Nhìn chàng lùn 1,ămsợđámđôngcủachúlùngâysốtcộngđồngmạđội hình everton gặp liverpool26 m gây cười trong các clip hài, ít ai biết được Trần Xuân Tiến đã từng có thời gian 18 năm bất lực nhìn tay, chân không phát triển như bạn bè đồng trang lứa.
Khoảnh khắc độc, đẹp về tình đũa lệch chú lùn và người mẫu
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam,...cùng Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh bấm nút khai trương Trung tâm điều hành điện tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trung tâm điều hành điện tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nền tảng công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất thế giới, trong đó có cả việc sự dụng trí tuệ nhân tạo.
Với 100 chuyên gia nghiên cứu, xây dựng, trung tâm sẽ thực hiện kết nối và lấy dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu hiện có để tổng hợp, phân tích số liệu, phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành, từ đó đánh giá được những lợi ích hiệu quả mang lại.
Trung tâm cũng sẽ tiến hành đào tạo kỹ năng quản lý, vận hành cho đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, trung tâm này cũng có xây dựng App riêng dành cho Phật tử để tăng cường thông tin hai chiều giữa Giáo hội và Phật tử.
Thượng toạ Thích Đức Thiện phát biểu tại buổi lễ.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, trước sự phát triển của cách mạng 4.0, những giáo lý của Đức Phật về duyên khởi, thập nhị nhân duyên có thể nhìn thấy trong cách mạng internet, cách mạng 4.0, công nghệ blockchain... đều chứa đựng giáo lý của Đức Phật.
Chính vì vậy việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hưởng ứng để ứng dụng khoa học vào công tác điều hành quản lý Giáo hội là một trong những việc khẳng định tính khoa học của đạo Phật.
Trung tâm điều hành điện tử sẽ giúp tăng cường tính kết nối giữa ban trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố; tăng tính kết nối giữa Giáo hội Phật giáo và bộ ban, ngành, tỉnh thành phố góp phần thúc đẩy hoạt động phật sự của Giáo hội.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho Đại đức Thích Nguyên Chính.
'Việc giáo hội kết nối với ban trị sự các tỉnh thành phố thường xuyên cập nhật, nắm bắt công tác phật sự để nâng cao hiệu quả điều hành, minh bạch hóa hoạt động của Giáo hội', Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.
Cũng trong khuôn khổ lễ ra mắt, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho Đại đức Thích Nguyên Chính.
Chùa Phúc Khánh cam kết điều chỉnh toàn diện khoá lễ đầu năm
'Ai đến chùa có tâm nguyện, đều được nhà chùa thành tâm phục vụ tín ngưỡng Phật giáo theo tinh thần nhà Phật và tùy tâm'.
" alt="Khai trương Trung tâm điều hành điện tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam"/>
Bà Lydia chỉ biết một điều rằng bà đã ăn rất nhiều cá trong thời gian thai kỳ của mình. TUE đã cho phép Laurent kết thúc chương trình học sớm hơn các sinh viên khác.
"Laurent là sinh viên tiếp thu nhanh nhất ở đây", Sjoerd Hulshof, Hiệu trưởng trường TUE, cho biết. "Em ấy không chỉ rất thông minh mà còn là cậu bé biết cảm thông".
Laurent cho biết môn học yêu thích của em là kỹ thuật điện song em cũng sẽ nghiên cứu một chút về y học.
Ông bà Simons nói rằng họ sẽ không ép uổng con mà sẽ để con làm điều mình muốn.
"Chúng tôi không muốn gây áp lực cho con. Nó có thể làm bất cứ điều gì nó muốn", ông Alexander nói. "Chúng tôi cần cân bằng giữa việc nó là một đứa trẻ và khả năng của nó".
Laurent thích chơi với chú chó Sammy của mình và nghịch điện thoại như bạn bè đồng trang lứa.
Laurent sẽ có chuyến đi nghỉ ở Nhật Bản trước khi tốt nghiệp.
Thần đồng bị buộc thôi học vì ăn cơm phải có người đút
Không biết dọn dẹp nhà cửa, ăn cơm phải có người đút, thần đồng 17 tuổi bị Viện Khoa học Trung Quốc buộc thôi học.
" alt="Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ"/>
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) gói bánh chưng trong chiều cuối năm.
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc cho biết, dịp Tết, gia đình bà phải nhận thêm 30 lao động, cùng với 6 thành viên trong gia đình làm việc ngày đêm mới hoàn thành được đơn hàng.
'Có những ngày, chúng tôi chỉ ngủ vài tiếng nhưng cũng có ngày không được ngủ chút nào', bà Tuyết nói về sự vất vả của nghề.
Theo bà Tuyết, kể từ sau rằm tháng Chạp, trung bình 1,5 ngày, gia đình bà gói và đưa vào luộc 2000 chiếc bánh chưng.
Đến chiều 26 Tết, việc gói bánh chưng cơ bản được hoàn tất. Cả gia đình luộc nốt mẻ bánh cuối cùng trong năm. Sau đó, bánh được để ráo nước 1 ngày, 1 đêm rồi đưa vào hút chân không, giao cho khách.
Ngày 30 Tết, cả nhà bà Tuyết sẽ tập chung dọn nhà, bếp, sân vườn. Vài thành viên trong nhà được cắt cử đi sắm đào, quất, bánh kẹo và thực phẩm để đón Tết.
Ngày mùng 1 Tết, nhiều hộ dân ở làng Tranh Khúc đóng cửa ngủ. Việc chúc Tết được bắt đầu từ ngày mùng 2.
'Chính vì lao động cật lực tháng cuối năm, Tết đến, mọi thành viên đều rơi vào tình trạng thiếu ngủ, kiệt sức. Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi chỉ dậy nấu cơm cúng tổ tiên, quây quần ăn bữa cơm năm mới. Sau đó, cả nhà lại đóng cửa đi ngủ. Việc chúc Tết người thân, họ hàng làng xóm được thực hiện bắt đầu từ mùng 2', bà Tuyết nói.
Cũng theo lời bà Tuyết, đó là thói quen của nhiều hộ làm nghề ở Tranh Khúc. Do vậy, khác với những ngày giáp Tết, mùng 1 ở đây thường vắng lặng hơn.
Tuy nhiên, bà Tuyết cũng phải thừa nhận, những năm gần đây, việc làm nghề đã được đơn giản hóa đi khá nhiều.
Vào những năm 90, để gói được nồi bánh chưng, người làng Tranh Khúc phải đi xe đạp lên tận ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) - cách nhà hơn 15km để lấy lá dong. Sau đó họ lại tất bật đi mua gạo, đỗ, thịt ...
Khi hoàn tất công đoạn luộc bánh chưng, những người làm nghề phải đạp xe đi giao bán khắp Hà Nội.
'Tôi còn nhớ, vào những năm 90, cứ 4h sáng là tôi xếp bánh lên xe đạp rồi chở vào nội thành, giao cho các chủ hàng trước 5h30 phút sáng. Thời điểm mang bầu con trai cả, tôi cũng đi như vậy, làm việc không biết mệt mỏi.
Thậm chí, có những ngày mưa rét, nước mưa, gió rét táp vào mặt lạnh buốt, hai tay bị cóng đến mất cảm giác nhưng vì mưu sinh và vì uy tín bán hàng, chúng tôi vẫn đạp xe đi.
Ngày Tết hoặc rằm, mùng 1, lượng bánh chưng nhiều hơn, chúng tôi mới thuê xe lam đi giao bánh', người phụ nữ có thâm niên gần 40 năm làm nghề nhớ lại.
Mỗi dịp Tết, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường hàng trăm ngàn bánh chưng.
'Ngày nay, toàn bộ nguyên liệu làm bánh chưng được người bán mang đến tận nơi. Các chủ hộ sản xuất chỉ việc tiếp nhận và sản xuất. Khâu luộc bánh đã có nồi hơi, mỗi lần luộc được hàng ngàn bánh. Việc giao bánh thì có ô tô nên sức lao động được giải phóng khá nhiều', ông Đặng Trường Thanh (65 tuổi, người làng Tranh Khúc) cho biết.
Tuy vậy, do sự phát triển của xã hội, ngày nay, nhu cầu mua bánh ăn Tết lại nhiều hơn xưa. Các hộ làm nghề ở Tranh Khúc phải làm việc hết công suất mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
'Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực để chất lượng bánh đưa ra thị trường ngày càng tốt hơn. Và bánh chưng Tranh Khúc tiếp tục nhận được sự tin dùng của khách hàng hơn', bà Tuyết nói thêm.
Ông Phạm Văn Mạnh - Cán bộ Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết, năm 2011, Tranh Khúc được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội.
Hiện địa phương có 116 hộ sản xuất bánh chưng, hoạt động quanh năm. Riêng tháng cận Tết, lượng bánh chưng được sản xuất nhiều nhất. Dịp Tết 2019, địa phương có 385.000 bánh chưng được bán ra thị trường, cho thu nhập trên 20 tỷ đồng.
Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Gần 40 năm gắn bó với nghề gói bánh chưng, bà Phạm Thị Tuyết phải thừa nhận, đây là nghề cũng lắm công phu.
" alt="Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết"/>