NEWSNEWS

Làm gì khi giáo viên, học sinh cư xử lệch chuẩn?

Những sự việc giáo viên mắng,àmgìkhigiáoviênhọcsinhcưxửlệchchuẩthiên an jack chửi học sinh hay học sinh cãi vã, hỗn hào với giáo viên làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cả thầy và trò, phần nào ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Vậy phải làm thế nào để nâng cao ứng xử sư phạm trong trường học từ cả hai phía giáo viên và học sinh?

Thầy lẫn trò cùng sai chuẩn mực 

Trong buổi đối thoại với lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM cách đây vài năm, một nữ sinh đã bật khóc khi nói về trường hợp cô giáo dạy Toán lên lớp chỉ viết bài, không giảng, không nói chuyện, không giao tiếp... Cả nửa học kỳ qua, học sinh phải tự học, các em rất sợ hãi và căng thẳng. Trong giờ giảng, khi có tiếng ồn, cô quay xuống hỏi: "Ai sủa trong lớp?" rồi chất vấn lớp trưởng : "Ai là người thường hay sủa trong lớp?".

Thời điểm đó, phụ huynh có con theo học cô giáo này cũng phản ánh, con mình chỉ bài cho bạn liền bị cô mắng chửi. Ngay sau khi nắm bắt thông tin sự việc, Sở GD-ĐT TP.HCM đã vào cuộc. Cô giáo hứa sẽ thay đổi, cởi mở, thân thiện hơn với học trò đồng thời trong giờ học sẽ có sự tương tác với học sinh.

Hay gần đây, một clip dài hơn 1 phút được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh ở một lớp học. Trong clip, thầy giáo ngồi ở bàn giáo viên giảng bài, bất ngờ dùng tay gõ mạnh xuống bàn. Nhiều học sinh đã giật mình trước hành động khác thường này.

Sự việc chưa dừng lại tại đó, nam giáo viên còn lớn tiếng nói: “Học dốt… viết đoạn văn 150 chữ, thi làm bài không được, bây giờ tôi hướng dẫn không nghe. Đầu trâu, đầu chó gì đó, không phải đầu người. Không muốn vào lớp, nói thẳng ra là vậy...”. 

Sự việc được xác định xảy ra từ hơn nửa năm trước, trong giờ ôn tập môn Ngữ văn ngày 24/11/2022 tại một lớp 10, Trường THPT Võ Thị Hồng (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). 

Về phía học sinh gần đây xuất hiện "trend" bình phẩm về đời tư của thầy cô giáo. Trên fanpage của không ít trường học, các admin phải chặn rất nhiều thông tin học sinh bình phẩm, đánh giá phương pháp giảng dạy hay cả ngoại hình và đời tư của giáo viên.

Tại fanpage một trường THPT ở quận TP.HCM đã từng xảy ra khẩu chiến giữa học sinh các lớp sau dòng trạng thái của một học sinh đánh giá về một thầy giáo môn Toán.

Tại nhiều trường khác, học sinh hưởng ứng trào lưu “flex” (khoe khoang) giáo viên chủ nhiệm bằng lời lẽ khiếm nhã, thiếu tôn trọng thầy, cô giáo. Đây là một trong những hệ quả tiêu cực của việc học sinh sử dụng mạng xã hội không kiểm soát, đồng thời các trường chưa phát huy hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong trường học.

Nhiều giải pháp sẽ được thực hiện

PGS.TS. Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho rằng việc bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên, đặc biệt là phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là hết sức cần thiết.

Theo ông Nam, hiện nay, cách xử phạt truyền thống khi học sinh phạm lỗi đang được nhiều giáo viên sử dụng là dùng hành vi và dùng lời nói, cử chỉ làm cho học sinh sợ hãi, đau đớn, xấu hổ để không tái phạm hành vi. Trong khi đó, hình phạt tích cực (kỷ luật tích cực) hiện đang được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến áp dụng, lại chỉ ra cho trẻ thấy mình mất cơ hội, mất quyền lợi nếu phạm lỗi.

Vì vậy, ngoài các bồi dưỡng công tác chuyên môn, các nhà trường cũng cần trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng về giáo dục kỷ luật tích cực và tạo điều kiện để các thầy cô được trải nghiệm quản lý lớp học tích cực trong nhà trường một cách thực chất, từ đó có những ứng xử phù hợp khi học sinh phạm lỗi.

Tại TP.HCM, ngành giáo dục đang đẩy mạnh mô hình “Trường học hạnh phúc”. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng khi môi trường dạy học thay đổi, giáo viên phải chủ động thích ứng, phát huy hiệu quả bộ quy tắc ứng xử trong trường học. Đồng thời, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh phải thực chất. Phải giáo dục để các em thay đổi nhận thức từ những thói quen nhỏ nhất, chứ không chỉ dạy một cách đối phó, hình thức.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, trong năm học 2023-2024 tới, ngành giáo dục địa phương sẽ đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Trong đó, trường học triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn và thân thiện.

4 quy tắc giúp người trẻ ứng xử văn minh trên mạng

4 quy tắc giúp người trẻ ứng xử văn minh trên mạng

Bốn quy tắc ứng xử nòng cốt gồm "Tuân thủ - Lành mạnh - An toàn - Trách nhiệm" giúp ích rất nhiều cho thanh niên trong học tập, lao động, vui chơi giải trí, kết nối và mở rộng mạng lưới giao tiếp.
赞(8187)
未经允许不得转载:>NEWS » Làm gì khi giáo viên, học sinh cư xử lệch chuẩn?