Trong tháng 4,àphêbìnhnhiếpảnhsốngchungvớiquyểnsáthứ hạng của osasuna tác giả, nhà phê bình nhiếp ảnh Vince Aletti sẽ nhận giải thưởng AIPAD 2024, một giải thưởng tôn vinh những người có hiểu biết sâu sắc và đóng vai trò tiên phong quảng bá lĩnh vực nghệ thuật này. Đây là một phần trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Nhiếp ảnh của Association of International Photography Art Dealers (AIPAD), diễn ra từ ngày 25 đến 28/4. Vince Aletti được vinh danh nhờ những đóng góp cho bối cảnh văn hoá của thành phố New York, nơi ông bắt đầu công việc từ thập niên 1970. Cả đời nghĩ về nhiếp ảnh “Nói chung tôi yêu nghệ thuật nhưng tôi chỉ viết về nhiếp ảnh. Tôi đã nhìn nó và nghĩ về nó gần như suốt cuộc đời mình”, Aletti chia sẻ trên tạp chí Vanity Fair. “Cha tôi là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, nhờ vậy tôi lớn lên trong một căn phòng rửa ảnh trên gác mái. Chúng tôi có rất nhiều cuốn US Camera, những tuyển tập ảnh đẹp nhất trong năm, từ thương mại đến ảnh nghệ thuật”, ông cho biết thêm. Nơi Vince Aletti sống cũng là một không gian nghệ thuật. Hiện nay, căn hộ của ông tại East Village chứa hơn 10.000 cuốn sách và tạp chí được xếp gọn gàng. Viết bài phê bình, tổ chức triển lãm tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế, biên tập sách nghệ thuật, ông biến niềm đam mê nhiếp ảnh trở thành nghề nghiệp chính sau khoảng 2 thập kỷ viết về âm nhạc. “Trước khi viết về nhiếp ảnh, tôi là nhà phê bình nhạc rock được 20 năm. Tôi viết về âm nhạc cho nhiều tạp chí khác nhau, bao gồm cả Rolling Stonevà Creem. Dần dần, tôi bắt đầu theo dõi các cuộc triển lãm nhiếp ảnh tại The Village Voice, sau đó trở thành nhà phê bình nhiếp ảnh chính và biên tập viên nghệ thuật của họ. Sau đó, tôi chuyển sang The New Yorkervà viết đánh giá triển lãm hàng tuần”, ông kể lại quá trình chuyển đổi sự nghiệp. Phê bình dưới góc nhìn khán giả Trước khi nhận giải thưởng tại AIPAD 2024, Aletti có cuộc trao đổi với với Vanity Fair về giai đoạn đầu trong sự nghiệp cùng với 30 năm tiếp theo ông dành để viết bài đánh giá nhiếp ảnh và niềm đam mê sách, tạp chí. Khi được hỏi về những người dẫn dắt trên con đường phê bình âm nhạc, Vince Aletti đề cập đến một số tên tuổi lớn bao gồm Richard Goldstein, Bob Christgau, Lester Bangs và Jon Landau. Ở họ, ông học được cách phê bình dưới góc độ một khán giả thay vì chuyên gia và áp dụng điều đó cả trong sự nghiệp sau này. “Tôi không cố ra lệnh. Tôi khuyến khích mọi người đến xem các chương trình đang diễn ra và nghĩ về chúng”. Aletti xác nhận có mối quan hệ thân thiết với Peter Hujar, nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với những bức chân dung đen trắng. “Ông ấy dạy tôi cách nhìn nhận mọi thứ. Tôi thấy thú vị khi cố gắng đoán Peter đang tập trung nhìn vào điều gì mà bản thân mình không nhận ra”, Aletti cho biết. Nói về phê bình nhiếp ảnh, khi Aletti viết cho tạp chí The Voice, ông thường thực hiện những bài viết dài, thông qua các cuộc trò chuyện với nhiếp ảnh gia, nhiều người ở giai đoạn đầu sự nghiệp. Ông quan tâm đến cách họ xoay sở với công việc. “Tôi nghĩ chúng ta đều hiểu rằng nghệ thuật không xuất phát từ một nơi cao quý nào đó, nó đến từ quá trình làm việc chăm chỉ, đôi khi gặp nhiều trở ngại”, ông nói thêm. Sưu tập sách, tạp chí vì mê… ảnh bìa Cũng trong cuộc trao đổi với Vanity Fair, Vince Aletti để lộ sở thích sưu tầm sách, tạp chí. Phòng khách của ông chất đầy những ấn phẩm mua trong vòng 4 tháng qua trên eBay. Gần đó là những chồng sách, tạp chí vừa mới sưu tập hoặc dự định đọc lại. “Nhiều khi tôi mua tạp chí vì bị ấn tượng bởi bức ảnh bìa. Chúng sẽ nằm trên đỉnh một chồng sách trong thời gian ngắn trước khi bị những quyển khác phủ lên”, ông cho biết. Chỉ riêng bộ sưu tập tạp chí thời trang của Vince Aletti cũng là một kho đồ sộ. Ông muốn lưu trữ tất cả ấn phẩm của Voguevà Harper's Bazaartừ những năm 1930 đến nay. “Tôi bắt đầu mua một số tạp chí thời trang vì chúng có những bức ảnh bìa tuyệt vời của Penn hoặc Avedon. Sau đó tôi nhận ra họ (các tạp chí thời trang) sở hữu những bức ảnh của 2 nhiếp ảnh gia này nhưng chưa từng xuất hiện trong quyển sách ảnh nào”, Aletti tiết lộ. Từ đó, ông quyết định sưu tầm tất cả. Bí mật phía sau nghề nhiếp ảnh đen trắng thủ côngNghệ sĩ thị giác - nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc mang đến hoạt động “Trải nghiệm phòng tối” tại TP.HCM, với mong muốn phát triển nghề nhiếp ảnh đen trắng thủ công tại Việt Nam. |