Phát biểu khai mạc tại họp báo công bố chương trình "Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024" chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết Việt Nam cần chủ động tham gia vào làn sóng công nghệ thế giới, chủ động làm chủ những công nghệ lõi. Công nghiệp bán dẫn và công nghệ AI là 2 lĩnh vực quan trọng được tập trung ưu tiên phát triển.
Gần đây, công nghiệp bán dẫn là ngành được nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh phát triển. Ngành này là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, là ngành công nghiệp lõi, quan trọng cho sự phát triển công nghệ hiện đại.
Việt Nam hiện nổi lên như một nhân tố đầy tiềm năng trong ngành bán dẫn với nhiều lợi thế như vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng số ngày càng phát triển, người dân thành thạo công nghệ và lực lượng lao động trẻ dồi dào, có sức sáng tạo. Ngành bán dẫn ở Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới.
Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA), thị trường bán dẫn Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 6% trong giai đoạn 2022-2027.
Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn; tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp công nghệ để hỗ trợ, phát triển và lan tỏa.
Ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Meta (Ảnh: Huyền Trang).
Cùng với ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong làn sóng phát triển của công nghệ AI, Việt Nam cũng đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc tham gia thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực AI.
Năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Sau 2 năm triển khai, Việt Nam đạt được thành tựu đáng khích lệ, trong đó ghi nhận năm 2022, Việt Nam đứng thứ 55 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số sẵn sàng về AI, tăng 7 bậc so với 2021, theo báo cáo của Oxford Insights.
Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp đạt những thành tích đáng kể trong nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo như FPT, Viettel AI, VNPT AI, VIN AI… Điều này càng chứng tỏ năng lực và vị thế của kỹ sư, chuyên gia Việt Nam trong việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ AI.
Nhận xét về tiềm năng công nghiệp trí tuệ nhân tạo Việt Nam, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Meta khẳng định Việt Nam sẽ trở thành con rồng về trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo ở Đông Nam Á.
Ông Rafael cho biết rất ấn tượng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam so với lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây 23 năm. Đại diện Meta rất ấn tượng với tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh, sáng tạo của người Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam rất cởi mở hợp tác kinh tế cùng nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục duy trì được những lợi thế sẵn có, tư duy cởi mở và tận dụng được cơ hội lớn đang mở ra. Việt Nam cần trở thành nơi các công ty công nghệ thế giới muốn đến kinh doanh.
Về Meta, doanh nghiệp này đã cam kết hỗ trợ chuyển đổi số tại Việt Nam trong một thời gian dài. Doanh nghiệp này mong muốn mang công nghệ mới đến Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành đầu tàu về đổi mới công nghệ.
Về cấu trúc, Chương trình "Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024" bao gồm 3 nhóm:
Nhóm Doanh nghiệp lớn đổi mới sáng tạo:Các doanh nghiệp lớn đổi mới sáng tạo với các giải pháp tích hợp, đã được thị trường kiểm chứng và sẵn sàng triển khai ở quy mô lớn.
Nhóm Doanh nghiệp SMEs đổi mới sáng tạo:Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo đã có các sản phẩm, dịch vụ thực tế về công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đã triển khai thực tế trên thị trường và đã có doanh thu.
Nhóm Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Startups):Các dự án đổi mới sáng tạo và công ty khởi nghiệp đang có các ý tưởng; đề xuất; mô hình tiếp cận mới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị chung ngành bán dẫn & trí tuệ nhân tạo. Các Trường/ Viện đào tạo nghiên cứu, đã và đang hoạt động trong ngành vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
" alt=""/>Sếp Meta: Việt Nam sẽ là con rồng về trí tuệ nhân tạo ở Đông Nam ÁKết phiên ngày 26/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,7-85,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1,9 triệu đồng ở chiều mua và 1,4 triệu đồng ở chiều bán so với giá đóng cửa phiên trước đó. Chênh lệch giữa chiều mua và bán tăng từ 2 triệu đồng/lượng lên 2,5 triệu đồng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 82,1-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1,9 triệu đồng ở chiều mua và 1,4 triệu đồng chiều bán so với giá kết phiên trước đó.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao dịch quanh 2.626 USD/ounce, tăng nhẹ 9 USD so với rạng sáng hôm qua (26/11) theo giờ Việt Nam, nhưng so với đầu tuần giá đã giảm hơn 90 USD.
Hiện, quy đổi theo tỷ giá chưa thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 80,7 triệu đồng/lượng rẻ hơn 4,5-5 triệu đồng so với giá trong nước, tùy thời điểm.
Giá vàng giảm nhẹ, chạm mức thấp nhất trong một tuần khi nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu trước triển vọng lạc quan về một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah. Tuy nhiên, lo ngại về cuộc chiến ở Ukraine và kế hoạch áp thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hạn chế đà giảm của giá vàng.
Peter Grant, Phó Chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cao cấp tại Zaner Metals, nhận định: "Theo một cách nào đó, việc đạt được lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah chỉ giảm bớt phần nào rủi ro địa chính trị, nhưng rõ ràng thị trường có chút lạc quan từ điều này".
Giá vàng giảm sâu trong 2 phiên đầu tuần (Ảnh: Hải Long).
Tuy nhiên, ông cho rằng lo ngại về tác động lan rộng từ xung đột tại Ukraine vẫn rất lớn, và giá vàng có khả năng dao động trong biên độ từ 2.575-2.750 USD trong ngắn hạn.
Vàng truyền thống được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và địa chính trị.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng đưa ra nhận định về việc cam kết áp thuế mạnh tay lên Canada, Mexico và Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump có thể làm dấy lên các xung đột thương mại, củng cố sức hấp dẫn của vàng. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát từ các chính sách này có thể cản trở việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tạo áp lực lên giá vàng.
Thị trường đang tập trung vào biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed. Nhà đầu tư tiếp tục thận trọng khi cho rằng khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 12 chỉ còn 60%.
"Những tín hiệu ôn hòa từ Fed có thể hỗ trợ giá vàng, nhưng bất kỳ dấu hiệu nào về khả năng tạm dừng cắt giảm lãi suất vào tháng tới có thể tạo thêm áp lực lên vàng," Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao tại ActivTrades, nhận định trong một báo cáo.
Giá USD ngân hàng chạm trần
USD-Index sáng nay đạt 107,08 điểm, tăng 0,25% so với trước đó và tăng 5,67% so với đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước hiện niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.295 đồng, tăng 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá 23.075-25.509 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.170-25.509 đồng (mua - bán), giảm 50 đồng ở chiều mua và không đổi ở chiều bán ra. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.220-25.509 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.730-25.840 đồng (mua - bán), giảm 10 đồng ở chiều mua và không thay đổi ở chiều bán ra.
" alt=""/>Giá vàng miếng, vàng nhẫn giảm gần 2 triệu đồng/lượng