Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
本文地址:http://member.tour-time.com/html/12d594460.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
Hãi hùng cảnh tàu khách húc tan xe tải
Mới đây, thông qua dự án “Mắt không màu” (dự án của một nhóm bạn trẻ trên mạng xã hội, tiếp cận với những câu chuyện đặc biệt, khó nói), nữ sinh Thái Nguyên đã gửi gắm những lời tâm sự của mình đến cô giáo và bố mẹ, với mong muốn được sống là chính mình.
VietNamNet xin trích dẫn lại bài viết của Phương Thanh.
“Là một người trong cộng đồng LGBT thì bình thường, nhưng ở nơi em sống thì việc yêu thích ai lại trở thành một rắc rối lớn.
Hồi ấy, một bạn học cùng lớp tiết lộ chuyện của em và người yêu em cho giáo viên chủ nhiệm. Từ đó, khó khăn ập đến với em.
Ở nhà, bố mẹ gặng hỏi em rất nhiều, còn đến lớp, cô thường gọi vào phòng, nói với em mối quan hệ đúng mực là như thế nào, và em không được “lệch chuẩn”.
Em có cảm giác mình là con rối bị cô điều khiển. Bố mẹ cũng nghe cô “răm rắp”. Em thấy cuộc sống bí bách, thấy buồn, và các cơn trầm cảm tìm đến (trước đây em vốn bị trầm cảm nhẹ rồi).
Cũng từ sự việc ấy, em quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động cộng đồng, em đọc nhiều hơn, thấu cảm hơn và biết chia sẻ với những người cùng cộng đồng. Dù trước đó em không quan tâm, nhưng “gặp khổ” rồi nên hiểu các bạn trong cộng đồng khổ như thế nào, từ đó em biết tôn trọng sự khác biệt hơn.
Em vẫn nhớ một năm trước, em còn nhiều bức bối nên khi mọi người bàn tán và nói sai về cộng đồng LGBT, em đã lên tiếng để họ biết rằng họ hiểu chưa đúng. Mọi người xung quanh thấy em phản ứng vậy thì nói ra nói vào, bảo em láo vì cãi lại cô giáo. Họ còn đổ lỗi rằng “vì con Thanh bê đê nên mới như thế”.
Bây giờ, em chọn sự im lặng, cô giáo có nói chưa đúng em cũng không phản biện, không thể hiện ra suy nghĩ của bản thân nhiều như trước. Có lẽ, em bị bất lực và sợ sự phản ứng từ mọi người.
Em mong rằng giáo viên là những người có nhãn quan rộng mở, kiến thức về thế giới đa dạng, tôn trọng sự khác biệt, chứ không phải người điều khiển lối sống, tình cảm của học sinh theo suy nghĩ riêng của mình.
Còn bây giờ, em chỉ mong được ra khỏi cấp 3, đi thật xa và sống một đời tự do hơn”.
![]() |
Bức tranh do Phương Thanh vẽ (ảnh: Mắt không màu). |
Chia sẻ với VietNamNet, Phương Thanh cho biết, khi sự việc vừa xảy ra, em cũng đã tìm cách tâm sự, nói chuyện thẳng thắn để cô giáo hiểu hơn về em, về cộng đồng LGBT, tuy nhiên em không tìm được sự đồng cảm từ cô.
“Em còn có cảm giác là cô hơi ác cảm với em. Thấy không thể làm cô thay đổi cách nhìn về mình, em lựa chọn nói dối, rằng em không thích người cùng giới, chúng em chỉ là bạn bè”.
Câu chuyện của Phương Thanh hiện đang được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội. Em tâm sự: “Em không mong ước gì cao xa, chỉ muốn cô giáo đối với em bình đẳng như các bạn khác. Em biết, ngoài kia có những bạn cũng gặp hoàn cảnh như em. Vì vậy, em kể câu chuyện của mình, hi vọng có thể tác động tích cực hơn đến các thầy cô, những người ngày ngày đứng trên bục giảng, dạy chúng em kiến thức”.
11 năm liền là học sinh giỏi, chỉ còn một năm để cô nữ sinh lớp 12 có thể cất cao đôi cánh và bay đi. Mong rằng em có thể giữ tinh thần lạc quan, nỗ lực để đạt kết quả tốt.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Khánh Hòa
Dù trong số 25 bạn cùng lớp, chỉ có 1 bạn nữ nhận lời tham dự, nhưng bữa tiệc sinh nhật lần thứ 9 của Christian vẫn đặc biệt nhất từ trước đến nay.
">'Thưa cô, em không muốn là một con rối!'
JLCT là gì?
Japanese Language Capability Testing (JLCT) là tên gọi của kỳ thi năng lực tiếng Nhật và chứng chỉ trình độ tiếng Nhật được tổ chức 06 lần 01 năm trên toàn thế giới. JLCT là một bài thi kiểm tra trình độ tiếng Nhật dành cho những học viên có tiếng mẹ đẻ không phải là Nhật ngữ.
JLCT hứa hẹn sẽ là một kỳ thi năng lực tiếng Nhật chất lượng, đánh giá đúng năng lực của học viên, tỷ lệ được nhận chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cao.
Khác biệt và lợi thế của JLCT
- Có tới 6 kỳ thi trong một năm vào các tháng lẻ nên sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho các bạn có nhu cầu thi chứng chỉ tiếng Nhật. Bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thử sức mình thay vì 2 kỳ thi trong một năm như trước đây.
- Phần đề thi sẽ đánh giá khách quan hơn về năng lực tiếng Nhật và đảm bảo đầu ra có đầy đủ các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết không chỉ trong cuộc sống mà trên các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
![]() |
- Chứng chỉ JLCT được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận có giá trị tương đương với chứng chỉ JLPT. Chứng chỉ đo lường chính xác trình độ của người học dựa trên điểm thi: N5 - N4 mà mức độ hiểu biết sơ cấp, N3 - N1 là mức độ hiểu biết trung cấp và cao cấp về tất cả lĩnh vực trong cuộc sống.
![]() |
![]() |
Đăng kí tham gia kỳ thi JLCT ở Việt Nam
An Dương Group là đơn vị độc quyền tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLCT tại Việt Nam. JLCT cũng được Bộ tư pháp Nhật Bản công nhận là 01 trong 09 bài kiểm tra dành đánh giá năng lực tiếng Nhật của người học.
![]() |
Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLCT) được tổ chức 6 kỳ/năm vào các tháng lẻ 1,3,5,7,9,11 trong năm cho các cấp độ N5-N1, ngày thi và đề thi của tất cả các quốc gia sẽ giống nhau.
Lịch thi JLCT 2019 với các cấp độ từ N5-N1 như sau:
![]() |
Đăng ký thi JLCT 2019 như thế nào?
Cách 1: Đăng ký trực tuyến qua website, hoặc tải file về đăng ký qua email của tổ chức. email: [email protected]
Cách 2: Đăng ký trực tiếp tại
An Dương Group - Nhà A12, số 48 Yên Thường, Gia Lâm, TP Hà Nội (Trường CĐ Xây dựng Công trình Đô thị.
Cách 3: Tải mẫu đăng ký trên website về điền thông tin và gửi phiếu qua đường bưu điện về các địa điểm nêu trên.
An Duong Group luôn sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác tổ chức kỳ thi với các đối tác trên toàn quốc.
Hotline : 0888331128 - 0868 666 359 (Ms Vân Anh)
“An Duong Group - Thành nhân trước khi thành tài”
![]() |
(Nguồn An Dương Group)
">Cơ hội tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLCT ở Việt Nam
Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà
Bùi Hồng Đức (áo trắng) chụp ảnh cùng bạn bè ngay trở về
Hơn 2 tuổi đã biết đọc và cộng nhẩm số hàng nghìn
Đây không phải là lần đầu tiên Bùi Hồng Đức giành chiếc Huy chương Vàng trên đấu trường quốc tế. Những năm cấp 2, khi còn học tại ngôi trường Amsterdam, Đức vốn là “gương mặt quen thuộc” trong các đội tuyển quốc gia dự thi giải quốc tế ở bộ môn Toán học.
Vốn đam mê với những con số, thế giới của Đức trong những năm học này đều xoay quanh môn Toán. Cậu từng đoạt Huy chương Vàng với điểm số cao nhất trong Kỳ thi Toán học trẻ quốc tế tại Trung Quốc năm 2015; Huy chương Bạch Kim trong Kỳ thi Olympic Toán học châu Á – Thái Bình Dương năm 2014; …
Hồng Đức từng được nhận xét là “học sinh xuất sắc về Toán, có nhiều ý tưởng lạ và lời giải sáng tạo; tính tập trung cao, rất kiên nhẫn trong việc tìm hướng giải và khả năng tính toán rất tốt”.
Thế nhưng, bước ngoặt khiến Đức đến với môn Tin học lại bắt đầu từ những năm lớp 9.
Vì nhà ngay sát Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên nên Đức thường sang trường chơi. Mỗi lần sang trường, cậu học trò trường Amsterdam lại được thầy Hồ Đắc Phương gọi vào học. Hai thầy trò cùng nói chuyện với nhau rồi từ lúc nào, Đức bỗng yêu tha thiết môn Tin học.
Nhìn thấy tiềm năng của Đức, thầy Phương đã thuyết phục trò thi vào chuyên Tin, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên.
Hồng Đức được gia đình chào đón tại sân bay
Đúng như điều thầy mong đợi, ngay từ năm học lớp 10, cậu học trò nhỏ đã đoạt giải Nhất trong kỳ thi HSG quốc gia môn Tin. Cùng với sự dìu dắt của các thầy cô bộ môn, kỳ thi lần này, cậu “ẵm” luôn tấm Huy chương Vàng quốc tế khi còn đang học lớp 11.
Kể về con trai, anh Bùi Hồng Cường tự hào cho biết: “Trước giờ Đức tham gia rất nhiều cuộc thi. Con thường thi đấu ở các môn Toán và Tin học. Kỳ thi lần nào con cũng luôn đoạt giải cao nhất”.
Anh kể, ngay từ nhỏ Đức đã sớm bộc lộ năng khiếu học toán và khả năng quan sát, tư duy nhanh nhạy. Từ năm hai tuổi rưỡi, Đức đã có thể đọc chữ và cộng nhẩm tới số hàng nghìn. Đến khi lên 3, những thao tác này đã được Đức làm thành thạo.
Trong các hoạt động vui chơi, Hồng Đức chỉ thích lựa chọn những trò đòi hỏi tư duy logic và cần khả năng tính toán, quan sát như chơi rubic hay xếp hình,…
Thấy con có năng khiếu học các môn tự nhiên, vợ chồng anh Cường tạo mọi điều kiện để con phát huy năng lực.
Đầu tư về giáo dục luôn được gia đình ưu tiên hàng đầu
Anh Cường vốn là giảng viên Trường ĐH Dược Hà Nội; còn vợ của anh – chị Phạm Thị Hoa là giáo viên phổ thông. Là những người làm trong lĩnh vực giáo dục, anh chị luôn dành ưu tiên hàng đầu cho việc học của con cái.
“Đức và bố khá thân nhau. Hai bố con thường cùng nhau lên thời gian biểu hàng ngày, hàng tuần và luôn nghiêm túc thực hiện. Thường thì bố sẽ để Hồng Đức tự sắp xếp thời gian học hợp lý và không gò ép; nhưng Đức lại luôn thực hiện theo những gì bố gợi ý cho”, chị Hoa kể.
Theo chị Hoa, đối với việc học của con cái, trong gia đình, anh chị chỉ đóng vai trò định hướng như "con yêu thích điều gì, con sẽ đặt mục tiêu ra sao trong thời gian tới",…. còn lại con sẽ được tự quyết định mọi việc theo khả năng của mình.
“Tôi không bao giờ can thiệp quá nhiều vào chuyện của con. Con đam mê gì, chúng tôi thường để con theo cái đó, miễn sao con vẫn đi theo đúng lộ trình đã vạch ra là được”.
Nhờ vậy, Đức luôn được tự mình trải nghiệm và học trong sự thoải mái, không bị gò bó hay ép buộc.
“Đức là một đứa trẻ thông minh. Con sống nội tâm và làm việc rất logic. Mọi thứ con đều có thể mày mò tự học được nên bố mẹ cũng không phải quá bận tâm”, chị Hoa nói.
Chị Phạm Thị Hoa vốn là giáo viên phổ thông. Chị luôn dành ưu tiên hàng đầu cho việc học của con cái.
Ngoài học giỏi Tin học, Hồng Đức còn rất yêu thích môn tiếng Anh. Đây cũng là môn học duy nhất chị Hoa cho con đi học thêm vì "tiếng Anh chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa của những môn học khác. Từ tiếng Anh, con có thể tra cứu nguồn học liệu và tìm kiếm những gì bản thân mình thấy tò mò. Tiếng Anh giúp con tiếp cận với cả thế giới".
Nói về con trai, anh Cường nhớ nhất hình ảnh mỗi khi đã ngồi vào bàn học thì Đức học rất say sưa. Có khi vì mải giải một bài tập nào đó, cậu có thể “trót quên” việc đi ngủ khiến thời gian học kéo dài tới hơn 12 giờ đêm. Vì vậy, hàng ngày, bố mẹ luôn phải tìm cách "giục dần" cậu đi ngủ trước cả tiếng đồng hồ.
Vào những ngày gần thi phải ngồi liên tục suốt 5 tiếng đồng hồ căng thẳng, anh Cường thường tìm cách rủ con vận động như chạy bộ hay chơi cầu lông rèn thể lực. Đức cho biết, sự sát cánh và động lực truyền từ cha chính là điều đã góp phần làm nên thành tích của cậu hôm nay.
“Bố mẹ luôn ở bên em dù có bận mải cỡ nào. Bố mẹ chưa bao giờ đặt ra áp lực em phải đứng đầu trong các cuộc thi. Bố mẹ chỉ dặn dò “Sức khỏe của con mới là điều quan trọng nhất". Cho nên, kết quả em đạt được ngày hôm nay chính là nhờ có bố mẹ luôn ở bên cạnh”, Hồng Đức chia sẻ.
Thúy Nga
- Luôn quan niệm “dạy con đọc sách, rồi sách sẽ dạy con tất cả”, chị Quân khuyến khích con tự đọc mọi thứ mà con đam mê. Còn với Phúc, việc mẹ không bao giờ đặt nặng chuyện thành tích lại là điều khiến cậu cảm thấy may mắn nhất.
">Nam sinh giành HC Vàng quốc tế biết tính số hàng nghìn từ khi 2 tuổi
Chính sách mới có hiệu lực ngay lập tức, tuy nhiên Google sẽ chỉ bắt đầu xóa tài khoản từ tháng 12 năm nay. Công ty dự định gửi nhiều cảnh báo đến người dùng và tiến hành “thanh trừng” những tài khoản không hoạt động theo nhiều giai đoạn.
Google cho biết những tài khoản bị “trảm” đầu tiên sẽ là những tài khoản được tạo nhưng chưa bao giờ được sử dụng. Chính sách chỉ ảnh hưởng đến tài khoản cá nhân, không ảnh hưởng đến các tổ chức như trường học, doanh nghiệp.
“Gã khổng lồ” giải thích quyết định dựa trên các phát hiện nội bộ rằng những tài khoản cũ có xu hướng dùng mật khẩu chung với các tài khoản khác và ít có xu hướng triển khai các biện pháp bảo mật mới như xác minh hai bước. Điều đó làm tăng nguy cơ bị tấn công lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản hay spam.
Xóa tài khoản là biện pháp mạnh tay hơn chính sách trước đây của Google. Năm 2020, công ty thông báo nội dung trên các tài khoản không hoạt động sẽ bị xóa, nhưng bản thân tài khoản vẫn được duy trì.
Do đó, để không bị mất tài khoản, tất cả việc bạn cần làm là đăng nhập vào tài khoản Google hoặc bất kỳ dịch vụ nào của Google, đọc một email Gmail, xem video YouTube, tìm kiếm Google, tải ứng dụng Android hay thực hiện hoạt động khác.
(Theo CNN)
Google xóa tài khoản không hoạt động
PV: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra rất sôi động trên toàn cầu và cả ở Việt Nam. Theo nhiều ý kiến, trong CMCN 4.0 thì cộng đồng các DTTS dễ bị bỏ lại phía sau nhất. Ông có suy nghĩ gì về những ý kiến này?
ĐBQH Bế Trung Anh: Tôi không nghĩ vậy. CMCN 4.0 chính là cơ hội để các DTTS không bị bỏ lại phía sau. Bill Gates nói một câu rất hay đại ý Internet là công nghệ rẻ nhất khiến cho mọi người có thể bình đẳng với nhau về mặt tiếp cận thông tin. Vì thế, tôi cho rằng bà con người DTTS và đồng bào sống ở vùng sâu vùng xa cần phải làm và được làm triệt để hoá các công việc của mình trên nền tảng 4.0, tận dụng mọi thời cơ tối đa để không bị bỏ lại phía sau.
PV: Qua thực tế mà chúng tôi chứng kiến ở vùng cao, đặc biệt là những nơi có đông khách du lịch nước ngoài, trẻ em người DTTS nói tiếng Anh rất thạo. Ông nghĩ gì về thực tế này?
ĐBQH Bế Trung Anh:Bà con nói thạo tiếng Anh, điều đó chứng tỏ ngoại ngữ cũng chỉ là ngôn ngữ bình thường, nếu cần để mưu sinh thì việc sử dụng nó không phải khó khăn, người DTTS nếu có điều kiện, họ cũng có thể làm tốt. Mưu sinh là bản năng của bất cứ ai. Người DTTS ở Sa Pa đều nhận ra một chuyện là cứ nói được tiếng Anh thì kiếm tiền dễ hơn. Vì thế ở đây, người ta đã lựa chọn công cụ kiếm tiền một cách phù hợp để ít nhất đảm bảo thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho chính họ.
Liệu đằng sau câu hỏi này của nhà báo có phải câu hỏi là làm sao phải bảo tồn những văn hoá tốt đẹp của các DTTS, trong đó có ngôn ngữ, chữ viết? Trong suy nghĩ của nhiều người, người DTTS sử dụng tiếng Anh liệu có ảnh hưởng đến bảo tồn bản sắc hay không? Câu trả lời là “không”. Tuy nhiên, để bảo tồn những văn hoá đặc trưng này có nhiều cách, và thậm chí nhiều quan điểm. Nhóm DTTS đủ đông thì bản sắc của họ có thể tự bảo tồn mà không cần có những tác động tích cực từ bên ngoài. Còn đồng bào nói chung vẫn phải hướng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Vì thế, chúng ta cần phải rất rõ ràng về mục tiêu cụ thể của chính sách đào tạo tiếng dân tộc ở vùng DTTS.
PV: Vậy xin ông có thể nói về yếu tố công nghệ thông tin với các DTTS, nhất là vấn đề phải có font chữ và bộ gõ tiếng dân tộc?
ĐBQH Bế Trung Anh: Cái đó thì tôi rất thống nhất với mối quan tâm của nhà báo. Một số dân tộc thiểu số có chữ viết cần phải có bộ gõ và font chữ riêng. Trên thực tế, ngôn ngữ các DTTS đang bị mai một đi rất nhiều. Vì thế, phải sử dụng công nghệ thông tin để lưu trữ và phổ cập. Vậy nếu chúng ta làm được việc số hoá ngôn ngữ DTTS trong cả tiếng nói và chữ viết sẽ là điều rất tốt.
Thực tế, nhiều đồng bào mặc dù không có chữ viết nhưng họ vẫn dùng ngôn ngữ của chính dân tộc mình để giao lưu và trao đổi thông tin. Thế nên, font chữ, bộ gõ, rồi phần mềm chuyển đổi từ văn bản trở thành tiếng nói và ngược lại là những sản phẩm rất cần để phổ cập tri thức và tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các DTTS.
PV: Cộng đồng các trí thức DTTS ở Việt Nam cũng rất đông đảo với không ít người thành đạt trên nhiều phương diện. Ông có kỳ vọng gì về họ cho đất nước nói chung và cho chính đồng bào của họ nói riêng?
ĐBQH Bế Trung Anh: Tôi cho rằng bất kể một DTTS nào cũng đều có tầng lớp trí thức riêng. Và theo các con số thống kê thì dân tộc Chăm có tỷ lệ trí thức trong cộng đồng của họ còn cao nhất trong cả nước. Điều quan trọng nhất là chính cộng đồng trí thức này phải hoạt động có tổ chức với tôn chỉ, mục đích rõ ràng. Người lãnh đạo tổ chức này có thể là những người con DTTS ưu tú, thành đạt nói trên. Họ là những tấm gương điển hình, có tác động tích cực lan tỏa trong cộng đồng dân tộc của họ, để nhân rộng, phát triển lớn mạnh hơn nữa về số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức. Các nhóm trí thức DTTS này là những bông hoa muôn sắc màu, đóng góp vào rừng hoa rực rỡ của đội ngũ trí thức cả nước.
Nhân đây, tôi cũng muốn bàn thêm một ý mà nhà báo nêu. Tôi băn khoăn câu “bị bỏ lại phía sau”? Cùng với nghĩa này, chúng ta vẫn nói nhiều đến câu chuyện là miền núi phải tiến kịp miền xuôi. Tôi cho rằng, khái niệm này cần phải hiểu theo một nghĩa khác, không chỉ là câu chuyện kinh tế. Bởi vì miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS luôn có những giá trị riêng của nó. Họ có quyền tự hào về những giá trị mặc định của họ.
Bản sắc tộc người là đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, không thể học hay bắt chước, mà thấm đượm từ nhiều đời. Thực tế thấy rằng, những người dân thành thị càng công nghiệp hoá, càng 4.0 thì càng muốn ra khỏi thành phố, về nông thôn để hòa mình vào thiên nhiên thoáng đãng, tận hưởng khám phá văn hóa phong phú của các DTTS. Và đó chính là câu chuyện thành phố khác biệt với vùng đồng bào DTTS. Vì thế, việc so sánh này có vẻ giống so sánh mét và kilogam.
PV: Xin cám ơn ông!
CMCN 4.0 là cơ hội để các dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau
Nghiện phim sex sẽ mắc bệnh bạo dâm
友情链接