Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
本文地址:http://member.tour-time.com/html/121e699803.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao
NSND Hoàng Dũng phát biểu tại sự kiện. Ông Luật của "Về nhà đi con" nói: "Tôi vui và vinh dự được tham gia bộ phim. Cám ơn đạo diễn và cả ê kíp và 4 cô gái biên kịch, các bạn ấy rất giỏi. Nhờ các bạn ấy mà chúng tôi hứng thú với các cảnh quay". |
Bảo Hân là thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn phim có mặt. Cô sinh viên năm thứ 2 trường Sân khấu điện ảnh chia sẻ bất ngờ vì lần đầu đóng phim lại được vinh dự tới một sự kiện trang trọng như vậy. |
Phát biểu hài hước và ngại ngùng của cô em út Ánh Dương khiến cả bố Sơn lẫn anh chị Vũ - Thư bật cười. |
Diễn viên Trung Anh (vai ông Sơn) nói vui: "Tôi chỉ được thông báo hôm nay lên gặp Bộ trưởng. Nếu chỉ có bằng khen thì tôi thất vọng (cười). Không biết đội U23 được thưởng nhiều như thế thì chúng tôi thế nào và không biết Bộ trưởng sẽ thưởng gì. Vì lâu lắm mới có bộ phim khơi gợi tình cảm gia đình như vậy và cần lắm nhiều phim như 'Về nhà đi con'". |
Trong sự kiện, các diễn viên Trung Anh, Bảo Thanh và Thu Quỳnh đều hài hước phát biểu rằng họ rất muốn biết Bộ trưởng nói gì về phim 'Về nhà đi con' và không rõ ngoài bằng khen thì còn được thưởng gì thêm. |
Đạo diễn Danh Dũng - linh hồn của 'Về nhà đi con' chia sẻ: "Nhận phần thưởng này chúng tôi rất bất ngờ và xúc động vì sau gần 1 năm bấm máy và phát sóng phim đã được khán giả đón nhận và sự đánh giá cao của Bộ trưởng. Có thành công này là nhờ phim được định hướng từ đầu, bám sát đời sống và thị hiếu khán giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các diễn viên vì họ quây quần lại như gia đình để làm 1 sản phẩm văn hóa cho người xem". |
NSND Hoàng Dũng là 1 trong 13 cá nhân nhận bằng khen từ Bộ trưởng. |
Nghệ sĩ Trung Anh nhận bằng khen nhờ vai ông Sơn chỉ vài ngày trước khi nhận quyết định chính thức lên NSND. |
Diễn viên Thu Quỳnh với vai chị cả Huệ. |
Bảo Thanh không khác mấy với tạo hình Anh Thư. |
Em út Bảo Hân diện trang phục cá tính đến sự kiện. |
Quốc Trường cũng bay từ TP.HCM ra Hà Nội sớm để kịp đến nhận bằng khen. |
Diễn viên Thuý Hà cho biết sau phim 'Về nhà đi con' nhiều người gọi chị là cô Hạnh. Nữ diễn viên cho biết có thể cô sẽ mở cửa hàng bán hoa như gợi ý của khán giả và nói vui mong Bộ Văn hoá tạo điều kiện để cung cấp hoa cho Bộ. |
Nghệ sĩ Ngân Quỳnh (vai bà Giang) cũng bay ra Hà Nội để góp vui với đoàn phim 'Về nhà đi con'. |
Bảo Thanh và Quốc Trường thay mặt nhận món quà đặc biệt Bộ trưởng dành tặng bé Gia Hưng - vai cu Bon trong 'Về nhà đi con'. |
MC Tuấn Tú và Quang Anh do đi lưu diễn tại châu Âu nên đã không thể tới nhận bằng khen cùng đoàn phim. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét tất cả các diễn viên trong 'Về nhà đi con' đều xuất sắc. Ông chia sẻ vì công việc bận rộn nên ít có thời gian xem phim. Tuy nhiên, riêng 'Về nhà đi con', vì thấy cả nhà lẫn hàng xóm đều xem nên ông bị cuốn vào. "Đây là phim tôi dành nhiều thời gian để xem nhất", Bộ trưởng Thiện nói. |
Bài, ảnh Mỹ Anh
Bình luận của diễn viên Trung Anh khiến các fan hy vọng bộ phim gia đình quốc dân sẽ được làm tiếp phần 2.
">Niềm vui bất ngờ đến cùng lúc với 13 thành viên đoàn phim 'Về nhà đi con'
Người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Tiền đặt trước do tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Liên quan đến nội dung này, báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự thảo luật trước khi thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định tiền đặt trước khi đấu giá quyền sử dụng đất để phù hợp với quy định của Nghị định số 10/2023 (quy định cứng mức tiền đặt trước).
Ông Thanh cho biết, việc quy định cứng mức tiền đặt trước 20% như quy định tại Nghị định số 10/2023 hiện nay đang bộc lộ hạn chế, vướng mắc.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 125 của Luật Đất đai năm 2024, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Vì vậy, quy định về tiền đặt trước thuộc trình tự, thủ tục đấu giá nên phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Có ý kiến cho rằng, quy định trong dự thảo luật về trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) khi người tham gia đấu giá không đủ điều kiện tham gia đấu giá hoặc không trúng đấu giá là rất phức tạp, nhất là đối với tài sản có giá trị nhỏ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định này để bảo đảm quyền lợi của người tham gia đấu giá, phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự về “nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Một nội dung đáng chú ý nữa là quy định về “xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan”.
Theo đó, luật lần này quy định người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của luật này, tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị hủy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá mà không nộp tiền trúng đấu giá đối với các loại tài sản khác ngoài quyền sử dụng đất và quyền khai thác khoáng sản.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật chỉ quy định chế tài xử lý đối với trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá vì đây là 2 loại tài sản đặc thù, có giá trị lớn, ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, chứng khoán, giá cả vật liệu xây dựng…
Do đó, việc bổ sung quy định cấm người trúng đấu giá đối với những tài sản này tham gia đấu giá trong thời hạn nhất định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong đấu giá tài sản.
Trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc sẽ bị cấm từ 6 tháng đến 5 năm
Nhiệt huyết khởi đầu dù chông gai, khó khăn
Sân khấu kịch ở TP HCM đang trong giai đoạn trải qua nhiều khó khăn trước đổi mới và phát triển của nhiều loại hình sân khấu, đặc biệt là hài kịch. Nhưng không vì thế, dòng chính kịch với những câu chuyện nhân văn, mang đậm màu sắc tâm lý xã hội thiếu đi chỗ đứng, như sân khấu Hoàng Thái Thanh với sự bền bỉ trong suốt gần 7 năm qua đã trở thành thương hiệu trong lòng khán giả mộ điệu ở TP Hồ Chí Minh.
Năm 2010, hai nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội cùng nhau bắt tay xây dựng Hoàng Thái Thanh. Dù là cái tên rất mới, nhưng chỉ vài năm, Hoàng Thái Thanh đã là cái tên trìu mến với khán giả. Thương hiệu của Hoàng Thái Thanh chính là những câu chuyện và cách kể chuyện đầy tính nhân văn, tinh tế rất gần gũi và giản dị về những đề tài thân thuộc, về tình yêu, gia đình, cách ứng xử, đọng lại những bài học về con người sâu sắc, mà từ đó, khán giả vừa được trải nghiệm những cảnh đời, vừa nhìn lại mình để có những bài học riêng.
Các diễn viên đang diễn xuất ở sân khấu Hoàng Thái Thanh. |
Tuy nhiên, đang gồng mình trước những khó khăn phải xây dựng một sân khấu mới với đủ những lo toan, năm 2014, sân khấu Hoàng Thái Thanh phải rời địa điểm trong khuôn viên của Nhà thiếu nhi TP HCM do quy hoạch của thành phố. Đây là một thử thách rất lớn với một sân khấu kịch mới ra đời, đang dần hình thành thương hiệu, có đối tượng khán giả riêng. Hai nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội đã mất ăn, mất ngủ để vừa chu toàn công việc sân khấu vừa tất tả tìm kiếm những địa điểm ưng ý nhất để sân khấu hoạt động ổn định.
Gần 2 năm kể từ khi rời địa điểm cũ, chứng kiến hàng trăm khán giả lấp kín khán phòng trong các vở diễn ở sân khấu mới ở Nhà thiếu nhi Quận 10 (139 Bắc Hải, Phường 14, Quận 10), thực sự không chỉ là là niềm hạnh phúc lớn lao của hai nghệ sĩ Ái Như - Thành Hội cùng những diễn viên của Hoàng Thái Thanh đã cùng nhau vượt qua những khó khăn rất lớn để giữ vững sân khấu, mà còn là niềm vui của những khán giả yêu mến Hoàng Thái Thanh khi không mất đi một sân khấu với những vở kịch xã hội mang màu sắc riêng hiếm có ở TP HCM hiện nay.
Hơn 20 năm đứng chung trên sân khấu với tâm nguyện mang những giá trị tốt đẹp đến với khán giả, Ái Như và Thành Hội ngoài sự đồng lòng về lý tưởng nghệ thuật, không thể không nhắc đến sự ủng hộ hết lòng của gia đình hai nghệ sĩ cùng sự kiên tâm, tin tưởng của các nghệ sĩ của sân khấu để hai nghệ sĩ yên tâm vượt qua những khó khăn và đối mặt với các thử thách và nhiều rào cản, hạn chế như hiện nay.
Tôn chỉ 'Lại gần với nhau'
Không phải ngẫu nhiên trong thời gian rất ngắn, Hoàng Thái Thanh trở thành sân khấu được khán giả Sài Gòn yêu mến. 'Hương vị' đặc trưng của Hoàng Thái Thanh là những câu chuyện, mảnh đời, tình huống vô cùng éo le, trắc trở khiến người xem phải sống trong những cảm xúc khó tả, thậm chí bật khóc vì sự thương cảm với những số phận, mảnh đời, nhưng kết thúc cũng lại là những giọt nước mắt của sự chia sẻ, đồng cảm, hay của niềm hạnh phúc khi niềm tin, tương lai và tính nhân văn luôn tỏa sáng.
NS Thành Hội trong ở Rau răm ở lại. |
Có mặt trong vở diễn mới Rau răm ở lại(dựa theo truyện ngắn Ơi Cải về đâu! của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư), người viết được chứng kiến những giây phút khác nhau cảm động từ khán giả. Những tiếng sụt sịt, những giọt nước mắt lăn dài trên má khán giả, lớn có, trẻ có và cuối cùng là khán giả cùng đứng lên một hồi lâu với tiếng vỗ tay dài không dứt cho tới khi sân khấu khép màn.
Khán giả đã được sống cùng ông Năm 'khùng' với nỗi ám ảnh phải tìm con để minh oan, vá víu cuộc đời với anh chàng bán kem Quách Phú Thàn mê hát bỏ nhà, hay thương cảm với niềm tin tình yêu của cô Huệ bán cà phê với lời hứa dại khờ mà 20 năm sau mới trở thành hiện thực.
Nói về cách lựa chọn những kịch bản (tác phẩm văn học) để dựng thành vở diễn, Nghệ sĩ Thành Hội chia sẻ: "Tôn chỉ của chúng tôi đó là 'Lại gần với nhau', giúp cho con người ta có thể lại gần để hiểu nhau, để sống tốt hơn, yêu thương nhau hơn. Như trong vở "Rau Răm ở lại" mọi người cũng thấy, làm gì thì làm, cuối cùng cũng để con người ta yêu thương nhau, hiểu nhau và đến với nhau. Dòng kịch của Hoàng Thái Thanh là dòng kịch tâm lý xã hội, chúng tôi muốn làm cho khán giả đến xem cảm thấy cuộc đời này đáng sống, quý giá, hoặc là thấy mình trong đó và đôi khi nhìn lại bản thân để sống tốt hơn. Nói chung là làm sao để khán giả đi coi về thấy yêu đời, biết giữ gìn các mối quan hệ".
Với sự chắt lọc cẩn thận các tác phẩm văn học được khán giả yêu mến, Hoàng Thái Thanh đã có những Trần gian phải có tình yêu, Ngôi nhà thiếu đàn bà, Nửa đời ngơ ngác, Sông dài, Người điên trong ngôi nhà cổ, Hãy khóc đi em, 29 Anh về,Bao giờ sông cạn,Nửa đời hương phấn, Chuyện bây giờ mới kể, Oan tình ai thấu..v.v.. trở thành thương hiệu nổi bật in đậm trong lòng khán giả.
Còn làm ngày nào thì làm tử tế
Với rất nhiều khó khăn để duy trì sân khấu, ra đời gần 40 vở diễn, tạo điều kiện cho nhiều tài năng trẻ được cống hiến tâm và sức, nghệ sĩ Thành Hội rất tự hào khi nói về sự đoàn kết và thương yêu lẫn nhau của các diễn viên ở sân khấu Hoàng Thái Thanh.
"Diễn viên trẻ nhất của sân khấu giờ giờ cũng 25 rồi vì học hành bài bản đàng hoàng ra thì cũng phải 25 tuổi. Vở Rau Răm ở lại cũng là tác phẩm của một đạo diễn mới ra trường nhưng để mà được diễn trên sân khấu chúng tôi phải tiếp xúc và giúp cho vở diễn có tầm để có thể kinh doanh được. Nếu một sân khấu không đoàn kết, nội bộ bất mãn, lục đục về vấn đề tiền bạc, vai vế thì không bao giờ tạo được những tác phẩm tốt. Các diễn viên như Thanh Thủy, Trí Quang vẫn nhiệt tình thu xếp lịch diễn để tham gia các vở diễn của Hoàng Thái Thanh.
Việc thay đổi địa điểm khiến sân khấu gặp nhiều khó khăn, nhưng không tác động nhiều đến tâm lý diễn viên vì chỉ cần khán giả đồng điệu là họ thấy vui. Đương nhiên, thấy khán phòng đông thì mình thấy vui hơn, nhưng ít thì không phải vì vậy mà buồn, không muốn diễn. Mình chỉ cần ít thôi nhưng khán giả đồng điệu, hưởng ứng với diễn viên thì họ vẫn diễn xuất hết mình. Chỉ có về mặt kinh doanh thì người bầu lo lắng thôi, còn diễn viên thì tâm lý vẫn ổn định bình thường".
Chia sẻ về mối quan tâm và sự lo lắng lớn nhất của những người lãnh đạo sân khấu, nghệ sĩ Thành Hội bày tỏ việc chuyện đi thuê mượn địa điểm là một vấn đề đau đầu, nhưng việc có sân khấu riêng là điều không tưởng. "Hiện tại thành phố mình có mười mấy sân khấu và tất cả đều là đi thuê mượn hết. Chúng tôi bây giờ giống như như người đi ở trọ, làm sao để mình buôn bán để có đủ tiền thuê, sống tốt, đàng hoàng thôi chứ giờ nói để có một cái nhà riêng thì khó lắm"- Nghệ sĩ chia sẻ thêm.
Nghệ sĩ Ái Như. |
Vấn đề lớn nhất mà sân khấu Hoàng Thái Thanh theo nghệ sĩ Thành Hội chia sẻ lại là vấn đề kịch bản, bản quyền và lực lượng kế thừa. "Truyện hay thì không thiếu nhưng thiếu lực lượng tác giả viết kịch bản, rồi vấn đề nữa là vấn đề bản quyền. Ví dụ, tôi thấy có một tác phẩm hay của Nhật, muốn viết thì tôi phải được phép của tác giả đó, phải liên hệ tác giả đồng ý cho chuyển tác phẩm thành kịch bản. Đội ngũ kế thừa hiện nay rất ít, đạo diễn, diễn viên không những thiếu mà còn yếu nữa".
Đứng trước những khó khăn thực tại, nhưng nghệ sĩ Thành Hội bày tỏ những lãnh đạo và diễn viên của sân khấu Hoàng Thái Thanh luôn giữ một niềm tin lạc quan về sân khấu và nỗ lực hết sức để mang đến những vở kịch hay, giữ vững sự phát triển của sân khấu cũng như cống hiến hết khả năng của mình để truyền đạt tình yêu, đam mê, kiến thức cũng như kinh nghiệm để đội ngũ kế thừa có cơ hội thể hiện tài năng và phát triển bản thân, cũng như sân khấu.
"Bây giờ, xu hướng chung là khán giả rất thích hài, không có gì sai cả vì xem hài cho đỡ phải suy nghĩ. Còn ở Hoàng Thái Thanh là mổ xẻ tâm lý, thân phận con người, đi vào cá nhân nhưng là nói về xã hội vì con người là thành phần của xã hội.
Dù gặp khó khăn, nhưng chúng tôi quyết tâm giữ vững đi đến cùng tiêu chí là xây dựng một dòng kịch tâm lý xã hội. Hoàng Thái Thanh là sân khấu tư nhân nên bằng khả năng tài chính của bản thân, chúng tôi cố gắng giữ sân khấu này. Còn làm ngày nào thì ráng làm trọn vẹn thiên chức và luôn cố giữ sự tử tế trong nghệ thuật". NSƯT Thành Hội chia sẻ.
Duy Trường
Phía sau những vở kịch rơi nước mắt ở sân khấu Hoàng Thái Thanh
Nhận định, soi kèo Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01: Bản lĩnh nhà vô địch
Gã MC truyền hình 'chua ngoa' nhất Việt Nam
Táo quân 2016: Những hình ảnh không bao giờ được phát sóng trong Táo quân
Ông Nguyễn Đức Nhật (SN 1961), đến với ngành bưu điện khi vừa tròn 18 tuổi, trong vai trò là cán bộ xây dựng tuyến bưu điện xã tại Bưu điện huyện Krông Pắk.
Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, năm 2002, ông Nhật được bổ nhiệm làm Giám đốc Bưu điện huyện này.
Ông Nguyễn Đức Nhật (thứ 2, bên phải) tại Hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức tháng 7/2020 |
Đến năm 2009, ông được luân chuyển làm Giám đốc Bưu điện TP Buôn Ma Thuột. Năm 2013, ông lại quay về mái nhà xưa là Bưu điện huyện Krông Pắk, tiếp tục dẫn dắt đơn vị phát triển từ đó đến nay.
Ông Nhật chia sẻ, Krông Pắk là huyện cánh Đông của tỉnh Đắk Lắk, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 30%.
Giao thông vận tải trên địa bàn đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, mức sống còn chênh lệch, những điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ của ngành bưu điện.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Bưu điện huyện Krông Pắk lại rất khả quan, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng ổn định từ 30-40%/năm.
Ông Nhật (thứ 3, bên phải) được Bưu điện tỉnh Đắk Lắk vinh danh |
Đơn cử, năm 2019, bối cảnh thị trường bưu điện cạnh tranh khốc liệt, doanh thu của Bưu điện huyện Krông Pắk vẫn tăng 45% so với năm 2018.
Ông Nhật cho biết, chiến lược giúp Bưu điện huyện Krông Pắk dẫn đầu trong ngành bưu điện tỉnh là phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tiếp kiệm sức người mà vẫn mang lại năng suất, hiệu quả trong kinh doanh; quản lý tốt dòng tiền để tiết kiệm chi phí, phục vụ tái sản xuất; tìm kiếm những giải pháp để nâng cao công tác, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Người truyền lửa cho nhân viên
Nói về chiến lược kinh doanh, ông Nhật cho biết, vào đầu năm, khi nhận được kế hoạch từ Bưu điện tỉnh, ông tập hợp bộ phận chuyên môn, công đoàn cùng trao đổi, thảo luận nắm bắt tình hình thực tế.
Căn cứ vào từng tình hình mà phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị. Tập trung phân tích những khó khăn, tính mùa vụ của mỗi dịch vụ để đặt mục tiêu phấn đấu trong từng thời điểm cho từng người lao động.
Ông Nhật thăm, tri ân khách hàng của ngành bưu điện |
Ông Nhật chỉ đạo triển khai các buổi tuyền thông, các khóa đào tạo kiến thức về nghiệp vụ của từng dịch vụ giúp cấp dưới nắm bắt, vận dụng nhanh nhất.
“Tôi luôn lưu ý, nhắc nhở nhân viên, phải xác định chất lượng là yếu tố hàng đầu, xuyên suốt của dịch vụ, là yếu tố then chốt để giữ vững và phát triển khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay” - ông Nhật cho hay.
Không chỉ vậy, ông Nhật còn xây dựng kế hoạch truyền thông, cùng cán bộ nhân viên cấp dưới đến từng thôn, buôn, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các dịch vụ hành chính công thông qua dịch vụ bưu chính, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, dịch vụ thuế…
Để tạo sự hăng say lao động trong đội ngũ nhân viên, ông Nhật còn chỉ đạo triển khai nhiều phong trào thi đua như dịch vụ cho vay tín dụng; dịch vụ bưu chính theo ngày; thi đua bưu điện văn hóa xã vượt lên thách thức, đột phá thành công; thi đua nâng cao tỷ lệ phát tại các bưu cục phát và tuyến phát…
Các hoạt động trên đã đẩy mạnh tinh thần hăng say làm việc, cống hiến của cán bộ nhân viên ngành bưu điện huyện.
Bưu điện huyện Krông Pắk nhiều năm liền là lá cờ đầu ngành bưu điện Đắk Lắk |
Một “bí quyết” khác giúp ông Nhật đưa Bưu điện huyện Krông Pắk thành lá cờ đầu trong ngành Bưu điện tỉnh đó là chính sách quan tâm đặc biệt đến đội ngũ bưu tá xã.
Theo ông Nhật, bưu tá xã là lực lượng chiếm 50% tổng số lao động và là người gắn bó, thân thiết với người dân. Đây là lực lượng “gốc rễ” cho việc phát triển các dịch vụ, duy trì doanh thu bền vững, giữ vững thị phần, uy tín, tiếng nói của ngành bưu điện trên địa bàn.
Do đó, bưu điện huyện triển khai, bưu tá không chỉ đi phát hàng mà còn tham gia phân phối sản phẩm và phát triển dịch vụ như những nhân viên kinh doanh.
Bưu điện huyện Krông Pắk đã phát triển lực lượng bưu tá thành “nhà phân phối” các mặt hàng đơn giản, thuận tiện như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm an sinh bưu điện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, hàng tiêu dùng… đến tay từng người dân.
Chiến thuật “đôi bạn cùng tiến” đã giúp ông Nhật thành công trong kinh doanh và đào tạo nhân lực.
Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được chủ động lựa chọn một đồng đội ăn ý để hỗ trợ nhau trong công việc hàng ngày.
Đó là, một nhân viên giỏi, tích cực sẽ kèm cặp một nhân viên còn hạn chế để hỗ trợ, giúp nhau thành đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tự tin, gắn bó hơn với công việc.
Với những nhân viên có năng lực, ông Nhật không ngần ngại đề xuất lên cấp trên ký hợp đồng lao động, cử đi học, bố trí việc làm phù hợp để họ cống hiến cho ngành bưu điện.
Với tâm huyết và tình yêu dành trọn cho ngành bưu điện, ông Nhật đã dẫn dắt Bưu điện huyện Krông Pắk giành nhiều thành tích nổi bật.
Năm 2009, Bưu điện huyện Krông Pắk vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba. Từ năm 2015 đến nay, đơn vị luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được nhận cờ thi đua của Bộ Thông tin và truyền thông. Được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam công nhận là tập thể lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2015-2020.
Cá nhân ông Nhật vinh dự đại diện tập thể lao động Bưu điện huyện Krông Pắk dự hội nghị do tổng công ty tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2020 để chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành bưu điện.
Ngoài ra, hàng năm, ông Nhật được công nhận là chiến sỹ thi đua cơ sở, được tặng giấy khen của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, bằng khen của Bộ Thông tin và truyền thông, được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua Bộ giai đoạn 2016-2018…
Sơn không thích nói những chuyện to tát mà chỉ khẳng định rằng cậu thích việc mình đang làm và sẽ cố gắng làm nó tốt nhất có thể.
">Người ‘truyền lửa’ cho ngành bưu điện Đắk Lắk
友情链接