- Từ kinh nghiệm công tác lâu năm ở bậc tiểu học, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đắk Dục (Ngọc Hồi – Kon Tum) Vũ Việt Thắng đã có một số góp ý cho dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến rộng rãi.Dưới đây là những góp ý cụ thể của tác giả Vũ Việt Thắng.
Khoản 2, Điều 17(về sĩ số học sinh trong lớp học): Dự thảo điều lệ quy định sĩ số học sinh không quá 35 em/ lớp là giữ nguyên như cũ đã lạc hậu và không phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục sắp tới. Sĩ số 35 em/ lớp là quá đông gây quá tải cho giáo viên trong việc giảng dạy, quản lý, theo dõi và đánh giá học sinh (theo phương châm giáo giáo dục đáp ứng năng lực người học và cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30/ 2014), nhất là học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.
 |
Môt tiết hoc theo chương trình VNEN của học sinh Trường Tiểu học Thạch Bằng, Thạch Hà, Hà Tĩnh (Ảnh Hạ Anh) |
Thực tế thời gian qua, giáo viên đã rất vất vả trong việc tổ chức, quản lý đánh giá học sinh ở những lớp học có số học sinh từ trên 30 em trở lên dẫn tới nhiều việc làm hình thức, đối phó gây thiệt thòi cho học sinh. Cũng vì đông mà học sinh không được giáo viên quan tâm đúng mức.
Hiện tượng sĩ số học sinh đến 50, 60 em/ lớp chỉ là cá biệt ở một số nơi, nhất là các thành phố lớn, các địa phương cần phải có cách giải quyết. Điều lệ lần này gắn liền với công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới, nó có tầm nhìn lâu dài nên cần có những lựa chọn phù hợp trong đó có việc quy định về sĩ số học sinh.
Khoản 1, Điều 18(về tổ chuyên môn), quy định mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. Đề nghị quy định thêm trường hợp tổ chuyên môn ghép từ 2 khối lớp trở lên (như Tổ chuyên môn khối 1+2; Tổ chuyên môn khối 1+2+3… thường ở những trường nhỏ, ít lớp) phải có tổ phó dù có thể không đủ 7 thành viên nếu không sẽ rất khó khăn cho việc tổ chức, điều hành của tổ trưởng tổ chuyên môn.
Đề nghị xem xét lại Điểm b, Khoản 2, Điều 18về nhiệm vụ của tổ chuyên môn vì tổ chuyên môn không thể đủ khả năng cả về năng lực, con người, thời gian và phương tiện thực hiện các nhiệm vụ như bồi dưỡng chuyên môn, quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ. Không thể coi tổ chuyên môn là một “nhà trường thu nhỏ”, như thế sẽ quá tải, không thể thực hiện được hiệu quả trong khi các công việc chuyên môn thuần túy lại không có thời gian thực hiện. Coi tổ chuyên môn là “nhà trường thu nhỏ” sẽ làm sai chức năng của tổ chuyên môn. Mặt khác, tổ chuyên môn ở trường tiểu học chứ không phải là một “khoa” ở các trường CĐ, ĐH.
Trong Điều 20 và 21của dự thảo quy định hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy bình quân hai tiết/tuần và hiệu phó dạy bốn tiết/tuần là rất hình thức, rất không thực tế. Đây là những quy định cũ còn giữ lại nó đã không khả thi trong thực tế thời gian qua vì: Công việc quản lý không tạo điều kiện cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giảng dạy đúng như lịch giảng dạy đã phân công làm xáo trộn công tác nhà trường.
Vì việc xen vào mấy tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thậm chí phá vỡ “tính hệ thống” của giáo viên phụ trách môn học. Có thể quy định hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giảng dạy một số tiết trong học kỳ theo hình thức “thao giảng” để họ “nhớ nghề” và nắm được tình hình học sinh sẽ phù hợp hơn đồng thời quy định mỗi tuần họ phải dự một số tiết quy định để phục vụ công tác quản lý (việc dự giờ họ có thể rất chủ động thực hiện và thực hiện có hiệu quả).
Điểm a, Khoản 2, Điều 23, về các thành phần của Hội đồng trường, đề nghị phải có thêm Phó chủ tịch Hội đồng trường để trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt vì nhiều lý do khác nhau có người có thẩm quyền điều hành Hội đồng trường.
Điều 24về Hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng tư vấn đề nghị ghi rõ thành phần phải có là chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên (trong dự thảo hiện không có phó chủ tịch). Nếu không có phó chủ tịch các hội đồng sẽ gặp khó khăn, rắc rối trong trường hợp vắng mặt củ tịch hội đồng.
Điều 28 về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: Đề nghị nghiên cứu lại đề mục này trong điều kiện đổi mới giáo dục sắp tới bởi vì như trong mô hình trường học mới VNEN hiện nay không gọi là “Sách giáo khoa” mà gọi là “Tài liệu hướng dẫn học”.
Điều 30:Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường.
Ở khoản 1, điểm g:Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên, đề nghị ghi rõ: Sử dụng phần mềm quản lý nhà trường (phần quản lý nhân sự PMIS). Vì hiện nay, phần này đã rất đầy đủ, chi tiết về lí lịch cán bộ, giáo viên, rất tiện ích nên không cần sinh thêm một mẫu sổ nữa vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa rườm rà phức tạp.
Ở khoản 2, về hồ sơ của giáo viên, đề nghị ghi rõ các loại sổ: Giáo án; Sổ hội họp; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm); Sổ dự giờ; Sổ theo dõi chất lượng học sinh; Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội); Sổ chi đội – sao nhi (đối với anh, chị phụ trách).
Ghi như dự thảo hiện nay rất rườm rà, khó hiểu, không đầy đủ, không cụ thể và khó thực hiện.
Khoản 2, Điều 31về việc bàn giao học sinh cho trường THCS cùng địa bàn không nên đưa vào điều lệ vì như thế có thể vi phạm quyền được chọn trường học của học sinh và cha mẹ học sinh. Việc bàn giao như thế, nếu có thể, nên để các địa phương chủ động tổ chức thực hiện.
Một số ý kiến không đồng ý với cách gọi lớp trưởng bằng chức danh “chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng tự quản” vì cho rằng không phù hợp và đưa học sinh vào hệ thống "quyền lực” quá sớm... Tuy nhiên, theo tôi nên thống nhất như Điều 17 của dự thảo điều lệ chọn hai cách: hoặc gọi là “lớp trưởng, lớp phó”, hoặc là “chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản” tùy theo lựa chọn của mỗi nhà trường.
Việc tổ chức theo mô hình “chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản” thời gian qua ở mô hình VNEN không có gì là nặng "quyền lực” mà nó rất hiện đại, văn minh - là việc giáo dục học sinh sử dụng "quyền lực”, ứng xử với "quyền lực” theo cách dân chủ, văn minh; là việc huấn luyện năng lực ”lãnh đạo” văn minh cho các em.
Trên đây là một số góp ý của tôi với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng một Điều lệ trường tiểu học phù hợp và hiệu quả sắp tới.
Theo nhà phân tích Mark Gurman của Bloomberg, Apple đang phát triển màn hình gắn tường để gọi video, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ điều khiển nhà thông minh và ứng dụng.
Nguồn tin nội bộ cho biết thiết bị có tên mã J490, dự kiến ra mắt sớm nhất tháng 3/2025. Nếu tin đồn chính xác, đây sẽ là danh mục sản phẩm mới tiếp theo của Táo khuyết, giúp quảng bá và làm nổi bật nền tảng Apple Intelligence.
Những tính năng của màn hình Apple
"CEO Tim Cook tin rằng sản phẩm có thể giúp Apple trở thành thế lực trong phân khúc nhà thông minh, thị trường mà công ty đang tụt hậu so với Alphabet và Amazon trong những năm gần đây.
Ông ấy đưa thiết bị trở thành dự án ưu tiên trong bộ phận kỹ thuật và thiết kế tại công ty, mong muốn sản phẩm sớm bán ra thị trường sau hơn 3 năm phát triển", Gurman nhấn mạnh.
Dựa trên tin đồn, thiết bị có màn hình khoảng 6 inch, ngoại hình giống iPad nhưng dạng vuông. Kích thước sản phẩm bằng 2 chiếc iPhone ghép lại, viền màn hình xung quanh dày.
 |
Giao diện điều khiển nhà thông minh của Amazon Echo Hub. Ảnh: Bloomberg. |
Thiết bị tích hợp camera, pin sạc và loa ngoài. Apple dự kiến bán sản phẩm với màu bạc và đen. Công ty từ chối bình luận về tin đồn.
Cây viết từ Bloombergnói rằng sản phẩm có giao diện cảm ứng, kết hợp giữa Apple Watch và chế độ Standby trên iPhone. Tuy nhiên, công ty muốn người dùng điều khiển chủ yếu bằng giọng nói, dựa trên Siri và Apple Intelligence.
Phần cứng thiết bị được tối ưu cho App Intents. Dự kiến ra mắt trong những tháng tới, hệ thống này cho phép AI kiểm soát chính xác ứng dụng và những tác vụ phổ biến trong hệ điều hành của Apple.
Sản phẩm dự kiến được quảng bá dưới dạng giải pháp điều khiển thiết bị gia dụng, trò chuyện với Siri và gọi video bằng FaceTime.
Thiết bị còn cài sẵn một số ứng dụng như trình duyệt web, nghe tin tức và nhạc. Người dùng có thể truy cập ghi chú, lịch hẹn đồng bộ từ iCloud và kích hoạt chế độ khung ảnh kỹ thuật số.
Tận dụng Siri và Apple Intelligence
Màn hình thông minh sẽ giúp Apple cạnh tranh với Echo Show, Echo Hub của Amazon, cũng như Google Nest Hub. Người dùng cũng có thể nhớ đến Meta Portal, mẫu màn hình gọi video thất bại của công ty sở hữu mạng xã hội Facebook.
Bên cạnh phiên bản thông thường, Apple được cho đang phát triển tùy chọn đắt tiền hơn, tích hợp cánh tay robot để di chuyển màn hình.
Tin đồn cho biết giá bán phiên bản robot có thể lên đến 1.000 USD tùy linh kiện sử dụng. Trong khi đó, mẫu màn hình cơ bản sẽ rẻ gần bằng đối thủ. Để so sánh, Amazon Echo Show 8 có giá 150 USD, Echo Hub là 180 USD, còn Google Nest Hub Max là 230 USD.
 |
Chế độ Standby của iPhone. Ảnh: 9to5Mac. |
Apple còn thiết kế một số phụ kiện như giá gắn màn hình lên tường, chân loa đặt trong nhà bếp, tủ đầu giường hoặc bàn làm việc. Công ty hình dung tính năng FaceTime có thể hữu ích khi nấu ăn hoặc làm việc. Tất cả nhằm phát huy sức mạnh của Siri và Apple Intelligence.
Phần cứng màn hình còn tích hợp cảm biến nhận diện khoảng cách. Ví dụ, khi người dùng đứng xa, màn hình hiển thị nhiệt độ phòng. Khi đến gần, giao diện sẽ chuyển sang công tắc chỉnh nhiệt độ điều hòa.
Phiên bản thử nghiệm của màn hình chạy hệ điều hành tên mã Pebble. Người dùng có thể tùy chỉnh giao diện với các widget theo dõi cổ phiếu, thời tiết, lịch hẹn hoặc công tắc thường dùng.
Phần mềm còn tích hợp thanh dock để kích hoạt nhanh ứng dụng, menu dạng lưới tương tự iPhone.
Trong quá trình phát triển, Apple từng cân nhắc ra mắt kho ứng dụng cho màn hình. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị loại bỏ, ít nhất trong phiên bản đầu tiên.
Tham vọng cạnh tranh với Amazon, Google
Bên cạnh Siri và Apple Intelligence, sản phẩm sẽ tận dụng HomeKit, nền tảng nhà thông minh lâu đời của Apple với nhiều thiết bị tương thích từ bộ điều nhiệt, đèn, khóa cửa, camera an ninh, cảm biến, vòi nước, quạt...
Trong thời gian đầu, thiết bị ưu tiên tối ưu sản phẩm an ninh. Những tính năng được hỗ trợ như cảnh báo an toàn, theo dõi camera và giám sát trẻ em. Sản phẩm cũng hỗ trợ liên lạc nội bộ giữa các phòng.
Bên cạnh màn hình, Apple còn lên ý tưởng cho nhiều sản phẩm nhà thông minh tập trung quyền riêng tư, gồm camera an ninh và màn hình giám sát trẻ em.
Công ty cũng nghiên cứu hệ thống nhận diện số lượng người trong nhà, hoạt động dựa trên cảm biến hoặc gắn trực tiếp vào ổ điện. Tuy nhiên, các sản phẩm này có thể ra mắt trễ hơn, thậm chí bị hủy bỏ hoàn toàn.
 |
Màn hình thông minh Google Nest Hub Max. Ảnh: Bloomberg. |
Trở lại màn hình thông minh, thiết bị có thể hoạt động gần như độc lập, nhưng vẫn cần iPhone cho một số tác vụ như cài đặt ban đầu. Sản phẩm cũng tích hợp Handoff, cho phép kích hoạt tính năng và sử dụng sau trên iPhone.
Nhiều bộ phận tại Apple đang cùng làm việc trên dự án, gồm nhóm kỹ thuật phần cứng nhà thông minh dẫn dắt bởi Matt Costello, và nhóm hệ sinh thái kỹ thuật phần mềm do Arun Mathias dẫn đầu. Các đội ngũ thiết kế giao diện công nghiệp và giao diện người dùng cũng tham gia chặt chẽ vào dự án.
"Nhìn chung, Apple kỳ vọng bán nhiều sản phẩm cho khách hàng, những người sẽ đặt chúng quanh nhà và sử dụng nhiều lần trong ngày", Gurman nhấn mạnh.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
" alt=""/>Sản phẩm lớn tiếp theo của Apple