Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Al Karkh, 21h00 ngày 4/2: Khách thất thế -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Tổng thống đắc cử TrumpThành Đạt Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Tổng thống đắc cử Trump(Dân trí) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
"Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để duy trì liên lạc, mở rộng hợp tác và xử lý các bất đồng, nỗ lực cho sự chuyển đổi ổn định trong mối quan hệ Trung - Mỹ vì lợi ích của nhân dân hai nước", nhóm báo chí Nhà Trắng dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Peru hôm 16/11.
Reuters đưa tin, Tổng thống Biden đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình lần cuối cùng với tư cách người đứng đầu chính phủ Mỹ. Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng 7 tháng qua.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định, mục tiêu của Bắc Kinh là mối quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững Mỹ - Trung Quốc dù thừa nhận mối quan hệ này có những thăng trầm.
Về phần mình, Tổng thống Biden ca ngợi mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà lãnh đạo Trung Quốc và thừa nhận rằng không phải lúc nào họ cũng đồng tình với quan điểm của nhau.
Tuy nhiên, chủ nhân Nhà Trắng nói, quan trọng là họ thẳng thắn trong giao tiếp. Ông cho biết giao tiếp cởi mở đã ngăn chặn thông tin sai lệch và tránh căng thẳng giữa hai nước.
Nội dung chi tiết cuộc họp chưa được công bố, song trước đó nhiều người kỳ vọng hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm ngăn chặn vai trò của Triều Tiên trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ngoài ra, các vấn đề như kế hoạch hạn chế đầu tư của Mỹ vào trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chất bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu chip máy tính có thể cũng được đề cập trong cuộc gặp.
Theo báo Guardian (Anh), các nhà phân tích dự đoán cách tiếp cận của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ khó dự đoán.
Đối với Trung Quốc, quốc gia đã trải qua mối quan hệ xấu đi với Mỹ kể từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, việc chính quyền Trump trở lại Nhà Trắng có thể không phải là tin tốt cho Bắc Kinh, theo trang tin Conversation.
Ông Trump đã tiến hành một cuộc chiến thương mại chưa từng có với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vào tháng 7/2018 và áp đặt mức thuế lên tới 25% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.
Trong các bài phát biểu vận động tranh cử năm nay, ông Trump đã ngụ ý rằng Mỹ có thể áp thuế với hàng hóa Trung Quốc lên tới 60%, thậm chí có thể cao hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, các mức thuế tiếp theo có thể làm suy yếu chiến lược phục hồi kinh tế của Trung Quốc, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Việc áp đặt mức thuế cao hơn có lẽ không phải là điều duy nhất khiến Bắc Kinh lo ngại dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump. Nước Mỹ do ông Trump lãnh đạo có khả năng sẽ hạn chế dòng chảy công nghệ từ Mỹ hoặc châu Âu vào Trung Quốc. Điều này sẽ cản trở tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu vào năm 2030.
Chính quyền mới của Tổng thống Trump cũng có thể theo đuổi chiến lược tách rời kinh tế để "giảm rủi ro" cho chính nước Mỹ khỏi việc tiếp xúc với Trung Quốc. Điều này nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc bằng cách chuyển chuỗi cung ứng sang quốc gia khác và có thể hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc.
Theo Tass, Reuters"> -
Israel tổng tấn công trên tất cả các mặt trận: Trung Đông nóng rựcMinh Phượng Israel tổng tấn công trên tất cả các mặt trận: Trung Đông nóng rực(Dân trí) - Israel đã phát động tổng tấn công trên tất cả các mặt trận tại Trung Đông. Trong đó, máy bay chiến đấu IDF ném bom Syria và vươn xa gần 2.000km để tập kích vào nhiều mục tiêu ở Yemen.
Israel tấn công 4 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng lúc
Tình hình hiện nay ở Trung Đông dường như đang khá hỗn loạn, Israel đã và đang tiến hành nhiều động thái quân sự cứng rắn và không có ý định dừng lại.
Vào ngày 29/9, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã ném bom 4 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng một lúc, gồm: Dải Gaza của người Palestine, Li Băng, Yemen và Syria.
Do lãnh thổ Yemen và Israel ở cách xa nhau tới 2.000km và có nhiều quốc gia ở giữa, nên Houthi gần như không còn cách nào để đánh trả trực tiếp trên bộ. Tuy nhiên, vào ngày 28/9, Houthi đã sử dụng tên lửa siêu thanh tấn công sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel được cho là âm mưu ám sát Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Trước các hành động tấn công công khai của Houthi, chính quyền Israel đã quyết định trả đũa. Trong ngày 29/9, Không quân Israel đã ném bom tỉnh Hudaydah của Yemen, khu vực do lực lượng vũ trang Houthi kiểm soát.
Máy bay Israel đã tập kích chính xác các mục tiêu như cảng Hudaydah, cảng Rais, nhà máy điện Khali và Ras Qusayb. Các vụ nổ liên tục xảy ra tại các bồn chứa nhiên liệu tại khu vực do Houthi kiểm soát.
Đây là lần thứ hai Không quân Israel tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen. Giống như lần trước, Không quân Israel bị cáo buộc ném bom một số lượng lớn các mục tiêu sinh kế, mục tiêu dân sự và cơ sở hạ tầng của người Yemen.
Sở dĩ Israel thực hiện vụ ném bom lần này, nhằm trả đũa việc lực lượng vũ trang Houthi phóng tên lửa siêu vượt âm nhằm triệt hạ người đứng đầu nhà nước Israel.
Để ném bom Houthi ở Yemen, các máy bay chiến đấu F-15I và F-35I của Không quân Israel sẽ phải bay cả đi và về khoảng 5.000km, một chuyến bay đường dài, đòi hỏi phải tiếp nhiên liệu liên tục trên không và được sự đồng ý của các nước trên đường bay.
Lực lượng Houthi ở Yemen có lưới lửa phòng không tương đối mạnh. Họ cũng tuyên bố thành tích bắn hạ ít nhất 11 máy bay không người lái MQ-9, khiến quân đội Mỹ bị tổn thất không nhỏ.
Để đối phó với phòng không đối phương, trong lần tấn công thứ hai, Israel cũng đã không dám tỏ ra chủ quan khi thực hiện tấn công ngoài tầm hỏa lực của phòng không của Houthi.
IDF cho biết, vào ngày 29/9 hàng chục máy bay quân sự của Israel, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát, đã tấn công các cảng Hodeidah và Ras Issa của Yemen cũng như các khu vực lân cận do lực lượng vũ trang Houthi kiểm soát. Các cuộc không kích nhằm đáp trả các cuộc tấn công của người Houthis vào Israel trong những ngày gần đây.
Nhật báo Times of Israelđưa tin, địa điểm xảy ra vụ tấn công cách Israel khoảng 1.800 km.
Kể từ khi bùng phát vòng xung đột mới giữa người Palestine và Israel vào tháng 10 năm ngoái, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã nhiều lần sử dụng tên lửa và máy bay không người lái để tấn công thành phố cảng Eilat phía nam Israel và ở Biển Đỏ, nhằm gây áp lực buộc Israel phải dừng các hoạt động quân sự của nước này ở Dải Gaza.
Ngoài ra họ dùng tên lửa để tấn công các mục tiêu liên quan đến tàu buôn của Israel và phương Tây trên khu vực biển Đỏ.
Israel nhằm mục tiêu vào anh trai Tổng thống Syria?
Syria và Israel đang có mối thù địch, nhưng trong cuộc xung đột giữa người Palestine và Israel, Chính phủ Syria luôn giữ thái độ trung lập và không muốn gây chiến với Israel. Họ muốn tập trung giải quyết cuộc nội chiến trong nước và vấn đề phiến quân trước tiên.
Tuy nhiên, Israel không chỉ thường xuyên thực hiện các cuộc không kích vào Syria, mà họ còn bị cáo buộc là đã bắt đầu ám sát các chỉ huy quân sự của chính phủ Syria.
Theo báo Newarabvà các nguồn tin của Israel, mục tiêu được cho là Maher al-Assad, anh trai ruột của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cuộc tấn công xảy ra khi ông Maher đang đàm phán với các quan chức cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) và quân đội Israel có ý định không để ai thoát.
Israel cũng tuyên bố rằng, Maher, anh trai ruột của Tổng thống Syria Assad, đã có mối quan hệ sâu sắc với IRGC.
Sự việc này có thể chứng minh những thông tin tình báo, mà chính quyền Israel nhận được là khá chính xác. Cũng phải nói rằng, dường như đâu đó có những kẻ phản bội ở Iran và Syria, chính họ là nhân tố quan trọng nhất cho các cuộc tấn công của Israel thành công.
Tuy nhiên, người bị ám sát lần này là ông Maher, một nhân vật chủ chốt trong quân đội Syria và là Tư lệnh Sư đoàn Thiết giáp số 4.
Quân đội chính phủ Syria không tham gia vào cuộc chiến tranh Israel - Hamas hay Israel - Hezbollah, nhưng chính quyền Israel không có ý định để Syria "trung lập".
Giờ đây Lực lượng Phòng vệ Israel đang tấn công khắp nơi, đơn giản là họ không cho đối thủ của mình cơ hội sống sót. Cuộc chiến giữa người Ả Rập và Israel vẫn tiếp tục, cuối cùng sẽ là kết quả sinh tử.
"> -
Thủ tướng: "Năm 2025 phải vừa tăng tốc và bứt phá, vừa sắp xếp bộ máy"Hoài Thu Thủ tướng: "Năm 2025 phải vừa tăng tốc và bứt phá, vừa sắp xếp bộ máy"(Dân trí) - Nhấn mạnh năm 2025 sẽ có thách thức nhiều hơn cơ hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu nhiệm vụ kép khi vừa phải tăng tốc, bứt phá; vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Định hướng này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi quán triệt về những nội dung cốt yếu nhất liên quan tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển năm 2025, tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12 quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc năm 2025.
Nhiều giải pháp mang tính đột phá, làm tiền đề để bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, cũng được người đứng đầu Chính phủ chỉ ra.
Thủ tướng cho biết dự kiến năm 2024 có 15/15 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch, nhất là mục tiêu tăng trưởng. Theo ông, tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% - thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực; đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả được nâng lên; nhiều công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn, các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo người đứng đầu Chính phủ, cũng đạt kết quả tích cực. Quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước hiệu quả hơn, tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên.
Ông dẫn chứng ngoài tiết kiệm 10% để tăng lương, còn tiết kiệm thêm khoảng 6.000 tỷ chi thường xuyên năm 2024 cho xóa nhà tạm, nhà dột nát, dành nguồn lực tăng chi cho phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển; khắc phục hiệu quả việc đầu tư dàn trải.
Đề cập kế hoạch năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, theo lời Thủ tướng.
Ông khẳng định năm 2025, Việt Nam vừa phải "tăng tốc, bứt phá", tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2021-2025; vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng quán triệt phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung".
Chỉ rõ một số chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5-7%, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021-2030, hoàn thành ít nhất 3.000km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, các công trình lớn, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước...
Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh nêu 8 nhóm song trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý.
"Phải giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% và tạo đà phấn đấu mức 2 con số trong giai đoạn 2026-2030", Thủ tướng nêu mục tiêu.
Cùng với huy động tối đa các nguồn lực xã hội, Thủ tướng nêu rõ cần đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia; nghiên cứu khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.
">