- Qua quá trình thực hiện Thông tư 30 (TT30) đánh giá học sinh tiểu học,ôngtưméomóvìcáccấpquảnlýbd phap nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư này bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Điều này khiến giáo viên rất vất vả và cảm thấy bị gò bó.
Trục trặc từ khâu trung gian
Trải nghiệm Thông tư 30 từ những ngày đầu đi vào triển khai, điều mà chị Cao Thị H (một giáo viên tiểu học ở Hà Nội) cảm nhận rõ nhất là sự dài dòng và nhàm chán trong việc đánh giá học sinh. Tuy nhiên, chị H vẫn phải cam chịu bởi đó là chỉ đạo từ cấp phòng giáo dục.
“Đa số đồng nghiệp của tôi đi tập huấn Thông tư 30 về đều chia sẻ rất hoang mang. Hai buổi nghe chuyên viên phòng giáo dục nói mà điều ấn tượng nhất trong đầu chúng tôi chỉ là nỗi sợ hãi khi phải ghi nhiều trong các cuốn sổ”, chị H kể.
Nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư 30 bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Chị H cho rằng, không chỉ chị mà hầu hết các giáo viên không ngại khó, ngại khổ khi nhận xét học sinh, mà ức chế bởi làm việc trong trạng thái bị áp đặt. “Đáng lẽ các lãnh đạo ngành phải hiểu chuyện viết nhận xét được tất cả học sinh là phi thực tế trước nền giáo dục mà sĩ số học sinh mỗi lớp là quá đông. Giáo viên chấm điểm đã hết giờ huống hồ ghi nhận xét được hết học sinh”, chị H phàn nàn.
Chị nói thêm: “Bộ trưởng hãy thử “vi hành” thực sự mà không đánh động báo trước các cấp lãnh đạo Sở, phòng, trường thì sẽ hiểu giáo viên vất vả ra sao. Áp lực từ phụ huynh đã khổ sở, giáo viên còn chịu áp lực lớn hơn gấp bội từ phòng giáo dục và nhà trường”.
Từng 20 năm kinh nghiệm và nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố, chị Vũ Thị Nhung (Nam Định) cho rằng TT30 gặp sự phản ứng của giáo viên một phần cũng bởi những bắt bẻ, áp đặt máy móc từ cấp phòng, sở.
Chị Nhung kể: “Tôi đã trực tiếp góp ý với lãnh đạo cấp trường nhưng thực tế là không ăn thua gì. May ra đến “tai” Bộ có biết được thì mới mong thay đổi được một chút. Tinh thần TT30 có rất nhiều mặt tích cực đặc biệt không gây áp lực cho học sinh, nhưng về tới phòng giáo dục thì bắt giáo viên ghi thế này thế khác, thậm chí áp đặt từng câu từng chữ”.
Chị Nhung chia sẻ: “Nói thật giờ dạy một lớp 50-60 học sinh mà bắt bẻ từng câu từng chữ, mỗi em một lời phê khác nhau thì chúng tôi không thể nghĩ ra được để tránh trùng lặp”.
Theo chị Nhung, để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT cần quán triệt, làm tư tưởng đến các khâu trung gian để giáo viên không bị ép.
“Cũng cần có khung cụ thể để thực hiện chứ nói chung chung rất dễ xảy ra chuyện mỗi cấp sẽ làm theo cách hiểu của mình mà Bộ cũng khó kiểm soát và giáo viên cũng không biết dựa vào cái gì để mà nói”, chị Nhung đề xuất.
Anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên tiểu học ở Bình Phước chia sẻ: “Thực tế không phải giáo viên không biết tinh thần nhân văn của TT30 và quan điểm của Bộ. Nhưng có xuống thực tế với giáo viên một ngày mới thấy, TT30 nhân văn nhưng qua những khâu trung gian đã bị méo mó. Giáo viên vất vả quá đâm chán. Nói nhiều quá nhưng chả ai nghe, chúng tôi cũng chả buồn nói nữa”.
Bộ GD-ĐT chỉ ra những cách hiểu sai của giáo viên về Thông tư 30
Ngoài việc chỉ ra những cách hiểu sai của giáo viên về Thông tư 30 đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra những giải thích để gỡ rối trong quá trình thực hiện.
Nhằm triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Bộ GD-ĐT đề nghị các ĐH, học viện, các các trường ĐH, trường CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm tập trung triển khai một số nhiệm vụ:
Xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Bố trí cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Thành lập bộ phận hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trên cơ sở các bộ phận, phòng, ban đã có của nhà trường.
Thiết lập kênh thông tin cung cấp các tài liệu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các nguồn học liệu của nhà trường cho sinh viên. Tổ chức truyền thông về các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên đề xuất các dự án, ý tưởng với bộ phận tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường để được tư vấn, hỗ trợ.
Phối hợp với các doanh nghiệp, mời các chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo, các buổi nói chuyện chuyên đề, các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Tổ chức lựa chọn các dự án, ý tưởng có tính khả thi để hỗ trợ ươm tạo tại trường hoặc kết nối đến các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, kết nối đầu tư.
Lập cơ sở dữ liệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên sau khi đã được hỗ trợ, lựa chọn các ý tưởng dự án khả thi và có tính sáng tạo để tham dự ngày Hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên cấp khu vực.
Nghiên cứu hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên theo quy định tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ”Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
Kế hoạch triển khai Quyết định số 1665 và danh sách cán bộ, giảng viên phụ trách tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp (gồm: Họ tên, chức vụ, số điện thoại, email) của nhà trường gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 30/6/2018.
Chi tiết liên hệ ông Bùi Tiến Dũng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT, số 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Điện thoại: 0913459858; email: [email protected].
Thanh Hùng
3 kinh nghiệm Shark Vương khuyên sinh viên để khởi nghiệp thành công
Bên lề một cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên, Shark Trần Anh Vương – vị “cá mập” trong chương trình Shark Tank Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên thiết thực với những người trẻ có mong muốn khởi nghiệp thành công.
" alt="Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo"/>
Theo Tân Trí Việt, chiếc thẻ được làm miễn phí cho tất cả du học sinh tại Tân Trí Việt với mục đích: Cam kết thanh toán số tiền học bổng cho du học sinh đăng ký du học tại Tân Trí Việt và tiền quà tặng (nếu có). Đặc biệt, các khoản chuyển học bổng sẽ có chứng từ của Ngân hàng xác nhận đầy đủ. Đảm bảo đúng quyền lợi cam kết từ ban đầu với du học sinh. Trong trường hợp xấu xảy ra, gia đình và du học sinh có thể dựa vào bản sao kê của Ngân hàng để đối chiếu đòi hỏi quyền lợi chính đáng.
Theo đó, với chiếc thẻ này, du học sinh Tân Trí Việt có thể yên tâm để nhận được học bổng, quà tặng của mình. Học bổng sẽ được chuyển thẳng đến tài khoản của mỗi du học sinh đúng thời gian, đúng giá trị đã định.
Chiếc thẻ ATM này được in logo của cả Tân Trí Việt và Liên Việt Postbank. Du học sinh có thể dùng thẻ ATM được cấp để tích trữ tiền lương, học phí, chi phí sinh hoạt… hoặc thanh toán cá nhân trong nước và tại Nhật Bản tùy theo nhu cầu.
Điều kiện để được cấp thẻ:
Thẻ ATM chỉ được Tân Trí Việt cấp cho những du học sinh nhận được chứng nhận học bổng hay quà tặng tại Tân Trí Việt.
Du học sinh liên hệ với Tân Trí Việt theo địa chỉ sau để có được chiếc thẻ sớm nhất:
Công ty Tân Trí Việt:
Văn phòng tư vấn: Tầng 18 - Tháp A - Tòa nhà Mỹ Đình Plaza - Số 138 - Trần Bình - Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Cả 4 thí sinh đồng loạt nhấn chuông xin trả lời chướng ngại vật sau hàng ngang gợi ý "vĩ tuyến" và một góc hình ảnh được lật mở.
Cả 4 thí sinh đều đồng loạt nhấn chuông xin trả lời chướng ngại vật - đây là tình huống lần đầu tiên xảy ra trong hơn 17 năm qua của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Tuy nhiên, trong số khán giả trong trường quay, đã có một số cánh tay đã giơ lên không đồng tình với câu trả lời này.
Em là Dương Tuấn Dũng (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Ứng Hòa A, Hà Nội) đến cổ vũ cho bạn Đặng Thị Hoài Anh, cho rằng đáp án đúng phải là “Xích đạo” bởi xích đạo cũng là đường vĩ tuyến cùng thêm gợi ý là góc hình ảnh về Trái Đất.
Dương Tuấn Dũng (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Ứng Hòa A, Hà Nội) "chiến thắng" cả 4 thí sinh trong phần thi Vượt chướng ngại vật ở cuộc thi tuần.
Tuấn Dũng cũng biết rằng nếu câu trả lời của em đúng thì cả 4 bạn chơi sẽ đều không được tham gia phần thi này nữa. Tuy nhiên đó lại là “tin vui” đối với Dũng khi bạn của em là Hoài Anh sẽ không bị thua thiệt về điểm số vì không phai là người đầu tiên ấn chuông xin đưa ra chướng ngại vật.
Và, cuối cùng “Xích đạo” mới đúng là từ khóa cần tìm và đã không có nhà leo núi nào vượt qua được chướng ngại vật.
Hình ảnh gợi ý cho từ khóa chướng ngại vật sau khi được lật mở hết.
“Đường xích đạo là vĩ tuyến của Trái đất có vĩ độ bằng 0, chia Trái Đất thành 2 phần bằng nhau. Đường xích đạo là một đường tròn tưởng tượng, hình ảnh gợi ý là Trái Đất và đường xích đạo của chính nó”, MC Diệp Chi chia sẻ.
Như vậy, lần đầu tiên sau hơn 17 năm trong lịch sử chương trình Đường lên đỉnh Olympia cả 4 thí sinh đều đồng loạt nhấn chuông xin trả lời chướng ngại vật và cũng lần đầu tiên cả 4 thí sinh đều đưa ra câu trả lời sai.
Thanh Hùng
Bất phân thắng bại, thí sinh Olympia oẳn tù tì bốc thăm để xác định người đi tiếp
Bất phân thắng bại sau 3 câu hỏi phần thi phụ của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, 2 thí sinh Nguyễn Ngọc Huy và Vương Trung Hiếu đã phải oẳn tù tì bốc thăm để xác định người được đi tiếp.
" alt="Cả 4 thí sinh Olympia trả lời chướng ngại vật sai, nam sinh ngồi ghế khán giả mới đúng"/>