PUBG Corp đã hé lộ năm bức ảnh mới toanh của map sa mạcsắp sửa cập bến PlayerUnknown's Battlegrounds.

Giống như những gì chúng ta đã biết, những tấm ảnh xem trước hé lộ quang cảnh cùng các khu vực mới. Những bức ảnh chụp màn hình đã giới thiệu một thành phố, cùng nhiều vùng hoang mạc, trong đó có cả một dãy núi dài – đều chưa từng xuất hiện trong map Erangel hiện tại.

Là một phần của map sa mạc mới, PUBGsẽ bổ sung thêm những phương tiện di chuyển và một vài món vũ khí đặc sắc. Nhờ khám phá của nhiều Redditor, chúng ta có thêm cái nhìn thoáng qua về những gì PUBG Corp đang dự định đưa vào map sa mạc.

Những phương tiện di chuyển mới bao gồm xe bus, pickup truck (ô tô SUV nhưng có thùng chở hàng) và chiếc xe trượt cát. Vũ khí mới có tên là “DP28”, một loại súng máy từ thời Liên Xô.

Tất cả những hình ảnh trên đều được lấy từ test server của PUBG– và chúng chưa được xác thực. Nhưng tỉ lệ cao chúng sẽ nằm trong bản update lớn theo kèm với map sa mạc cùng phiên bản chính thức PUBG 1.0xuất hiện vào những ngày cuối năm 2017.

Chịu (Theo Dot Esports)

" />

PUBG: Lại có thêm hình ảnh của map sa mạc, bao gồm cả xe và súng mới

Ngoại Hạng Anh 2025-01-28 00:17:01 879

PUBG Corp đã hé lộ năm bức ảnh mới toanh của map sa mạcsắp sửa cập bến PlayerUnknown's Battlegrounds.

Giống như những gì chúng ta đã biết,ạicóthêmhìnhảnhcủamapsamạcbaogồmcảxevàsúngmớcup c1 châu âu những tấm ảnh xem trước hé lộ quang cảnh cùng các khu vực mới. Những bức ảnh chụp màn hình đã giới thiệu một thành phố, cùng nhiều vùng hoang mạc, trong đó có cả một dãy núi dài – đều chưa từng xuất hiện trong map Erangel hiện tại.

Là một phần của map sa mạc mới, PUBGsẽ bổ sung thêm những phương tiện di chuyển và một vài món vũ khí đặc sắc. Nhờ khám phá của nhiều Redditor, chúng ta có thêm cái nhìn thoáng qua về những gì PUBG Corp đang dự định đưa vào map sa mạc.

Những phương tiện di chuyển mới bao gồm xe bus, pickup truck (ô tô SUV nhưng có thùng chở hàng) và chiếc xe trượt cát. Vũ khí mới có tên là “DP28”, một loại súng máy từ thời Liên Xô.

Tất cả những hình ảnh trên đều được lấy từ test server của PUBG– và chúng chưa được xác thực. Nhưng tỉ lệ cao chúng sẽ nằm trong bản update lớn theo kèm với map sa mạc cùng phiên bản chính thức PUBG 1.0xuất hiện vào những ngày cuối năm 2017.

Chịu (Theo Dot Esports)

本文地址:http://member.tour-time.com/html/176d699198.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01

Mua ô tô ở nước nào dễ nhất? - 1

Nếu có điều kiện, hầu hết mọi người đều thích di chuyển bằng ô tô riêng, vì nó mang lại sự chủ động, cả khi đi làm hằng ngày lẫn khi đi du lịch, dã ngoại. Tuy nhiên, chi phí sở hữu ô tô chính là rào cản lớn nhất. Đó không chỉ là tiền mua một chiếc xe, mà còn rất nhiều chi phí khác để "nuôi" xe, như bảo hiểm, sửa chữa, phí cầu đường, gửi xe, nhiên liệu...

Và để có thể đánh giá chi phí sở hữu xe ở một nước là cao hay thấp, phải so sánh với mức thu nhập trung bình của người dân nước đó. 

Theo kết quả khảo sát gần đây theo phương pháp này của trang ScrapCarComparison, nước có chi phí sở hữu ô tô thấp nhất thế giới hiện nay là Australia, đứng thứ 2 là Mỹ và thứ 3 là Đan Mạch.

Mua ô tô ở nước nào dễ nhất? - 2

Có thể thấy rõ sự khác biệt khá lớn ngay trong Top 10 nước có chi phí sở hữu ô tô thấp nhất thế giới. Nếu như người dân Australia chỉ cần dành ra chưa đến 50% thu nhập hằng năm là có thể sở hữu một chiếc ô tô, thì người dân Phần Lan phải mất gần như toàn bộ thu nhập một năm.

Với phương pháp tính toán này, những nước có thu nhập bình quân thấp sẽ có chi phí sở hữu ô tô cao. Dưới đây là danh sách 10 nước có chi phí sở hữu ô tô cao nhất, theo khảo sát của trang ScrapCarComparison:

Mua ô tô ở nước nào dễ nhất? - 3

Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ là nước mà người dân khó có khả năng sở hữu ô tô riêng nhất thế giới, với chi phí sở hữu ô tô cao gấp 6,5 lần thu nhập bình quân hằng năm, cao gấp 13 lần sở hữu ô tô tại Australia. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại có sản lượng lắp ráp ô tô đạt hơn 100.000 xe du lịch mỗi tháng, với các nhà máy của Fiat, Renault, Toyota, Honda... Hiện nước này có 21 triệu xe ô tô đang lưu thông, tính trong tổng dân số 82 triệu người.

Mua ô tô ở nước nào dễ nhất? - 4

Kết quả khảo sát trên khá thú vị, nhưng chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, vì nó chỉ khảo sát được 40 trong tổng số gần 200 quốc gia trên thế giới. Lý do mà ScrapCarComparison đưa ra là không đủ dữ liệu của các nước khác để có thể tính toán và so sánh.

Ngoài ra, khảo sát của ScrapCarComparison mới chỉ dựa trên giá xe Volkswagen Golf và Toyota Corolla mới, chứ chưa tính đến giá xe cũ. 

Cuối cùng, việc sử dụng thu nhập trung bình làm căn cứ để so sánh có thể cho kết quả không chính xác bằng việc sử dụng thu nhập tối thiểu.

Theo Dân trí

Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Đã qua thời người Việt mua ô tô với tâm lý ăn chắc, mặc bền?

Đã qua thời người Việt mua ô tô với tâm lý ăn chắc, mặc bền?

Kiểu dáng bắt mắt, trang bị đầy đủ và giá bán phù hợp đang là những yếu tố được đông đảo người dùng ưu tiên khi mua ô tô, thay vì quá chú trọng thương hiệu và tính thanh khoản.

">

Mua ô tô ở nước nào dễ nhất?

{keywords}Những ngày cận Tết, nhu cầu đi lại, di chuyển bằng ô tô tăng đột biến.

Chẳng nói đâu xa, ngay vào ngày cuối tuần vừa rồi, tranh thủ thời tiết nắng ấm, lại chưa chuẩn bị gì để đón Tết nên cả nhà quyết định sẽ đi sắm sửa cuối năm.

Buổi sáng tôi đưa vợ con lên phố ăn sáng và sắm ít đồ Tết về biếu ông bà hai bên. Sau khi “thả” 3 mẹ con ở quán phở trên phố Hàng Muối, tôi phải vòng xe để gửi tạm tại cửa một khách sạn gần đê Trần Quang Khải với giá 30 nghìn.

Ăn sáng xong, chúng tôi vào khu Hàng Mã để vợ tôi mua mấy đồ bày bàn thờ và trang trí Tết. Đường phố chật hẹp, tôi phải gửi xe cho một quán trà đá cách đó một đoạn khá xa.

Lúc ra lấy xe, anh chủ quán gãi đầu gãi tai: “Cho xin 5 chục, gần Tết tăng giá”. Thấy giá cao nhưng tôi cũng tặc lưỡi. Ừ thì Tết mà, ai chả cần tiền để có nồi bánh chưng to.

Sau khi sắm sửa tại phố cổ, tôi đưa vợ con đi uống cà phê với gia đình mấy bà bạn thân vợ, địa điểm là một quán trên phố Nguyễn Chí Thanh. Quán này không có chỗ để ô tô nên tôi phải gửi bên ngoài, mất thêm 40 nghìn nữa.

Cà phê với các bạn xong, mấy gia đình nổi hứng rủ nhau đi ăn Pizza, gà rán thể theo nguyện vọng của mấy “tiểu yêu”. Thế là các gia đình lại rồng rắn nhau đến một quán quen ở trên phố Kim Mã. Và tôi tiếp tục phải chi thêm 50 nghìn cho hơn 1 tiếng gửi xe cho một bãi ô tô gần đó.

Ăn trưa xong, bạn tôi gọi điện rủ đi vào bệnh viện thăm một ông bạn khác trong nhóm vừa phải mổ ruột thừa. Tôi đưa vợ con về nhà rồi chạy đi. Bệnh viện đông, lại ít chỗ để xe nên buộc tôi phải gửi bên ngoài, lại “bay” thêm 50 nghìn gửi xe nữa.

Đi thăm bạn trong bệnh viện xong chẳng nhẽ lại về luôn, mấy ông bạn thân tôi lại rủ đi cà phê cuối năm. Thế là chúng tôi kéo nhau đến một quán trên phố Liễu Giai. May quá, tại quán này có đường phía trước khá rộng, được để xe “free”. Trong lòng tôi mừng lắm vì từ sáng đến giờ cứ để xe là mặc định mất tiền.

Thế nhưng, niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, vừa ngồi chưa nóng chỗ, chủ quán đã vào xin lỗi và nhờ tôi đánh xe đi chỗ khác vì có Công an phường đến dẹp. Tôi lại lóc cóc đi gửi ở cách đó một đoạn, mất toi thêm 40 nghìn.

{keywords}
Giá gửi xe trong khu vực nội thành dao động khoảng 25-30 nghìn đồng mỗi giờ. Tuy vậy những ngày Tết có thể tăng cao hơn.

Lúc về, tôi “nhận lệnh” vợ ghé vào siêu thị để mua thêm ít bánh kẹo, mứt tết để mang về quê biếu họ hàng mấy ngày tới. Siêu thị này mọi ngày thoải mái đỗ xe, thế nhưng ngày Tết lại không còn chỗ. Tôi đành để nhờ vào sân để xe của một nhà hàng gần đó. Lúc đi ra, ông bảo vệ lớn tuổi “xin” 30 nghìn.

Buổi tối, hai vợ chồng tôi đưa nhau đến nhà sếp của cô ấy để biếu quà Tết. Đó là một khu chung cư khá hiện đại và cách tính tiền gửi xe dưới hầm cũng rất “hại điện” – 30 nghìn/block 1 tiếng. Khi ra về, tôi nhận được một bill thanh toán 60 nghìn đồng vì vừa đã chớm sang block thứ hai.

Cuối cùng cũng hết ngày và đó là số tiền cuối cùng tôi phải chi cho khoản gửi xe. Tôi đã "hoảng hốt" khi  khi tính trong ngày hôm đó đã mất “sơ sơ” 350 nghìn. Nếu tính cả tiền gửi xe ở nhà và công ty đã đóng theo tháng, tôi đã phải "rút hầu bao" đến gần 500 nghìn đồng/ngày chỉ để gửi xe.

Đi ô tô đúng là chẳng sướng gì!

Độc giả Nguyễn Nam Phương(Đống Đa, Hà Nội)

Bạn có trải nghiệm gì về những chiếc ô tô của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Ngậm đắng nuốt cay vì mua ô tô qua mạng

Ngậm đắng nuốt cay vì mua ô tô qua mạng

Chỉ vì tin tưởng người bán ô tô qua những lần nói chuyện trên mạng mà tôi đã trả hết tiền mua chiếc Mazda 626 đời 1997, để rồi nhận quả đắng xe bị lỗi, không thể trả lại.

">

Dịp cận Tết, tôi gửi ô tô hết nửa triệu mỗi ngày

Vừa qua, Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Vụ Thư viện - Bộ VHTT&DL tổ chức cuộc thi Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương - cuộc thi nhằm tạo nên một sân chơi và là diễn đàn cho người khiếm thị, gia đình khiếm thị trao đổi những kinh nghiệm khuyến đọc, phát triển văn hoá đọc. Trong một thời gian ngắn, BTC cuộc thi đã nhận được các bài dự thi từ nhiều vùng miền khác nhau của tổ quốc.

Một trong những người gửi bài dự thi sớm nhất là Nguyễn Văn Hoàng - sinh ra trong gia đình có bố cũng khiếm thị ở Huyện Gia Lâm, Hà Nội. 27 tuổi, Hoàng vẫn đang là sinh viên khoa Xã hội học ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân Văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.

{keywords}
Tuy không có khả năng nhìn nhưng người khiếm thị vẫn có nhu cầu tiếp cận tri thức, văn hóa, được cập nhật những tri thức mới.

"Việc đọc sách giúp con người mở rộng hiểu biết, nuôi dưỡng tâm hồn và hoàn thiện bản thân bởi sách là nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại. Và điều tất nhiên để có tri thức thì mỗi người cần không ngừng rèn luyện thói quen đọc sách.

Hoạt động cùng nhau đọc sách trong gia đình tạo không gian gần gũi, góp phần gắn kết các thành viên và các thành viên có thể chia sẻ với nhau những điều hay mà nguồn tri thức từ sách mang lại. Mỗi cuốn sách đều mang trong mình tâm huyết của tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Đọc sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của con người, sách là tài sản quý giá thật xứng đáng là người thầy, người bạn tin cậy.

Hình thành thói quen đọc sách của mỗi thành viên trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, làm giàu thêm vốn tri thức, hoàn thiện nhân cách. Bởi vậy, đọc sách sẽ giúp con người hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống", Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ.

Nguyễn Văn Hoàng đặt câu hỏi: Rất nhiều người cho rằng, người khiếm thị không cần đọc sách, liệu rằng điều ấy có đúng hay không? và cậu tự trả lời rằng: "Người khiếm thị có thể thành công, thành công hơn bất kỳ ai, có thể hạnh phúc và hạnh phúc hơn bất kỳ ai. Và việc đọc sách, nghe sách nói là vô cùng cần thiết để tích lũy tri thức, để chứng tỏ bản thân và để hạnh phúc".

Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ, với người khiếm thị, do gặp vấn đề về thị lực, khó khăn trong điều kiện sống nên khả năng tiếp cận thông tin, sách báo của người khiếm thị rất hạn chế. Người khiếm thị chỉ có thể tiếp cận được một số tài liệu nhất định như sách chữ nổi, sách nói hoặc dùng một số phần mềm đọc màn hình để đọc tài liệu bản word.

"Người khiếm thị chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, tuy không có khả năng nhìn nhưng người khiếm thị vẫn có nhu cầu tiếp cận tri thức, văn hóa, được cập nhật những tri thức mới. Mặc dù hiện nay đã có hệ thống chữ nổi dành cho người khiếm thị nhưng chi phí in ấn tài liệu bằng chữ nổi rất tốn kém, cũng như để chuyển hóa tất cả các nguồn tri thức sang dạng chữ nổi là một điều khó có thể thực hiện được.

Hoạt động cùng nhau đọc sách đối với gia đình của người khiếm thị có vai trò đặc biệt quan trọng - là nguồn để người khiếm thị tiếp cận thông tin, sách báo. Được tiếp cận với sách góp phần bồi đắp tri thức, hoàn thiện nhận cách, giúp người khiếm thị xóa bỏ mặc cảm, tự ti. Có tri thức người khiếm thị sẽ tự tin hơn, có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm và được hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Bởi vì, sách nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và sách là ánh sáng tri thức của người khiếm thị", Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ.

Chính vì thế, khi biết về cuộc thi Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương đã thôi thúc Hoàng tìm hiểu và tham gia. Qua kênh Cùng bạn đọc sách do Vụ Thư viện mở ra, Hoàng đã tiếp cận được nhiều điều mà lâu nay, những người khiếm thị như em chưa có cơ hội biết tới.

Hoàng đã nghe đi nghe lại clip giới thiệu cuốn sách Không gục ngã của nhà văn Nguyễn Bích Lan - một người mắc bệnh nan y loạn dưỡng cơ nhưng bằng nghị lực đã vượt lên số phận.

"Những cảm nhận của độc giả và chia sẻ của nhà văn Nguyễn Bích Lan đã làm em thật sự xúc động. Nguyễn Bích Lan cái tên thật đẹp mà hành trình vượt lên số phận của chị khiến bao người phải cúi đầu thán phục. Căn bệnh loạn dưỡng cơ dường như đã lấy hết đi sức khỏe thể chất của chị nhưng với sức mạnh của ý chí chị đã kiên cường vượt qua khó khăn để tự học, tự dạy Tiếng Anh, dịch những cuốn sách và tự học để trở thành nhà văn.

Câu chuyện thần kỳ vượt lên số phận của nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan đã thắp lên niềm tin hy vọng cho những số phận không may mắn về ngày mai tươi sáng. Hành trình vượt lên số phận của chị đã truyền cảm hứng cho em là một người khiếm thị có thêm động lực để tự không ngừng học hỏi vươn tới ánh sáng của tri thức", Hoàng chia sẻ.

Hoàng nhận ra, mất đi thị giác là điều thiệt thòi hơn người khác nhưng Hoàng có sức khỏe, đó là điều cậu hơn Bích Lan. Bởi vậy, Hoàng tin rằng cậu có thể làm được những điều có ích, có thể sống hạnh phúc và thành công trên con đường mình đã chọn.

"Có lẽ câu chuyện của chị Bích Lan sẽ mãi là điểm tựa để mỗi khi vấp ngã, mỗi khi thấy nản lòng em có thể mạnh mẽ đứng lên bước tiếp", Hoàng chia sẻ.

Tình Lê

Ái Phương tìm hạnh phúc, năng lượng tích cực qua những cuốn sách

Ái Phương tìm hạnh phúc, năng lượng tích cực qua những cuốn sách

Nữ ca sĩ, diễn viên Ái Phương chia sẻ, cô tiếc và ước gì mình nên bắt đầu thói quen đọc sách từ sớm hơn nữa.

">

Nhu cầu đọc sách của người khiếm thị

Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando

{keywords}Cuốn sách mới nhất của nhà thơ Dương Kỳ Anh

Quả thật, những gì nhà thơ Dương Kỳ Anh thể hiện trong cuốn sách Đổi mới, làm mới thơ đều là những kiến thức văn hóa nhiều lớp, nhiều chiêm nghiệm. Ông thực sự là một nhà văn hóa đương đại mang tâm hồn thi sĩ.

Sự đổi mới, làm mới thơ mà ông đề cập trong cuốn sách này từ Bài thơ mở đầu phong trào thơ mới”, bài thơ Tình già của cụ Phan Khôi, đến nhà cách tân thơ mà nhiều người thường nhắc đến cố thi sĩ Trần Dần trong bài viết Đọc lại Trần Dần, nghĩ về thơ hiện nay. Lùi xa hơn nữa là bài thơ của Mãn Giác Thiền Sư cách chúng ta những 11 thế kỷ.

"Quan điểm của ông về cái mới rất khác với nhiều người hiện nay. Theo ông thơ mới đồng nghĩa với thơ hay chứ không phải là thơ viết cho khác đời, khác người, bắt chước các trào lưu phương Tây để lòe thiên hạ..." (trích bài viết của nhà thơ Lê Quốc Hán trên facebook). Tôi hoàn toàn đồng tình với TS, nhà giáo ưu tú, nhà thơ Lê Quốc Hán nhận định này khi đọc hết cuốn phê bình tiểu luận của nhà thơ Dương Kỳ Anh vừa xuất bản.

Từ Bài thơ mở đầu phong trào thơ mới đến Đọc lại Trần Dần nghĩ về thơ hiện nay; Thơ và ca dao: Thơ và luận; Thơ và lời bình; Thơ trên Facebook, Đọc thơ để gặp người... Nhà thơ Dương Kỳ Anh đã đi từ nhiều góc cạnh, từ nhiều phía để soi chiếu vào thơ, vào quá trình đổi mới, làm mới thơ hiện nay. Bởi vậy, đọc Đổi mới, làm mới thơ ta thấy tác giả thực sự tâm huyết, khách quan và nhiều chiều, không hề áp đặp ý kiến chủ quan của mình.

Qua cuốn sách này, ta thấy một Dương Kỳ Anh luôn ủng hộ, cổ vũ sự đổi mới, làm mới thơ nhưng ông cũng rất tôn trọng những người trung thành với cách viết riêng của mình, trung thành với cách viết truyền thống. Tôi là một nhà báo, một người yêu thơ, đọc nhiều thơ nên tôi rất tâm đắc với tác giả cuốn sách - nhà thơ Dương Kỳ Anh khi ông cho rằng thơ hay là tiểu chuẩn hầng đầu cho mục đích đổi mới, làm mới thơ hiện nay.

Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này là được đọc nhiều câu thơ hay mà nhà thơ Dương Kỳ Anh đã dày công tìm kiếm trong các tập thơ, trên các báo, trên facebook:

Cả đời chẳng chịu nghe ai / Đêm nằm nghe mọt giảng bài thế gian (Phan Cung Việt); Cái còn, thì vẫn còn nguyên / Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan (Trần Đăng Khoa); Tập Như trái đất / Lặng thầm mà quay / Tập như ánh trăng / Lặng im mà dầy (Phạm Khải); Tôi mơ thành chó đá / đứng canh chừng lãng quên (Vương Cường); Đừng dày vò em, đừng đánh thức em / Ta đã không thuộc về nhau một ngàn năm trước / Thì hãy để một ngàn nữa vẫn lạc nhau / Em sợ những ngày trên thế gian thảm sầu... (Như Bình)

Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt / Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà (Phạm Hữu Quang); Cái ngày vừa mới đây thôi / Em đem về tận cuối trời còn đâu (Lương Ngọc An); Bàn tay mỏi lắm / Bấm đốt nhớ mong / Năm cùng tháng tận / Vui buồn có không (Vân Khánh); Nợ tình càng trả càng đầy (Thanh Bình); Chiều nay bỏ học tôi về / Bố tôi quăng cái roi tre lên trời (Nguyễn Vĩnh Tiến); Đêm Nam Sơn / Rượu Phần Dương / Rót trăng Phố Hiến / Hỏi đường lưu linh (Đỗ Cao Sơn); Vui không có hạn, sầu không hạn / Nằm giữa lòng trăng, khóc giữa trời (Vân Đài); Tờ lịch thơ mỏng mảnh / Tay em chớ vò nhau / Trái tim nhiều kiêu hãnh / Xin đừng làm anh đau (Nguyễn Hoàng Sơn) ...

Nhiều và rất nhiều câu thơ mà tôi cho là hay, cho là nhà thơ Dương Kỳ Anh rất tinh khi chọn ra từ trong hàng vạn, hàng vạn câu thơ của hàng trăm nhà thơ những câu thơ như thế.

Thật kỳ công! Tôi chắc nhà thơ Dương Kỳ Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc hàng trăm tập thơ, hàng ngàn trang thơ, hàng vạn câu thơ trên facebook để chọn ra những câu thơ hay, tiêu biểu, những câu thơ lay động lòng người. Cũng là để chứng minh thơ hay chính là thơ mới, là điều các nhà thơ cần hướng đến. 

Có năm điều cốt lõi về đổi mới, làm mới thơ mà nhà thơ Dương Kỳ Anh nêu ra trong cuốn sách của ông tôi tin là sẻ được nhiều người đồng tình, ủng hộ. Điều cốt lõi đầu tiên ấy là: Đổi mới, làm mới thơ không chỉ là sự đổi mới, làm mới cấu tứ, ngôn ngữ mà phải đổi mới từ trong tư tưởng, cảm xúc, cách nghĩ, cách cảm...

Muốn đổi mới, làm mới thơ trước hết người làm thơ phải tự đổi mới, làm mới mình chứ không chỉ tìm cách bày đặt ra cái khác người. Muốn vậy, người làm thơ phải sống hết mình, yêu hết mình, cảm thông hết mình với từng số phận con người, số phận quê hương, đất nước.

Soi chiếu vào những vần thơ nhưng câu thơ hay còn lại với thời gian từ xưa đến nay ta luôn thấy điều mà Trương Trào đã viết trong U mộng ảnh (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê): Tuyệt tác văn chương cổ kim đều viết bằng huyết lệ.

Đừng lấy những cách viết khác người, những triết lý vụn vặt, cầu kỳ, khó hiểu... làm tiêu chí cho cái mới. Cái mới nào khi ra đời đều bị cái cũ, cái lạc hậu chống lại. Nhưng không phải mọi cái mới ra đời đều là cái hay, cái tốt, cái đẹp! Mọi sự tìm tòi, đổi mới đều đáng trân trọng nhưng không phải vì thế mà khăng khăng phủ nhận cái đã có, nhất là cái đã được thời gian kiểm định qua hàng thế kỷ...

Khi tôi hỏi nhà thơ Dương Kỳ Anh về thời gian mấy năm để viết ra cuốn sách này, ông nói: “Gần 20 năm nay tôi luôn nghĩ về những gì mình sẽ bày tỏ trong cuốn sách và gần 10 năm nay tôi bắt tay vào viết. Một số bài viết trong này tôi đã in trên các báo như Văn Nghệ Công An; tạp chí Thơ, báo Văn Nghệ, Nhà Văn và Tác Phẩm; báo Tiền Phong... Nhiều bài viết tôi chưa in ở đâu cả nhưng tôi sẽ gửi in ở một số tờ báo mà tôi thích. Thực lòng, vì yêu thơ, say thơ, mong muốn người đọc không quay lưng lai với thơ nên tôi quyết tâm viết cuốn Đổi mới, làm mới thơ chứ thực ra thể loại này bây giờ in ra khó bán lắm mà thời gian, tâm huyết mình bỏ vào đây lại quá nhiều, quá vất vả".

Chỉ có những người yêu thơ, say thơ, hết lòng vì thơ như ông mới làm việc này. Tôi viết mấy dòng cũng là để mong sao một cuốn sach hay, đáng đọc được nhiều người tìm đọc...

Thảo Dương

Cuốn sách giúp kiến tạo tương lai của chính bạn

Cuốn sách giúp kiến tạo tương lai của chính bạn

"Tích cực, lạc quan, hấp dẫn, dễ đọc và dễ áp dụng vào thực tiễn, các kỹ năng được nêu trong cuốn sách này có thể thay đổi cuộc sống và giúp bạn đạt tới mức hiệu quả mà bạn mong muốn", tạp chí San Francisco Book Review nhận xét.

">

Một quan niệm khác về 'Đổi mới, làm mới thơ'

Nghệ sĩ thường nghĩ đơn giản là khi đã đồng ý tham gia game show là phải chơi hết mình, tung hứng hồn nhiên để “câu khách” cho chương trình và mua vui đối với khán giả.

Vì thế, họ không ngại bộc lộ những tính cách, tự làm xấu hình ảnh của mình theo đúng kịch bản của game show. Từ đây, hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên với muôn hình vạn trạng: Nói xấu, chê bai ngoại hình lẫn nhau, kể chuyện đời tư, không ngại “trả đũa”, thể hiện sự tham ăn, mê trai - mê gái đẹp, hôn môi đồng giới… trên sóng truyền hình.

Khi nghệ sĩ không ngại tự làm xấu theo kịch bản game show

Đối với nghệ sĩ, hình ảnh là có vai trò quan trọng, là "signature" để nhận diện với khán giả, còn là đẳng cấp, vị trí của họ giữa showbiz, là định hướng phát triển sự nghiệp. Bởi vậy, hầu hết sao Việt đều có đội ngũ, ê-kíp chuyên nghiệp để lên lộ trình xây dựng, đầu tư cho hình ảnh cá nhân. Xây dựng thành công một hình ảnh đẹp đồng nghĩa với việc nghệ sĩ thăng tiến, được nhãn hàng chú ý, được khán giả yêu mến.

Nhiều sao Việtsẵn sàng bỏ ra số tiền hàng chục nghìn USD để mua những bộ cánh hàng hiệu, xuất hiện lộng lẫy, xinh đẹp tại thảm đỏ, sự kiện trong vài phút. Việc xây dựng hình ảnh tốn kém, được chau chuốt cho từng phút xuất hiện của nghệ sĩ.

Thế nhưng, cũng là những nghệ sĩ ấy, sẵn sàng trút bỏ những bộ cánh đẹp, sẵn sàng "lăn lê bò trườn", tham gia đủ mọi trò chơi kỳ quái theo một kịch bản game show mang tính giải trí nào đó. Thậm chí, nhiều nghệ sĩ xuất hiện dày đặc ở nhiều game show khác nhau, tự đưa mình vào thế khó với đủ loại hình "tự làm xấu hình ảnh" theo những cách khác nhau.

dien vien lam vy da anh 1

Lâm Vỹ Dạ đập trứng sống lên đầu ở một game show. Ảnh: Chụp màn hình.

Nghệ sĩ mất 3 tiếng để trang điểm, làm tóc nhưng chấp nhận đứng để đồng nghiệp đập trứng sống lên đầu, đổ sơn khắp người với mong muốn hoàn thành thử thách của chương trình.

Cũng là họ, những ca sĩ, diễn viên luôn tạo “vỏ bọc” duyên dáng, thanh lịch nhưng lại la hét thảm thiết khi đồng đội thua cuộc trong game show, chen ngang, cướp lời đàn anh…

Trên hàng loạt game show, rất dễ nhận ra cảnh Lâm Vỹ Dạ, Hari Won, Lan Ngọc, Thúy Ngân bộc lộ rõ sự "mê trai", "tham" ăn và ăn nói kém duyên của mình. Trong nhiều tập của Giọng ca bí ẩn năm 2019, bà xã của Trấn Thành thường xuyên thể hiện những hành động như lại gần, sờ soạng, khen ngợi những anh chàng đẹp trai, cơ bắp tham gia chương trình.

Đứng cạnh bên, chồng Hari Won bất lực trước hành động của vợ. "Nhìn dàn trai đẹp 6 múi đến quay hình, chị Hari Won nhào vô như muốn cắn người ta luôn", Lâm Vỹ Dạ nói về việc mê trai đẹp của giọng ca Hương đêm bay xa.

Không dừng ở đó, tại chương trình 7 nụ cười xuân, Hari Won và Lan Ngọc được mệnh danh là hai "máy bào đồ ăn". Nguyên do, hai nữ nghệ sĩ liên tục ăn uống khi tham gia thử thách trong game show. Không còn để ý đến việc giữ gìn hình ảnh nghệ sĩ, Hari Won ăn cả trong lúc nói, miệng dính đầy dầu mỡ.

Để lộ lỗ hổng về kiến thức

Không chỉ về ngoại hình, nhiều nghệ sĩ Việt còn “mất điểm” khi tham gia các game show. Họ bộc lộ nhiều điểm yếu của bản thân về kiến thức, khả năng hoạt ngôn hay thiếu sự kiềm chế cảm xúc.

Trên bản đồ nhạc Việt, Hiền Hồ là ca sĩ trẻ được yêu thích với ngoại hình xinh đẹp, giọng hát nội lực trong những bản ballad nhưEm ngày xưa khác rồi, Rồi người thương cũng hóa người dưng… Nữ ca sĩ sinh năm 1997 sẽ mãi được yêu mến như vậy cho đến khi cô bước vào game show.

dien vien lam vy da anh 2

Hiền Hồ bị chê nhạt khi tham gia Ơn giời cậu đây rồi. Ảnh: BTC.

Không có khả năng hoạt ngôn và ứng biến trên sân khấu nhưng giọng ca Cần xalại đồng ý tham gia chương trình Ơn giời cậu đây rồi - game show khai thác thế mạnh diễn xuất. Vì thế, Hiền Hồ gặp khó trong những thử thách mang tính sở đoản đối với bản thân. Cô liên tục bị chê nhạt, diễn đơ, phát ngôn những câu ngây ngô đến khó tin.

Trong tập 3 của Ơn giời cậu đây rồi mùa 7, Hiền Hồ vào vai vai nô tỳ được vua (Trấn Thành) sủng ái trong hoàn cảnh cả kinh thành đang đối diện với bệnh dịch xác sống tấn công. Nhưng lòng tin của vua dành cho Hiền Hồ giảm sút khi chị gái cô - thái y trong triều bị tố có âm mưu tạo ra loại thuốc để hồi sinh người cha, vốn là một xác sống... Trong nhiều phân đoạn, Hiền Hồ tỏ ra bối rối khi xử lý tình huống. Thậm chí, cô sử dụng câu chữ bị nhầm lẫn khiến Trấn Thành, Khả Như nhiều lần bật cười.

Trước đó, giọng ca 23 tuổi từng thử sức với Chạy đi chờ chi, Nhanh như chớp, Giọng ải giọng ai… Ở game show nào, cô cũng là đối tượng “gây cười” vì sự nhạt nhẽo, ngây ngô của mình.

Tương tự, nhiều nghệ sĩ như Phát La, Emma, Mạc Văn Khoa, Lê Dương Bảo Lâm… cũng bị chê khi ngồi ghế người chơi tại Nhanh như chớp. Họ để lộ lỗ hổng về những thông tin, kiến thức cơ bản.

Gần nhất, Jang Mi khiến người xem bất ngờ vì liên tục trả lời sai những câu hỏi đơn giản. Chẳng hạn, với câu hỏi: "Thám tử nổi tiếng nhất của nước Anh tên gì?", cô đáp: “Harry Potter". Đáp án lần hai của cô là: "Conan". Câu trả lời của nữ ca sĩ khiến Trường Giang và các đồng nghiệp bật cười. Nam MC bình luận: "Không thể tìm được một Jang Mi thứ hai. Cô ấy không thuộc về thế giới này".

Chơi xấu, “trả thù” đồng nghiệp

Trong các game show, các nghệ sĩ không ngại dùng mọi thủ đoạn, thậm chí chơi xấu, “trả đũa” đồng nghiệp để hoàn thành kịch bản game show. Dù được khen ngợi với khả năng hoạt ngôn, ứng biến linh hoạt và hài hước, song Lâm Vỹ Dạ cũng thường có những hành động được đánh giá là không “fair-play” khi chơi game show.

Gần đây, nhiều khán giả đã tổng kết lại những chương trình mà nữ diễn viên hài góp mặt. Trong đó, cư dân mạng nhận thấy hầu hết cử chỉ lườm nguýt, nhăn nhó, thậm chí là động chân, động tay của cô với đồng nghiệp.

Người hâm mộ không mấy hài lòng khi thấy cảnh Lâm Vỹ Dạ hất đồ ăn vào người Puka, ép Lan Ngọc chia sẻ chuyện tình cảm hay gần nhất là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với đàn anh Tiến Luật ở chương trình 7 nụ cười xuân.

dien vien lam vy da anh 3

Khánh Vân bị chỉ trích ăn thua đủ với Lâm Vỹ Dạ. Ảnh: BTC.

Cũng trong chương trình, diễn viên Khánh Vân bị chỉ trích khi có hành động “trả thù” đàn chị bằng cách thẳng tay thả dây để chiếc mâm rơi vào đầu Lâm Vỹ Dạ. Không dừng lại ở đó, cô còn tỏ ra vui mừng, hả hê khi chiến thắng đồng nghiệp.

Trước đó, trong chương trình Mỹ nhân hành động lên sóng vào tháng 9/2019, Trương Quỳnh Anh bị đồng đội tố cô chơi xấu. Cụ thể, khi thực hiện thử thách, nữ diễn viên đã giấu đồ của đội đối thủ để nhóm cô về đầu tiên.

Ngay lập tức, Trương Quỳnh Anh bị Phương Oanh lên án. “Chiến thuật phải là fair-play, công bằng và minh bạch. Đừng mang từ chiến thuật ra để biện minh cho việc chơi xấu”, diễn viên Quỳnh búp bênói.

Kể chuyện đời tư, chê bai ngoại hình của nhau

Sự phát triển và bùng nổ của game show đang tỷ lệ nghịch với chất lượng chương trình. Việc các nghệ sĩ nổi tiếng nhẵn mặt trên sóng truyền hình với những câu chuyện lặp đi lặp lại, gần như đi vào lối mòn khiến khán giả nhàm chán.

Sự cạn kiệt về ý tưởng thể hiện rõ nhất ở việc các nghệ sĩ thường xuyên đưa chuyện riêng tư hay vẻ bề ngoài của đồng nghiệp để chọc cười khán giả.

Trong các chương trình như Ơn giời cậu đây rồi, Giọng ải giọng ai, Thách thức danh hài, Kỳ tài thách đấu… không khó để bắt gặp hành động Trường Giang đưa tên Mai Hồ để đùa bỡn Trấn Thành, Anh Đức bị trêu chọc vì chưa cưới vợ, mối quan hệ của Lan Ngọc - Chi Dân, Puka - Gin Tuấn Kiệt luôn được các đồng nghiệp “đẩy thuyền” dù họ chưa một lần lên tiếng thừa nhận chuyện tình cảm.

dien vien lam vy da anh 4

Mạc Văn Khoa thường xuyên bị đồng nghiệp chê bai về ngoại hình. Ảnh: Chụp màn hình.

Trong lần trò chuyện cách đây không lâu với Zing,Puka chia sẻ cô bị ngại khi bị mọi người đồn yêu Gin Tuấn Kiệt. Thậm chí, nữ diễn viên sợ sẽ ảnh hưởng đến đàn em.

“Trêu nhiều, giờ tôi cũng thấy ngại khi gặp Gin. Không biết người ta đã có bạn gái chưa mà lại đi đồn vậy, ảnh hưởng lắm”, cô tiết lộ.

Trên sóng truyền hình, các nghệ sĩ cũng thường xuyên tung hứng ngẫu nhiên nhằm mua vui cho khán giả. Trong những lần tung hứng đó, câu chuyện “cửa miệng” là đưa ngoại hình của nhau để chọc cười. Từ đây, người xem không xa lạ chuyện Trường Giang bị chê lùn, Trấn Thành bị chê mập, Mạc Văn Khoa bị chê xấu…

Nhận xét về điều này, diễn viên La Thành bày tỏ: “Đưa chuyện riêng tư, đem người yêu ra nói, đưa giám khảo ra chọc mà không liên quan đến câu chuyện không phải là diễn hài. Cái đó giỡn mặt đấy. Những cái đó một lần là vui, nhưng đến lần thứ 2-3 là không tôn trọng nghề của mình. Làm như thế chẳng khác nào không biết diễn nên đem chuyện đời tư ra cho khán giả cười”.

Từ bao giờ, hình ảnh nghệ sĩ bỗng trở nên xấu xí, méo mó trên sóng truyền hình?

Vẫn là chuyện nghệ sĩ bán hình ảnh với giá bao nhiêu?

Tại Việt Nam, game show nở rộ đến mức bùng nổ như "nấm mọc sau mưa". Đây là phương tiện mang lại tiền bạc, duy trì sức hút, tên tuổi cho nghệ sĩ - khi các tác phẩm thuần chuyên môn không có nhiều. Tuy nhiên, cách thức chọn lựa, giới hạn thể hiện bản thân là điều mà các nghệ sĩ phải nghĩ tới trước khi gật đầu tham gia một trò chơi giải trí trên truyền hình.

Kịch bản nhiều game show đang bị sa đà, khai thác "vui là chính" quá tay, khiến hình ảnh nghệ sĩ hiện lên với vô số hành động, lời nói, cảm xúc bị bình dân hóa, thương mại hóa.

Hồi tháng 10/2019, trên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân có bài viết dài thể hiện sự không hài lòng đối với nhà sản xuất chương trình Nhanh như chớp.

"Khán giả tại trường quay là người thấy rõ nhất, đôi khi clip cắt dựng có chủ ý cũng sẽ làm thay đổi cách nhìn của khán giả. Chúng ta phải văn minh trong cách truyền đạt thông tin. Đừng cố tình định hướng sai lệch khán giả", cô nói.

Đồng thời, nữ diễn viên tuyên bố không bao giờ tham gia game show. "Sẽ nói không với game show. Vì tôi đã không còn phù hợp", cô khẳng định.

Điều đáng nói, khi nghệ sĩ vướng scandal hay bị chỉ trích vì một chi tiết trong game show, các nhà sản xuất luôn chọn thái độ im lặng, từ chối lên tiếng như một cách trốn tránh trách nhiệm, đẩy nghệ sĩ ra giữa tâm bão dư luận.

Vì lợi nhuận và tỷ suất người xem, họ vẫn bất chấp việc có thể mâu thuẫn với nghệ sĩ, khán giả quay lưng để tiếp tục cho "ra đời" nhiều sản phẩm được cắt ghép, chỉnh sửa và thiếu nhân văn.

Game show - có thể mang đến khoản thu nhập tốt cho nghệ sĩ, nhưng cái giá phải trả cũng là không rẻ, khi ở đó có sự lạm dụng hình ảnh, có những cái bẫy không thể ngờ tới, biến nghệ sĩ trở nên xấu xí, méo mó trên sóng truyền hình.

(Theo Zing)

Lan Ngọc hôn môi Lâm Vỹ Dạ và những trò lố trên game show Việt

Lan Ngọc hôn môi Lâm Vỹ Dạ và những trò lố trên game show Việt

Trong 7 nụ cười xuân, Lan Ngọc và Lâm Vỹ Dạ gây chú ý khi chạm môi. Các game show khác cũng vấp phải ý kiến trái chiều vì những trò chơi, khách mời không phù hợp.

">

Game show Việt ngày càng bêu xấu hình ảnh nghệ sĩ Việt như thế nào?

友情链接