您现在的位置是:Giải trí >>正文
TP.HCM kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào loạt dự án tỷ USD
Giải trí43人已围观
简介Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển đô thị sinh th...
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển đô thị sinh thái (J-CODE) vừa tổ chức hội thảo chỉnh trang và phát triển đô thị. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hàng loạt dự án trong chương trình chỉnh trang tại TP.HCM,êugọiNhậtBảnđầutưvàoloạtdựántỷgiá vàng ta hôm nay quy mô trên 30.000 tỷ đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
Thông tin tại hội thảo, ông Lê Trần Kiên, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, hiện tại, TP.HCM đang mời gọi đầu tư thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven kênh rạch, chỉnh trang đô thị thành phố.
“Hơn 20 năm qua, thành phố đã di dời khoảng 36.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Tuy nhiên, nhà ở trên và ven kênh rạch, ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống người dân. Hiện nay, trên địa bàn vẫn còn khoảng 21.850 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung chủ yếu ở quận 8, quận 7, quận 4.
TP.HCM kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào loạt dự án tỷ USD |
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố phấn đấu di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố đã phân loại 3 nhóm dự án bao gồm: nhóm chỉnh trang đô thị bằng nguồn vốn ngân sách (53 dự án, kinh phí hỗ trợ tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng), nhóm dự án xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị (3 tuyến kênh rạch, chi phí bồi thường khoảng 2.700 tỷ đồng) và nhóm dự án chỉnh trang đô thị theo hình thức đối tác công ty PPP (6 dự án, kinh phí bồi thường khoảng 19.024 tỷ đồng).
Trong đó, dự án di dời và tái định cư các hộ dân sông trên và ven bờ Nam kênh Đôi (quận 8), tuyến kênh Đôi - Tẻ dài 13km đi qua địa bàn quận 4, 7, 8 có quy mô 1.600ha với 6.172 căn nhà bị ảnh hưởng. Riêng đoạn đi qua quận 8 (phía bờ Nam kênh Đôi có 5.055 căn bị ảnh hưởng, dự kiến tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ lên đến khoảng 12.800 tỷ đồng”, ông Kiên nói.
Cũng theo vị Phó giám đốc Sở Xây dựng, TP.HCM sẽ tổ chức công bố dự án, mời gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện chỉnh trang đô thị. Đổi lại, nhà đầu tư được khai thác quỹ đất dọc tuyến kênh rạch để kinh doanh thu hồi vốn theo hợp đồng BT. Ở dự án này, thành phố dành khoảng 23 ha để thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, tại TP.HCM, thời gian qua thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư lớn của Nhật Bản tham gia như Obayashi, Shimizu, Hitachi, Sumitomo Construction, Hankyu, Mitsubishi Corporation, Creed Group…
Hiện tại, TP.HCM cũng đang thực hiện chương trình đột phá chỉnh trang và phát triển đô thị với chương trình di dời nhà ven và trên kênh rạch, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng nặng. Cạnh đó, trên địa bàn thành phố vẫn còn khoảng 1.200 dự án phát triển bất động sản của các doanh nghiệp đang có nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết nhất là với doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong khi đó, về phía doanh nghiệp Nhật Bản, ông Keiji Kimura, Chủ tịch J-CODE thông tin, cơ quan này với 57 thành viên, đã có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính, quy hoạch phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
Do đó, những doanh nghiệp này rất mong muốn hợp tác cùng TP.HCM trong việc cung cấp kinh nghiệm, giải pháp, công nghệ tiên tiến để xây dựng thành phố phát triển nhanh thành đô thị hiện đại phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đồng thời, J-CODE cũng cam kết sẽ hỗ trợ và dốc toàn lực để giải quyết các vấn đề của TP.HCM, giúp thành phố ngày càng phát triển hiện đại.
Diệu Thủy
‘Bắt mạch’ thị trường địa ốc TP.HCM năm 2018
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2018, bất động sản TP.HCM sẽ còn tăng trưởng rất tích cực, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al
Giải tríPha lê - 29/01/2025 19:07 Nhận định bóng đá g ...
【Giải trí】
阅读更多Ảnh cưới độc đáo của cặp Việt kiều Pháp đậm chất nông thôn Việt
Giải tríCô dâu Hằng, chú rể Hùng - Việt kiều Pháp về Việt Nam để thực hiện bộ ảnh đậm chất nông thôn dân dã.
Cô dâu và chú rể cùng mặc bộ quần áo nâu của vùng nông thôn Bắc Bộ xưa và cùng tái hiện lại những trò chơi dân gian rất đỗi quen thuộc như: kéo co, trốn tìm, ô ăn quan, nhảy dây,… Đến cả chiếc nhẫn cầu hôn cũng mộc mạc làm bằng cỏ, cô dâu e thẹn đón nhận lời cầu hôn trong niềm hạnh phúc. Được biết, cô dâu Hằng và chú rể Hùng là người gốc Việt sống ở Pháp. Trước khi tổ chức lễ cưới họ đã quyết đinh về Việt Nam thực hiện một bộ ảnh độc đáo để ghi dấu lại thời khắc thiêng liêng này. Nhiếp ảnh gia Hải Tre đã giúp họ lên ý tưởng thực hiện bộ ảnh đậm chất nông thôn này với ý nghĩa nhớ về quê hương.
Cùng nhau tát nước bên cánh đồng.
Con bò, hình ảnh quen thuộc ở nông thôn.
Nhiều trò chơi dân gian được tái hiện.
Nhảy dây.
Trò "tập tầm vông".
“Khi biết ý định của cô dâu, chú rể mình đã liên tưởng về những trò chơi dân gian. Qua bộ ảnh này, chắc chắn nhiều bạn trẻ ở nước ngoài sẽ biết và hiểu hơn về không gian văn hóa Việt Nam. Một khung cảnh vừa quen mà lại cũng lạ khi xuất hiện trong một bộ ảnh cưới”, nhiếp ảnh gia Hải Tre chia sẻ. Bộ ảnh cưới độc đáo này được thực hiện ở làng gốm Phù Lãng trong một ngày. Cả ekip đã phải tỉ mẩn chuẩn bị cẩn thận từ trang phục, ý tưởng để cho ra bộ ảnh độc, lạ, ý nghĩa.Không gian cánh đồng quê với những con trâu, cây rơm hiện lên một cách bình dị mà ngọt ngào, lắng đọng. Khung cảnh cũng giống như tình yêu của lứa đôi: mộc mạc, giản dị mà chân thành, ấm áp.
Cùng xem thêm những bức ảnh của bộ ảnh cưới độc, lạ đậm chất quê này.
Chiếc nhẫn cưới bằng cỏ hoa.
Trò chơi dân gian trốn tìm.
Ô ăn quan.
Cây rơm là hình ảnh không thể thiếu ở nông thôn Bắc Bộ.
Bộ ảnh được thực hiện tại làng gốm Phù Lãng trong một ngày.
(Theo Trí thức trẻ)
">...
【Giải trí】
阅读更多Di tích đặc biệt Gò Đống Đa: 300 ngày trong năm 'hương lạnh khói tàn'
Giải tríNgày 10/12, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa". Các chuyên gia hàng đầu ngành văn hóa, lịch sử, khảo cổ học quy tụ tại hội thảo, và đưa tới gần 30 tham luận tập trung vào 3 chủ đề: Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa - Giá trị lịch sử, văn hóa; Bảo tồn và tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa; Phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô.
Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi - Đống Đa của vua Quang Trung nhưng hơn 300 ngày trong năm 'hương lạnh khói tàn'. Di tích đặc biệt nhưng bảo tồn gây tranh cãi
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, trong những năm qua, di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng nhưng đến nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Phân tích hồn cốt của di tích Gò Đống Đa tức chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói: “Đây là sự kiện lịch sử tầm vóc đưa Việt Nam lên tầm cao mới với vị thế chưa từng có, chứng tỏ uy vũ của vua Quang Trung vì thế chúng ta phải tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Cần thay đổi nhận thức, không nên coi di sản văn hóa là bất biến. Chúng ta luôn nói di sản văn hóa quan trọng nhưng dường như chưa bao giờ coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Gò Đống Đa quan trọng như vậy, nhưng trừ ngày giỗ trận tề tựu đông đủ còn thì hơn 300 ngày còn lại hương lạnh khói tàn. Tới lúc nghĩ rộng hơn, thổi hồn chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào di tích”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, trong những năm qua, di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa đã được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Đống Đa quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng nhưng đến nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi. Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa, Công viên Văn hóa Đống Đa (Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa) đang rất thiếu các sự kiện mang tính trải nghiệm. Phòng trưng bày chưa đáp ứng được tiêu chí bảo tàng học hiện đại nên kém sức hấp dẫn.
Trước đây đã có ý tưởng xây dựng ở đây là một tổ hợp “Panorama” về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa nhưng bị cho là khó hiện thực hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc xây dựng các tổ hợp trưng bày “hiện thực ảo” bằng sự trợ giúp căn bản của kỹ thuật số không quá xa lạ.
Nếu có sự sáng tạo trong nghiên cứu xây dựng các tổ hợp kỹ thuật hiện đại như thế, chúng ta hoàn toàn có thể tạo dựng Trung tâm diễn giải lịch sử có sức thuyết phục cao ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa, cũng cho rằng, hiện nay hoạt động của di tích và công viên khá đơn điệu, hằng ngày chỉ thấy nhiều người vào tập thể dục.
Khu vực trên đỉnh Gò Đống Đa, ngoài tấm bia ghi lời hịch của Hoàng đế Quang Trung và một vài phiến đá chỏng chơ, hầu như không có thông tin gì khác, rất khó cho những người tham quan tự do, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phát huy giá trị di tích.
Nhà trưng bày trong quần thể Công viên Văn hóa Đống Đa hiện quá nhỏ, khuất nẻo, giải pháp trưng bày cũ kỹ. Nên xây dựng Nhà trưng bày mới với nội dung và giải pháp mới, đưa các phương tiện, kỹ thuật nghe nhìn hiện đại để tăng tính hấp dẫn của trưng bày.
PGS.TS Đỗ Văn Trụ còn đề nghị đổi tên Công viên Văn hóa Gò Đống Đa trở lại là Di tích lịch sử Gò Đống Đa cho đúng với tên gọi trong các quyết định xếp hạng di tích và khẳng định giá trị của địa danh này.
UNESCO đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững. Bảo tồn "động" với di tích Gò Đống Đa
Nhiều đại biểu còn cho rằng, nên bảo tồn, phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch. Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và là biện pháp thích hợp trong quá trình “bảo tồn động” di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đưa di sản thành tài sản.
Các đại biểu cũng cho rằng, để bảo tồn và phát huy di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa hiệu quả, địa phương nên bổ sung tài liệu phụ chú cho di tích, liên kết tổ chức các sự kiện, đa dạng hình thức truyền thông.
Trước mắt, quận Đống Đa có thể tập trung chỉnh trang các hạng mục di tích, nghiên cứu phục dựng lại các công trình đã từng tồn tại trong di tích như đền Trung Liệt; cho phép tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục tại di tích; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tiết học chuyên đề lịch sử theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho các trường học phổ thông trên địa bàn...
Về lâu dài, quận Đống Đa cần xác định đối tượng tiềm năng tham quan di tích; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho di tích gồm logo và các sản phẩm đi kèm; nghiên cứu, thiết kế, sản xuất quà tặng đặc trưng của di tích…
PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử cho biết, UNESCO đã từng khuyến cáo bảo tồn di sản văn hóa mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì bảo tồn sẽ không bền vững. Để phát triển du lịch, UBND TP Hà Nội nên tiến hành lập và triển khai quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng, khi viết về 13 gò tại Đống Đa, GS.NGND Phan Huy Lê cho rằng, sau khi đập tan đồn Khương Thượng – Đống Đa, quân Tây Sơn thừa thắng tiêu diệt đồn Yên Quyết, Nam Đồng. Sau trận đánh, hàng vạn xác giặc nằm ngồn ngang khắp chiến trường từ trại Khương Thượng, Thịnh Quang đến trại Nam Đồng. Theo truyền thuyết, khi thu dọn chiến trường, quân dân ta đã nhặt xác giặc, xếp thành từng đống rồi đắp đất lên thành những gò rất lớn. 12 gò đống như vậy đã xuất hiện trên trận địa như những chứng tích lịch sử bất diệt của dân tộc. Năm 1851 khi kinh lược Nguyễn Đăng Giao cho đào đất để đắp đường mở chợ ở khu vực này thì tìm thấy nhiều xương cốt và thu nhặt đem chôn một hố đắp thành gò thứ 13 – gò Trung Liệt (còn gọi là gò Đống Đa).
“Vì di tích Gò Đống Đa là di tích còn lại duy nhất trong số 12 gò Đống Đa mà chúng ta đã được biết, cần được bảo tồn, tôn tạo ngang tầm với giá trị của nó. Ngoài ra cần khôi phục Trung Liệt miếu, nơi thờ tự những anh hùng chống Pháp tiêu biểu như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng…, tạo cho di tích có giá trị kép về giá trị lịch sử và giá trị tâm linh”, PGS.TS Phạm Mai Hùng chia sẻ.
Đặc biệt, cần nghiên cứu, sưu tầm và xây dựng mới hoàn toàn nội dung trưng bày bổ sung cho di tích với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, với hai chủ đề chính là diễn biến và kết quả của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa; Quang Trung – Nguyễn Huệ với Hà Nội sau đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.
Di tích gò Đống Đa (còn gọi là Công viên văn hóa Đống Đa) có diện tích gần 22.000m2 và được xây dựng vào năm 1989 nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Hàng năm cứ vào ngày 5 Tết, tại Di tích gò Đống Đa diễn ra lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Đây là một chiến công vĩ đại và hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đưa tên tuổi, sự nghiệp của Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) trở thành tấm gương sáng ngời cho trí tuệ nghệ thuật quân sự Việt Nam, tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử gò Đống Đa là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tình Lê
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Samaxi, 21h30 ngày 31/1: Đối thủ khó nhằn
- Đề nghị chồng nộp tiền lương, anh nói một câu khiến tôi choáng váng
- Cát Tường bật khóc nức nở trong liveshow kỷ niệm sự nghiệp
- Hà Nội dự kiến chi 43.000 tỷ đồng đầu tư xe buýt xanh
- Nhận định, soi kèo FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1: Quỷ đỏ hoan ca
- Cẩm Vân khóc ngất kể chuyện con gái bị dập phổi, gãy đốt sống, liệt cả tứ chi
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Jeddah vs Al
-
Cảm động chuyện vợ chăm bồ của chồng trong bệnh viện
-
Bức “Chân dung một quý bà” đã bị thất lạc suốt 23 năm, giá trị bức tranh được xác định vào khoảng 66 triệu USD (tương đương hơn 1.500 tỷ đồng)
Bức “Chân dung một quý bà” đã bị thất lạc suốt 23 năm, giá trị bức tranh được xác định vào khoảng 66 triệu USD (tương đương hơn 1.500 tỷ đồng). Mới đây, một sự tình cờ hy hữu đã khiến một người làm vườn tại triển lãm bất ngờ tìm thấy lại bức tranh, khi nó đang được cất kín trong một góc bí mật ở chính trong triển lãm, nơi bức tranh trước đó từng được trưng bày rồi bị đánh cắp.
Hiện tại, cảnh sát Ý đang điều tra vụ việc. Bức “Chân dung một quý bà” là một trong những tác phẩm nghệ thuật bị mất tích được tìm kiếm nhiều nhất thế giới, kể từ sau khi bức tranh bị đánh cắp hồi năm 1997.
Hồi tuần qua, một người thợ làm vườn khi đang dọn dẹp những dây thường xuân bên một bức tường nằm phía bên ngoài của triển lãm nghệ thuật Ricci Oddi, thuộc phía bắc thành phố Piacenza (Ý), người này đã tìm thấy một tấm kim loại, khi nhấc tấm kim loại này ra, ông ta thấy một hốc tường, bên trong có một bức tranh được bọc kỹ.
Hiện tại, phía triển lãm quyết định không đưa ra bất cứ phát ngôn chính thức nào cho tới khi tính xác thực của bức tranh được khẳng định, nhưng theo nhiều nguồn tin địa phương, hiện tại những kiểm tra ban đầu đã cho thấy rằng đây chính là bức tranh từng được danh họa Gustav Klimt thực hiện hồi năm 1917 trong những ngày tháng cuối đời.
Bức tranh này được xem là đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp hội họa của Gustav Klimt bởi ngay trước khi bức tranh biến mất, một sinh viên nghệ thuật đã nhận ra bức tranh này được vẽ đè lên một bức tranh khác trước đây vốn tưởng đã bị thất lạc, đó là một bức chân dung của một quý bà khác đã không được thấy xuất hiện trở lại kể từ năm 1912.
Điều này khiến bức “Chân dung một quý bà” trở thành tác phẩm duy nhất tính đến nay được biết tới với tư cách một “bức tranh kép” của Gustav Klimt.
Giám đốc triển lãm - ông Massimo Ferrari - chia sẻ với các tờ tin tức của Ý rằng có những con tem và dấu xi đằng sau bức tranh vừa được tìm thấy và những dấu hiệu ban đầu này đều là thật.
Các nhà điều tra hiện không loại trừ khả năng rằng bức tranh đã bị cố tình bỏ lại trong hốc tường bởi những kẻ trộm muốn đem trả lại tác phẩm.
“Điều này rất lạ kỳ bởi ngay sau vụ trộm, mọi ngóc ngách của triển lãm đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Điều kỳ lạ nhất chính là bức tranh khi được tìm thấy trở lại đang ở tình trạng rất lý tưởng. Điều này là không thể có nếu quả thực nó đã bị cất dấu trong hốc tường suốt 22 năm qua”, ông Jonathan Papamerenghi, thành viên Hội đồng thành phố Piacenza chuyên trách về lĩnh vực văn hóa cho hay.
Vụ trộm tranh đã được phát hiện ra vào sáng ngày 22/2/1997, nhưng cảnh sát khi ấy tin rằng bức tranh đã bị đem đi từ ba ngày trước khi vụ việc được phát hiện. Các nhà điều tra khi ấy nghi ngờ vụ việc có sự hỗ trợ của “tay trong”. Vụ điều tra được tái khởi động hồi năm 2016 sau khi phát hiện ra dấu vết DNA của kẻ trộm trên chiếc khung tranh bị bỏ lại.
Cảnh sát tin rằng những kẻ trộm đã dùng cần câu để câu bức ra khỏi vị trí treo trên tường rồi đưa nó lên qua giếng trời, lên tới phần mái của triển lãm thì khung tranh bị gỡ ra và bỏ lại.
Ông Jonathan Papamerenghi khẳng định: “Nếu việc xác định thật giả khẳng định tính chân thực của bức tranh, đây sẽ là một phát hiện chấn động và chúng tôi sẵn sàng trưng bày bức tranh trong triển lãm ngay đầu tháng 1 tới đây. Chúng ta đang nói về một trong những tác phẩm hội họa bị đánh cắp được tìm kiếm nhiều nhất thế giới”.
Theo Dân trí
Hình ảnh ấn tượng trong triển lãm 'Những người làm truyền hình'
Triển lãm ảnh "Những người làm truyền hình" thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu tham dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 39.
" alt="“Bí mật kép” của bức tranh mất tích suốt 23 năm đáng giá 1.500 tỷ đồng">“Bí mật kép” của bức tranh mất tích suốt 23 năm đáng giá 1.500 tỷ đồng
-
Cá sấu "khủng" chui lên từ vỉa hè. Một người đàn ông ở Ấn Độ bất ngờ khi tìm thấy 3 con cá sấu sống dưới lòng đất trong khu phố của mình.
Người đàn ông này cho biết, anh nghe thấy tiếng động khó hiểu phát ra từ vỉa hè, giống như một vết nứt. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, anh không thể tin vào những gì mình thấy.
Ba con cá sấu từ dưới lòng đất chui qua vỉa hè nứt nẻ, đang loay hoay tìm đường thoát thân.
Những người qua đường đã tập trung lại để bắt 3 con bò sát này trước khi chúng tháo chạy, gây nguy hiểm cho mọi người. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy người đàn ông đi ủng, mặc trang phục màu đỏ, sử dụng công cụ để kẹp chặt đầu một con cá sấu.
Khi anh cố gắng túm lấy con cá sấu thì một con khác tiếp tục chui ra từ bên dưới, theo Nypost. Con thứ 2 lao lên khỏi mặt đất, chạy nhanh về phía đám đông đang la hét phía trước.
Không rõ bằng cách nào mà những con cá sấu này nằm ở dưới vỉa hè. May mắn, người dân địa phương đã phát hiện ra trước khi cá sấu gây ra bất kỳ vụ tấn công nào.
Cá sấu có thể chạy tới 32km/h, là sinh vật rất thông minh.
Cá sấu là loài vật hung hăng, có nhiều vụ cá sấu tấn công khiến nhiều người tử vong. Tháng 7/2023, người phụ nữ (69 tuổi) đang đi bộ cùng chó cưng, gần đầm nước Nam Carolina (Mỹ) thì con cá sấu xuất hiện. Nó lao lên và tấn công người phụ nữ khiến cô thiệt mạng.
Khi cảnh sát tới hiện trường, con cá sấu vẫn đứng cạnh nạn nhân và không cho ai lại gần. Lực lượng cứu hộ phải tìm cách đưa con cá sấu ra khỏi đó và mang thi thể người phụ nữ đi khám nghiệm tử thi.
May mắn thoát chết sau 90 phút bị cá sấu siết chặt
INDONESIA - Người phụ nữ sống sót thần kỳ sau khi bị cá sấu tấn công, siết chặt khoảng 90 phút." alt="Sinh vật 'khủng' nổi lên từ vết nứt trên vỉa hè, nhiều người giật mình">Sinh vật 'khủng' nổi lên từ vết nứt trên vỉa hè, nhiều người giật mình
-
Nhận định, soi kèo Istra 1961 vs HNK Gorica, 23h00 ngày 31/1: Gia tăng khoảng cách
-
Chú rể Minh Ngọc và cô dâu Ngọc Loan là nhân viên công nghệ thông tin đang làm việc tại Hà Nội.
Cặp đôi này đã đầu tư chụp bộ ảnh cưới công phu tại đèo Hải Vân, Hội An và biển Đà Nẵng.
Phong cảnh của đèo Hải Vân nổi bật trên nền nước biển xanh ngắt của biển Ðông, trải dài khoảng 20 km từ Huế đến Ðà Nẵng. Cảnh đẹp này đã khiến nhiếp ảnh gia Le Petit Prince gợi ý cho bộ ảnh cưới của cặp đôi đến từ Hà Thành.
Ngay sau đó, cô dâu – chú rể đều rất thích thú với địa điểm này.
Nhiếp ảnh gia cho biết, để thực hiện bộ ảnh này, ê-kip đã rất vất vả khi phải leo lên tận đỉnh Hải Vân để chụp: “Vì các góc đều chụp trên cao mọi người phải dùng thang. Mọi người đều phải leo trèo hết sức cẩn thận" – Le Petit Prince nhấn mạnh.
Nụ hôn tại con dốc trên quãng đường lên đỉnh đèo Hải Vân.
Bộ ảnh cưới tràn ngập màu xanh của thiên nhiên, núi rừng.
Khoảnh khắc hạnh phúc của cô dâu Nguyễn Ngọc Loan.
Bộ ảnh cưới còn được cặp đôi này thực hiện tại bãi biển Đà Nẵng - cũng là địa danh dã gắn bó với tình yêu của họ.
(Theo Zing/Ảnh: Le Petit Prince)" alt="Cặp đôi lên đỉnh đèo Hải Vân chụp ảnh cưới">Cô dâu - chú rể theo phong cách truyền thống tại phố cổ Hội An.
Cặp đôi lên đỉnh đèo Hải Vân chụp ảnh cưới