当前位置:首页 > Nhận định > Hà Nội: Đi đâu cũng thấy rao... bán nhà 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Nhật Bản, 14h00 ngày 17/2: Không thể cản bước
Đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay, theo Bộ này, thị trường đang gặp khó khăn khiến nguồn cung khan hiếm tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sụt giảm...
Để tháo gỡ các nút thắt cho thị trường bất động sản (BĐS), đại diện Bộ Xây dựng đã đề cập tới hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ, thúc đẩy thị trường này phát triển.
Trong đó, về giải pháp dài hạn, Bộ Xây dựng cho biết cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để đảm bào sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
![]() |
Bộ Xây dựng đề xuất cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua BĐS du lịch. |
Cũng theo Bộ, trước mắt, khi chưa sửa Luật đất đai thì theo Bộ Xây dựng cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2013 để xử lý các diện tích đất công xen kẹt trong dự án đầu tư bất động sản, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án BĐS, cho phép các dự án đang thực hiện thủ tục nhận bàn giao đất mà doanh nghiệp diện được giãn, chậm nộp tiền sử dụng đất để có thể triển khai dự án.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một toà nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam.
Nhận định về nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng, nêu tại báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này tương đối lớn và đa dạng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình BĐS (condotel, officetel,..) chưa đầy đủ, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.
Từ thực tế trên Bộ cho biết thời gian tới sẽ kiểm tra, giám sát các địa phương trọng điểm trong việc triển khai các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị, dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định của pháp luật.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án BĐS, đặc biệt là các dự án BĐS cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường BĐS, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai.
Tháng 5 vừa qua, trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết, từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, DN người Trung Quốc đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP tại các vị trí: dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà. Bộ Quốc phòng nhận định, để sở hữu các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo 2 hình thức.
Thứ nhất, thành lập DN liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), DN sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, DN Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành DN; do tài sản góp vốn là đất nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.
Thứ hai, họ đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất, đã phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất như ông Lý Phước Cang 12 lô, ông Trác Ngọc Phúc 10 lô...
Không chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài ở Việt Nam Theo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên &Môi trường, điều 5 luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, cá nhân nước ngoài không phải là đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Vì vậy, không có việc chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài tại Việt Nam. Luật Nhà ở năm 2014 đã cho phép cá nhân nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, do quy định của luật Nhà ở chưa đồng bộ với quy định của luật Đất đai nên chưa có cơ sở cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở. |
Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục tụt dốc Ghi nhận từ báo cáo của các đơn vị tư vấn cho thấy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua không mấy sáng sủa. Trong báo cáo diễn biến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 3 tháng đầu năm vừa được DKRA công bố cho thấy sức cầu đang rơi xuống mức thấp kỷ lục. Ở phân khúc condotel, quý I/2020, chỉ ghi nhận một dự án mới được mở bán trước Tết Nguyên đán (tháng 1/2020), cung ứng ra thị trường 82 căn condotel, bằng 3,9% so với quý trước và bằng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mức tiêu thụ đạt 25 căn, giảm hơn 95% so với quý trước, thậm chí giảm đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái. DKRA dự báo, sức cầu chung tiếp tục xu hướng giảm từ cuối quý I và duy trì ở mức rất thấp trong quý II. |
Thuận Phong
Sau cú sốc “vỡ trận” tại dự án Cocobay Đà Nẵng thông báo dừng trả thu nhập cam kết, khách hàng tại dự án đã gửi đơn khắp nơi kêu cứu bởi ngoài việc không được trả lãi cam kết, nhiều người còn gánh thêm khoản lãi vay ngân hàng…
" alt="Bộ Xây dựng đề xuất cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch"/>Bộ Xây dựng đề xuất cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch
Các bác sĩ xác định, đây là cấp cứu tối khẩn cấp, cần chạy đua với thời gian để hy vọng cấp cứu tối đa cho người bệnh. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã huy động đội ngũ bác sĩ tạo hình, các bác sĩ trung tâm đột quỵ, bác sĩ chuyên về thông tắc mạch và nhờ đội ngũ y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt trung ương hỗ trợ điều trị, chuẩn bị phương tiện hồi sức cấp cứu sớm nhất.
Đến ngày thứ 10 sau can thiệp, bệnh nhân đã tỉnh táo, giao tiếp được, chỉ còn đau đầu, không bị liệt tay chân. Toàn bộ vùng da ở trán và mũi trước đó có dấu hiệu hoại tử, bầm tím và thâm đen thì ới nay chỉ còn lốm đốm vài nốt thâm đen, đường kính 1cm. Các tổ chức của hốc mắt, các cơ vận động nhãn cầu không có dấu hiệu hoại tử tăng thêm.
Đặc biệt, mắt trái từ mất thị lực hoàn toàn, chỉ thấy màu đen kịt đến nay khi chiếu đèn cũng đã phân biệt được chỗ có ánh sáng. Đây là dấu hiệu cho thấy các tế bào thần kinh chưa chết hoàn toàn. Tuy nhiên, theo PGS Hà, tiên lượng hồi phục thị lực cho bệnh nhân tương đối dè dặt.
“Trường hợp này sau khi bị tai biến đã tự tiêm thuốc giải ở nhà, sau đó chuyển qua nhiều cơ sở y tế mới đến Bệnh viện Việt Đức, thời gian vàng để cấp cứu đã qua đi. Hơn nữa, chất filler bệnh nhân đã tiêm lại không rõ nguồn gốc xuất xứ nên khi tiêm thuốc giải, rất khó để khẳng định chắc chắn filler gây tắc mạch có thể tan hết hay không”, PGS cho hay.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, mù mắt là một trong những biến chứng nặng nhất của tiêm filler. Việc tiêm các chất làm đầy phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Họ biết được vị trí giải phẫu của các mạch máu, của hệ thần kinh nên khi tiêm sẽ tránh được việc làm tổn thương các thành phần quan trọng này.
Với nhân viên các spa, quán cắt tóc, cơ sở thẩm mỹ chui - những người không có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ rất dễ tiêm chất filler vào các mạch máu, có thể đi thẳng vào trong não hoặc đi lên động mạch mắt. Nặng nhất, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng nhồi máu não dẫn đến hôn mê, liệt tay chân hoặc gặp biến chứng không kém phần nguy hiểm khác là tắc động mạch mắt, gây mù vĩnh viễn.
PGS Hà thông tin, trên thế giới mỗi năm có hàng trăm ca bệnh tai biến mù mắt sau tiêm filler tại các cơ sở không được cấp phép. Những ca cứu được, có thể nhìn thấy ánh sáng “chỉ đếm trên đầu ngón tay”, còn hồi phục thị lực, đọc viết được thì trước nay chỉ có 4 bệnh nhân.
Bác sĩ khuyến cáo người dân có nhu cầu tiêm filler làm đẹp nên tới cơ sở chuyên khoa, được Bộ Y tế, Sở Y tế cấp phép; người thực hiện tiêm phải là bác sĩ, được đào tạo về tạo hình thẩm mỹ. Các chất làm đầy tiêm vào cơ thể cũng cần đảm bảo đạt chuẩn chất lượng; không nên mua hàng trôi nổi về tự tiêm.
Trường hợp không may xảy ra tai biến sau tiêm filler, cần ngay lập tức đến cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa để triển khai cấp cứu đa chuyên khoa và hồi sức trong thời gian nhanh nhất có thể. Nếu được cấp cứu sớm, bệnh nhân sẽ được tăng thêm hy vọng hồi phục.
Nguyễn Liên
" alt="Mù mắt sau tiêm filler, ca cứu được mỗi năm ‘chỉ đếm trên đầu n"/>Mù mắt sau tiêm filler, ca cứu được mỗi năm ‘chỉ đếm trên đầu n
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 19/3 vừa qua, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Trao đổi với ICTnews ngày 20/3, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết: “Trong công văn 929 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đã thông báo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại các cơ quan và đề nghị các cơ quan quyết liệt triển khai các nội dung đã được nêu tại văn bản này”.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, đến nay, đã có 5 bộ, 5 tỉnh đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tuy nhiên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương nói chung còn rất thấp, trung bình cả nước chỉ đạt 11,13%, trong đó 5 bộ, 14 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 5%.
Nhấn mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết quả đầu ra, đánh giá hiệu quả của triển khai Chính phủ điện tử, ông Nguyễn Phú Tiến cũng cho hay, trong thời gian qua, Cục Tin học hóa đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Trong đó, gần đây nhất, Cục Tin học hóa đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ban hành Thông tư 18 ngày 25/12/2019 về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành”, Thông tư 22 ngày 31/12/2019 quy định tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
“Các văn bản này tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng các Cổng dịch vụ công bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm kết nối liên thông, tích hợp dịch vụ, dữ liệu khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao”, ông Nguyễn Phú Tiến nói.
Chia sẻ về những hoạt động sẽ được Cục Tin học hóa tập trung trong thời gian tới, ông Nguyễn Phú Tiến thông tin, Cục sẽ tham mưu để Bộ TT&TT tiếp tục thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương.
Trước hết, để đôn đốc, hỗ trợ các cơ quan triển khai ngay các nội dung trong công văn 929 về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Cục Tin học hóa sẽ phối hợp các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong thời gian dịch bệnh hiện nay.
Bên cạnh đó, sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hệ thống nền tảng Chính phủ điện tử của Quốc gia như định danh, xác thực điện tử, hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến, các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Vân Anh
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trong hơn 1 tháng qua, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi, đạt 24%. Sau 20 năm phát triển Chính phủ điện tử, tỷ lệ này mới là 12%.
" alt="Sẽ có công cụ đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến"/>Sẽ có công cụ đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Hệ thống chiến đấu và tính năng trong trò chơi hiện vẫn chưa được tiết lộ, do game mới ở giai đoạn mở bán nhân vật NFT. Tuy vậy, hơn 20.000 nhân vật ảo đã được mở bán hết trong tháng 9 và tháng 10.
Sớm nhất vào tháng 3/2022, trò chơi này mới giới thiệu gameplay đầu tiên và mở bán đồng tiền ảo trong game.
Ông Nguyễn Trung Tín (SN 1987) là con trai của bà Dương Thanh Thủy, người sáng lập tập đoàn Trung Thủy. Ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tập đoàn này năm 2015 nhưng được biết đến nhiều nhất sau sự kiện kết hôn với Hoa hậu Việt Nam Đặng Thu Thảo năm 2017. " alt="Một studio game Việt nhận được 6,8 triệu USD đầu tư"/>“Bán căn hộ chung cư diện tích từ 21m2 – 26m2 tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP.HCM với giá từ 310 triệu đồng/căn. Phương thức thanh toán linh hoạt, chia làm 5 đợt. Pháp lý rõ ràng, minh bạch”, đây là mẫu tin quảng cáo về dự án chung cư Việt Nam House Tower trên mạng Internet.
Công trình này toạ lạc trên đường 36, phường Linh Trung, quận Thủ Đức với quy mô 190 căn hộ và được giới thiệu do Công ty CP Dịch vụ thương mại – xây dựng địa ốc Việt Nam House làm chủ đầu tư. Từ năm 2017, gần 200 khách hàng đã mua căn hộ tại đây.
Nằm ở khu vực sầm uất của quận Thủ Đức nhưng giá bán khá rẻ là yếu tố khiến nhiều người chọn mua. Thế nhưng gần 3 năm nay, “dự án” này vẫn chưa xây dựng hoàn thiện và thậm chí còn bị cưỡng chế vì vi phạm xây dựng.
Công trình nhà ở riêng lẻ của hai cá nhân được hợp khối rồi đặt tên căn hộ chung cư Việt Nam House Tower tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức. |
Tìm hiểu của PV VietNamNet, dự án chung cư Việt Nam House Tower thực chất là hai công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ của ông Lưu Nguyên Quảng (ngụ quận Bình Thạnh) và ông Lê Thành Trí (ngụ quận Thủ Đức) được hợp khối.
Sau khi được cấp phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ với tối đa 3 tầng nổi, 1 tầng lửng và mái che cầu thang, hai cá nhân này đã hợp khối, xây dựng công trình cao 5 tầng và đặt tên dự án căn hộ chung cư Việt Nam House Tower rồi bán cho khách hàng.
Qua kiểm tra, chính quyền địa phương phát hiện hai chủ công trình nói trên xây dựng sai nội dung được cấp phép. Sở Xây dựng TP.HCM cũng đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế công trình sai phép vào năm 2018.
Theo ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết, đối với công trình nói trên, hiện UBND quận đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ xong phần diện tích vi phạm theo nội dung các quyết định cơ quan chức năng đã ban hành. Trong khi đó, nhiều người bỏ tiền mua căn hộ tại công trình này đến nay vẫn chưa được nhận nhà.
Chủ công trình chung cư mini ở đường 32, phường Linh Đông, quận Thủ Đức xin tự nguyện tháo dỡ các hạng mục vi phạm xây dựng. |
Cũng tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức, một công trình căn hộ mini khác cũng khiến nhiều người mua rơi vào cảnh tiền mất tật mang là chung cư mini Sài Gòn Hoàng Anh nằm trên đường 32. Theo ông N.H, ông mua 2 căn hộ tại đây vào năm 2017 và được hứa hẹn đến năm 2018 sẽ bàn giao nhà.
“Dự án có khoảng 300 căn hộ, diện tích 24m2, giá bán chỉ từ 270 triệu đồng/căn. Thấy giá bán khá rẻ nên tôi mua 2 căn và dù đã thanh toán hết tiền nhưng 3 năm nay tôi chưa nhận được nhà”, ông N.H chia sẻ.
Theo ông N.H, công trình bị ngưng xây dựng thời gian dài nên nhiều khách hàng kéo tìm chủ đầu tư đòi lại tiền, thậm chí có người còn kiện ra toà. Để xoa dịu tình hình, chủ đầu tư đồng ý trả lại tiền cho người mua, tuy nhiên việc trả lại tiền này được chia làm nhiều lần, khiến khách hàng rất bức xúc.
Lỗ hổng pháp lý
Về những trường hợp mua căn hộ tại chung cư mini Sài Gòn Hoàng Anh, đại diện UBND quận Thủ Đức cho biết đây là công trình của ông Đỗ Trưởng Quyền và bà Đỗ Huệ Trinh làm chủ đầu tư. Đầu năm 2018, UBND quận đã đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ xử lý việc chuyển nhượng căn hộ mini và xây dựng sai phép tại công trình này.
Từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành 13 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế xử phạt đối với ông Quyền và bà Trinh liên quan đến những vi phạm xây dựng tại công trình.
Đến tháng 4/2020, UBND quận Thủ Đức đã hoàn thiện phương án tháo dỡ phần công trình vi phạm xây dựng nhưng sau đó chủ đầu tư xin tự nguyện khắc phục. Hiện việc tháo dỡ đang được chủ đầu tư thực hiện.
Trong vòng 1 năm, Thanh tra Sở Xây dựng đã ra 13 quyết định xử phạt, cưỡng chế hạng mục vi phạm tại chung cư mini Sài Gòn Hoàng Anh. |
Không chỉ quận Thủ Đức, hiện các khu vực ngoại thành TP.HCM như quận 12, quận Bình Tân cũng xuất hiện nhiều dự án căn hộ chung cư mini đội lốt công trình nhà ở riêng lẻ. Diện tích căn hộ nhỏ và giá bán rẻ là hai yếu tố thu hút những người thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), khoảng 10 năm trở lại đây, tình trạng xây dựng “chung cư mini”, “chung cư hộp diêm” nở rộ tại các đô thị. Nhiều công trình xây dựng sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và người mua không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Để tình trạng chung cư mini phát triển tự phát, theo Chủ tịch HoREA, nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ những bất cập về quy định pháp luật về “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”. Hiệp hội đã có nhiều ý kiến góp ý nhưng không được lắng nghe.
Như trước đây, Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP không có bất kỳ quy phạm pháp luật nào cho phép phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân, được thiết kế kiểu “chung cư mini”, có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại đô thị. Đến năm 2010, Nghị định 71/2010/NĐ-CP mới cho phép nhưng lại trái với Luật Nhà ở 2005.
Tại TP.HCM, trong năm 2010 cơ quan chức năng đã không chấp thuận một công trình nhà ở riêng lẻ kiểu “chung cư mini” trên đường Cộng Hoà, quận Tân Bình theo đề xuất của doanh nghiệp BĐS hợp tác với một hộ gia đình.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2014 đã cho phép hộ gia đình, cá nhân khu vực đô thị được phép xây dựng nhà ở có từ 2 tầng trở lên mà mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn… thì được công nhận quyền sở hữu từng căn hộ trong nhà đó.
“Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý dẫn đến tình trạng phát triển loại nhà chung cư mini, chung cư hộp diêm, làm tăng áp lực hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, làm phá vỡ quy hoạch, gây trở ngại cho công tác chỉnh trang đô thị. Để chấn chỉnh nên sửa, bổ sung khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 theo hướng muốn xây nhà ở riêng lẻ theo kiểu chung cư mini nhằm mục đích kinh doanh như bán, cho thuê thì phải lập dự án đầu tư ”, ông Châu nêu ý kiến.
Theo luật sư Trần Mai Hạnh (Đoàn luật sư TP.HCM), hầu hết các trường hợp mua chung cư mini tại TP.HCM, chủ đầu tư ký hợp đồng cho thuê dài hạn (thường là 20 năm) chứ không lập hợp đồng mua bán với khách hàng. Luật Nhà ở 2014 quy định, người mua những căn hộ mini diện tích từ 30m2 trở lên vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu từng căn nhưng chủ đầu tư phải đáp ứng từ thủ tục pháp lý đến quy chuẩn căn hộ.
Như công trình được phép xây dựng nhà ở có từ 2 tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, các chủ đầu tư thường chia diện tích căn hộ nhỏ hơn 30m2 và bán quyền sử dụng trong 20 năm với giá chỉ vài trăm triệu đồng. Với cách làm này, sau thời hạn cho thuê chủ đầu tư thu hồi được tài sản và đất nhưng người mua thì… trắng tay.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hiện có tình trạng các đầu nậu và một số doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, cá nhân móc nối với một số cán bộ cấp cơ sở, để thực hiện các công trình nhà “chung cư mini” trái phép…
" alt="Nhà ở riêng lẻ 'đội lốt' chung cư mini, nhiều người mua sập bẫy"/>Nhà ở riêng lẻ 'đội lốt' chung cư mini, nhiều người mua sập bẫy
Đáng chú ý khi trong sáng 23/12, xuất hiện thông tin cho biết bên cạnh AAG, hai tuyến cáp quang biển khác là Liên á (Intra Asia - IA) và AAE-1 cũng đang gặp vấn đề.
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, đại diện nhà mạng Viettel cho biết, tuyến cáp IA sẽ được khắc phục trên nhánh S2 vào ngày 29/01/2020 và trên nhánh S1 vào ngày 03/02/2020. Thời gian sửa chữa có thể thay đổi do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết biển.
Hiện Viettel đã hoàn thành bổ sung thêm 300Gbps đối với hướng cáp biển APG vào tuần trước và đang tiếp tục phối hợp với các đối tác để tăng cường thêm tài nguyên cho các hướng còn lại nhằm đảm bảo chất lượng kết nối không chỉ cho khách hàng Viettel mà cho cả các doanh nghiệp, nhà mạng khác đang thuê kênh kết nối quốc tế của Viettel.
Người dùng Viettel hiện vẫn có thể sử dụng dịch vụ, kể cả vào giờ cao điểm. Việc truy cập Internet quốc tế, đặc biệt là Google, Facebook hay YouTube vẫn được đảm bảo bình thường.
Hiện chưa có thông tin chính thức về thời gian khắc phục hoàn toàn các sự cố trên 2 tuyến cáp AAG và AAE-1.
Trọng Đạt
" alt="Ba tuyến cáp quang biển Việt Nam đồng loạt gặp sự cố"/>