Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có thông báo kết luận thanh tra trên địa bàn huyện Hoài Đức,àNộiNhiềuviphạmtrongđấugiáhàngtrămlôđấtởhuyệnHoàiĐứngoại hạng anh bóng đá Hà Nội. Trong đó, chỉ rõ nhiều vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung và khu Cổ Bồng, xã Di Trạch.
Cụ thể, ngày 27/4/2018, UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 và giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn, trong đó có dự án đấu giá khu Trũng Trên - Đìa Các.
Nhưng UBND huyện Hoài Đức đã thực hiện việc đấu giá đất trước khi UBND TP Hà Nội phê duyệt kế hoạch đấu giá đất.
Theo TTCP, việc này không đúng với trình tự, thủ tục; trách nhiệm thiếu sót trên thuộc UBND huyện Hoài Đức và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan tham mưu giúp UBND TP Hà Nội trong công tác quản lý.
Cùng với đó, phương án đấu giá ban hành tại quyết định số 368 ngày 19/1/2018 của UBND huyện Hoài Đức có quy định đấu giá theo phương thức trả giá lên.
Tuy nhiên, trên thực tế, đã tổ chức đấu giá 269 thửa đất với hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng, không theo phương thức trả giá lên là không đúng với quy định tại Luật Đấu giá tài sản.
Ngày 19/1/2018, UBND huyện phê duyệt kế hoạch đấu giá. Nhưng ngày 15/1/2018, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thương thảo và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thẩm định giá, thiếu sự công khai lựa chọn đơn vị thẩm định giá.
Đáng chú ý, TTCP nêu rõ, sau 1 năm ký hợp đồng UBND huyện Hoài Đức và đơn vị thẩm định giá vẫn chưa có nghiệm thu sản phẩm và thanh quyết toán, nhưng vẫn lấy kết quả làm cơ sở thẩm định giá.
Quá trình khảo sát giá, đơn vị thẩm định giá bỏ qua nhiều nội dung tham khảo giá, không tham khảo giá các vị trí đã đấu giá thành công trong khu vực; thông tin giá bất động sản trên sàn, chưa có chi phí đầu tư hạ tầng, quá trình thẩm định giá khởi điểm không có văn bản của các đơn vị liên quan...
Theo cơ quan thanh tra, việc ký hợp đồng với đơn vị đấu giá là Công ty CP Đấu giá và Thương mại Việt Nam nhưng Trung tâm phát triển quỹ đất đứng ra thu tiền đặt trước của khách hàng bằng hình thức khách chuyển tiền vào tài khoản của Trung tâm là không đúng quy định tại Luật Đấu giá tài sản.
Số tiền đặt trước của khách được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; việc đặt tiền trả trước chỉ được thu bằng tiền mặt khi thửa đất có giá trị dưới 5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn thu tiền khách hàng nộp tiền mặt với số tiền 9,5 tỷ đồng là không đúng quy định.
TTCP nêu rõ theo quy chế đấu giá, mỗi hộ gia đình chỉ được 1 cá nhân tham gia đấu giá. Tuy nhiên, tại phiên đấu giá ngày 11/2/2019 khu Trũng Trên - Đìa Các, có 7 hộ gia đình có 2 đến 3 người cùng hộ khẩu, phô tô chia tách hộ khẩu để tham gia trong cùng một phiên đấu giá. Việc này, theo cơ quan thanh tra là vi phạm quy định về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định 216 của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý, đơn vị tổ chức phiên đấu giá thiếu chặt chẽ trong công tác phát hành hồ sơ tài liệu, có nhiều phiếu thu không có chữ ký của người nộp tiền và người thu tiền. Nguyên nhân do việc giám sát thiếu chặt chẽ của chủ tài sản, đơn vị được giao tổ chức đấu giá là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức và Công ty CP Đấu giá và Thương mại Việt Nam.
Tại khu đấu giá Cổ Bổng, TTCP chỉ rõ có việc ký hợp đồng đấu giá trước khi phê duyệt giá khởi điểm.
Cụ thể, ngày 16/2/2016, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 714 về việc xác định giá khởi điểm làm cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất làm nhà ở tại khu Cổ Bồng, xã Di Trạch.
Nhưng này 22/1/2015, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức đã ký hợp đồng với Công ty CP đấu giá và Thương mại Việt Nam. Việc này chưa đúng quy định. Thậm chí, 2 đơn vị này còn tự ý hoãn tổ chức đấu giá 4 lô đất khi chưa được cấp thẩm quyền chấp thuận là tùy tiện.
Trước những vi phạm trong công tác tổ chức đấu giá đất của huyện Hoài Đức nêu trên, TTCP đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện tổ chức đấu giá đất các khu đất có diện tích trên 5.000 m2 và giá trị trên 30 tỷ đồng để bảo đảm thực hiện đúng quy định và kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện.
TTCP cũng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Hoài Đức kiểm điểm trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến những thiếu sót nêu trên; rà soát, chấn chỉnh lại công tác tổ chức đấu giá đất, đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức kiểm điểm trách nhiệm trong quá trình tổ chức đấu giá đã để xảy ra sai sót, thiếu chặt chẽ, tham mưu và trình phương án đấu giá sai quy định.
Cơ quan thanh tra cũng đề nghị xử lý vi phạm đối với đơn vị tổ chức phiên đấu giá là Công ty CP Đấu giá và Thương mại Việt Nam do đã không tuân thủ nguyên tắc trong đấu giá, ban hành quy chế đấu giá và thực hiện hiện phiên đấu giá không đúng quy định.
Loạt dự án nghỉ dưỡng siêu ‘hot’ ở Mai Châu vướng sai phạmChủ đầu tư một số dự án nghỉ dưỡng có tiếng ở Hoà Bình như Mai Châu Ecologdge, Avana Mai Châu… đã không cung cấp được văn bản quy hoạch, giấy phép xây dựng; thi công chưa đúng giấy phép.
Kông Anh(Theo KBS)" alt="Tư lệnh Lục quân Hàn Quốc đệ đơn từ chức sau vụ thiết quân luật" src="(VTC News) -
Tư lệnh Lục quân Hàn Quốc Park An-su đệ đơn từ chức vào ngày 4/12 sau khi Hàn Quốc dỡ lệnh thiết quân luật.
Tại phiên họp của Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội ngày 5/12, Tư lệnh Lục quân Hàn Quốc Park An-su, người được bổ nhiệm làm chỉ huy thiết quân luật hôm 3/12, cho biết đã đệ đơn từ chức lên Bộ Quốc phòng vào ngày 4/12. Hiện nay, Bộ đã xem xét đề nghị của ông.
Tư lệnh Lục quân Hàn Quốc khẳng định tuyệt đối trung thành và yêu nước. Lực lượng quân đội vẫn đang phục vụ ở tuyến đầu để bảo vệ an ninh quốc gia một cách chân thành.
Đồng thời, ông Park khẳng định đã thông báo cho Tổng cục trưởng Cảnh sát Cho Ji-ho về sắc lệnh thiết quân luật qua điện thoại di động của cựu bộ trưởng theo lệnh.
Trong thời gian thiết quân luật theo lệnh của Tổng thống Yoon Suk-yeol, Tư lệnh Lục quân Hàn Quốc Park An-su yêu cầu tăng cường triển khai lực lượng cảnh sát, đồng thời ông đề nghị lực lượng an ninh không được sử dụng súng điện và đạn không có vỏ để đảm bảo an toàn công cộng.
Tối 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập làm tê liệt hoạt động của chính phủ thông qua các nỗ lực luận tội và thao túng ngân sách. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, Hàn Quốc áp dụng biện pháp này.
Lệnh thiết quân luật nhanh chóng gây chấn động trong và ngoài nước, đánh dấu một trong những cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong lịch sử gần đây của Hàn Quốc. Nhiều quan chức cấp cao, bao gồm Chánh Văn phòng Tổng thống Chung Jin Suk và Cố vấn An ninh Quốc gia Shin Won Sik, đã xin từ chức.
Rạng sáng 4/12, chỉ vài giờ sau khi lệnh được ban bố, Quốc hội Hàn Quốc tổ chức phiên họp khẩn cấp với tỷ lệ đồng thuận 100%, nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật được thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Woo Won Sik nhấn mạnh: "Việc ban bố thiết quân luật là điều không ai mong muốn. Quốc hội cần có phản ứng nhanh để bảo vệ nền dân chủ".Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng lệnh thiết quân luật phải bị dỡ bỏ nếu đa số đại biểu Quốc hội yêu cầu.
Tới 4h30 ngày 4/12, Tổng thống Yoon Suk-yeol tuyên bố dỡ bỏ lệnh thiết quân luật, chỉ sáu giờ sau khi ban hành. Trong phát biểu cùng ngày, ông kêu gọi Quốc hội chấm dứt các hành động “thiếu trách nhiệm” và khẳng định sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong giai đoạn khó khăn này.
Kông Anh(Theo KBS)" class="thumb">
Tư lệnh Lục quân Hàn Quốc đệ đơn từ chức sau vụ thiết quân luật2025-02-06 06:34