8 tuyệt chiêu tăng tốc Firefox

当前位置:首页 > Nhận định > 8 tuyệt chiêu tăng tốc Firefox 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Real Kashmir vs Namdhari FC, 15h30 ngày 18/2: Lật ngược lịch sử
Được biết, Bruno bắt đầu cuộc phiêu lưu mùa hè của mình từ Wisconsin (Mỹ) hồi tháng 6. Tính đến nay, chú gấu đã đi bộ hơn 400 dặm (khoảng 640km) qua các bang Illinois, Lowa và Missouri. Người ta cho rằng Bruno đang trên hành trình đi tìm bạn tình.
Cộng đồng mạng nước này đã tạo một nhóm Facebook có tên là “Hãy giúp Bruno an toàn” và hiện có hơn 46 nghìn thành viên đang theo dõi hành trình của Bruno.
Lần gần nhất chú gấu được bắt gặp là vào sáng ngày 5/7 ở hạt St Charles (Missouri) sau khi nó đã đi từ phía nam Illinois qua sông Mississippi vào tuần trước.
Vào Ngày của Cha 21/6 vừa qua, hơn 300 người ở hạt Henderson (Illinois) đã đứng xem Bruno di chuyển. Một số người đã có hành vi quấy rối chú gấu, khiến các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã lo ngại.
Trước tình huống nhiều người tụ tập đứng xem Bruno, cảnh sát cho biết nếu còn lặp lại, họ sẽ can thiệp để đảm bảo sự an toàn của cả Bruno và cộng đồng dân cư.
![]() |
Đã có lần hàng trăm người đứng quan sát Bruno. |
Hiện Cơ quan Tài nguyên môi trường bang Illinois đang làm việc với các quan chức địa phương để giúp Bruno có thể băng qua những con đường đông đúc mà không khiến cho con vật và các tài xế gặp nguy hiểm.
Ông Stefanie Fitzsimons, nhà sinh vật học hoang dã của cơ quan này cho biết, rất có thể Bruno đang trên đường đi tìm bạn tình. Ông kêu gọi bất cứ ai nhìn thấy Bruno nên đứng cách xa ít nhất 90m.
“Nếu chú gấu được để yên, nó có thể tiếp tục hành trình này một mình một cách an toàn”, ông nói.
Gấu đen không phải là động vật phổ biến ở Illinois - nơi chỉ có khoảng 14,7% môi trường sống phù hợp với sự sinh tồn của chúng.
Chỉ có một số ít trường hợp phát hiện gấu đen ở tiểu bang này trong vòng 10 năm qua.
Chú chó cứu hộ tên Bear được dân mạng thế giới, trong đó có 2 diễn viên nổi tiếng là Tom Hanks và Leonardo DiCaprio, khen ngợi khi tham gia giải cứu gấu koala sau đám cháy.
" alt="Chú gấu đi bộ khắp nước Mỹ tìm bạn tình trở thành ngôi sao mạng xã hội"/>Chú gấu đi bộ khắp nước Mỹ tìm bạn tình trở thành ngôi sao mạng xã hội
Bà mẹ hai con cho hay mình đã từng bị thương nghiêm trọng trong một vài vụ tai nạn giao thông. Lần đầu tiên cô gặp tai nạn ô tô là vào năm 1980 khi mới lên 7 tuổi. Vụ tai nạn xảy ra khi mẹ của cô cầm lái chiếc ô tô của gia đình.
Kể từ đó, Jennifer đã gặp phải tình trạng PTSD – rối loạn căng thẳng sau sang chấn và nó ảnh hưởng khá nhiều đến việc lái xe của cô. Vụ tai nạn thứ hai xảy ra khi Jennifer 17 tuổi, trong lúc cô tự mình lái xe. “Đó có lẽ là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất của đời tôi”, Jennifer nhớ lại.
Khi đang lái xe trên đường, Jennifer đột nhiên mất kiểm soát vào lao thẳng vào hàng rào chắn trước khi đâm vào một cái cây ở ven đường. Cú va chạm mạnh đến nỗi Jennifer bị gãy xương hốc mắt và phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật.
Một năm sau đó, Jennifer lại tiếp tục dính vào vụ tai nạn liên quan đến một chiếc ô tô khác. Khi đó, cô đã ngồi lên xe của bạn mình và gặp tai nạn trong đêm. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, những người bạn kia đã rời đi, bỏ lại Jennifer bị thương ở hàng ghế sau của xe.
Vài tháng sau đó, Jennifer mua một chiếc ô tô mới với giá chỉ 150 USD (tương đương triệu đồng). Cô sử dụng nó cho việc di chuyển hàng ngày mà không hề kiểm tra chất lượng của chiếc xe.
Cuối cùng, vào một ngày khi đang chạy trên đường cao tốc, chiếc ô tô của Jennifer gặp trục trặc và bị mất lái. Chiếc xe xoay nhiều vòng trên đường cao tốc trước khi dừng lại. May mắn là khi đó đường cao tốc khá vắng, nếu không mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn, Jennifer chia sẻ.
Có vẻ như những chiếc xe mà Jennifer từng mua đều có vấn đề. Tiếp tục một năm sau đó, nắp ca-pô của một chiếc ô tô khác bất ngờ nổ tung khi Jennifer đang cầm lái. Cô cũng đã từng bị nổ lốp xe và đâm vào hàng rào chắn trong 3 lần khác. Ở một lần khác, Jennifer lại gặp nạn khi chiếc ô tô rẻ tiền của cô bị chập dây điện và phát ra các tia lửa khiến cốp xe bốc cháy.
Vụ tai nạn thứ 13 mà Jennifer trải qua là khi cô đang dừng đèn đỏ ở một ngã tư. Một chiếc ô tô đã vượt đèn và đâm trúng vào xe của Jennifer khiến cô bị tổn thương ở vùng cổ và phải tập đi trong khoảng 4 tháng. “Đến bây giờ tôi vẫn phải đi tiêm dây thần kinh ở cổ để giảm đau”, Jennifer nói.
Jennifer cho rằng việc gặp quá nhiều vụ tai nạn đã khiến cô thay đổi quan điểm sống. “Nếu như đối với nhiều người, việc liên tục gặp tai nạn thật xui xẻo nhưng tôi lại biết ơn và nghĩ rằng mình rất may mắn”. Những vụ tai nạn có thể khiến Jennifer đau đớn về thể xác và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nhưng cô vẫn hài lòng với cuộc sống hiện có của mình.
Nhật Minh(Theo Mirror)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người phụ nữ quyết định không lái xe vì liên tục gặp tai nạn
Khánh Phương là ca sĩ quen thuộc với khán giả thế hệ 8X, 9X qua bản hit Chiếc khăn gió ấm. Xuất thân trong một gia đình làm kinh doanh nhưng giọng ca sinh năm 1981 sớm tự lập, không muốn dựa dẫm vào cha mẹ.
Trong một cuộc trò chuyện với truyền thông năm 2020, Khánh Phương tiết lộ con đường theo đuổi ca hát của anh từng gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu. Vốn đam mê âm nhạc, năm 2001 Khánh Phương quyết định lập nhóm MP5 cùng Trương Thế Vinh, Trần Tuyên, Phương Tài. Thời điểm đó, các thành viên khá chật vật về kinh tế.
Ca sĩ Khánh Phương thời mới vào nghề (Ảnh: Facebook nhân vật).
"Khi tôi còn là thành viên nhóm MP5, không ai biết tới chúng tôi. Tôi đã nếm trải nhiều cực khổ của nghề ca sĩ. Mỗi show diễn, nhóm được 200.000 đồng chia 4 thành viên, mỗi người được 50.000 đồng. Trong khi đó, nhóm phải tự bỏ tiền túi cho khoản đi lại, trang phục, trang điểm... Chạy show nhiều năm với cát-xê như vậy khiến chúng tôi thấy nghề quá vất vả. Nhóm dần nản chí và rơi vào khủng hoảng", Khánh Phương kể.
Hoạt động được khoảng 4 năm, nhóm MP5 tan rã. Nhớ lại thời gian này, giọng ca Mưa thủy tinh bộc bạch: "Không phải vì tôi muốn làm ca sĩ solo mà để nhóm tan rã. Khi nhóm không hoạt động nữa, tôi buồn và trăn trở suốt 1 năm sau đó. Cha mẹ khuyên tôi có thể đi theo công việc kinh doanh của gia đình nhưng tôi lại muốn làm điều gì đó bứt phá hơn".
Không muốn phụ thuộc vào gia đình, Khánh Phương tiếp tục theo đuổi đam mê ca hát. "Năm 2007, tôi quyết định solo. Khi đó, ba cho tôi 120 triệu đồng để thu âm, quay MV và những khâu chuẩn bị khác. Ba ra điều kiện trong vòng 1 năm rưỡi, nếu không gặt hái được thành tích thì phải nghe theo định hướng của ba", Khánh Phương kể.
Năm 2008, tên tuổi Khánh Phương được đông đảo khán giả biết đến nhờ ca khúcChiếc khăn gió ấm.Kể từ đó, con đường ca hát của anh bắt đầu hái được "quả ngọt", liên tiếp có nhiều ca khúc được khán giả yêu thích như: Tựa vào vai anh, Ngàn lần khắc tên em, Đành thôi quên lãng...
Nam ca sĩ tâm sự: "Nhiều nghệ sĩ khi nổi tiếng được khán giả tung hô nhưng ít ai biết được quãng thời gian đen tối của họ. Bản thân người nghệ sĩ đó mới cảm nhận, thấm thía được những khó khăn trên con đường đi tới thành công".
Khánh Phương là ca sĩ nổi tiếng với thế hệ khán giả 8X, 9X (Ảnh: Facebook nhân vật).
Trong một chương trình truyền hình năm 2021, Khánh Phương cũng gửi lời cảm ơn cha mẹ vì luôn tạo điều kiện để anh theo đuổi ước mơ: "Cảm ơn ba mẹ vì thành công trên con đường kinh doanh nhưng không bao giờ để cho con cái dựa dẫm hay thích dùng tiền của ba mẹ. Ba mẹ hướng cho tôi và anh trai dùng tri thức và tài năng của mình để tạo ra những giá trị của bản thân trong cuộc sống".
Vẫn độc thân, sống sung túc trong cơ ngơi 200 tỷ đồng
Về đời tư, Khánh Phương khá kín tiếng. Trong hơn 15 năm hoạt động, anh hiếm khi công khai chuyện tình cảm. Anh từng có mối quan hệ kéo dài 2 năm với diễn viên, ca sĩ Quỳnh Nga. Sau một thời gian hạnh phúc, Khánh Phương và Quỳnh Nga nhận ra có những điểm khác biệt trong tính cách và quyết định chia tay.
Dịp Giáng sinh năm 2020, Khánh Phương bất ngờ giới thiệu bạn gái mới trên trang cá nhân. Tuy nhiên sau đó anh không hé lộ thêm về mối quan hệ này.
Khánh Phương vẫn độc thân ở tuổi 42 (Ảnh: Facebook nhân vật).
Kể về cuộc sống riêng tư kín tiếng, Khánh Phương cho biết anh không thích mượn chuyện đời tư để tạo chiêu trò cho sản phẩm âm nhạc. "Tính tôi không thích thị phi. Tôi ít chia sẻ vì biết mạng xã hội là con dao 2 lưỡi", nam ca sĩ 8X nói.
Ở tuổi 42, Khánh Phương vẫn chưa yên bề gia thất vì vẫn có nhiều dự định và muốn thử thách nhiều hơn nữa trong công việc.
Khánh Phương và gia đình sống tại biệt thự 6 tầng ở trung tâm TPHCM (Ảnh: Facebook nhân vật).
Những năm qua, Khánh Phương vẫn ca hát nhưng không đặt nặng việc chạy show để kiếm tiền. Anh chỉ nhận lời biểu diễn những chương trình phù hợp, có sự tôn trọng từ phía người mời. Khi có thời gian rảnh, ca sĩ quay vlog giao lưu cùng người hâm mộ.
Hiện tại, Khánh Phương và gia đình sống ở một căn nhà 6 tầng tọa lạc tại quận 1, TPHCM. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, căn nhà được định giá khoảng 200 tỷ đồng. Ngoài ra, anh cũng sở hữu một căn nhà tại quận 5 (TPHCM) và một căn hộ khác tại Hà Nội.
Khánh Phương hội ngộ Trương Thế Vinh trong sự kiện gần đây (Ảnh: Chụp màn hình).
Bên cạnh công việc ca hát, Khánh Phương cũng đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh. Gần đây, anh gây chú ý khi "lãi đậm" nhờ chứng khoán. Trong dịp xuất hiện trước truyền thông, ca sĩ chia sẻ quan điểm về việc kiếm tiền từ kinh doanh và nghệ thuật: "Nhiều người vẫn nói làm ca sĩ thì cũng có thể giàu được. Nhưng nếu gọi là rất giàu thì chỉ có kinh doanh thôi. Riêng tôi thì không quan trọng chuyện tiền bạc. Tôi đến với kinh doanh vì đã thích lĩnh vực này từ lâu, có tiềm năng và cũng muốn thử sức. Tôi nghĩ tài sản phải từ vài trăm tỷ đồng đến nghìn tỷ đồng mới gọi là rất giàu. Còn nếu chỉ có vài chục tỷ đồng thì tôi nghĩ ở Việt Nam đã có rất nhiều người như thế rồi".
Khi được hỏi Khánh Phương có phải mẫu người chồng sẽ giao tiền bạc cho vợ quán xuyến việc gia đình hay không, ca sĩ đáp: "Tôi không phải kiểu đàn ông đi làm có bao nhiêu tiền đưa hết cho vợ. Tất nhiên, khi phụ nữ có sở trường quản lý các chi phí sinh hoạt thì mình nên giao cho họ, thí dụ như tháng đưa 100 triệu đồng để chi tiêu trong nhà".
Gần đây, nhiều tin đồn cho rằng Khánh Phương "giàu quá nên bỏ hát". Anh phản bác, khẳng định chuyện giàu hay nghèo không liên quan đến việc hoạt động âm nhạc. "Dù là kẻ lang thang ngoài đường hay tỷ phú, tôi vẫn đi hát vì đó là đam mê ăn vào máu. Lý do chỉ bởi tôi bận rộn hơn nên kén show, không còn đi hát nhiều như trước nữa", ca sĩ nói.
(Theo Dân Trí)
" alt="Ca sĩ Khánh Phương Chiếc khăn gió ấm: Độc thân tuổi 42, ở nhà 200 tỷ đồng"/>Ca sĩ Khánh Phương Chiếc khăn gió ấm: Độc thân tuổi 42, ở nhà 200 tỷ đồng
Nhận định, soi kèo Real Kashmir vs Namdhari FC, 15h30 ngày 18/2: Lật ngược lịch sử
Nhưng chung quy lại, câu trả lời phải chăng chính ở điều luôn thôi thúc nhà văn phải hành động, cụ thể là việc viết. Chúng luôn chạy xuyên suốt và là điều mà tất cả người cầm bút đều có thể cảm nhận được, cùng cái đích của văn chương mà nhà văn đang hướng tới.
Nhà văn viết vì cái riêng của mình
Cái riêng mà tôi nói tới đây có thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau, cũng như độ rộng lớn của khái niệm riêng. Nó không chỉ đơn thuần là cái riêng (tôi) của nhà văn, mà còn là cái riêng lớn hơn nằm ngoài nhà văn như vùng đất, xứ sở, con người. Tất nhiên người viết khi cầm bút lên đã là một cái riêng rồi. Chỉ có điều làm sao để có cái riêng ấy rõ nét thì nó là cả một quá trình. Trong quá trình đi tìm cái riêng, và khẳng định, giữ gì cái riêng mình ấy nó đã ngầm trả lời cho các câu hỏi mang tính cá nhân người cầm bút. Họ viết vì một sự trỗi dậy thiên phú trong con người. Họ viết vì cần có một phương tiện để giải tỏa những bi kịch, những chen lấn đang diễn ra trong con người họ. Họ viết vì con người, vì dân tộc, vì đồng bào vì tiểu vùng văn hóa của họ... Tôi cũng tự trả lời cho mình rằng: Tôi viết vì cái riêng cá nhân. Để đưa những gì thuộc về tôi đi vào văn chương với một cách đơn giản nhất. Sự giản đơn có lẽ sẽ dễ dàng hơn với cái đích cuối cùng mà văn chương hướng tới.
Thoạt đầu cái riêng tưởng chừng như là câu chuyện riêng của tác giả, của nhân vật được tác giả sinh ra. Như một số các nhà văn lớn đã viết, và dành gần như toàn bộ thời gian lớn của mình để viết về nơi mình hiểu biết nhất, rõ ràng nhất. Mạc Ngôn, Diêm Liên Khoa là những ví dụ điển hình. Ở nền văn học Việt Nam cũng có những cái riêng của các tác giả mà khi nhắc tới họ luôn có điều gì đó thuộc về riêng họ như nhà văn: Đỗ Bích Thúy , Cao Duy Sơn, Nguyễn Ngọc Tư, ... Và không thể không nhắc tới các cây bút trẻ như: Lê Vũ Trường Giang (Huế), Đinh Phương (Hà Nội), Nguyệt Chu, Tống Phước Bảo, Phan Đức Lộc... mỗi người có lối đi riêng và họ đang viết về những gì họ rõ nhất về chính họ. Và điều đó phải chăng họ cũng đang, và đã từng xuất phát từ cái riêng của mình?
Viết như để thực hiện một trách nhiệm nghiêm túc nhất
Có thể hơi xa rời thực tế, thậm chí dễ bị phản bác cho rằng không chỉ có người viết mới có trách nhiệm của mình, mà cụm từ “trách nhiệm” luôn chia đều hết thảy với mọi người. Nhưng ở đây, tôi xin làm rõ khái niệm trách nhiệm của người cầm bút theo ý hiểu của mình. Đó là sự rằng buộc của người viết đối với cảm xúc của mình khi đứng trước thực tế đời sống sinh động của chính anh ta. Để từ đó người viết bị thôi thúc phải có nghĩa vụ và trách nhiệm viết. Như để ghi chép, lưu giữ, phản ánh bằng một thái độ nhất định nào đó mà anh ta cảm nhận từ đời sống.
Chưa dừng lại ở đó, khi trách nhiệm và tư tưởng đã được gửi gắm vào tác phẩm thì chính đứa con tinh thần ấy sẽ như một sứ giả đem thông điệp tốt đẹp chạm tới thế giới bên ngoài bằng sự tử tế nhất. Tôi gọi đó là trách nhiệm nghiêm túc mà chính văn học làm được đối với xã hội loài người.
Nói như vậy nhưng sự thể hiện trách nhiệm không ở đâu xa. Mà nó chính là trách nhiệm đối với chính mỗi cuộc đời người cầm bút. Ví như người viết từ bỏ sự viết đi hoàn toàn. Thì trách nhiệm ấy còn không? Dĩ nhiên là còn, bởi thế công việc viết lách chỉ là phương tiện, và người viết chúng ta sử dụng công việc ấy như một cách thức đặc thù, với tính chất hiệu quả của ngòi bút để thể hiện trách nhiệm của mình đối với cuộc đời và cà thế giới xung quanh mình.
Viết để kết nối và hòa vào cái chung
Có lẽ không chỉ với cá nhân tôi thoạt đầu khi viết một truyện ngắn, một bài thơ hay một chương tiểu thuyết. Có lẽ không ai xác định được rằng mình sẽ viết cho cả thế giới đọc. Có người cho rằng nghề viết là một nghề hết sức cô độc. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng chỉ đúng khi anh ta đang đối diện, đang lặn sâu vào mớ hỗn độn để đưa ra hình hài tác phẩm của mình. Khi ấy anh ta thật sự đơn độc và khó khăn. Sự đơn độc ấy sẽ tăng lên gấp bội khi chính người trong cuộc biết rằng chỉ có mình anh ta mới có thể giải quyết, mới có thể giải quyết được hết những uẩn khúc mà chính anh ta dựng lên từ đầu. Nhưng giải quyết bằng lý trí, trái tim hay bằng sự tỉnh táo hay không thì không hề đơn giản.
Nhưng một khi tác phẩm đã ra đời thì nó là của chung, là của tất cả mọi người chứ không còn là của riêng tác giả nữa. Tác giả khi ấy đã đứng ở một vị trí với danh phận là người sinh ra tác phẩm mà thôi. Thậm chí người ta có thể lấy tác phẩm để đặt tên, để đại diện, để đề làm thương hiệu mà cho một vùng đất, một dân tộc, một xứ sở... và chính lúc đó. Cái vạm vỡ của tác phẩm khiến người ta vô tình quên luôn tác giả. Thậm chí nhiều người chỉ biết đến tác phẩm mà không hay biết gì về tác giả. Đấy là khi cái riêng của cá nhân tác giả đã được kết nối và hòa vào cái chung. Thậm chí cái riêng đã điển hình đến nỗi trở thành cái chung hoặc chi phối cái chung như một phạm trù triết học.
Nhưng điều đáng nói ở đây đặc biệt là những người viết trẻ hiện nay. Có một quy luật rất giản đơn là sự viết luôn là một quá trình trưởng thành. Mà các giai đoạn của nó kéo dài nhanh hay chậm phụ thuộc vào tài năng thiên bẩm, vào thẩm mỹ, vào trình độ... luôn là điều khó lý giải. Nhưng tâm lý vội vàng, sự hấp tấp, sốt sắng khẳng định mình bằng mọi cách trên con đường văn chương quả là một điều đáng tiếc. Giục tốc bất đạt luôn là bài học đắt giá còn đó. Sự khao khát hướng tới cái chung luôn là điều đáng khích lệ. Nhưng luôn cần một nền móng vững chãi cho một tòa lâu đài bền lâu.
Nhưng nhìn đi và nhìn lại khi ngày nay sự tác động của đời sống xã hội đã tác động không hề nhỏ tới mọi lĩnh vực trong đó có văn học. Người viết trẻ hôm nay họ luôn nhanh nhạy để tìm sự kết nối tới cái chung. Nên sự phong phú, đằm sâu của cá nhân mỗi người viết cũng có xu hướng trở nên hối hả hơn, nông cạn hơn ít trải nghiệm hơn. Kéo theo đó là chất lượng văn học có xu hướng giảm về chất lượng mặc dù số lượng có tăng lên. Điều ấy luôn là một thách thức đối với người cầm bút hôm nay.
Nguyễn Luân
" alt="Người viết trẻ hôm nay và câu hỏi 'Vì sao chúng ta viết?'"/>Trong những cuộc trò chuyện xuyên suốt cuốn sách, Oprah Winfrey và bác sĩ Perry tập trung vào việc hiểu con người, hành vi và bên trong nội tâm chúng ta. Đó là một sự thay đổi tinh tế nhưng sâu sắc trong cách tiếp cận của chúng ta đối với những tổn thương và cho phép chúng ta hiểu quá khứ của mình để dọn đường cho tương lai, mở ra cánh cửa giúp phục hồi và chữa lành một cách mạnh mẽ.
Nói về quyển sách, Oprah Winfrey chia sẻ: “Điều tôi được biết sau các cuộc trò chuyện với quá nhiều các nạn nhân phải chịu sang chấn, bị lạm dụng hoặc bỏ rơi, sau khi thấm thía những trải nghiệm đau lòng, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy đau… Tiến sĩ Perry đã giúp tôi mở mang tầm mắt về cách mà những trải nghiệm đau đớn, cay nghiệt, đáng sợ hoặc cô lập có thể bị chôn sâu trong não bộ, dù chúng chỉ thoáng qua vài giây hoặc đã kéo dài nhiều năm. Khi bộ não ta phát triển và liên tục thu thập trải nghiệm mới để hiểu về thế giới xung quanh, mỗi khoảnh khắc đến sau lại chồng lên tất cả những khoảnh khắc đến trước”.
Ngoài ra, Tiến sĩ Bruce D. Perry cũng giải thích thêm trong cuốn sách để giúp chúng ta hiểu được cách bộ não phản ứng trước căng thẳng hay sang chấn đầu đời. Từ đó con người sẽ hiểu rõ cách mà những điều đã qua có thể định hình con người, cách hành xử và lý do vì sao chúng ta đang phải làm những việc này.
Qua lăng kính này, con người có thể hình thành một ý thức mới về giá trị bản thân và sau cùng là điều chỉnh lại phản ứng của mình đối với các hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ. Nói cách khác, đó là bí quyết để ta định hình lại cuộc đời mình.
“Chữa lành những sang chấn tuổi thơ” là cuốn sách giúp người đọc khám phá những tác động của mất mát đau thương, ngược đãi, lạm dụng tình dục, phân biệt chủng tộc, kỳ thị nữ giới, bạo lực gia đình, bạo lực cộng đồng, các vấn đề bản dạng giới và tình dục, án oan... để từ đó giúp hiểu thêm về sức khỏe, quá trình chữa lành cũng như khả năng phục hồi và trưởng thành sau sang chấn.
Và câu hỏi cơ bản“Điều gì đã xảy ra?”có thể giúp mỗi chúng ta hiểu thêm một chút về cách mà những trải nghiệm – cả tốt lẫn xấu – định hình con người mình. Khi chia sẻ nhữSng câu chuyện và khái niệm khoa học này, tác giả hy vọng mỗi người đọc, theo từng cách riêng, sẽ có được những chiêm nghiệm riêng để từ đó có thể sống tốt hơn, trọn vẹn hơn.
Thắm Nguyễn
" alt="Chữa lành những sang chấn tuổi thơ của Oprah Winfrey"/>Quay trở lại thời điểm vợ ông còn sống.
11 năm trước, vợ ông Hà chưa qua đời, gia đình luôn đầy ắp tiếng cười nói. Gia đình sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau, hàng xóm cũng phải ghen tị. Thế nhưng, từ khi vợ ông bị bệnh, mọi chuyện bắt đầu thay đổi.
Khi đó, bà Hà cần khoảng 500.000 tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) để chữa trị. Nhưng ông Hà mới nghỉ hưu, trong tay chỉ có hơn 100.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng) tiền tiết kiệm.
Số tiền còn thiếu là 400.000 tệ. Lúc này ông ngỏ ý muốn xin tiền các con nhưng không đứa con nào đứng ra lo liệu cho mẹ. Tất cả đều tìm lý do để thoái thác. Chúng chỉ góp cho ông 10.000-20.000 tệ.
Đứa con gái nói vừa mua nhà và đã tiêu toàn bộ số tiền tiết kiệm. Hơn nữa, bỏ ra số tiền lớn như vậy thì gia đình chồng cô sẽ không đồng ý. Bởi tiền bạc trong nhà là do chồng cô quản lý. Người con trai thì nói đã cho người khác vay tiền nhưng chưa đòi lại được. Dù các con đã lấy lý do này lý do nọ để thoái thác việc đưa tiền chữa bệnh cho mẹ nhưng ông Hà vẫn không tin.
Con trai còn khuyên ông bán đi một căn nhà để chữa bệnh cho mẹ. Ông cũng từng nghĩ đến điều đó. Nhưng dù muốn bán cũng không thể nhanh như vậy và cũng không thể lấy đủ số tiền ngay lập tức. Sau đó, các con cũng gom góp được một khoản nhỏ dưới sự thúc ép của ông Hà.
Tuy nhiên, thời gian gom tiền quá lâu khiến bệnh tình của bà Hà qua mất "giai đoạn vàng" chữa trị. 3 tháng sau đó, bà Hà qua đời. Nghĩ đến sự ra đi bất ngờ của vợ, ông Hà vô cùng đau buồn. Ông càng rơi nước mắt khi nghĩ đến việc bà Hà từng yêu thương các con đến nhường nào, hi sinh vì các con ra sao nhưng lúc bà đau ốm, các con lại khước từ giúp mẹ.
Cũng vì chuyện đó, tình cảm gia đình rạn nứt. Ông Hà cảm thấy vô cùng thất vọng về các con mình đã nuôi lớn.
Cũng kể từ đó, ông Hà nhận ra rằng, mình không nên bao bọc, yêu chiều các con quá nhiều. Trước đây, vợ chồng ông, nhất là vợ ông quá yêu chiều các con, che chở cho các con nên chúng chưa học được bài học sẻ chia và giúp đỡ người khác. Chúng chỉ biết nhận và không biết cho đi.
Từ đó, ông bắt đầu đặt mục tiêu sống cho mình, tiết kiệm tiền lương hưu. Năm thứ 4 sau khi vợ mất, ở quê bất ngờ có chính sách thu hồi đất đai. Ông Hà được bồi thường hơn 1 triệu tệ. Tuy nhiên ông không chia số tiền này cho bất cứ người con nào.
Khi biết tin bố có tiền bồi thường, các con tìm đến ông. Đứa thì nói cần tiền xây nhà cho con nên nhờ ông hỗ trợ. Đứa lại nói cần tiền để làm ăn kinh doanh. Dù vậy ông Hà kiên quyết từ chối.
Ông nghĩ rằng con cháu có những phúc phần riêng thì sẽ có những gánh nặng, khó khăn riêng mà chúng phải gánh vác. Hơn nữa chuyện mua nhà, khởi nghiệp là việc của người trẻ, sao phải nhờ đến một ông già như ông giúp đỡ?
Có lẽ vì không lấy được tiền của bố nên các con ít về thăm ông hơn. Cháu trai cũng vì vậy mà trách cứ ông.
Nhiều người không hiểu nói ông ích kỉ. Nhưng ông Hà luôn cho rằng mình không làm gì sai. Đó là tiền của ông và ông có quyền quyết định sử dụng số tiền đó thế nào.
Cũng vì việc này, tình cảm cha con rạn nứt. Tết năm đó, các con không về quê thăm bố. Ông Hà rất buồn nhưng bản thân nghĩ rằng, với số tiền đó, ông có thể an nhàn tuổi hưu, không cần nhờ vả đến các con. Sau này, khi không còn tự chăm sóc được mình, ông sẽ vào viện dưỡng lão bằng số tiền đó.
Nhưng không ngờ, một tai nạn xảy ra khiến ông phải ân hận. Khi đang đi xe máy, ông bị tông và ngã xuống đường. Dù đã tận tình chữa trị nhưng bác sĩ kết luận ông bị liệt hoàn toàn phần thân dưới. Người giúp ông nhập viện đã gọi điện cho các con của ông. Con trai nghĩ đó là cuộc gọi lừa đảo nên đã cúp máy. Chỉ có con gái tin và đến viện chăm sóc bố. Sau đó con trai cũng đến.
Những tưởng các con sẽ chăm sóc ông suốt thời gian đó trong viện nhưng sau khi giúp bố làm các thủ tục nhập viện, thuê y tá, họ đã trở về nhà. Con gái nói phải đưa con đi học, không thể chăm sóc ông lâu. Con trai thì bận công việc và nói ông nên thuê người chăm sóc mình.
Khi ông Hà ra viện, con trai thuê một bảo mẫu chăm sóc ông tại quê. Nhưng người bảo mẫu này chỉ nhận tiền, thiếu trách nhiệm, thường xuyên buôn điện thoại đến mức ông gọi cũng không nghe thấy. Ông phàn nàn với con trai thì con khuyên ông chấp nhận bởi bảo mẫu cũng chỉ làm hết trách nhiệm của họ và nhận lương.
Sau đó, ông chủ động xin vào viện dưỡng lão. Tuy ở viện dưỡng lão có người chăm sóc tận tình hơn, dịch vụ tốt hơn nhưng đổi lại, ông vẫn không có được niềm vui, hạnh phúc. Khi chứng kiến những người già bên cạnh được con cái đến thăm, cuối tuần được đón về nhà các con chơi, ông lại chạnh lòng rơi nước mắt.
Các con ông chưa từng đến chơi với ông, cũng không mua cho ông bất cứ thứ gì. Nhìn những người xung quanh kể về con họ, tự hào về lòng hiếu thảo của các con, ông cảm thấy vô cùng buồn. Ở tuổi hưu, tiền có trong tay vài tỷ nhưng đổi lại ông Hà chỉ thấy trống trải và cô đơn. Điều khiến ông thấy thiếu thốn hơn cả chính là tình cảm gia đình, tình thân.
Khi đó, ông ngỏ ý muốn cho tiền các con nhưng họ đều không cần nữa. Sau nhiều năm khó khăn, sự nghiệp của các con ông cũng phất lên, mua được nhiều nhà cửa ở thành phố, cuộc sống giàu sang. Tiền bạc với họ cũng không còn quá quan trọng nữa và họ cũng không hỏi đến tiền tiết kiệm của ông.
Không biết vợ ông sai hay ông sai từ khi giáo dục các con? Hoặc vì ông quá cố chấp cho rằng các con thực sự không muốn giúp mẹ lúc lâm bệnh nên mới có suy nghĩ ích kỉ với các con của mình? Trong lòng ông Hà luôn dằn vặt vì chuyện đó nhưng vẫn không thay đổi được mọi chuyện.
Ở viện dưỡng lão, nước mắt ông lăn dài. Ông nhận ra, dù nghèo khó, khốn khổ đến đâu cũng không thể đánh mất đi thứ tình cảm quý giá nhất, đó là tình cảm gia đình.
Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi, có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê