Sau Galaxy A5,ạivôtìnhxácnhậnGalaxyARAMGBbảlịch thi đấu bóng đá châu âu Galaxy A7 phiên bản 2018 với nhiều cải tiến cũng đã được Samsung ngầm xác nhận.
Mở hộp Galaxy Note FE sắp bán tại VN: Không phải hàng tái chếSamsung lại vô tình xác nhận Galaxy A7 RAM 6GB bản 2018
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước -
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà không hài lòng khi nhiều người biến tướng áo dàiHoa hậu Thanh Hà mặc áo dài ngũ thân. Người đẹp quê Bến Tre diện áo dài ngũ thân do Nghệ nhân Phạm Văn Tuyền thực hiện riêng. Nguyễn Thanh Hà tự hào khi được khoác lên bộ trang phục có màu sắc giống với màu cờ Tổ quốc.
Nguyễn Thanh Hà cho biết, chiếc áo dài diện tại sự kiện có thông điệp vô cùng ý nghĩa. Nó không chỉ là biểu trưng cho truyền thống, văn hóa, sự thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam mà hơn hết, đó là tinh thần tự hào dân tộc.
Thanh Hà chia sẻ, từ khi bén duyên với các hoạt động nghệ thuật được tiếp xúc với nhiều mẫu váy áo lộng lẫy nhưng vẫn tự tin nhất khi mặc áo dài.
Với vai trò là hoa hậu, một người trẻ, cô luôn ý thức được việc giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc và áo dài là một trong số đó. Vì vậy, đối với những sự kiện giao lưu văn hóa, người đẹp thường ưu tiên chọn áo dài.
Cô chia sẻ, quá trình tham gia cuộc thi Hoa hậu Môi trường thế giới đã có dịp giới thiệu về trang phục truyền thống của Việt Nam với các thí sinh quốc tế.
“Các bạn đều khá thích thú khi nhìn thấy tôi diện áo dài. Đó là niềm tự hào của tôi trong hành trình mang chuông đi đánh xứ người", Nguyễn Thanh Hà bày tỏ.
Trước thực trạng nhiều bạn trẻ sáng tạo, phá cách khiến áo dài mất đi nét đẹp vốn có, Nguyễn Thanh Hà bày tỏ thái độ không hài lòng. Cô cho rằng bất cứ sự sáng tạo nào cũng có những chuẩn mực nhất định và không thể biện minh cho điều đó để làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống của dân tộc.
“Tôi tin khi các bạn tìm hiểu kỹ về lịch sử và ý nghĩa của tà áo dài sẽ biết cách trân trọng và góp phần mang nó đến với bạn bè quốc tế", nàng hậu bộc bạch.
Nguyễn Thanh Hà nói trên cương vị là một Hoa hậu Môi trường thế giới 2023, cô không quên trách nhiệm đặc biệt là lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
“Bằng cách tham gia vào các hoạt động đoàn, hội và giao lưu văn hóa, tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho người khác để cùng nhau tạo ra một tương lai bền vững, xanh sạch và tươi đẹp cho hành tinh của chúng ta”, cô nói.
Nguyễn Thanh Hà đăng quang Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023Nguyễn Thanh Hà đăng quang Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023. Đây cũng là thành tích cao nhất của đại diện Việt Nam tại cuộc thi từ trước tới nay."> -
- Trong bài phát biểu tại hội nghị Ngoại giao sáng nay, 23/8, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra 5 việc cần giải quyết để thúc đẩy ngoại giao giáo dục trong thời gian tới. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lê Anh Dũng.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục đã xác định hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được thể hiện qua 3 khía cạnh:
Đầu tiênlà hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ... Theo ông Nhạ, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông.
Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, ông Nhạ cho rằng đây là điểm còn hạn chế trong thời gian qua.
“Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta”– Bộ trưởng Nhạ nói.
Vềhội nhập quốc tế thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, ông Nhạ cho biết đây là hoạt động truyền thống, phổ biến song chưa có một kế hoạch tổng thể để quản lý hiệu quả và có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất nước.
Từ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất 5 công việc mà ngành giáo dục cần sự hỗ trợ, phối hợp của ngành ngoại giao để thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục.
Một là, thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác.
Hai là, giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc.
Ba là, đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài.
Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo.
Năm là, hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục.
“Chúng tôi mong muốn Việt Nam quan hệ hợp tác ở đâu, giáo dục phải hiện diện ở đó. Chúng ta đã làm tốt ngoại giao về chính trị, tích cực triển khai ngoại giao về kinh tế, mong rằng thời gian tới sẽ thúc đẩy ngoại giao về giáo dục”.
- Hà Phương
-
- Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1996, quê Thanh Hóa) đang học năm nhất tại khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương HN. Thế nhưng, mùa thu năm nay, cô bạn này sẽ sang Mỹ để học trường ĐH Earlham, sau khi giành được suất học bổng toàn phần trị giá 3,5 tỷ đồng. Không phải ai cũng biết rằng, việc săn học bổng du học của Quỳnh Anh là một hành trình khá gian nan. Từng nghĩ, du học là chuyện xa vời
Vốn là một cô gái cá tính và năng động, từ nhỏ Quỳnh Anh đã mong muốn được đi xa để học hỏi và khám phá thế giới. Tuy vậy, cô bạn này nghĩ rằng, đi du học là ước mơ ngoài tầm với vì chỉ dành cho những bạn nhà siêu giàu hoặc có huy chương quốc tế. Để chạm tay vào giấc mơ du học, Quỳnh Anh chỉ còn một cách duy nhất là xin học bổng.
Thế nhưng, ở Thanh Hóa không có các trung tâm tiếng Anh lớn dành cho các học sinh muốn đi du học nên cô bạn gần như phải tự học hoàn toàn. Dù từng là bí thư chi đoàn, thường vụ BCH Đoàn trường THPT Chuyên Lam Sơn và tham gia một số câu lạc bộ trong trường, nhưng Quỳnh Anh vẫn thừa nhận rằng ở đây không nhiều các hoạt động ngoại khóa như các thành phố lớn. Trong khi đó, hoạt động ngoại khóa năng nổ là một tiêu chí quan trọng khi xét học bổng du học. Lúc ấy, Quỳnh Anh vẫn nghĩ rằng cơ hội dành được học bổng với một học sinh ngoại tỉnh như cô là quá mong manh!
Sau đó, Quỳnh Anh tham gia cuộc thi Young Leaders Award; tham dự Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam…, ở đây, cô bạn được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước nên càng có thêm động lực để thực hiện mục tiêu du học của mình.
“Con mới có 18 tuổi”!
Quỳnh Anh bắt đầu apply học bổng vào năm học lớp 11 và được lọt vào top 16 để phỏng vấn nhưng bị trượt. Cô bạn đã từng tâm sự rằng: “Cú ngã đó đã làm mình buồn một thời gian dài vì nghĩ rằng thế là hết! Không có học bổng thì mình không thể đi du học được. “Mẹ mình động viên rằng “Con cứ sống bình thường không được à?”. Bình thường nghĩa là như bao bạn bè khác, thi ĐH và học ĐH ở trong nước. Nhưng khi đó, mình đã trả lời: “Con mới có 18 tuổi!”.
Vì mới có 18 tuổi, nên Quỳnh Anh biết mình phải đứng dậy sau thất bại. Khoảng 3 tuần trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Quỳnh Anh lại quyết định một lần nữa apply học bổng. Bố mẹ cô bạn đã phản đối kịch liệt vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã quá gần. Sau khi lập một kế hoạch cụ thể về việc xin học bổng và gửi cho bố mẹ, cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý cho cô bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình với điều kiện phải thi vào trường ĐH Ngoại thương và đạt ít nhất 24 điểm.
Chỉ dành vỏn vẹn 3 tuần để ôn thi ĐH, cuối cùng Quỳnh Anh đã đỗ vào khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương với đúng 24 điểm. Sau đó, vừa học Ngoại thương, cô bạn vừa cần mẫn học chứng chỉ TOEFL, SAT và làm hồ sơ để chuẩn bị cho đợt apply học bổng lần thứ hai.
“Có lần khu trọ bị cắt internet một tuần, mình ngồi ở quán café dùng wifi để hoàn thành các bài luận. Gần 11 giờ đêm, quán cafe đóng cửa, mình đi bộ về nhà sau khi nhận được lời nhận xét:"I'm very disappointed by your first draft" (Dịch: Tôi rất thất vọng về bài viết đầu tiên của bạn”) cho bài tiểu luận chính. Chỉ còn ánh đèn vàng leo lét chiếu xuống mặt đường còn đọng đầy những vũng nước bẩn, mình cắn chặt môi để không khóc, tự nhủ là sẽ không bao giờ quên giây phút này” - Quỳnh Anh kể.
“Chiến đấu” tới giây phút cuối
Gặp khá khó khăn trong hành trình săn học bổng du học, cuối cùng Quỳnh Anh cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình. Đối với Quỳnh Anh, suất học bổng 3,5 tỉ đồng của trường ĐH Earlham (Mỹ) giống như một giấc mơ nhưng cũng như phần thưởng xứng đáng. Cô bạn chia sẻ: “Điều quan trọng nhất mình học được trong quá trình săn học bổng là cách vượt qua tự ti để chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Mình nhận ra rằng hãy cứ làm hết sức mình, nếu được thì tốt, không được cũng không phải chấm hết. Vì chắc chắn, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không những thế, việc cố gắng đạt học bổng du học còn là cách để Quỳnh Anh chứng minh rằng: Học sinh ngoại tỉnh cũng có thể xin học bổng và đi du học, cho dù không có nhiều điều kiện như học sinh thành phố. Tuy ước mơ đã trở thành hiện thực, nhưng theo Quỳnh Anh, việc du học có thật sự tốt hơn học trong nước hay không còn phụ thuộc vào bản thân mình đã cố gắng, nỗ lực như thế trong hành trình sắp tới.
Nguyễn Quỳnh Anh
Sinh năm 1996
Học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa; SV năm nhất Khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội
Thành tích:
- Huy chương vàng cuộc thi Toán tuổi thơ toàn quốc 2007
- Huy chương vàng cuộc thi Tiếng Anh trên mạng Internet 2010
- Giải ba quốc gia môn tiếng Anh 2013 và 2014
- Giải nhì toàn quốc cuộc thi Young Leaders Award 2011 do ĐH Melbourne tổ chức
- Giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh DAV E-talent 2015 chủ đề "Hội nhập văn hóa"
- Top 6 Chung kết cuộc thi tranh biện BNW 2015, chủ đề "Tiến hóa và thoái hóa"
- Đại biểu Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam 2013
- Đại biểu Vietnam Youth Icon 2015
- Thường vụ Đoàn trường THPT chuyên Lam Sơn
- Cựu trưởng ban biên tập CLB truyền thông Lam Sơn Radio và CTV của nhiều báo tuổi teen.
- Vi An