Tham dự buổi lễ có ông Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, ông Vipra Pandey, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM. Về phía PTIT có GS.TS Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện, PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện.
Ông Tân Hạnh, Phó Giám đốc PTIT, phụ trách Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2 (trực thuộc PTIT) cho biết, dự án hỗ trợ đào tạo về CNTT trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ, được Ấn Độ viện trợ không hoàn lại theo quỹ hợp tác ASEAN - Ấn Độ (AICF) với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các quốc gia ASEAN, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia trọng điểm. Dự án này được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Công nghệ điện toán Tiên tiến (CDAC) thuộc Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của Chính phủ Ấn Độ, là đơn vị tiên phong trong việc phát triển siêu máy tính và các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến có tầm ảnh hưởng toàn cầu, đồng thời chủ trì các dự án như CESDT để hỗ trợ phát triển ngành CNTT tại các quốc gia thuộc ASEAN.
Dự án tài trợ trị giá hơn 1,1 triệu USD bao gồm trang thiết bị, phần mềm, đào tạo Master Trainer tại Ấn Độ, phái cử chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ vận hành tại Việt Nam, giấy phép uỷ quyền bản quyền các khoá học… để hình thành một trung tâm đào tạo uỷ quyền của CDAC tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị duy nhất thụ hưởng và thực hiện dự án này theo quyết định của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Theo ông Tân Hạnh, PTIT đã xây dựng đầu tư cơ sở vật chất tương xứng, tích hợp chương trình đào tạo CDAC vào chương trình đào tạo dài hạn, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp CNTT để cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu doanh nghiệp. Sinh viên, học viên tham gia chương trình đào tạo của dự án được học theo chương trình quốc tế, thực hành với dự án thực tế của doanh nghiệp và được cấp chứng chỉ quốc tế khi hoàn thành. Bên cạnh đó sinh viên cũng được bổ sung các kỹ năng mềm, ngoại ngữ để có thể có được việc làm tốt nhất khi hoàn thành chương trình.
Ông Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam chia sẻ, CESDT là một phần của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đại diện cho sự tiếp nối các sáng kiến tương tự trong lĩnh vực CNTT, công nghệ số và dịch vụ phần mềm giữa Việt Nam và Ấn Độ. Trung tâm được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các cán bộ và sinh viên Việt Nam cũng như các nước trong khu vực thông qua một loạt các khoá học trong các lĩnh vực như lập trình máy tính, truyền thông dữ liệu và mạng, công nghệ web, an ninh mạng, tự động hoá văn phòng…
Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, đối với Việt Nam, nguồn nhân lực số nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ là yếu tố đột phá cùng thể chế số và hạ tầng số để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, PTIT luôn là đơn vị tiên phong phát triển để đóng góp ngày càng nhiều hơn về số lượng, với chất lượng cao hơn cho nhân lực số Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, việc khánh thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Phần mềm Chất lượng cao (CESDT) sẽ là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của PTIT. Bộ TT&TT tin tưởng rằng, với các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, Trung tâm sẽ trở thành một nơi lý tưởng để đào tạo các chuyên gia công nghệ số đủ năng lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả dự án, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, Bộ TT&TT đề nghị với Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của Ấn Độ, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các giảng viên của Học viện tham gia khóa đào tạo Master Trainer trong khuôn khổ dự án, mở rộng dự án trong giai đoạn tới để vừa phát huy giá trị của dự án và vừa gắn chặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.
Định hướng Trung tâm Đào tạo và Phát triển Phần mềm Chất lượng cao phát triển trong thời gian tới, thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu Học viện, Trung tâm đào tạo tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế để khẳng định và đi đến công nhận kết quả các khóa đào tạo ngắn hạn của Trung tâm ở phạm vi trong nước, khu vực và quốc tế; Tăng cường kết nối theo mô hình 3 bên: Cơ sở đào tạo – Cơ sở nghiên cứu – Doanh nghiệp trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường và định hướng đào tạo của ngành, Quốc gia để đóng góp thực chất cho thị trường nhân lực số quốc gia.
Trung tâm đào tạo khẩn trương triển khai biên bản thoả thuận hợp với các đối tác bằng những hành động cụ thể để phát huy hiệu quả của dự án.
Cũng tại sự kiện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2 (đơn vị trực thuộc PTIT) được giao quản lý, vận hành CESDT đã ký thoả thuận hợp tác với các đối tác: Công ty cổ phần DevPlus để đào tạo kỹ năng và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của các công ty phần mềm. Viện Thông tin và Quản lý Thuỵ Sỹ cùng Hệ thống văn bằng năng lực quốc gia Anh Quốc trong việc công nhận các chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ của Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2 và CESDT. " alt=""/>Nhân tài trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ là yếu tố đột pháGia nhập làng giải trí từ năm 17 tuổi, Lâm Tâm Như nhanh chóng được nhiều khán giả biết đến qua loạt phim ăn khách: Hoàn Châu cách cách, Tân dòng sông ly biệt, Ma cung mị ảnh, Kinh thành nhà số 81, Hiến thân của kẻ tình nghi X, Đại hỷ lâm môn,...
Trong đó,Hoàn Châu cách cáchlà bộ phim đưa tên tuổi Lâm Tâm Như lên hàng sao hạng A nổi tiếng khắp châu Á. Sau thành công củaHoàn Châu cách cách,Lâm Tâm Như tiếp tục tham gia diễn xuất trong nhiều dự án phim song bị đánh giá nhàm chán, một màu và không vượt qua được cái bóng quá lớn của vai diễn Hạ Tử Vi.
Gần đây, bộ phim Hoa đăng sơ thượngdo Lâm Tâm Như sản xuất và đóng chính cũng thu được nhiều thành công. Sau khi phim lên sóng, cô nhận được nhiều lời khen nhờ nhan sắc mặn mà, quyến rũ, kỹ năng diễn xuất tiến bộ nhiều so với trước.
Tin đồn ác ý bủa vây suốt 8 năm hôn nhân
Tháng 7/2016, Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa tổ chức đám cưới tại Bali (Indonesia) sau 10 năm làm bạn. Con gái Cá Heo Nhỏ của cả hai chào đời 1 năm sau đó. Theo nhiều nguồn tin thân cận, tài tử họ Hoắc sớm yêu đơn phương nữ diễn viên từ lần hợp tác đầu tiên nhưng không dám ngỏ lời. Mãi đến khi cả hai trở thành bạn thân thiết, Hoắc Kiến Hoa mới dám thổ lộ tình cảm của bản thân.
Lâm Tâm Như từng chia sẻ Hoắc Kiến Hoa rất ‘nghiện’ con gái nên đã quyết định gác toàn bộ sự nghiệp ở nhà chăm con để vợ có thể an tâm quay lại hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, người hâm mộ của Hoắc Kiến Hoa vẫn liên tục chỉ trích Lâm Tâm Như vì cho rằng cô kìm hãm sự nghiệp của chồng.
Trong 8 năm bên nhau, Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa liên tục vướng vào loạt tin sốc như: ép cưới, ly hôn, cãi nhau ngay tại hôn lễ và ngoại tình. Nhưng cả hai đều nhanh chóng phủ nhận tin đồn này thông qua việc đăng ảnh tình cảm trên trang cá nhân, sánh đôi khi đi chơi với bạn bè.
Lâm Tâm Như từng bị chỉ trích vì nuôi dạy con quá xa hoa như: cho con ăn cơm vi cá trong bát dát vàng, tặng con chiếc vòng cổ dát kim cương khá lớn trị giá hơn 300 triệu NDT (khoảng 980 tỷ đồng) và một chiếc nhẫn kim cương 12 carat trị giá 100 triệu NDT (khoảng 327 tỷ đồng), tuyên bố sẽ dành tặng toàn bộ số nữ trang giá trị hơn 400 triệu NDT (khoảng 1.308 tỷ đồng) cho cô con gái nhỏ... Thậm chí, nhiều lần Lâm Tâm Như bị cho là lợi dụng con gái để quảng cáo.
Nhan sắc ‘không tuổi’, hạnh phúc trọn vẹn
Ngày 27/1, nhân dịp đón sinh nhật tuổi 48, Lâm Tâm Như không ngại so sánh hình ảnh bản thân 10 năm trước và hiện tại. Cô chia sẻ dòng trạng thái nhân dịp bước sang tuổi mới: "Vậy là 10 năm đã trôi qua, cảm ơn vì tất cả. Học cách bằng lòng với mọi thứ và trân trọng tất cả lời chúc phúc. Cảm ơn bản thân đã kiên trì đi hết chặng đường vừa qua. Cảm ơn vì đã luôn đồng hành".
Hình ảnh này của Lâm Tâm Như đã trở thành chủ đề được cộng đồng mạng thảo luận sôi nổi. Phần lớn cư dân mạng dành nhiều lời khen có cánh dành cho nhan sắc 'không tuổi' của Lâm Tâm Như.
Một số khác thì ngưỡng mộ gia đình hạnh phúc của Lâm Tâm Như. Trước đó, trong chương trình Hear U Out 2023, Lâm Tâm Như gây ‘bão’ mạng xã hội xứ Trung khi chia sẻ về việc ông xã Hoắc Kiến Hoa cưng chiều con gái. Điều này khiến người hâm mộ thích thú vì Hoắc Kiến Hoa nổi tiếng là người khá lạnh lùng, ít khi cười. Theo Lâm Tâm Như, thời gian dừng đóng phim, Hoắc Kiến Hoa dành hầu hết thời gian để chăm sóc con. Bên cạnh đó, nữ diễn viên cũng chia sẻ cả cô và ông xã đều không muốn con bước vào showbiz vì sợ con bị tổn thương trước những bình luận ác ý.
Trong chương trình Our beautiful life, Lâm Tâm Như chia sẻ về việc Hoắc Kiến Hoa trở lại với nghiệp diễn sau nhiều năm vắng bóng. Cô cho biết, Hoắc Kiến Hoa đã dành 5 năm để chăm sóc con nhỏ và trở thành chỗ dựa vững chắc cho vợ chuyên tâm với vai trò nhà sản xuất. Giờ đây, Lâm Tâm Như cũng quyết định lui về hậu phương để ủng hộ sự nghiệp của chồng. Sự hy sinh và thấu hiểu giữa Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa khiến người khán giả cảm động, khẳng định hôn nhân của họ là minh chứng cho tình yêu đích thực trong giới giải trí.
Nhan sắc Lâm Tâm Như theo năm tháng:
Thảo Nguyên
Qua thống kê ban đầu, hiện, trên địa bàn TP Hà Nội có gần 10.000 học sinh thiếu thiết bị học tập, nhiều học sinh có thiết bị nhưng chất lượng kém, hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc học chưa hiệu quả.
Ông Phạm Xuân Tiến và ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội tặng máy tính cho các em học sinh. Ảnh: Thanh Hùng |
Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngành GD-ĐT Hà Nội phát động và kêu gọi các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài ngành hưởng ứng, nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang thiếu điều kiện học tập, đặc biệt là các em học sinh lớp 9, lớp 12.
“Những chiếc máy tính, thiết bị học trực tuyến; sự hỗ trợ kịp thời về đường truyền, sim data truy cập internet miễn phí được các tổ chức, cá nhân gửi tặng đến các học sinh khó khăn là những món quà hết sức ý nghĩa, thiết thực và cũng chính là nguồn động lực giúp các em vượt qua khó khăn, cố gắng học tập tốt, đạt được thành tích cao trong năm học mới”, ông Cương nói.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh đại diện các trường thuộc Phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai trao tặng máy tính bảng ủng hộ chương trình. Ảnh: Thanh Hùng |
Tại chương trình, gần 4.000 bộ máy tính và 10.000 sim data truy cập internet miễn phí đã được các tổ chức trong và ngoài ngành trao tặng để gửi tới những học sinh gặp khó khăn trong học tập trực tuyến. Cụ thể, các phòng GD-ĐT quận Ba Đình, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân và Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa ủng hộ gần 100 bộ máy tính bàn và máy tính bảng mới; Tập đoàn CMC ủng hộ 3.600 máy tính bảng; VNPT Hà Nội trao tặng 10.000 sim data truy cập internet miễn phí trong năm 2021,...
Ông Lê Đức Thuận đại diện các trường thuộc Phòng GD-ĐT Ba Đình trao tặng các bộ máy tính ủng hộ chương trình. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng thời, ban tổ chức cũng đã trao tặng 62 bộ máy tính cho các huyện và đơn vị trực thuộc ở địa bàn khó khăn để hỗ trợ các học sinh đang thiếu thiết bị học tập. Cụ thể, tặng 5 huyện Phúc Thọ, Mê Linh, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức mỗi huyện 10 bộ máy tính; trao tặng 2 trường THPT Minh Quang và THPT Bất Bạt mỗi đơn vị 6 bộ máy tính.
Ngành GD-ĐT Hà Nội cũng trao hỗ trợ cho 350 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng kinh phí trao tặng gần 500 triệu đồng.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội và ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao quà hỗ trợ cho các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Hùng |
Trước đó, ngay trong tuần đầu năm học mới các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã đã quyên góp được 2.345 thiết bị để trao cho các em học sinh kịp thời học trực tuyến. Như vậy, tính đến thời điểm này, đã có hơn 6.000 thiết bị ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Giám đốc Sở GD-ĐT cũng đề nghị lãnh đạo các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã; thủ trưởng các đơn vị tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh, các tổ chức, cá nhân hưởng ứng, đóng góp, tham gia chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
![]() |
Sở GD-ĐT Hà Nội công bố kho học liệu điện tử của ngành tại địa chỉ study.hanoi.edu.vn. |
Tại buổi lễ, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã công bố kho học liệu điện tử của ngành GD-ĐT Hà Nội tại địa chỉ study.hanoi.edu.vn (Hanoi Study). Kho học liệu điện tử của ngành GD-ĐT Hà Nội nhằm hỗ trợ giáo viên, phụ huynh, học sinh có nguồn tư liệu tham khảo được thẩm định ddeer khai thác, sử dụng.
Đến thời điểm hiện tại, số học liệu điện tử trên hệ thống HanoiStudy đã có hàng nghìn bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử tương tác (e-learning), các bài trình chiếu, đoạn phim (video clip), hình ảnh minh họa do các thầy cô giáo xây dựng và đã được Sở GD-ĐT và các Phòng GD-ĐT lựa chọn, kiểm tra thẩm định.
Trong thời gian tới, kho học liệu điện tử ngành Giáo dục Hà Nội sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện với sự đóng góp không ngừng của các thầy cô giáo.
Thanh Hùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em", nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.
" alt=""/>Gần 10.000 học sinh Hà Nội thiếu thiết bị học tập trực tuyến