu không chỉ trong sản xuất mà còn với các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
" alt=""/>Samsung: Việt Nam là cứ điểm quan trọng của tập đoàn trong hệ thống sản xuất toàn cầu