Giải trí

Bắt chuyện với nhà tuyển dụng trước buổi phỏng vấn cách nào?

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-07 22:53:17 我要评论(0)

 Nhiều người cảm thấy những đoạn trao đổi ngắn với mục đích bắt chuyện trước khi chính thức được phỏkết quả mukết quả mu、、

 

Nhiều người cảm thấy những đoạn trao đổi ngắn với mục đích bắt chuyện trước khi chính thức được phỏng vấn khá bối rối và căng thẳng. Khoảng thời gian phỏng vấn đã tạo ra đủ áp lực với ứng viên rồi,ắtchuyệnvớinhàtuyểndụngtrướcbuổiphỏngvấncáchnàkết quả mu vậy mà giờ còn phải suy nghĩ cách tạo ấn tượng lâu dài với nhà tuyển dụng qua vài câu trao đổi.

Nhằm giúp bạn cải thiện điều này, CareerBuilder.vn chia sẻ vài cách trò chuyện nhẹ nhàng và hiệu quả để thuận lợi khởi động một buổi phỏng vấn tìm việc.

Chủ đề an toàn cho những đoạn trò chuyện ngắn

Nói chung, bạn nên tránh những chủ đề gây tranh cãi và đảm bảo nội dung khai thác không quá cá nhân. “Không quá cá nhân” có nghĩa là tạo ra những câu chào hỏi và bắt chuyện phù hợp, giúp buổi phỏng vấn bắt đầu thuận lợi hơn nhưng không xoáy sâu điều riêng tư, nhạy cảm.

Bạn có thể tìm hiểu rất nhiều thông tin về nhà tuyển dụng bằng cách thực hiện những cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu nhỏ qua mẩu tin tuyển dụng, website công ty, mạng xã hội và internet. Ít nhất bạn phải có một chủ đề đủ hấp dẫn để gây chú ý hoặc điểm chung nhằm giành lấy thiện cảm của nhà tuyển dụng.

Chẳng hạn khi biết thông tin về trường học của phỏng vấn viên, bạn có thể chia sẻ vài thông tin chung thú vị nếu bạn hoặc người thân, bạn bè của bạn cũng từng theo học ở đó.

{ keywords}
(Nguồn hình: Freepik) 

Trước khi dự phỏng vấn mà biết được ai sẽ phỏng vấn mình, bạn có thể thu thập nhiều thông tin về họ qua Facebook… Đến khi gặp mặt, chỉ cần đưa ra một câu hỏi liên quan, việc nói chuyện cùng phỏng vấn viên sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tránh nói gì trong khi gợi chuyện?

Có những chủ đề rất phổ biến nhưng ứng viên không nên đề cập đến như tôn giáo, chính trị hoặc câu hỏi về cá nhân nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, bạn không nên nói lời cợt nhả hoặc tỏ ra phỉnh nịnh nhà tuyển dụng. Cũng đừng hỏi về thu nhập họ kiếm được. Đặc biệt, tránh xa việc nói xấu công ty, nhà tuyển dụng cũ hoặc bất cứ ai về vấn đề này. Bạn không thể biết được người phỏng vấn mình quen biết những ai trong mạng lưới nghề nghiệp của họ.

Ngoài ra, bạn cũng không nên nói nhiều về tình trạng hôn nhân, chuyện gia đình, các vấn đề y tế hoặc bất kỳ yếu tố không cần thiết nào.

Làm sao để không lo sợ trước khi bắt chuyện?

Nếu phải đối mặt với những nỗi lo lắng, bồn chồn trước khi dự phỏng vấn, bạn có thể thử áp dụng phương pháp tâm lý “giả vờ rằng tôi không lo sợ cho đến khi không lo sợ nữa”. Hãy khiến bản thân mạnh mẽ hơn, thực hành những cuộc trò chuyện ngắn với một người bạn hay thành viên trong gia đình và tự nhủ bản thân rằng “tôi sẽ làm tốt nhất có thể”.

{ keywords}

(Nguồn hình: Freepik) 

Nếu là người hướng nội và dường như các gợi ý trên không thể phát huy tác dụng, bạn hãy thử gợi chuyện với một người lạ trong cửa hàng tạp hoá, bưu điện hoặc quầy nước ven đường như một cách thực tập. Một câu hỏi cùng với lời chào đơn giản là cách tuyệt vời để vượt qua sự căng thẳng và sợ hãi.

Không cần phải tạo nên ấn tượng quá lớn với họ. Đơn giản là thử hỏi về nơi họ đã mua được cái túi xách đẹp, chiếc mũ dễ thương mà họ đang dùng, rồi sau đó tiếp tục quay lại với lịch trình trong ngày của bạn. Càng làm điều gì đấy nhiều lần, bạn sẽ dần quen thuộc và thoải mái với nó.

Chuẩn bị trước vài kịch bản khởi động

Đoạn trò chuyện với mục đích “phá băng” không khí kém thoải mái giữa hai người xa lạ nên là các câu hỏi mở. Mục tiêu của việc này là để bắt đầu khai thác thông tin và dẫn dắt đến những ý tứ mới. Đừng quá nghĩ ngợi về chuyện gây ấn tượng vì bạn gần như sẽ thất bại nếu phần giao tiếp của bạn chỉ nhận về câu trả lời “có” hoặc “không”.

Bạn cũng có thể dùng một câu nói thú vị để mở ra cuộc hội thoại thực sự. Bạn có thể tham khảo câu hỏi gợi ý: “Tôi rất thích khi xem được (bài báo/bài blog/đoạn phỏng vấn/video) về công ty trên (tên của ấn phẩm/website) tuần trước. Chắc hẳn nó cũng đã khiến mọi người trong công ty phấn khởi lắm?”

Chào hỏi khởi động là cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Hãy tập trung quan sát mọi thứ xung quanh và tham gia vào các buổi phỏng vấn với vài câu hỏi/câu nói đã chuẩn bị từ trước. CareerBuilder.vn tin rằng, với sự chuẩn bị kỹ càng và luyện tập tích cực, nó sẽ trở thành một trong những kỹ năng tuyệt vời giúp bạn toả sáng và khiến buổi phỏng vấn thành công hơn.

(Nguồn: CareerBuilder)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Thiết kế đồ họa (Designer)

Từ trước đến nay, lập trình luôn được coi là một sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và khoa học bởi "hiểu biết về các thuật toán là khoa học, tưởng tượng về các kiến trúc là nghệ thuật", tuy nhiên đối với thiết kế đồ họa, yếu tố nghệ thuật lại mang tính chất chủ đạo. Đến với ngành này bạn cần phải có một tư duy sáng tạo "trong khuôn khổ", không ngừng học hỏi và chấp nhận làm việc hơn 8 tiếng một ngày. Bạn có thể đi theo hướng chuyên nghiệp về một mảng design, hoặc trở thành chuyên viên thiết kế đa lĩnh vực.

Design là một trong những ngành nghề có thể thành công mà không cần đến bất kỳ đoạn mã nào cả. Mặc dù có kiến thức sơ bộ về lập trình sẽ giúp đỡ nhiều hơn nếu bạn đang đi theo hướng web design, tuy nhiên nếu bạn đang tập trung vào một mảng thiết kế khác, thì yếu tố lập trình cũng không còn mấy quan trọng nữa.

Chuyên gia Trải nghiệm người dùng (UX) và Giao diện người dùng (UI)

Trở thành một chuyên gia UX và UI, bạn sẽ không cần phải có một kho kiến thức đồ sộ về lập trình, mà thay vào đó là những hiểu biết chuyên sâu từ thiết kế, tâm lý học, tương tác giữa con người và máy tính (HCI) và nhiều kỹ năng mềm khác. Mặc dù UX và UI không chỉ gói gọn trong phát triển web, ứng dụng hay chương trình, tuy nhiên ở góc độ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thì đó là ba thứ mà chuyên gia UX UI sẽ phải giao tiếp thường xuyên. Khi phát triển một trang web hay ứng dụng, UI, UX designer sẽ có nhiệm vụ thiết kế wireframe (có thể hiểu là khung sườn của website) và các mockup. Trải qua một số bản mẫu thử nghiệm với một số người dùng, họ sẽ chỉnh sửa và nâng cấp thiết kế để tạo ra một giao diện đẹp, phù hợp và dễ sử dụng nhất.

Đa phần các chuyên gia UX UI hiện nay đều có khá nhiều bằng thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực mà họ đang theo đuổi, ví dụ như HCI. Và khi được hỏi những kỹ năng nào được cho là hữu ích đối với thiết kế UX UI, hầu hết cho rằng các cách thức nghiên cứu đóng vai trò quan trọng nhất, sau đó là thiết kế web, viết, tâm lý học, thiết kế, và cuối cùng là các kiến thức lập trình cơ bản (không cần quá chuyên sâu).

Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst)

Nhìn từ bên ngoài, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng quá trình tạo ra một phần mềm rất đơn giản. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nằm ở chỗ các yêu cầu của khách hàng đôi khi quá rắc rối, khiến các nhà phát triển khó có thể chuyển những ý tưởng trên giấy tờ thành một ứng dụng thực tế hoạt động trơn tru.

Chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ là người được thuê với nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và nhà phát triển. Họ sẽ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các yêu cầu của khách hàng, phân tích và biến các yêu cầu đó thành một chuỗi các công việc con mà nhà phát triển có khả năng giải quyết riêng lẻ. Nhờ đó, nhà phát triển sẽ tạo ra một sản phẩm làm vừa lòng khách hàng.

Chuyên viên BA có thể đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, hoặc những người trong ngành IT, hoặc những người ngoài ngành như kinh doanh, marketing hay những ai vừa có nền tảng về IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác.

Quản lý chương trình/dự án (Project/ Program manager)

Khác với chuyên viên phân tích, nhà quản lý dự án thường được yêu cầu có mức độ hiểu biết sâu hơn về công ty hoặc dự án đang thực hiện. Nhiệm vụ của họ là lên kế hoạch, tổ chức và quản lý, đồng thời theo sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng và hoàn thành đủ các mục tiêu mà dự án đã đề ra.

Các nhà quản lý tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực công nghệ có thể hiểu lập trình viên của mình muốn gì và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhân viên. Họ không cần quá chuyên sâu về lập trình mà thay vào đó, họ cần phụ trách tốt các dự án được giao, điều phối các công việc ưu tiên và hoạt động của nhóm dự án.

Quản lý chương trình là một mức độ cao hơn của quản lý dự án, ở đó người quản lý sẽ trực tiếp điều hành và quản lý một chuỗi các dự án khác nhau của công ty, tổ chức. Mỗi dự án được thực hiện nhằm tiến gần hơn đến mục tiêu của công ty, vì vậy người quản lý tốt sẽ có thể xác định được hướng đi đúng đắn cho công ty thông qua quá trình phát triển các sản phẩm khác nhau. Thông thường, quản lý chương trình cần phải hợp tác chặt chẽ với quản lý dự án để có thể giám sát tốt sự tiến triển của các dự án đang diễn ra đồng thời.

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật (Technical Writing)

Nếu bạn có kỹ năng viết văn ngắn gọn, súc tích thì technical writing sẽ là một công việc tuyệt vời mà bạn có thể phát huy hết khả năng của mình. Công việc của nhân viên viết tài liệu kỹ thuật sẽ là biên soạn toàn bộ các tài liệu liên quan đến các sản phẩm công nghệ như chương trình, trang web, script….. Đó có thể là hướng dẫn sử dụng, bản yêu cầu cho lập trình viên, thông cáo báo chí, báo cáo kỹ thuật hay một loạt các loại tài liệu khác.

Để trở thành một technical writter giỏi, bạn cần phải hiểu được những gì mình đang viết, kể cả đó là một ứng dụng đơn giản hay một bản vẽ cơ khí kỹ thuật phức tạp. Ngắn gọn, xúc tích và tổ chức tốt là những kỹ năng cần phải trau dồi nếu muốn theo đuổi và thành công trong lĩnh vực này.

Quản trị hệ thống (System Administrator)

Nhân viên quản trị hệ thống, hay thường được gọi là Sysadmin, được xem là người "toàn năng" trong bộ phận IT của một công ty hay dự án bởi nhiệm vụ của họ là quản lý mọi thứ, từ việc tự tay cài đặt toàn bộ server cho đến việc đưa server email hoạt động trở lại nếu bị sập hay bị tấn công. Họ phải sao sao lưu dữ liệu của toàn bộ công ty, tạo ra tường lửa để bảo vệ hệ thống mạng……Thật sự mà nói, đây là một công việc khó khăn và phức tạp, yêu cầu kinh nghiệm lập trình cơ bản như Visual Basic và cần có hiểu biết sâu rộng về việc chạy một loạt các lệnh thông qua Terminal. Ngoài ra, sysadmin cần phải có rất nhiều kỹ năng mềm khác nhau, bao gồm sự điềm tĩnh và cách xử lý tốt khi làm việc chung với những người dùng giận giữ vì không kiểm tra được email hay không thể nộp được các báo cáo dự án. Tuy nhiên nếu như bạn không muốn phải đụng vào một dòng lệnh nào, hãy thử tìm hiểu thêm các vị trí Desktop Support hoặc Help Desk Operator.

Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales)

Mục tiêu của tất cả các công ty công nghệ - cũng như những công ty trong các lĩnh vực khác - là để kiếm tiền. Điều này có nghĩa, họ cần phải bán sản phẩm của mình, càng nhiều càng tốt, nhằm thu được mức lợi nhuận lớn nhất. Để làm được điều này, ngay trong mỗi công ty luôn cần phải có một nhân viên tiếp thị và bán hàng.

Hiện nay, chuyên viên tiếp thị và bán hàng đang là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng khá cao. Điều gì khiến tiếp thị và bán hàng trong thế giới công nghệ tách biệt với nhiều lĩnh vực khác? Đó là do các công ty thường điều chỉnh các phương pháp tiếp thị và quảng cáo, và điều này có thể rất hấp dẫn đối với nhiều người muốn làm việc ở lĩnh vực công nghệ mà không cần kỹ năng lập trình.

Để trở thành một nhân viên marketing và bán hàng giỏi, bạn cần phải có những kỹ năng sau:

Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm (SEO)

Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM)

Quảng cáo Pay-per-click

Tiếp thị nội dung

Web production

Tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội (Social media marketing).

Một vài kỹ năng trên sẽ yêu cầu bạn phải có kiến thức về kỹ thuật cơ bản, nhưng việc hiểu rõ về thị trường kinh doanh mà công ty đang tham gia mới chính là yếu tố quyết định đến thành công của bạn và công ty.

Báo chí, Blogger và Youtuber công nghệ

Nếu bạn muốn "dấn thân" sâu hơn nữa vào thế giới công nghệ khi trong tay đã có những kỹ năng cần thiết của một technical writing và một trí óc nhạy bén, giỏi phân tích thì hãy cân nhắc đến lĩnh vực báo chí công nghệ. Công việc này đòi hỏi bạn phải có một kho kiến thức khá sâu rộng về công nghệ hiện nay, cập nhật nhanh chóng các thông tin nóng hổi trong và ngoài nước như sản phẩm mới phát hành, đánh giá sản phẩm trên tay, so sánh thiết bị….

Đồng thời, công việc báo chí công nghệ cũng yêu cầu những kỹ năng mềm trong quan hệ và giao tiếp khi thường xuyên phỏng vấn các nhà khởi nghiệp (startup) và nhà tài trợ, tham gia các diễn đàn, sự kiện trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, kỹ năng viết và kỹ năng mềm không thôi là chưa đủ, bạn còn phải chứng minh trình độ chuyên môn của mình có liên quan đến ngành báo chí – như bằng cấp chẳng hạn. Hoặc hãy cân nhắc đến việc trở thành một blogger công nghệ nếu bạn không đáp ứng được điều kiện trên.

Ngoài ra, mảng Youtuber công nghệ ở thời điểm hiện tại cũng được coi là một hướng đi mới của khá nhiều bạn trẻ với đa dạng những nội dung từ chơi game, các tutorial đến cập nhật thông tin công nghệ và những phát triển từng ngày. Tất cả những gì mà bạn cần với công việc này là kỹ năng quay phim và biên tập cơ bản, nội dung phong phú cùng với niềm đam mê về công nghệ và lòng kiên trì trước khó khăn vào những buổi đầu thành lập và phát triển kênh.

Nhân viên kiểm tra game và phần mềm (Software and Game Testing)

Thoạt nhìn qua, chúng ta sẽ tưởng việc kiểm tra game và phần mềm là một nghề khá "nhàn rỗi". Chỉ cần chơi thử game hoặc dùng thử phần mềm để kiểm tra lỗi, ưu nhược điểm, sau đó phản hồi lại cho nhà phát triển, khá đơn giản, phải không? Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi một nền tảng vững chắc về máy tính như hệ điều hành, database, lập trình, mạng…. và bổ trợ thêm các kiến thức chuyên ngành testing (tạo test plan, thiết kế test case, các kỹ thuật test…..). Có thể sẽ phải mất khá nhiều thời gian để trở thành một tester giỏi, tuy nhiên những lợi ích mà bạn nhận được cũng sẽ xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra.

Hiện nay tại Việt Nam vẫn có khá nhiều công ty xem nhẹ vai trò của tester và cho rằng việc chịu trách nhiệm chất lượng phần mềm là công việc đơn giản, nên họ đưa ra chính sách về lương cho tester thấp hơn developer rất nhiều mặc dù vai trò của hai bên tương đương nhau. Tuy vậy trong tương lai nghề test sẽ phát triển ngày một mạnh mẽ, các dự án ngày càng cần nhiều tester hơn và vai trò cũng dần được nâng cao và xem trọng hơn, vì vậy những ai đang và sẽ đi theo con đường này thì đừng vội nản chí, hãy cố gắng nhiều hơn nữa, thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.

Cuối cùng, hãy chọn cho mình một công việc thích hợp

Chỉ vì bạn không thích lập trình không có nghĩa bạn không thể theo đuổi lĩnh vực công nghệ.

Ngoài 9 công việc kể trên còn có nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt nếu bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ và chứng tỏ được năng lực bản thân. Một số các công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có những kiến thức nền tảng về lập trình. Tuy nhiên như đã nói trước đó, mức độ hiểu biết của bạn chỉ cần ở mức cơ bản mà thôi, không hơn không kém.

Quang Minh

" alt="9 'nghề' công nghệ thú vị không cần biết kiến thức lập trình" width="90" height="59"/>

9 'nghề' công nghệ thú vị không cần biết kiến thức lập trình