Khu nhà ở số 114 Bùi Thị Xuân (phường Bến Thành) sai phạm về trật tự xây dựng. Ảnh: Sỹ Đông.
Khu nhà số 114 Bùi Thị Xuân được Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP bàn giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1 tiếp quản từ năm 2008. Trong quá trình sử dụng, các hộ dân tự ý lấn chiếm sân chung, xây dựng cơi nới trên phần đất thuộc khuôn viên khu nhà.
Theo báo cáo của UBND phường Bến Thành, các sai phạm về trật tự xây dựng diễn ra từ trước năm 2001 nhưng không được xác định thời điểm cụ thể xảy ra sai phạm.
Do không xác định được cá nhân, tổ chức quản lý liên quan trực tiếp đến vụ việc nên UBND quận 1 chỉ kiểm điểm, yêu cầu UBND phường Bến Thành và Công ty Dịch vụ công ích quận 1 rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước nhằm tránh sai sót tương tự trong thời gian tới.
Đồng thời, UBND quận 1 giao lãnh đạo 2 đơn vị trên quản lý chặt chẽ khu nhà 114 Bùi Thị Xuân, tránh phát sinh sai phạm liên quan đến đến trật tự xây dựng.
![]() |
Để xảy ra sai phạm về trật tự xây dựng, UBND phường Bến Thành chỉ rút kinh nghiệm, không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Ảnh: Sỹ Đông. |
Liên quan đến việc hỗ trợ di dời các hộ dân trong khu nhà khi Nhà nước triển khai dự án, lãnh đạo quận 1 cho biết sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật, hợp đồng và bản vẽ hiện trạng sử dụng khu nhà do Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP lập ngày 18/6/2001.
Sau khi kiểm điểm sai phạm trật tự xây dựng ở khu nhà 114 Bùi Thị Xuân, UBND quận 1 nhận thấy còn có nhiều thiếu sót trong công tác quản lý nhà cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước.
UBND quận 1 đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan rút kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng cần chủ động, thực hiện đúng quy định pháp luật. Đồng thời, công tác quản lý địa bàn cần được thực hiện chặt chẽ, không để xảy ra trường hợp sai phạm về trật tự xây dựng nhưng không kịp thời phát hiện.
Hồi cuối tháng 7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ký ban hành chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.
Theo Thành ủy TP.HCM, mỗi nằm thành phố có hàng nghìn công trình xây dựng không phép, sai phép bị phát hiện và xử lý. Những công trình này đã phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Theo Zing News
Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên diện tích đất lớn nhưng sau đó các chủ đất lại tự ý xây dựng nhiều căn nhà nhỏ với đầy đủ các hạng mục như móng nền, cửa chính, tường ngăn, hàng rào…
" alt=""/>Quận trung tâm Sài Gòn không xử lý cán bộ vì sai phạm xảy ra quá lâuNhà liền kề sử dụng chung một hạ tầng khu đô thị như điện nước, cơ sở hạ tầng giao thông, thậm chí là mẫu nhà giống như nhau từ thiết kế đến màu sắc.
Ngoài chức năng để ở, những thì mẫu nhà này còn được sử dụng vào những mục đích khác như cửa hàng, buôn bán, văn phòng, nhà trọ hay khách sạn… tạo nên một khu phố nhỏ.
Nhà phố thường được thiết kế hiện đại đẹp mắt, theo xu hướng sang trọng từ các chủ đầu tư. Cơ sở hạ tầng giao thông, tiện ích hoàn thiện đầy đủ giúp đời sống của cư dân được thoải mái, dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Nhà nằm trong một khu đô thị mới vì vậy trình độ dân trí và văn minh cao, không gian sạch sẽ thoáng mát, yên tĩnh, đảm bảo các yếu tố chất lượng cho gia đình sinh sống.
Dạng nhà đẹp này đều có những sổ hồng riêng, gia chủ không phải lo lắng quá nhiều về thủ tục pháp lý. Ngoài ra, nhà phố liền kề riêng biệt hơn nhằm mang đến sự riêng tư thoải mái cho từng thành viên trong một gia đình.
Nhược điểm nhà phố liền kề
Nhà xây dựng sẵn theo chủ đầu tư vì thế gia chủ khó kiểm soát được chất lượng công trình hơn so với nhà ở riêng biệt tự xây dựng.
Việc sinh sống ở nhà liền kề sẽ phải chấp nhận sự ồn ào của cả cộng đồng sẽ rất bất tiện cho cuộc sống của bạn hàng ngày bởi những tiếng va chạm mạnh, những bước chân, tiếng la hét và luôn lo lắng về sự cố khi sống chung liền kề.
Nhà liền kề hiện đại
Nhà liền kề tân cổ điển
Nhà liền kề đơn giản
Nhà liền kề mái dốc
Theo báo cáo thường niên, Viwasupco là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, gồm ba quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, một phần quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm và một số đơn vị nằm dọc hệ thống truyền tải nước Đại lộ Thăng Long.
Công ty bán nước cho 13 khách hàng, trong đó 90% lượng nước bán cho 3 khách hàng lớn nhất là Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông.
![]() |
Doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, Viwasupco lo ngại về vấn đề cạnh tranh thị trường bị đe doạ theo hướng dừng tăng trưởng. |
Sau một khoảng thời gian dài được nhắc tới với bê bối vỡ ống nước, những ngày gần đây, dư luận một lần nữa nhắc tên Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) về chất lượng nước bị nhiễm Styren khiến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân Thủ đô bị đảo lộn. Tuy vậy, là một trong những cái tên đứng đầu thị trường cung cấp nước sạch Hà Nội, nhờ cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam Hà Nội, mỗi năm Viwasupco đều ghi nhận hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
Mảng kinh doanh nước sạch của công ty cũng có biên lợi nhuận gộp lên tới 57,2% trong năm gần nhất (2018). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cung cấp nước sạch khác ở TP.HCM như nhà máy Thủ Đức, Nhà Bè, Gia Định với biên lãi gộp dưới 40%/năm.
Năm 2018, Công ty Nước sạch Sông Đà đã bán ra 91 triệu m3 và đạt doanh thu 468 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lên tới 218 tỷ đồng. Đây là mức siêu lợi nhuận của một công ty nước sạch khi cứ 2 đồng thu về công ty lại lãi 1 đồng.
Năm 2019, công ty đặt mục tiêu doanh thu 534 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 183 tỷ. Theo cập nhật của công ty, 6 tháng năm 2019 doanh nghiệp đạt doanh thu 263 tỷ, tăng 22,3% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng chỉ 113 tỷ. Trong khi các chi phí tài chính, chi phí bán hàng không đáng kể khiến lợi nhuận từ kinh doanh tăng lên 133 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt 126 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ.
Thị trường bị đe doạ
Dù doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, trong báo cáo gửi các cổ đông, Viwasupco cũng nêu ra một số khó khăn, đặc biệt là lo ngại về vấn đề cạnh tranh.
Viwasupco cho biết, 90% tổng lượng nước được bán cho 3 khách hàng chính gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông. “Vì vậy mà những thay đổi bất thường trong nhu cầu của các công ty này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty", báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco nêu rõ.
Theo ban lãnh đạo, hiện nay đã xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh có tiềm lực. Những đối thủ mới của Viwasupco trong quá trình thâm nhập thị trường với ưu tiên hàng đầu là tăng trưởng sản lượng có thể đe dọa đến khả năng tăng trưởng, thậm chí giảm sản lượng của công ty. Hệ thống tuyến ống cấp 1 và cấp 2 của các đối thủ cũng được đầu tư mạnh và triển khai rất nhanh.
![]() |
Vốn “cuồn cuộn” vào nước sạch (Ảnh: Nhà máy nước mặt sông Đuống vừa khánh thành ngày 5/9). |
“Thị trường hiện tại của công ty đang bị đe doạ theo hướng dừng tăng trưởng và có khả năng giảm sản lượng. Trong khi đó, các đối tác lớn hiện trong quá trình tái cơ cấu, cấu trúc thượng của đối tác có thể có các thay đổi lớn và có thể ảnh hưởng quan hệ đối tác hiện tại”- ban lãnh đạo Viwasupco nhận định.
Để đối phó với những thách thức mới, mục tiêu của công ty là mở rộng mạng lưới khách hàng, mở rộng thị trường, đề xuất các giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, Viwasupco cũng cho biết đang triển khai hệ thống cấp nước giai đoạn II với mục tiêu nâng công suất từ mức 250.000 m3 ngày đêm hiện nay lên 600.000 m3.
Vốn “cuồn cuộn” vào nước sạch
Theo quy hoạch về phát triển cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp đến năm 2025, Việt Nam hướng đến các mục tiêu tỷ lệ tiếp cận nước sạch được cung cấp tập trung ở khu đô thị là 100% với tiêu chuẩn tiêu thụ 120 lít/người/ngày. Trong khi đó, tỷ lệ tiếp cận nước sạch an toàn ở nông thôn đạt 75%. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nước.
Mới đây Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai cũng rẽ hướng sang đầu tư với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tư nhân số 1 về cung cấp nước sạch tại Việt Nam. Nhận thấy ngành nhựa ngày càng khó khăn, biên lợi nhuận giảm, "tay chơi mới" Nhựa Đồng Nai đã dần chuyển sang ngành sản xuất và kinh doanh nước sạch.
Thị trường còn ghi nhận nhiều "ông lớn" ngành nước đang tích cực mở rộng mạng lưới như Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) và Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (Tdmwater)…
Hay tại Hà Nội, trước khi sự cố nước sạch của Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà -Viwasupco chứa thành phần dầu thải xảy ra, ngày 5/9 vừa qua, Tập đoàn AquaOne khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống. Đây là dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc (300.000 m3 ngày/đêm) phân kỳ 2 của giai đoạn 1.
Theo kết hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 do UBND TP Hà Nội ban hành từ tháng 7 vừa qua thì Nhà máy nước mặt sông Đuống sẽ tham gia điều tiết bổ sung nguồn cấp cho Công ty CP Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông khi có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ nhà máy nước sạch sông Đà.
Những lo ngại về vấn đề cạnh tranh như ban lãnh đạo Viwasupco đánh giá từ năm 2018 đang hiện hữu. Dư luận cũng đặt ra câu hỏi sau sự cố về chất lượng nước sạch sông Đà thị trường của Viwasupco có “bị đe doạ”?
Hồng Khanh
- Nhà máy nước sông Đà do Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000m3/ngày đêm…
" alt=""/>Công ty nước sạch sông Đà lo cạnh tranh chiếm thị phần