- Chiều ngày 18/8, tại khu vực Phòng đào tạo của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vẫn còn rất đông thí sinh đợi rút hồ sơ để đem nộp vào trường đại học khác.Bà Thạch Thị Lan (dân tộc Khơ Me) do sơ ý làm mất biên lai nên không rút được hồ sơ nên bà rất lo lắng.
Bà Lan cho biết mình đã 65 tuổi, chưa bao giờ đi xa nhà, nay phải di chuyển từ Cát Tiên lên TP.HCM rút hồ sơ đại học.
|
Bà Lan và con gái chán nản không rút được hồ sơ vì làm mất biên lai. (Ảnh: Đinh Tuấn) |
“Tôi và cháu đi từ Cát Tiên lúc 7h - 1h trưa mới tới thành phố. Hai mẹ con tốn hết 200.000 đồng tiền xe. Vì sợ tiêu phạm vào tiền vé xe lượt về nên đã nhịn cơm trưa…” – bà Lan phân trần.
Nhưng tới trường xếp hàng đợi đến lượt, thì con gái bà bị từ chối vì làm mất biên lai ghi số hồ sơ.
Con gái bà Lan nộp hồ sơ vào ngành Sư phạm địa lý. Tính cả 3,5 điểm ưu tiên được 19,5 điểm. Đối chiếu thông tin điểm chuẩn dự kiến không có khả năng đậu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nên hai mẹ con bà Lan dự định, sau khi con gái rút được hồ sơ sẽ tức tốc đem sang Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nộp.
Chen chân xếp hàng rút hồ sơ cho con, ông Dương Hoài Phúc, quận 8, TP.HCM phản ánh: “Con tôi thi được 23 điểm. Bộ GD-ĐT để thời gian xét tuyển nguyện vọng 1 quá lâu (tới 20 ngày) khiến những thí sinh thi đạt điểm cao (26, 27 điểm) chờ đến ngày cuối mới nộp hồ sơ. Điều này khiến điểm chuẩn của các trường đại học tăng lên đột biến. Do đó, những thí sinh có điểm trung bình khá như con tôi chới với, cuống cuồng đi rút rồi lại nộp hồ sơ.”
Ghi nhận trong sáng 18/8, nhiều phụ huynh chạy đôn chạy đáo rút hồ sơ cho con, vô cùng lúng túng và vất vả hoàn tất các thủ tục.
Bà Nguyễn Thị Liễu ngụ tại Bình Thuận cho hay, 4h sáng có mặt tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chờ rút hồ sơ cho con gái. 7h sáng Phòng đào tạo của trường mới làm việc. Gặp ai tôi cũng hỏi vì lo không kịp thời gian…Cuối cùng tới hơn 9 giờ cũng rút được bộ hồ sơ ra.
Tưởng vậy là thở phào nhẹ nhõm, nhưng bà nói: “Tôi phải đem bộ hồ sơ này về hỏi con xem sẽ nộp vào trường nào. Ngày mai tôi lại dậy từ 1h sáng bắt xe lên TP. xếp hàng nộp hồ sơ cho con.”
" alt=""/>Những phụ huynh cuống cuồng rút hồ sơ thay con
Theo CNBC, ít nhất 4 nhân sự cấp cao của bộ phận Meta AI đã nghỉ việc trong những tháng đầu năm 2022. Nguồn tin của CNBC cho biết đây là những chuyên gia có nhiều bài đăng học thuật trên các tạp chí nổi tiếng và cũng là những nhân tài tạo nên các kỹ thuật đột phá cho cả Facebook lẫn Instagram.
Nhà khởi nghiệp Karl Hermann, một chuyên gia từng làm việc tại DeepMind cho biết số nhân tài nghỉ việc tại Facebook có thể lên đến 6 người và cảnh báo nhân sự tại phòng AI của Meta chi nhánh London đang ở tình trạng đáng báo động.
"Meta chi nhánh London đang sụp đổ bởi họ mất phần lớn những nhà nghiên cứu của mình chỉ trong 6 tuần", chuyên gia Hermann nhận định.
Giáo sư Neil Lawrence của trường đại học Cambridge thì cho biết mình chẳng ngạc nhiên về điều này khi Facebook chuyển hướng sang vũ trụ ảo và bỏ mặc những bộ phận khác: "Mark Zuckerberg bây giờ mới chịu tập trung toàn bộ vào vũ trụ ảo và họ chẳng đầu tư được cái gì tử tế cho chi nhánh London ngay từ đầu".
Một trong những người rời Facebook phải kể đến chuyên gia nghiên cứu Edward Grefenstette, người dẫn đầu đội nghiên cứu của Meta AI về mảng "Reinforce Learning". Ngoài ra, chuyên gia Heinrich Kuttler của đội quản lý kỹ thuật nghiên cứu Meta AI cùng bỏ sang Infection AI của tỷ phú Reid Hoffman của LinkedIn và nhà khởi nghiệp Mustafa Suleyman đến từ DeepMind.
Thậm chí có trường hợp như chuyên gia Ahmad Beirami rời bỏ vị trí chuyên gia nghiên cứu của Meta để sang làm cho Google với cùng công việc. Hoặc có những nhân viên nghiên cứu như Douwe Kiela đã gắn bó với công ty 5 năm trời nhưng vẫn từ bỏ để khởi nghiệp dự án Hugging Face cho riêng mình.
Rời bỏ ngôi nhà lớn
Nguồn tin của CNBC cho biết ngày càng nhiều nhân tài rời bỏ Facebook khi nhà sáng lập Mark Zuckerberg bây giờ mới chịu tập trung nguồn lực cho vũ trụ ảo sau quãng thời gian phải chia sẻ nguồn vốn với nhiều dự án. Trớ trêu thay, cuộc đua vũ trụ ảo lại khiến phần lớn những nhân viên của Meta AI rời bỏ công ty vì nhiều lý do.
|
Ông Yann LeCun |
"Một số người chuyển sang phòng nghiên cứu khác vì đơn giản họ cảm thấy môi trường mới tốt hơn cho sự nghiệp. Số khác thì sang làm cho những đội có triển vọng hơn, có tính cạnh tranh hơn. Những người khác nữa thì muốn tự khởi nghiệp hoặc đóng góp cho các công ty nhỏ, được coi trọng hơn", nguồn tin của CNBC cho biết.
Giám đốc Meta AI, ông Yann LeCun thì cho biết mối quan tâm của mọi người đang thay đổi và họ đơn giản là chuyển việc mà thôi.
"Ông Grefenstette đã gia nhập một startup chưa có tên tuổi. Tôi khá buồn vì việc này nhưng cũng hiểu rằng mối quan tâm của mọi người đã thay đổi, giám đốc LeCun nói với CNBC.
Xin được nhắc là rất nhiều nhà đầu tư như DeepMind cũng đã nhảy vào mảng vũ trụ ảo trong vài năm trở lại đây. Niềm tin rằng trí thông minh nhân tạo sẽ thay đổi cuộc chơi đã khiến hàng loạt tập đoàn công nghệ hướng đến kỹ thuật này, đổ tiền bạc và thu hút nhân tài từ mọi nơi, kể cả "đào" từ phía đối thủ.
Thậm chí nhà sáng lập phòng thí nghiệm Meta AI, ông Rob Fergus của Facebook cũng đã rời bỏ công ty vào năm 2020 để gia nhập DeepMind với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nghiên cứu riêng ở New York.
Theo CNBC, ngoài mảng AI thì rất nhiều nhân tài trong các lĩnh vực khác của Meta cũng đã rời bỏ công ty kể từ năm 2021 đến nay.
Ngày tàn được báo trước
Động thái bỏ việc của nhiều chuyên gia khỏi Meta đang cho thấy dấu hiệu đáng báo động với Facebook. Báo cáo của BuzzFeed cho thấy mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang không giữ được sức hút như trước đây nữa khi thời gian người dùng giành cho nội dung của công ty đã giảm 4% trong quý IV/2021 so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, lượng người dùng Facebook đã giảm đi và tương ứng với đó là doanh thu từ quảng cáo cũng như sức hút thương hiệu. Một số chuyên gia lo ngại mạng xã hội này đã đạt đến điểm bão hòa và khó có thể thu hút người dùng nhiều như trước đây.
Trong khi đó, những đối thủ sừng sỏ như Tiktok lại đang trỗi dậy mạnh mẽ, gây thu hút giới trẻ nhiều hơn. Mặc dù Facebook đã cố gắng ra mắt tính năng quay video ngắn tương tự là Reels nhưng chúng cũng không thể thành công giữ chân người dùng.
Bên cạnh đó, những nội dung trên Facebook đang bị chê ngày càng nhàm chán, thông tin rác hay tác động xấu đến xã hội. Đây là một thông tin cực xấu với Facebook khi rất nhiều khách hàng tiếp cận nội dung mua sắm quảng cáo trên mạng xã hội này.
Ví dụ điển hình là phong trào tẩy chay Facebook #DeleteFacebook rộ lên ở Châu Âu khi Mark Zuckerberg tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ này cũng như Instagram tại đây do lo ngại luật mới yêu cầu dữ liệu người dùng chỉ được lưu giữ, xử lý trên máy chủ đặt tại Châu Âu.
Trong 3 tháng cuối năm 2021, Facebook đã mất khoảng 500.000 người dùng hàng ngày. Ngay sau khi thông tin này được công bố, giá trị vốn hóa của công ty đã giảm 232 tỷ USD. Đây là mức giảm trong vòng 24 giờ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán. Con số này giảm hơn 500 tỷ USD so với mức đỉnh, khiến Meta rơi khỏi danh sách 10 công ty lớn nhất thế giới dựa trên giá trị thị trường.
Ngoài ra, chính sách mới về quyền riêng tư của Apple cũng hạn chế khả năng quảng cáo của Facebook trên các thiết bị iPhone.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế, CNBC)
Đang yên đang lành, tại sao những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google lại đổi tên?
Nửa năm trước, Facebook đã đổi tên thành Meta, trước đó, Google đổi tên thành Alphabet, tại sao các công ty lại thay đổi cái tên đã quen thuộc với nhiều người?
" alt=""/>Mark Zuckerberg mải mê với vũ trụ ảo, hàng loạt nhân tài dứt áo ra đi