Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ

Thế giới 2025-03-31 05:57:19 4788
ậnđịnhsoikèoEnuguRangersvsPlateauUnitedhngàyKhócóbấtngờdortmund đấu với hoffenheim   Hoàng Ngọc - 27/03/2025 11:18  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/html/159a899136.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Hakkarigucu Nữ vs Bornova Hitab Nữ, 16h00 ngày 27/3: Tiếp tục bất bại

Gen sống xanh trong mỗi người

Chọn tên nhóm là Gen Xanh, theo Đặng Thị Thơm, Gen ở đây nghĩa là gen di truyền, Xanh là lối sống xanh, tối giản.

“Trong mỗi người chúng ta đều có rất nhiều loại Gen và tôi tin rằng trong đó có tồn tại một loại Gen mang tên “Gen Sống Xanh”. Không chỉ vậy, Gen Xanh này sẽ còn di truyền qua nhiều thế hệ khác nữa”, cô thủ lĩnh trẻ nói với VietNamNet.

Chia sẻ về ý tưởng thành lập nhóm của mình, Đặng Thị Thơm cho biết, bắt đầu từ việc xót xa với cảnh tượng túi nilông, quần áo cũ, giấy báo và rác điện tử... bị vứt bỏ khắp nơi. “Tôi muốn làm gì đó”…

Và cô bé vừa đỗ Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM đã làm thật nhiều việc. Trong đó phải kể đến chiến dịch "Rác đi quà về" tại TP.HCM. Nhiều ngày hội đã diễn ra từ chiến dịch này, thu gom được hơn 10 tấn quần áo cũ, vài tấn pin, rác thải điện tử cùng với số lượng lớn vỏ hộp sữa và thuỷ tinh. Trung bình cứ 1-2 tháng Gen Xanh sẽ tổ chức ngày hội đổi rác và phiên chợ xanh cho người dân.

{keywords}
 Đặng Thị Thơm trong một chương trình gây quỹ cho hoạt động của Gen Xanh.

Đáng tiếc là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến TP.HCM nên các hoạt trong chiến dịch trên phải tạm dừng. Tuy vậy, tính đến nay, như Thơm thống kê, Gen Xanh đã tổ chức được khoảng 6-7 ngày hội, 2 buổi workshop cho trẻ em và phụ huynh, 2 buổi talkshow cho công ty.

Có dịp đi tham dự các buổi chia sẻ mà Thơm là diễn giả mới thấy tâm huyết, cũng như tấm lòng của bạn với một dự án thiện lành cho môi trường. Các hoạt động vì môi trường của Thơm không ngoài việc kích hoạt suy nghĩ của mọi người, rằng nếu mỗi người chung góp một tay sẽ làm cho môi trường dễ thở hơn, cũng chính là làm cho mình sống khỏe hơn, bình an hơn trong tinh thần ta và môi trường sống tác động qua lại lẫn nhau…

Những ngày này, Đặng Thị Thơm đang tham gia tình nguyện chống dịch ở địa phương, nhưng vẫn trăn trở với hoạt động mới. Đó là tìm nguồn máy vi tính rẻ, cũ để kết nối trao tặng học trò khó khăn bắt buộc học online để chống dịch.

Hối hả với công việc thiện nguyện, cô sinh viên năm nhất ngành quan hệ công chúng chia sẻ: “Gen Xanh không đặt ra mục tiêu lớn lao là phải tác động được đến 1.000 - 2.000 người mà chỉ nghĩ là, dù chỉ 1-2 người đến với nhóm, nhưng họ nhận thức được việc bảo vệ môi trường và ý thức hơn về thói quen tiêu dùng của bản thân - đó đã là một điều rất đáng mừng.

{keywords}
Đổi pin, hộp sữa, chai nhựa lấy cây xanh do Gen Xanh tổ chức

Hiện tại, trong team Gen Xanh có những người trước đây chỉ vì tò mò mà tới tham gia chương trình nhưng sau đó đã bắt đầu nhận thức được và cùng đồng hành với dự án, giúp thêm nhiều người thay đổi thói quen cũ, hình thành lối sống xanh.

Vượt qua khó khăn

Có khó khăn nào trong việc làm dự án? Câu hỏi này đã được Thơm thật thà bày tỏ, rằng bản thân bắt đầu các hoạt động tình nguyện từ khi 16 tuổi, và bắt đầu hoạt động độc lập lúc 17 tuổi nên đương nhiên gặp khá nhiều khó khăn.

Có thể với nhiều người lớn tuổi hơn thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Trong những khó khăn mà cô nói là thử thách đó chính là cân bằng việc học tập, sự phản đối của gia đình, thầy cô. “Học không lo mà lo làm chuyện… bao đồng”, đấy là điều thi thoảng Thơm vẫn nghe, hay có lúc kinh phí cho hoạt động “kẹt cứng”, tưởng phải dừng.

“Tuy nhiên, bản thân tôi khá lạc quan, nên thường sẽ gạt những điều đó qua để cố gắng làm”, Thơm nói về cách vượt qua chướng ngại.

Nhờ vậy, đến thời điểm này, khi Gen Xanh được biết đến trên cộng đồng thiện nguyện thì gia đình và thầy cô cũng đã hiểu, ủng hộ tinh thần cho Thơm tiếp tục dự án.

{keywords}
Đặng Thị Thơm trong workshop “Trẻ em hòa nhập với thiên nhiên”

Trăn trở về ý tưởng lan tỏa lối sống xanh, ý thức bảo vệ môi trường, Thơm nói đây là trách nhiệm của mỗi người. Tuy nhiên, có thể do thói quen sống “thoải mái” lâu nay, vứt rác bừa bãi, đi chợ bằng bao nilông, phung phí điện, nước nên mọi người chưa quan tâm tới bảo vệ môi trường.

“Việc làm của tôi và các bạn tuy bé nhỏ nhưng sẽ góp một ngọn lửa thắp sáng câu chuyện bảo vệ môi trường; cùng với những tổ chức hoặc nhà nước chuyên chở thông điệp sống xanh, sống tích cực từ việc làm xanh đất mẹ…”, Thơm hoan hỉ nhìn lại quá trình đã đi qua.

Với Thơm, việc lớn lao - bảo vệ môi trường - ngoài hoạt động thiện nguyện, tự phát nhỏ lẻ, quan trọng hơn phải là chính sách quốc gia. Đặng Thị Thơm góp ý, cần có những biện pháp chế tài mạnh tay hơn nữa, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để thúc đẩy mỗi người cùng góp tay cho việc này. Theo thủ lĩnh Gen Xanh, khi hiểu rõ bảo vệ môi trường cũng quan trọng không kém thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội thì nhà nước và nhân dân, các tổ chức sẽ cùng làm.

“Mỗi chúng ta nếu đều có ý thức từ từng hành động nhỏ nhất thì sẽ góp phần rất lớn cho công cuộc xây dựng môi trường xanh này”, Đặng Thị Thơm nói.

Lưu Đình Long

Ông chủ phòng gym và 4 tháng vui buồn cùng những chuyến cứu trợ

Ông chủ phòng gym và 4 tháng vui buồn cùng những chuyến cứu trợ

Có những tình huống dở khóc dở cười, có những hình ảnh xót xa mà anh gặp phải trong suốt 4 tháng tham gia hỗ trợ lương thực cho người nghèo nghèo.

">

Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người

Chủng virus Corona đang biến đổi không ngừng và cuộc chiến chống dịch còn nhiều cam go, nhưng những tình nguyện viên như Nguyễn Thanh Tâm (20 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, TP.HCM) và hàng nghìn người trong tuyến đầu chống dịch vẫn đang cố gắng không ngừng. Bởi họ hiểu, những nỗ lực đó có thể đổi về sinh mạng của người bệnh.

00h11 phút, Thanh Tâm trở về phòng sau 14 tiếng tình nguyện trong khu cách ly tập trung tại thành phố Thủ Đức (TP. HCM).

Vừa thiếp đi được mấy phút, chàng trai quê Tiền Giang choàng tỉnh, ánh mắt hốt hoảng, không giấu phần mệt mỏi, mồ hôi trên trán vẫn còn nhễ nhại. “Cứ nhắm mắt lại là tiếng còi xe cấp cứu bên tai, mùi thuốc sát trùng thoang thoảng và hình ảnh đau đớn của bệnh nhân chập chờn hiện lên, tôi không thể chợp mắt được”. Gần 2 tuần nay chưa đêm nào Thanh Tâm có một giấc ngủ trọn vẹn. Riêng đêm nay, anh thức trắng hoàn toàn. 

Ban đầu, vị trí Thanh Tâm đăng ký là ở bệnh viện dã chiến, nhưng ở đó đã đủ người nên anh chuyển sang khu vực hỗ trợ tiêm vắc xin lưu động của thành phố Thủ Đức . 

{keywords}
Thanh tâm lấy thông tin cá nhân của người dân đến tiêm Vắc xin Covid-19.

Công việc của những tình nguyện viên như anh là điều phối trong quá trình tiêm vắc xin, đo huyết áp cho bệnh nhân, ghi chép các số liệu cụ thể, hướng dẫn bệnh nhân về phòng bệnh, dọn dẹp sắp xếp chỗ ở cho người bệnh, vận chuyển lương thực thiết yếu từ xe vào khu cách ly,...

Hơn một tháng nay anh rong ruổi khắp các địa điểm tiêm lưu động cùng những chiến hữu của mình. Công việc của nhóm Thanh Tâm phụ trách là hỗ trợ y bác sỹ lấy thông tin và điều phối người dân trong quá trình tiêm vắc xin.

Điểm tiêm chiều hôm đó là nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức. Dưới cái cái nóng 36-37 độ trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, mồ hôi ròng ròng như tắm, Nguyễn Thanh Tâm vẫn hoạt động như một con thoi.

Mắt không ngừng quan sát và nhắc nhở mọi người tuân thủ quy định giãn cách, nhiệm vụ của anh là đảm bảo số lượng người tiêm không bị ùn ứ bất cứ khâu nào. “Mấy hôm đầu về, cổ họng khô rát, đau, không phát nổi ra tiếng vì hô hào cả ngày và nói quá nhiều”.

{keywords}
Thanh Tâm (ngoài cùng bên trái) cùng các bạn tình nguyện viên sau giờ tình nguyện.

Hơn một tháng tình nguyện, tiếp xúc với y bác sỹ cùng quá trình làm việc đã giúp chàng trai miền sông nước nắm được những thông số và kỹ năng y tế cơ bản. “Ban đầu chưa biết và cũng bỡ ngỡ nhưng làm nhiều nên quen, tôi đã học được cách sơ cứu khi bị thương, các chỉ số khỏe mạnh của một người bình thường và nhiều điều thú vị khác của y học”.

Hoàn thành điểm tiêm ở trung tâm thiếu nhi Thủ Đức, đoàn xe lưu động chuyển sang điểm tiêm trung tâm thương mại Gigamall. Mỗi ngày, bình quân anh phải tiếp xúc với trên dưới 1000 người, nguy cơ tiếp xúc với F0 rất cao. Khi được hỏi có sợ không, người con miền Tây quả quyết: “Khi lựa chọn việc này, tôi đã chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm rồi, chỉ có tỉnh hay ngất, không có vui hay buồn, càng tiếp cận tiêm cho càng nhiều người càng tốt”.

Những lần chứng kiến cơn đau đớn của bệnh nhân nhiễm Covid-19, Tâm cảm thấy ngộp thở và lặng người đi. Những ca trở nặng được đưa vào bệnh viện dã chiến. Họ không dùng mũi mà phải thở bằng miệng, mỗi lần “lỡ” hít thở bằng mũi thì cơn đau phổi ập đến khiến bệnh nhân quằn quại, thống khổ vô cùng. “Có bệnh nhân đã xin bác sĩ cho họ “được giải thoát” vì không chịu đựng được”.

“Nếu chỉ một lần nhìn thấy nỗi thống khổ của họ, bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi phải cố gắng chiến đấu từng ngày”. Trên gương mặt đầy những vết hằn sâu do thiết bị bảo hộ y tế để lại, ánh mắt người con miền Tây vẫn sáng ngời.

Trước đó, Tâm đã về nhà tránh dịch nhưng khi thấy tình hình dịch bệnh ở TP.HCM phức tạp, Tâm đã trở lại với suy nghĩ “nếu ai cũng sợ và lùi lại phía sau, thì ai sẽ tiến lên chống dịch”. Đến tận hôm nay, chàng trai 20 tuổi vẫn chưa dám báo tin cho mẹ vì sợ nơi quê nhà mẹ mình sẽ lo lắng. 

{keywords}
Sau những giờ tình nguyện vất vả, Thanh Tâm và người bạn của mình cùng trò chuyện, san sẻ áp lực vất vả và nỗi nhớ gia đình.

Số lượng bệnh nhân ngày càng đông trong khi sức người có hạn khiến gánh nặng trong khu cách ly tăng thêm bộn phần. Mặc dù hoạt động theo nhóm và đã có sự sắp xếp, luân phiên nghỉ ngơi, nhưng kiệt sức trong quá trình tình nguyện là điều không thể tránh khỏi, thậm chí đã trở thành cảnh tượng quen thuộc.

“Không ai bắt chúng tôi làm nhiều đến vậy, nhưng khi nghĩ rằng chỉ cần chúng tôi cố gắng thêm một chút, sẽ có thêm những người bệnh được cứu chữa thì ai cũng cố gắng bằng tất cả sức lực mà mình có”.

Mới hôm qua, đang thực hiện nhiệm vụ, một bạn tình nguyện viên nữ ngất đi. Không có sự hốt hoảng hay sợ hãi, Tâm và mọi người bình tĩnh đưa người đồng đội của mình vào cáng nằm nghỉ ngơi và chăm sóc. Dưới cái nóng cùng bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, giọng nói chàng trai trẻ ấy vẫn không giảm đi phần hào sảng và quả quyết: “chúng tôi ngất nhưng đổi lại nhiều người được sống, đáng đánh đổi lắm chứ”.

Đã 4h40 phút sáng, một đêm không ngủ, nhưng chàng thanh niên 20 tuổi vẫn giữ cho mình thói quen tập môn Muay Thái và thể hình. “Đó là cách tôi duy trì năng lượng để tiếp tục chiến đấu”.

Một trong những điều khiến Tâm cảm thấy hạnh phúc khi tham gia chiến dịch này là anh chàng đã làm quen được với một nữ sinh trường Y ở Đà Nẵng. “Những thời khắc khó khăn và mệt mỏi nhất trong khu cách ly, chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu, sát cánh vượt qua, thấu hiểu và san sẻ những áp lực cho nhau, điều đó làm tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và may mắn”.

Anh và nữ bác sỹ tương lai đã có với nhau một lời hẹn “đến khi dịch bệnh qua đi, cả hai sẽ gặp nhau và cùng đi du lịch tại Đà Nẵng”.

Phan Nga

Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương

Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương

Bật khóc khi bị người dân mắng mỏ, rưng rưng xúc động khi được người dân dúi vào tay lốc sữa... - những trải nghiệm vui buồn đã giúp cô gái 19 tuổi trưởng thành và trân quý cuộc sống hơn.

">

Lời hẹn khi hết dịch Covid

Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành.

Tiểu tiện ở đường phố bị phạt 300.000 đồng

Người mang "tội bất hiếu" sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Cũng theo Nghị định, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng đều sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.

{keywords}

Chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Nghị định cũng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Từ ngày mai (28/12), tiểu tiện ở đường phố cũng sẽ bị phạt đến 300.000 đồng. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.

Nghị định cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Bỏ phạt "thả rông", "dọa ma trẻ con"

Thực ra, những quy định trên đều đã có từ nhiều năm nay. Thậm chí, trong các nghị định trước đây, nhiều hành vi khác liên quan đến trật tự an toàn xã hội, bạo lực gia đình bị xử phạt. Trong đó có quy định xử phạt hành vi không mặc quần áo nơi công cộng mà nhiều người quen gọi là "thả rông". Một số hành vi khác trước đây cũng có quy định xử phạt là: vợ kiểm soát tiền chồng hoặc chồng kiểm soát tiền vợ; cha mẹ dọa con bằng ma quỷ, ngáo ộp;... Nhưng thực tế, từ trước đến nay hầu như vẫn chưa ai bị xử lý.

Trước đây, ít ai để ý đến những quy định này. Cách đây không lâu, khi soạn thảo Dự thảo Nghị định 167, Bộ Công an tiếp tục đưa những hành vi này vào để lấy ý kiến dư luận. Theo đó, nhiều quy định xử phạt đã gây ra không ít tranh cãi.

Trong Dự thảo cuối cùng trình Chính phủ, Bộ Công an đã sửa đổi nhiều nội dung so với Dự thảo ban đầu. Và nghị định 167 Chính phủ mới ban hành, nhiều quy định như xử phạt "thả rông", "vợ kiểm soát tiền chồng", "dọa ma trẻ con" đều đã được bỏ ra khỏi Nghị định.

Một số hành vi khác được quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cũng sẽ bị phạt số tiền tương tự.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Người nào đưa hối lộ để tránh xử lý vi phạm hành chính sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, Nghị định nêu rõ: Phạt 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

(Theo Khampha.vn)">

Từ 28/12, chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền

Nhận định, soi kèo Burnley vs Bristol City, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên ‘ghi điểm’

Ngày ấy tôi và ông xã yêu nhau không được mẹ đồng ý. Nhà chồng tôi là nhà làm hàng, bán hàng, bà chỉ thích con dâu khỏe mạnh xốc vác, con nhà lao động để về hỗ trợ công việc buôn bán, trong khi tôi lại là cô giáo, dáng người mảnh mai yếu ớt, bà nhìn một cái liền không ưng.

{keywords}
 

Chồng dắt tôi về nhà ra mắt, bà chê lên chê xuống. Ngay trước cả mặt tôi bà nhận xét "bé nhỏ thế này chắc không đẻ được đâu", "hay gì cái ngữ học hành, người ta nói nghèo như kẻ sĩ". Tôi chỉ gầy gò chứ cao cũng được tầm mét sáu, mà bị bà chê vậy tôi rất buồn. Tôi theo đuổi học hành là niềm tự hào của bố mẹ, nhưng sang nhà bạn trai ngay lập tức trở thành "cái ngữ vứt đi".

Mẹ chồng còn đánh tiếng sang tận nhà tôi, là tôi đừng mong lấy con trai bà, vì bà không bao giờ đồng ý. Rất nản lòng, tôi đã nói với chồng tôi khi đó rằng yêu nhau thì phải được hai bên gia đình chấp nhận mới tiến tới, còn không thì thôi, đừng làm lỡ dở đời nhau. Tôi có ý chia tay để đi tìm người đàn ông khác, nhưng anh không chịu.

Vì rất thương yêu tôi nên chồng tôi kiên nhẫn thuyết phục mẹ, tới chừng một năm sau anh mới vui vẻ báo với tôi rằng mẹ đã đồng ý cho hai đứa kết hôn rồi. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, cưới xong về nhà chồng là tôi "lãnh đủ" với mẹ.

Tôi làm gì mẹ cũng không vừa ý. Tôi nấu ăn mẹ bữa chê mặn bữa chê nhạt, có trưa ở nhà với con dâu mẹ mang cả nồi canh hắt đổ đi, nhất quyết không ăn nhưng chiều khi chồng tôi đi làm về thì mẹ lại mách tôi tội bỏ đói mẹ chồng.

5 giờ sáng tôi dậy quét sân đun nước thì mẹ mắng "mày làm cái gì quèn quẹt trước sân, không để cho ai ngủ à, muốn tao chết sớm à". 7 giờ sáng tôi chưa dậy thì cả ngày mẹ ngân nga "giàu đâu những kẻ ngủ trưa, sang đâu những kẻ say sưa tối ngày".

Tôi đối đãi rất thảo với họ hàng nhà chồng, thì mẹ bảo "con này thâm, nó lôi kéo cả họ hàng đối đầu tao đấy". Tôi đi làm cô giáo, đêm khuya chong đèn chấm bài cho học sinh, ngày đến trường giảng dạy không hỗ trợ mẹ làm hàng như các chị em dâu khác, mẹ càng có cớ nói tôi lười nhác việc gia đình.

Tôi từng bức xúc ghê gớm vì mẹ ăn không nói có, dựng ngược chuyện để mách tội tôi với chồng. Nhiều khi tôi khóc một mình bởi trong lòng ấm ức quá. Chồng rất thương tôi, bảo tôi hãy vì anh mà cố gắng, đừng trách mẹ. Nhưng đã có lúc tôi chịu không nổi, nói tôi với anh chia tay đi, chứ tôi sống không nổi với mẹ chồng. Sau buổi nói chuyện đó của hai vợ chồng, chồng tôi nhất mực xin phép bố mẹ cho vợ chồng tôi ra ở riêng. Vừa vặn lúc chồng tôi xin được cái nhà tập thể cơ quan phân cho, vợ chồng con cái dọn ra đấy sống. Buổi đầu chẳng có gì, thiếu thốn đủ thứ nhưng tôi ngập tràn hạnh phúc.

Chồng tôi vẫn qua lại thăm nom bố mẹ anh ấy rất đều, thỉnh thoảng lại mua món nọ đồ kia cho các cụ nhưng lại bảo là do tôi mua gửi biếu. Anh cũng hay mang đồ về nhà cho tôi, cũng nói là do bà nội gửi. Tháng đôi ba lần tôi cũng sang nhà nội thăm bố mẹ chồng, tôi chủ động mua quà bánh, quần áo biếu bố mẹ. Thấy tình cảm giữa tôi và mẹ bớt căng thẳng hơn.

Thế rồi có đợt mẹ ngã gãy chân, phải bó bột đến một hai tháng. Các em dâu đều không muốn chăm mẹ vì mẹ khó quá, nên tôi bảo chồng đưa mẹ về đây tôi chăm, nhà tôi cũng gần bệnh viện hơn, tiện đường cho mẹ đi khám. Lúc này chúng tôi đã không còn ở nhà tập thể, mà xây được một cái nhà khá khang trang rồi.

Tính cách tôi trước giờ vẫn vậy, dù mẹ đối xử với mình ra sao thì mình vẫn đối đãi rất thật lòng. Tôi chăm mẹ mỗi ngày, cơm nước đủ 3 bữa mang vào tận giường, đấm bóp hỏi han, hỏi mẹ đau chỗ nào tôi day bóp cho, hỏi mẹ có cần gì nữa tôi mua cho, nhưng tôi không chiều mẹ thái quá, cũng không chịu để mẹ mắng chửi tôi nữa, có gì bà quá lời là tôi cũng nói luôn. Cứ thế, riết rồi hôm nào tôi bận đi đâu không có nhà, con trai chăm, mẹ còn khó chịu vì không được như con dâu chăm mẹ.

Mẹ bắt đầu khen tôi trước mặt chồng tôi, bà nói tôi coi vậy mà lại là đứa tốt tính nhất nhà, chân thành nhất nhà, sau rồi có cái gì mẹ cũng bảo nhớ phần cho tôi. Mẹ có tuổi rồi không làm hàng nữa mà truyền nghề lại hẳn cho gia đình các con. Nhà mẹ để không, còn mẹ lại sang nhà chúng tôi ở. Mẹ làm di chúc bảo cái nhà của mẹ giao cho vợ chồng tôi, nhưng tôi gạt đi, bảo giờ mẹ vẫn khỏe mạnh ở với các con thì cái nhà cứ để nguyên đó, sau này bố mẹ mà khuất núi, nhà sẽ thành nơi chúng tôi về hương khói cho ông bà, nếu phải bán đi thì tất cả các con của ông bà cũng đều sẽ có phần trong đó.

Giờ mẹ chồng rất thương yêu tôi, thương nhất trong các nàng dâu. Mẹ cũng có tuổi rồi không còn ghê gớm như xưa, không mắng chửi đứa nào nữa. Tôi mong mẹ có thể sống lâu sống thọ cùng các con các cháu, đó là cái phúc của gia đình.

Các bạn trẻ, đừng sớm nản lòng nếu phải làm dâu mẹ chồng khó tính, chân thành đối đãi rồi đôi bên sẽ hiểu nhau. Chồng là người mà tôi rất biết ơn, nhờ có anh, mối quan hệ của tôi với mẹ đã trở nên tốt đẹp hơn cả sự mong đợi.

Theo Dân Trí

Vợ tức nghẹn trước lời tuyên bố của gã chồng bội bạc

Vợ tức nghẹn trước lời tuyên bố của gã chồng bội bạc

Khi bị tôi phát hiện chuyện ngoại tình, anh ta không hối lỗi mà bắt tôi lựa chọn, một là chấp nhận chung chồng, hai là ra đi tay trắng. 

">

Mẹ chồng siêu khó tính rồi cũng phải phục con dâu chân thành

Theo Sohu, ngày 12/5/2008, khi trận động đất 8,0 độ richter xảy ra, Lei Chunian đang chơi trong hành lang tầng 2 của trường trung học ở thị trấn Cifeng, huyện Bành Châu, Tứ Xuyên. Mặt đất rung chuyển dữ dội, Lei nằm trong nhóm học sinh đầu tiên chạy xuống sân trường.

Ngoái lại nhìn, thấy nhiều bạn bè đang mắc kẹt trên tầng 2, Lei quyết định quay lên. Cậu thấy 7 học sinh đang co rúm, ẩn nấp trong góc lớp học. Cậu hô lớn, chỉ đường cho các bạn chạy thoát thân.

nguoi hung trung quoc anh 1

Lei Chunian trở thành người hùng trẻ tuổi được cả nước vinh danh.

Thế nhưng, khi các bạn đều đã chạy xuống tầng một, Lei mắc kẹt vì cầu thang đột ngột đổ sụp. Cậu nhanh trí quay lại hành lang tầng hai, nhảy khỏi lan can và bám vào một cái cây cạnh đó rồi tụt xuống. Lei may mắn chạy thoát trong khoảnh khắc toàn bộ dãy lớp học đổ sụp.

Khi động đất kết thúc, Lei đăng ký trở thành tình nguyện viên, đi lại giữa các bệnh viện và khu tái định cư để tìm kiếm giáo viên và bạn học của mình.

Lei nỗ lực tìm kiếm trong đám đông, mỗi khi tìm được một người bạn cùng lớp, cậu đều ghi lại tình hình của họ. Biết tin người bạn thân nhất của mình đã qua đời, cậu rất buồn và càng cố gắng nhiều hơn.

Khi một người thầy cần mổ vì chấn thương, Lei Chunian đã không ngại cùng thầy đến Thành Đô. Lúc thầy mổ xong, cậu còn ở lại chăm sóc thầy.

Vốn là một học sinh có học lực trung bình, khá ham chơi nhưng sau khi câu chuyện cứu bạn trong thảm họa được lan truyền, Lei bỗng chốc trở thành người hùng của đất nước.

Khi bạn bè bắt đầu quay lại trường để chuẩn bị cho kỳ thi, Lei được mời đến hàng loạt chương trình, tham gia vô số cuộc phỏng vấn báo chí, diễn thuyết khắp các vùng miền ở Trung Quốc. Cậu kể lại những câu chuyện xúc động trong cơn thảm họa.

nguoi hung trung quoc anh 2

Lei là người cầm đuốc tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Lei trở thành nhân vật truyền cảm hứng nhất Trung Quốc thời điểm đó. Cậu vinh dự được trở thành người rước đuốc cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.

Một trường trung học phổ thông nổi tiếng ở Thành Đô đã đặc cách cho Lei vào học mà không cần thi tuyển. Không chỉ được miễn toàn bộ học phí, mỗi tháng cậu còn được cho một số tiền học bổng. Tất cả đãi ngộ đặc biệt là nhờ danh hiệu "anh hùng dân tộc" của cậu.

Sau khi chuyển tới Thành Đô, thay vì chăm chỉ học tập, Lei chỉ mải mê đi du lịch. Cậu đưa bạn gái họ Hao tới các địa danh nổi tiếng, ở toàn khách sạn cao cấp.

Năm 2013, Lei nói với Hao rằng anh có thể giúp cô tìm công việc trong một hãng hàng không, nhưng cần cô chi 100.000 nhân dân tệ để "cảm ơn" người đưa cô vào. Sau khi nhận tiền, Lei không thực hiện lời hứa mà rời Thành Đô và đến Thâm Quyến.

Nhờ có danh tiếng, Lei còn được nhiều người khác "gửi gắm", nhờ giúp đỡ trong công việc. Lei đã lừa 2 người khác rằng sẽ giúp con của họ vào được trường tốt, nhưng sau khi nhận 175.000 tệ, cậu dùng tiền đó để ăn chơi và không bao giờ liên lạc lại với họ.

Tổng cộng, Lei đã lừa 21 người với tổng số tiền 460.000 nhân dân tệ. Anh còn bị cáo buộc làm giả con dấu của Cục giáo dục và trường dạy lái xe.

Tháng 11/2014, Lei bị xét xử tại Tòa án Nhân dân Khu Công nghệ cao Thành Đô và lĩnh án 12 năm tù.

Câu chuyện từ người hùng đến kẻ tù tội của thanh niên quê Tứ Xuyên khiến dư luận Trung Quốc một lần nữa xôn xao, đặt ra nhiều câu hỏi về ảnh hưởng của sự nổi tiếng bất ngờ đến người trẻ tuổi.

nguoi hung trung quoc anh 3

Năm 2014, Lei bị tuyên án 12 năm tù giam vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và làm giả giấy tờ.

Lei không phải người hùng duy nhất trong vụ động đất ở Tứ Xuyên trở thành tội phạm sau khi nổi tiếng.

Chen Yan, được mệnh danh "tình nguyện viên giỏi nhất" khi cứu 29 người khỏi trận động đất ở vùng tâm chấn Vấn Xuyên, đã bị kết án vì tội lừa đảo vào năm 2013.

Năm 2010, một phụ nữ đã nhờ Chen tìm việc cho con gái và con rể của bà. Chen đã yêu cầu bà đưa 120.000 nhân dân tệ làm tiền quà cho những người có thể giúp đỡ. Sau đó, anh ta tiêu hết tiền nhưng không tìm được công việc ưng ý cho hai vợ chồng.

He Tao, một hình mẫu quốc gia về "lòng hiếu thảo và tình yêu thương đối với người già", đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự vì nghi ngờ mua bán giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước và bị thu hồi danh hiệu hình mẫu đạo đức quốc gia.

Theo Zing

Người hùng 12 tuổi gác ngọn hải đăng cứu sống 18 nạn nhân

Người hùng 12 tuổi gác ngọn hải đăng cứu sống 18 nạn nhân

Câu chuyện về người phụ nữ dũng cảm nhất trong lịch sử những người canh gác ngọn hải đăng tại Mỹ khiến nhiều người xúc động.

">

Người hùng trẻ tuổi ở Trung Quốc trở thành tội phạm

{keywords} 

Chuyện mẹ chồng - nàng dâu muôn đời không dứt những vênh lệch. Nhưng cô nàng trong câu chuyện "Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy" của độc giả Lê Thị Thanh lại khiến nhiều người bức xúc và gửi bình luận về tòa soạn.

"Ăn uống không biết mời người lớn là thiếu giáo dục"

Đây là nhận xét của rất nhiều độc giả VietNamNet. "Ăn không mời thì đó là do sự giáo dục, gia phong của nhà cô dâu chứ không phải là thời nay người trẻ không mời người lớn. Đó là sự thiếu văn hoá, sống bừa. Lần sau bác hãy nói với con trai bác hiểu rõ về điều đó, xem con bác xử lý thế nào", một độc giả viết.

Bình luận này nhanh chóng nhận được nhiều tương tác từ các độc giả khác. Độc giả Uyen Diem đặt câu hỏi: "Ngồi vào bàn không mời 1 tiếng là do bố mẹ cô ấy không dạy, thử hỏi đi ăn với công ty có lãnh đạo, cô ấy có lao vào gắp trước không?". 

Độc giả Thu Hoài, Trần Văn Lục, Trần Trọng... cũng có nhận xét tương tự khi bình luận: "Đây là vô ý thức. Dâu con ăn không mời sao chấp nhận được"; " Như vậy là " hỗn"..."; "Thiếu giáo dưỡng từ bé".

Khẳng định chuyện ngủ muộn dậy muộn là bình thường nhưng bạn Bình Trần không tán đồng việc ăn uống mà không mời bố mẹ: "Con cái ăn uống mà không mời bố mẹ thì đúng là kiểu người thiếu giáo dục".

Độc giả Tuấn cũng tán đồng: "Có khách sang nhà mà lấy bát cơm ra ăn không mời mẹ và bà hàng xóm là thiếu giáo dục. Đấy là phép lịch sự tối thiểu, nước mình hay nước người, châu Âu hay châu Mỹ đều có tiêu chuẩn giống nhau".

Bạn Lily tâm sự: "Con dâu bác đúng là không được giáo dục đến nơi đến chốn. Con dâu bác đang nhầm lẫn giữa cái tân tiến và cái văn hóa. Hai điều đó hoàn toàn khác nhau nhưng đang bị nhiều người quy vào làm một. Việc ăn uống có mời mọc, người trẻ mời người già là thể hiện của con người có văn hóa. Nếp văn hóa này cần được giữ gìn và phát huy".

Bạn Phúc Chương lại nói về trách nhiệm của chính bố mẹ người con dâu: "Cái này bố mẹ cũng có trách nhiệm, không dạy dỗ con những điều tối thiểu trước khi con đi lấy chồng". 

Nhắc lại câu tục ngữ "Ăn có mời, làm có khiến", Mẹ Nhùn tư vấn cho độc giả Lê Thị Thanh: "Theo em, bác chỉ cần nói một câu thôi: Sau này con có con, sẽ dạy bé không biết mời ông bà, bố mẹ khi ăn đâu nhỉ?". 

"Mẹ chồng cứ sống thoáng hơn đi"

Trái ngược những ý kiến chê trách người con dâu, không ít độc giả lại cho rằng mẹ chồng thời hiện đại cần sống khác, bớt soi mói con cháu.

Điển hình là bình luận của bạn đọc Trần Quang Thịnh: "Cuộc sống giờ khác xưa nhiều. Mình cũng phải thích nghi dần. Sống được bao lâu nữa mà để ý từng chút, khó sống với con cháu lắm.

Tôi nay cũng ngót 70 rồi, tôi dễ chịu, con cháu, dâu rể sao cũng được, miễn là chúng sống với nhau yên ấm. Tôi có mấy người bạn, cho con đi du học từ năm lớp 11, giờ về nước, không biết nấu cơm, không biết luộc rau, nấu canh, các cháu cũng không có bạn gần, chỉ có bạn xa tận nước ngoài. Thậm chí có cháu không chịu lập gia đình, sống độc thân cho tự do tự tại. Tôi thấy cũng bình thường và bạn bè tôi họ cũng chấp nhận. Mình già rồi bà à, đừng suy nghĩ nhiều làm gì. Vài năm nữa, ăn không được, đi lại không được rồi cũng theo quy luật thôi. Để con cháu thoải mái một chút".

Bạn Thu An thì phân tích: "Mấy điểm bác trao đổi chỉ là thói quen của người trẻ, không phản ánh tính cách hay bản chất. Cơ bản các bạn giờ giấc sinh hoạt hơi khác các bác, lại đang son rỗi chưa con cái nên vẫn thanh niên tính. Đúng là nên nghĩ thoáng, sống thoáng đi cho nhẹ người. Chồng sống cả đời không kêu thôi thì bố mẹ cứ để chúng tự sửa. Thường người thẳng tính vậy là người biết điều đấy bác ạ. Chỉ cần biết nghĩ, biết sống cho gia đình, có sức khỏe, chăm chỉ làm việc là tốt lắm rồi, mấy cái vụn vặt kia coi như bỏ qua cho vui vẻ cả nhà".

Bạn Phan Hương Bình cùng chung tư tưởng: "Bớt xét nét đi cho cuộc sống nhẹ nhàng, cho mọi người vui vẻ, cho thế giới bình yên". Hay "gắt" hơn là ý kiến của độc giả Long Phung Viet: "Có mấy việc vặt thế mà bà cũng tâm tư thì bà dọn ở riêng đi". Còn bạn Thach Ton lại coi chuyện mời nhau ăn uống là "rất cổ hủ, rườm rà".

Độc giả Lili chia sẻ cùng người mẹ chồng trong câu chuyện: "Cô thấy nếp sống của con dâu không hợp nên thấy khó chịu. Nếu ai yêu cầu cô sống như vậy, chắc càng khó chịu nữa. Con dâu cô cũng cảm thấy như vậy khi bị ép sống theo cách của cô. Quan trọng cô con dâu là người chịu làm việc, đạo đức tốt, biết giữ hạnh phúc gia đình và làm con trai cô hạnh phúc. Vậy là ổn rồi. Đừng vì ý mình mà gây mất đoàn kết, làm gia đình lớn gia đình nhỏ mất vui, sau này gặp mặt cũng khó và khoảng thời gian cô ở nhà con trở thành ác mộng".

Trong khi đó, độc giả Nguyễn Doanh Hoà kể câu chuyện của chính mình: "Tôi lấy vợ người Nam bộ, các con tôi lớn rồi tôi mới đưa được vợ con về thăm quê. Tôi cũng phải dặn kỹ vợ, con cách ứng xử. Đến bữa cơm, vợ tôi vừa ngượng nghịu "con mời bố...", chị tôi lập tức lên tiếng: cô N. người miền Nam, không quen mời đâu, cô cậu về thăm bố có mấy hôm, thôi miễn cho cô, sau này có thời gian ở lâu, sẽ tập mời". Bố tôi cũng nói: thôi con ăn đi, cứ tự nhiên như ở với ba, má".

Suy nghĩ "miễn là ai cũng có thiện ý, đừng căng thẳng đối đầu nhau, rồi sẽ hiểu nhau và tìm được cách ứng xử tốt nhất" của bạn Hoà cũng là điều các bà mẹ chồng nên cân nhắc để gia đình lớn, gia đình nhỏ luôn hoà hợp, đầm ấm.

Lê Cúc(tổng hợp)

Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy

Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy

Con dâu nói rằng, tôi nên nghĩ thoáng ra để không khí gia đình đỡ căng thẳng, vì thời nay tất cả giới trẻ đều như thế, không riêng gì con. 

">

Con dâu ăn uống không mời mẹ chồng: Thiếu văn hóa hay giới trẻ là thế?

友情链接