Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
本文地址:http://member.tour-time.com/html/12e693299.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Chia điểm trong cơn mưa bàn thắng?
Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền vào ngày 1/1 âm lịch hàng năm.
Đối với người Hàn Quốc, Tết Nguyên đán không chỉ là đánh dấu một năm mới, mà còn là dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ thành viên trong gia đình. Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người.
Bận rộn chuẩn bị trước Tết
Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị cho Seollal, đặc biệt là thực phẩm, đi lại và quà tặng. Chỉ riêng đồ thờ cúng và quà tặng cũng đã có quá nhiều thứ phải chuẩn bị, do đó những ngày gần Tết, chợ và các cửa hàng bách hóa thường chật cứng người mua đồ.
![]() |
Trong ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc các bộ hanbok truyền thống |
Thực phẩm dùng cho thờ cúng thường có các loại rau, thịt, cá, trái cây được lựa chọn kỹ càng về hình dáng, màu sắc và độ tươi.
Một điều quan trọng khác cần phải chuẩn bị trước Seollal, đặc biệt là đối với những người ở xa quê, là thu xếp việc đi lại. Việc đi lại ở Hàn Quốc vào những ngày trước Tết quả là cực hình, việc đặt vé tàu xe cũng rất khó khăn do có quá nhiều người muốn trở về quê hương ăn Tết.
![]() |
Đối với những món ăn ngày Tết, người Hàn Quốc rất chú trọng đến hình thức, màu sắc và hương vị |
Việc đi lại bằng xe ôtô vào dịp Tết có thể lâu gấp hai đến bốn lần bình thường do mật độ giao thông quá đông. Vì lý do này mà ở Hàn Quốc có kênh radio riêng để thông báo mật độ giao thông theo thời gian thực tại các điểm nút giao thông trong những ngày trước Tết
Hầu hết người dân Hàn Quốc sẽ rời các thành phố lớn để về quê ăn Tết, nhưng gần đây có một xu hướng mới phát triển là cha mẹ ở quê sẽ lên thành phố ăn Tết cùng con cái để tránh sự đông đúc và bất tiện. Nhưng cho dù ăn Tết theo cách nào thì cũng đều đau đầu cả.
Những món quà phổ biến trong ngày Tết
![]() |
Các món quà Seollal thường thay đổi mỗi năm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng tặng quà, nhưng món quà phổ biến nhất thường là tiền mặt và thẻ quà tặng của các cửa hàng bách hóa.
![]() |
Quà cho cha mẹ thường là nhân sâm, mật ong, sản phẩm sức khỏe, và ghế massage. Ngoài ra có thể tặng dầu gội đầu, xà phòng tắm, kem đánh răng… hoặc các hộp/ rổ thịt hộp, cá ngừ, bánh truyền thống, cá khô hoặc trái cây.
![]() |
Những món quà phổ biến dùng để tặng người lớn tuổi trong gia đình. Từ trên xuống dưới: Thịt bò tươi, sâm, phiếu tặng quà và tiền mặt. |
Đồ cúng trong ngày Seollal
Các món ăn ngày Tết đối với người Hàn Quốc đặc biệt quan trọng. Các gia đình thường mất cả ngày trước Tết, để chuẩn bị thực phẩm dùng làm đồ cúng cũng như để ăn uống cho gia đình. Người Hàn Quốc tin rằng, đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên hơn, do đó họ rất cẩn thận trong việc chuẩn bị đồ cúng. Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau được bày trên bàn thờ, tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau.
![]() |
Chuẩn bị đồ ăn trong gia đình thường là việc của phụ nữ, nhưng ngày nay nhiều gia đình Hàn Quốc đã san sẻ công việc nặng nhọc này cho các thành viên khác, hoặc đơn giản là thuê các dịch vụ cung cấp thực phẩm. Đây là xu hướng mới được các bà nội trợ trẻ đặc biệt yêu thích vì nó giảm được gánh nặng phải chuẩn bị đồ cúng.
![]() |
Bái lạy trước bàn thờ tổ tiên và cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng |
Nghi lễ thờ cúng và các trò chơi dân gian
Buổi sáng đầu năm mới được bắt đầu bằng nghi lễ cúng tổ tiên. Toàn bộ các thành viên trong gia đình phải ăn mặc chỉnh tề (thường là hanbok), tập trung trước bàn thờ cúi lạy trước vong linh của tổ tiên, cầu ông bà tổ tiên mang đến cho cả gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.
![]() |
Yutnori – Một trò chơi có cách chơi giống như trò cá ngựa ở Việt Nam |
![]() |
Trò chơi jegi-chagi – Chơi đá cầu |
Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức đồ cúng. Món ăn chính trong ngày đầu năm mới là tteokguk, canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau. Người Hàn Quốc tin rằng, ăn tteokguk trong ngày đầu năm mới là sẽ lớn thêm một tuổi. Do đó, người ta có thể hỏi tuổi của nhau một cách vui vẻ bằng câu: “Cậu ăn bao nhiêu lần tteokguk rồi?”
Sau bữa ăn, các thế hệ trẻ trong gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà. Sau đó, ông bà cũng chúc cho con cháu một năm mới thịnh vượng. Quà năm mới cho trẻ em thường là sebaetdon (iền mừng tuổi). Thời gian còn lại trong ngày, các thành viên trong gia đình cùng chơi các trò chơi dân gian, ăn uống và trò chuyện.
![]() |
Trò chơi bập bênh (neoltwiggi) |
![]() |
Tuho – Trò chơi ném tên |
Những trò chơi truyền thống
Seollal là dịp để cả gia đình cùng tham gia vào các hoạt động vui vẻ. Trò chơi phổ biến nhất là Yutnori, tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam, các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ (thay cho các viên xúc xắc). Trò chơi này rất dễ, nên cả gia đình có thể cùng chơi bằng cách chia đội để cá cược.
Ngoài ra còn có các trò chơi khác như Jegi-chagi (trò chơi đá cầu), Neoltwiggi (trò chơi bập bênh), Tuho (trò chơi ném mũi tên), và Yeon-naligi (trò chơi thả diều). Cuối ngày các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim, hoặc các chương trình TV đặc biệt được phát sóng trong dịp Tết.
Đi du lịch trong ngày Seollal
Gần đây có những gia đình Hàn Quốc chọn cách đón Tết bằng cách đi du lịch. Trong ngày Seollal, cả gia đình sẽ cùng đi đến các khu trượt tuyết hoặc đi spa. Ngoài ra, các khu du lịch như làng truyền thống, các cung điện và các bảo tàng có các chương trình biểu diễn sự kiện chào đón năm mới cũng là lựa chọn cho cả gia đình để đi chơi vào ngày Tết.
Theo Thông tin Hàn Quốc
Người dân Đài Loan (Trung Quốc) đón Tết Tân Sửu 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt ở hòn đảo này. Do vậy, mọi thứ diễn ra như bình thường.
">Người Hàn Quốc đón Tết như thế nào?
Không còn là bảng đen phấn trắng cùng vị trí đứng trên bục giảng, các cô giáo đã có một đêm tỏa sáng hết mình với vẻ đẹp hài hòa giữa tài năng, nhan sắc và trí tuệ.
Các cô giáo Trường Mầm non - Tiểu học Ban Mai xinh đẹp, tự tin trên sàn diễn. |
Cuộc thi bắt đầu bằng phần thi trang phục dạ hội và tài năng được trình diễn đầu tiên. Tiếp theo là phần thi áo dài.
Với màn múa “Bèo dạt mây trôi” cô Hoàng Linh Hương (tổng phụ trách khối tiểu học) đã giành số điểm tuyệt đối của ban giam khảo, vào thẳng vòng ứng xử và đi đến ngôi vị cao nhất dành cho khối Hành chính-Tổng hợp.
Cô Lê Thị Nga với màn nhảy hiện đại nóng bỏng, tự thiết kế trang phục trong phần thi trang phục tự chọn, cùng câu trả lời ngắn gọn, thông minh liên quan đến nghiệp vụ chăm sóc trẻ mầm non đã giành giải Nhất dành cho nữ giáo viên khối mầm non.
Cô giáo Lê Thị Nga - giải Nhất giáo viên khối mầm non. |
Cô Phan Thị Ngọc (giáo viên tổ tiếng Anh), với chiều cao 1m68, màn nhảy và hát “My baby” và câu trả lời thông minh về tình huống: “Có một cô giáo trẻ, dạy giỏi trong trường, cô luôn hoàn thành tốt công tác chuyên môn của mình, nhưng khi phân công cô tham gia các phong trào văn nghệ thể thao hay các hoạt động tập thể thì cô đều từ chối với lí do không có năng khiếu về văn nghệ thể thao, bận việc gia đình. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?"
Cô Hoàng Linh Hương tự tin trên sân khấu cuộc thi tối 30/11. |
Cô giáo trẻ Phan Thị Ngọc ban đầu khiến mọi người ngỡ trả lời lạc đề khi hướng vào học sinh, nhưng sau đó khiến mọi người bất ngờ khi cô dùng chính giá trị của việc học sinh tham gia, hoàn thiện mình trong các hoạt động tập thể để truyền cảm hứng cho chính cô giáo trẻ dạy giỏi nhưng chưa tìm thấy động lực tham gia như trong tình huống đề cập.
Cô giáo Phan Thị Ngọc với chiều cao 1m68 cùng phần thi ứng xử tốt đã giành giải Nhất khối tiểu học. |
Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải phụ như giải trình diễn áo dài, trang phục tự chọn đẹp nhất, giải cô giáo tài năng và giải ứng xử hay nhất.
Cô giáo tiểu học xinh đẹp tự tin trên sàn catwalk
Đánh giá cao tinh thần sẵn sàng đảm nhận việc mới, việc khó của tân Tổng giám đốc Tổng công ty EMS Lê Việt Anh, Phụ trách Hội đồng thành viên Vietnam Post Nguyễn Trường Giang bày tỏ sự tin tưởng rằng: Với sự hỗ trợ đắc lực của Hội đồng quản trị cùng sự đồng lòng của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty EMS, ông Lê Việt Anh sẽ quản trị, điều hành đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn, trở lại quỹ đạo phát triển tích cực và đặc biệt là lấy lại vị thế trên thị trường.
“Tân Tổng giám đốc Lê Việt Anh và tập thể lãnh đạo Tổng công ty EMS cần tìm ra những hướng đi mới, sáng tạo, đột phá nhưng phải tập trung và có chọn lọc để làm cho tới, làm sâu sắc, triệt để và hiệu quả”, ông Nguyễn Trường Giang lưu ý thêm.
Tân Tổng giám đốc Tổng công ty EMS Lê Việt Anh cam kết sẽ tận tâm, tận tụy cống hiến hết mình cho sự phát triển của EMS, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Vietnam Post, Hội đồng quản trị và đặc biệt là sự hợp sức, đồng lòng vì mục tiêu phát triển chung của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên EMS.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2024 diễn ra hồi trung tuần tháng 12/2023, Tổng công ty EMS đã xác định năm nay là năm đơn vị tập trung mạnh vào chất lượng, với 6 nhiệm vụ lớn gồm: Bứt phá bằng chuyển đổi số; mô hình tinh gọn; kinh doanh sáng tạo; nâng tầm tiêu chuẩn dịch vụ; trải nghiệm hoàn hảo và nhân lực tinh hoa.
Các giải pháp nghiệp vụ - tin học – CNTT sẽ được Tổng công ty EMS tập trung để quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ ở tất cả các công đoạn. Công tác đo kiểm cùng với các chỉ tiêu chất lượng sẽ được tăng cường và nâng cao, đặc biệt là với các dịch vụ chất lượng cao nhằm tạo sự khác biệt về chất lượng và lấy lại niềm tin của khách hàng với dịch vụ bằng chất lượng.
">Bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện
Nhận định, soi kèo Sitra Club vs Al Riffa Club, 23h00 ngày 14/4: Thêm một lần đau
Modi đã dùng phương pháp Diceware để tạo các cụm từ mật khẩu và khách hàng chỉ đơn giản là đặt hàng qua trang web, sau đó cô bé này sẽ cung cấp một mật khẩu mà cô bé khẳng định là không thể “phá”.
“Cháu nghĩ mật khẩu tốt rất quan trọng” – Modi nói.
Diceware là phương pháp chọn mật khẩu bằng cách dùng xúc xắc chọn các từ ngẫu nhiên từ một danh sách đặc biệt được gọi là Danh sách từ Diceware.
Sau khi viết ra các con số bằng cách lắc xúc xắc, mỗi số sẽ ứng với một từ trong Danh sách từ của Diceware để tạo ra một cụm từ ngẫu nhiên mà vẫn tương đối dễ nhớ.
Giống như nhiều doanh nhân khác, Mira nhận thấy nhu cầu cần mật khẩu trên thị trường. “Cháu bắt đầu kinh doanh khi thấy mẹ quá lười lắc xúc xắc nhiều lần, và mẹ đã trả tiền cho cháu để lắc xúc xắc và tìm mật khẩu cho mẹ” – Modi giải thích trên website. “Sau đó, cháu nhận ra là nhiều người khác cũng có nhu cầu”.
Mẹ của Modi – chị Julia Angwin – là một nhà báo điều tra từng giành giải thưởng báo chí Pulitzer ở tờ ProPublica. Bà cũng là tác giả của một cuốn sách viết về an ninh và tự do mạng. Chính bà là người truyền cảm hứng cho Modi thực hiện ý tưởng tạo mật khẩu bằng Diceware.
Modi cho biết đã bán được khoảng 30 mật khẩu. Cô bé cũng nói rằng việc tìm hiểu nhiều hơn về an ninh mạng rất thú vị. Tuy nhiên, hiện tại Modi dành nhiều thời gian để tập thể thao và khiêu vũ.
Nữ sinh 11 tuổi kinh doanh mật khẩu 2 đô la
TS Nguyễn Thị Kim Phụng: Trước con số 15.000 người để chuyển trường đại học thành đại học, nhiều người đặt ra câu hỏi “Tại sao lại phải là quy mô?”. Ở đây có câu hỏi ngược lại là: “Vậy tại sao lại phải chuyển thành đại học?”.
Không chuyển thành đại học, một trường đại học vẫn có thể có chất lượng đào tạo tốt. “Đại học” hay “trường đại học” không phải là yếu tố cơ bản để phản ánh chất lượng đào tạo. Khi chuyển trường đại học thành đại học, trước hết là muốn tạo nên một cơ sở giáo dục đại học lớn mạnh, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực - những ngành mà xã hội thực sự cần thiết, phản ánh thông qua việc thu hút được một lượng người học nhất định.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng giải đáp thắc mắc của các trường đại học tại hội nghị triển khai nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học sáng 6/1. Ảnh: Kim Hiền |
Hình thành các đại học đa lĩnh vực còn để phối hợp, hỗ trợ nhau trong đào tạo, nghiên cứu liên ngành; chung tay giải quyết những vấn đề lớn, tổng thể về nền kinh tế xã hội của đất nước, vùng, miền...
Bên cạnh đó, phải có các đại học lớn có chất lượng thì tên tuổi của các đại học Việt Nam mới được ghi danh trên bản đồ các đại học trên thế giới. Gần đây, Việt Nam có 5 đại học lớn lọt vào một số bảng xếp hạng trong khu vực, thế giới. Trong khi có những trường rất tốt khác như Trường ĐH Y Hà Nội lại không lọt vào các bảng xếp hạng đó. Một trong những nguyên nhân là bởi quy mô trường còn nhỏ. Nếu tính tỉ lệ công bố khoa học bình quân, có thể trường Y không kém; nhưng do không phải trường đa ngành, đa lĩnh vực nên nếu nhìn ở tầm quốc tế thì đó chỉ là một chấm nhỏ, không “sánh vai được với các cường quốc” đại học trong các bảng xếp hạng uy tín.
Trong điều kiện công nghệ phát triển nhanh chóng, yêu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề cũng thay đổi theo; một số ngành mới trở thành nhu cầu và một số ngành cũ có thể dần thu hẹp, thậm chí không còn cần thiết nữa… Với một trường đa lĩnh vực, khi ngành này giảm thì ngành kia tăng để gánh đỡ cho nhau. Như vậy sẽ không có tình trạng phải đóng cửa, giải thể hay “xóa sổ” một trường, làm phát sinh nhiều hệ luỵ phải giải quyết.
“Đủ chuẩn thì bằng kỹ sư, bác sĩ mới tương đương thạc sĩ”
Phóng viên: Chiếu theo khung năng lực quốc gia, bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương với thạc sĩ. Xin bà giải thích rõ hơn về sự tương đương này?
TS Nguyễn Thị Kim Phụng: Nói tất cả các bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương với thạc sĩ không hẳn đã chính xác.
Nguyên tắc xác định tương đương đã có quy định ở tại Khoản 2, Điều 14. Vì vậy, xác định văn bằng nào nằm ở bậc 6 hay bậc 7, thì phải xem xét đồng thời các tiêu chuẩn được quy định nêu trên chứ không chỉ dựa vào khối lượng học tập, không quy đơn giản tính từ số tín chỉ hay số năm học ra trình độ được đào tạo.
Trong năm 2020, Bộ sẽ ban hành Thông tư quy định chuẩn chương trình của các trình độ giáo dục đại học.
Chuẩn chương trình này là chuẩn đầu vào, chuẩn khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác nữa như chuẩn về phát triển chương trình, kiểm tra đánh giá…
Mỗi trình độ đều có chuẩn riêng, những chuẩn này không phải đợi đến khi ban hành thông tư mới có mà thực tế, các chuẩn cơ bản đã có rồi nhưng chưa được tập hợp đầy đủ trong một văn bản.
Ví dụ chuẩn đầu vào, chuẩn khổi lượng học tập, chuẩn đầu ra đã có trong Khung trình độ quốc gia, chuẩn giảng viên có trong Luật GDĐH... Khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư này sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn và phải phù hợp với các văn bản có hiệu lực cao hơn nêu trên.
![]() |
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khi tốt nghiệp kỹ sư có thể được công nhận tương đương thạc sĩ. Ảnh: HRRC |
Bác sĩ, kỹ sư dược sĩ, kiến trúc sư… có được coi là tương đương thạc sĩ hay không thì phải căn cứ vào thực tế chương trình đào tạo chuyên sâu và chuẩn chương trình của trình độ ThS.
Thực ra đây chỉ là chuẩn hóa thêm một bước các văn bằng đã có. Trước đây kỹ sư, bác sĩ, cử nhân được xếp trong một mặt bằng của bằng tốt nghiệp đại học.
Khi chưa có quy định này, người ta hình dung tất cả trên một mặt bằng thì sẽ bất lợi cho những người đã tích lũy được nhiều hơn nhưng không được thừa nhận ở mức cao hơn.
Còn bây giờ, phân ra thành khung bậc 6, bậc 7… có bằng cử nhân, thạc sĩ và các văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù để công nhận các giá trị tích luỹ chi tiết hơn.
Vì vậy, bằng bác sĩ, kỹ sư theo đúng chuẩn tại Nghị định này sẽ được công nhận ở mức cao hơn bằng cử nhân; nếu đạt chuẩn bậc 7 thì sẽ được công nhận tương đương thạc sĩ.
Phóng viên: Với những người đã có văn bằng này trước đây có được bỏ qua giai đoạn thạc sĩ để học thẳng lên nghiên cứu sinh hay không?
TS Nguyễn Thị Kim Phụng: Việc có được học thẳng lên NCS hay không còn phụ thuộc vào quy định về tuyển sinh đầu vào trình độ tiến sĩ sau này.
Tuy nhiên, rất ít văn bản có đủ cơ sở để quy định chính sách “hồi tố”.
Việc này hiện đang được một số trường và các nhóm nghiên cứu phối hợp với các đơn vị xây dựng chính sách của Bộ nghiên cứu để có quy định phù hợp khi sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo kế hoạch năm 2020.
Với nguyên tắc đào tạo liên thông đang được thực hiện thì trong thời gian tới, các cơ sở đào tạo có thể xem xét với từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở văn bằng người học đã được cấp cùng với bảng điểm, điều kiện thực hiện chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra, số tín chỉ đã tích lũy… để công nhận đạt điều kiện đầu vào trình độ tiến sĩ hoặc yêu cầu cập nhật, bổ sung thêm kiến thức.
Việc cần cập nhật bổ sung kiến thức (nếu có) cũng nên coi là điều rất bình thường vì ngay cả khi có bằng ThS nhưng đã được cấp khá lâu hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp hoặc chương trình đào tạo ThS có định hướng khác… thì cơ sở đào tạo vẫn có thể yêu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức khi tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ để đảm bảo chất lượng tốt hơn.
Nhìn chung, công nhận đủ điều kiện hay áp dụng liên thông đều cần phải có nguyên tắc chung để xem xét với những trường hợp cụ thể chứ không chỉ dựa vào tên gọi của bằng cấp hay số lượng tín chỉ.
Nếu trường cấp bằng kỹ sư nhưng chương trình đào tạo chỉ ở mức khoảng 120 tín chỉ, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra… không đảm bảo thì không thể nói người có bằng kỹ sư đó tương đương thạc sĩ. Bây giờ các chương trình đào tạo phần lớn theo tín chỉ. Các trường cũng có hội đồng liên thông nên hoàn toàn có thể định lượng được và có cách giải quyết.
Như vậy, Luật số 34 giao cho Bộ GDĐT xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của GDĐH và việc Nghị định 99 quy định về hệ thống văn bằng GDĐH đã góp phần chuẩn hoá thêm một bước về bằng cấp GDĐH ở nước ta hiện nay.
Quyền tự chủ: Sẽ được quy định đồng bộ
Phóng viên: Nhìn tổng thể với những hành lang pháp lý mới này, chúng ta "cởi trói" được bao nhiêu phần trăm cho các trường tự chủ?
TS Nguyễn Thị Kim Phụng: Nghị định số 99/2019 đã hướng dẫn chi tiết những vấn đề mà Luật số 34 quy định Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, đặc biệt là thực hiện chủ trương mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.
Những nội dung hướng dẫn chi tiết về quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn của các trường ĐH đã được thể hiện khá rõ trong Nghị định.
Những vấn đề liên quan đến nhân sự, tài chính, các trường thực hiện theo những quy định chung của Luật số 34, Nghị định này và các quy định hiện hành. Nghị định 99/2019 cũng mở rộng quy định cho cơ sở GDĐH công lập có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương, phụ cấp từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp.
Hiện nay, Chính phủ đã có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, thay thế một số văn bản như Nghị định số 55/2012/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 41/2012/NĐ-CP về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập… Theo đó, quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH công lập sẽ được quy định đồng bộ.
Phóng viên: Theo Luật, thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật có liên quan.Vậy quy định của Đảng và pháp luật có liên quan cụ thể là gì?
TS Nguyễn Thị Kim Phụng: Có một số quy định liên quan tới thủ tục này như Quy định số 105/QĐ-TƯ của BCH TƯ về phân cấp quản lý, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ; Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập…
Tuy nhiên, nếu đưa cụ thể vào Nghị định 99 này thì tuổi thọ của văn bản sẽ rất ngắn vì có văn bản như Nghị định số 41/2012 hiện đang được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng nói các trường không thành lập bộ phận pháp chế theo quy định sẽ gặp khó khăn trong công tác tuân thủ pháp luật.
Càng tự chủ, các hiệu trưởng càng cần có bộ phận pháp chế để tham mưu chứ không phải tự mình làm hết mọi thứ. Đơn vị chuyên trách này của nhà trường sẽ nắm được ở từng thời điểm, liên quan đến bổ nhiệm nhân sự hiệu trưởng phải thực hiện theo quy định nào.
Hạ Anh - Thuý Nga
-“Ra đời” vào sát ngày cuối cùng năm 2019, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học sửa đổi được đón nhận với cả niềm vui lẫn điều chưa như ý.
">“Đủ chuẩn thì bằng kỹ sư, bác sĩ mới tương đương thạc sĩ”
Đây là nhịp cầu kết nối để Thái Nguyên và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, OCOP và làng nghề ra thị trường, đáp ứng xu thế tiêu thụ nông sản.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến, Trưởng ban tổ chức Festival, cho biết, thông qua các hoạt động tại Festival, tỉnh Thái Nguyên mong muốn để mở rộng giao lưu, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch với các địa phương trong cả nước; tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và thúc đẩy kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh...
Bên cạnh việc trưng bày các sản phẩm, tại Festival còn diễn ra các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp…
Trong thời gian qua, phát huy các tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, Thái Nguyên đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 173 sản phẩm được xếp hạng tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 5 sao (trong đó có 91 sản phẩm xếp hạng 3 sao, 80 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 2 sản phẩm xếp hạng 5 sao cấp quốc gia).
Để đưa nguồn cung nông sản chất lượng gần lại với nhu cầu của người tiêu dùng, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó không thể không nhắc đến các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các kênh bán hàng hiện đại.
Theo đó, ngày 29/11, Liên minh HTX tỉnh vừa phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Bộ, Team Nông sản đặc sản Thái Nguyên tổ chức Chương trình livestream “Phiên chợ tiêu thụ sản phẩm miến dong Việt Cường và nông sản Thái Nguyên”.
Đây là hoạt động sau thành công của “Phiên chợ sản phẩm na Võ Nhai và nông sản Thái Nguyên” diễn ra tại xã La Hiên (Võ Nhai), “Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2023”,
Phiên chợ gồm 2 điểm chính trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh Thái Nguyên; các chủ thể tham gia phiên chợ được sự hỗ trợ của Team Nông Sản Thái Nguyên và 15 tiktoker, streamer chuyên nghiệp cùng livestream giới thiệu, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội;
Đồng thời, chương trình được livestream trực tuyến trên fanpage facebook của Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên và hàng trăm người dùng mạng xã hội cá nhân.
Sau 4h “họp chợ mạng”, phiên livestream đã thu hút 12,8 triệu lượt người xem, đã chốt thành công 900 đơn hàng với 1.500 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được bán trực tuyến...
Anh Nguyễn Văn Ba, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX miến Việt Cường cho biết: Đây là lần đầu tiên HTX miến Việt Cường phối hợp thực hiện livestream bán hàng qua nền tảng mạng xã hội.
Sau thành công của sự kiện này, chắc chắn lượng tương tác và giao dịch bán hàng của đơn vị sẽ tăng cao. Chúng tôi đang kết nối với Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các thành viên của HTX có thêm kỹ năng, trình độ bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, để đưa sản phẩm đến gần hơn khách hàng.
Được biết, nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số và hỗ trợ các HTX, người nông dân trong quảng bá, tiêu thụ nông sản, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã phối hợp livestream trực tuyến “Phiên chợ sản phẩm na Võ Nhai và nông sản Thái Nguyên”, “Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2023”, “Phiên chợ tiêu thụ sản phẩm miến dong Việt Cường và nông sản Thái Nguyên” do Liên minh HTX tỉnh tổ chức.
">Nỗ lực tìm kiếm đầu ra cho thị trường nông sản Thái Nguyên
Nữ tiếp viên hàng không tốt nghiệp tài chính loại giỏi
Cách học Lịch sử kỳ thú tại Úc qua lời kể của HS Việt Nam
友情链接