Những ngày qua, Nam Em liên tiếp phát livestream trên mạng xã hội, thu hút đông đảo người theo dõi. Cô gây chú ý khi gợi lại chuyện tình cảm ồn ào trong quá khứ, không ngại tiết lộ góc khuất trong giới showbiz và kèm theo việc “bóc phốt” vài người nổi tiếng.
Cụ thể, trong các buổi livestream, Nam Em lần lượt tiết lộ chuyện tình cảm với một nam nghệ sĩ hiện đã có vợ con. Ở video khác, cô kể về một nghệ sĩ mang danh “ngọc nữ" nhưng thường xuyên dùng chất kích thích. Người đẹp còn hào hứng bật mí một nữ diễn viên trước đây từng là bạn gái cũ của chồng sắp cưới.
Hôm 17/2, Nam Em cũng có chia sẻ gây tranh cãi: "Thử khui hết showbiz đi, có người nào không cặp đại gia tôi đi bằng đầu. Ai cũng cặp đại gia hết, chẳng qua là không bị khui thôi. Khui ra là không ai đứng được hết. Quần quần áo áo hàng hiệu, ở đâu ra. Showbiz trả tiền đâu có cao đâu mà quần quần áo áo đồ hiệu".
Dù Nam Em không chỉ đích danh nhưng động thái này của cô khiến cư dân mạng bàn tán về thông tin liên quan đến nhân vật được đề cập. Người mẫu Quế Vân và ca sĩ Duy Mạnh cũng tham gia buổi livestream.
Doanh nhân Hữu Cường - chồng sắp cưới của Nam Em - bênh vực người đẹp và đồng thời có phát ngôn gây sốc. Ở một livestream, nhân vật này khẳng định anh và Nam Em sẽ “phá nát showbiz này”.
“Riêng mình anh chấp nguyên cả showbiz miền Nam. Nếu không được anh nhờ ngoài Bắc 'dập' ngược lại miền Nam”, những phát ngôn có phần ngạo mạn của nam doanh nhân.
Bên cạnh việc tò mò về tính xác thực của câu chuyện, phần lớn khán giả tỏ ra ngán ngẩm, bức xúc trước những phát ngôn ồn ào của Nam Em và chồng sắp cưới. Cả hai được cho là đang đi quá giới hạn, không kiểm soát, làm tổn hại danh dự người khác.
Một số ý kiến đề xuất cơ quan quản lý cần vào cuộc và có biện pháp xử phạt thích đáng với chia sẻ gây tranh cãi, không có bằng chứng xác thực từ cặp đôi.
Lê Minh
Cao Thái Sơn bức xúc vì Nam Em biểu diễn ca khúc hit không xin phépCao Thái Sơn nói phiền lòng vì bị một số ca sĩ trẻ lấy ca khúc mới của anh biểu diễn trong show nhạc riêng hoặc cover không xin phép với mục đích thương mại." alt=""/>Sở thông tinChia sẻ về chủ đề này, luật sư Nguyễn Tiến Luật - Thành viên Hội đồng khoa học IPS cho rằng, để trả lời câu hỏi trên, đầu tiên phải phân biệt và làm rõ thế nào là thông tin cá nhân và bí mật đời tư. Không có quy định pháp luật nào có thể định nghĩa đầy đủ được.
“Con tôi học lớp mấy, có khoẻ mạnh không là những điều chỉ tôi biết. Vấn đề này được hiểu là thông tin cá nhân và bí mật của gia đình”, luật sư Nguyễn Tiến Luật nói.
Tuy nhiên, rất nhiều người đã đưa các thông tin này lên Facebook. Khi đó, người dùng tự đánh mất quyền bảo vệ hay sự biện hộ pháp lý đối với thông tin đó.
Luật sư Nguyễn Tiến Luật cho rằng, về nguyên tắc, những điều được coi là bí mật chỉ có thể cho bản thân hoặc người thân nhất biết, tức là phải giữ gìn thông tin.
Nếu bí mật cá nhân không được giữ, cứ thế đưa một cách vô tư lên mạng như thực tế sử dụng Facebook của người Việt sẽ dẫn đến mất sự biện hộ về mặt pháp lý. Do vậy, chúng ta phải có ý thức giữ gìn quyền riêng tư của mình, nhất là khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Chuyên gia của Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) cho rằng người dùng cần có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngay lập tức lên tiếng khi gặp hành vi thóa mạ, xúc phạm trên không gian mạng. |
Trong trường hợp bị người khác dùng dữ kiện thông tin để đánh giá, kích động, bôi xấu và thóa mạ bằng cách này hay cách khác, người dùng có thể khởi kiện được. Tuy vậy, cần lưu ý bởi muốn khởi kiện thành công, người dùng phải có phản ứng ngay lập tức với hành vi sai trái.
“Nếu để người khác tự do bình luận về mình, xong một lúc nào đó tự nhiên nổi hứng và đâm đơn kiện, người dùng sẽ rơi vào tình trạng mất sự biện hộ”, luật sư Nguyễn Tiến Luật chia sẻ.
Theo luật sư, ranh giới của sự xúc phạm là không rõ ràng. Do vậy, về mặt nguyên tắc pháp luật, khi bị người khác xúc phạm, nạn nhân phải phản ứng ngay tức thì và có bằng chứng về sự việc. Nếu không, đồng nghĩa với việc người dùng chấp nhận và sẽ bị mất quyền.
Lấy ví dụ về điều này, luật sư Nguyễn Tiến Luật cho biết, câu chuyện trên giống như việc có một người khác vượt hàng rào vào nhà nhưng chủ nhà không nói gì, chỉ nhẹ nhàng mời anh ta ra. Đến hôm sau, người đó cũng vượt rào và chủ nhà gọi công an, trường hợp này chính quyền không xử lý được bởi điều đó đã trở thành một hành động bình thường.
Nếu nạn nhân không phản ứng ngay lập tức, pháp luật sẽ khó có cơ sở đứng ra bảo vệ người dùng mạng xã hội. |
Nhìn chung, về nguyên tắc pháp luật, khi bị xâm phạm, nạn nhân phải phản ứng ngay lập tức, không phản ứng là chấp nhận và sẽ mất quyền. Cách ứng xử này là kỹ năng cơ bản mà người dùng trên mạng xã hội cần biết.
Tại các nước trên thế giới, ngoài những điều luật thành văn và sự tư vấn của luật sư, đã có nhiều phiên tòa và các bản án đối với những sự việc cụ thể. Đây chính là ví dụ cho người khác tham khảo và biết cách hành xử sao cho đúng luật.
Với những trường hợp của Việt Nam, các vi phạm trong lĩnh vực này được nói đến từ lâu. Song vẫn chưa có phiên tòa và bản án nào liên quan được đưa ra xét xử. Do vậy, cần sớm có một bản án về một sự việc cụ thể liên quan đến quyền riêng tư, từ đó hình thành án lệ để mọi người có thể tham khảo.
Trọng Đạt
Mọi hoạt động của bạn trên mạng xã hội đều để lại dấu vết, có thể bị những hacker khai thác.
" alt=""/>Bị lấy thông tin cá nhân trên Facebook, có thể kiện được không?Suốt quãng thời gian THCS và cả khi đỗ vào chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Hoàng bứt phá luôn giữ thành tích đứng đầu lớp. Dù vậy, cậu vẫn sống khép kín, không dám bước ra khỏi “vỏ ốc”.
Hiểu tính cách của con, mẹ mong muốn Hoàng sẽ theo đuổi ngành Dược vì ngành Kinh tế không mấy phù hợp. Nhưng Hoàng lại có suy nghĩ khác.
“Ngoại thương là một môi trường năng động và quan trọng có rất nhiều người giỏi. Nếu học tập trong một môi trường như thế, em tin mình có thể biến áp lực thành động lực phấn đấu”, nam sinh nói.
Đỗ vào trường, việc đầu tiên Hoàng muốn chinh phục là tham gia một câu lạc bộ. Lý do vì Hoàng nhận thấy bản thân còn yếu trong việc giao tiếp và các kỹ năng mềm. Hoạt động ngoại khóa có thể sẽ là chất xúc tác giúp bản thân “chuyển mình” trở nên năng động hơn.
Vượt qua 800 bạn với 5 vòng thi, Hoàng trở thành thành viên của câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương lai. Đúng như những điều cậu suy nghĩ, việc tham gia vào các hội nhóm đã giúp Hoàng học thêm được nhiều kỹ năng như cách quản lý thời gian, thuyết trình, làm việc nhóm, đồng thời giúp nam sinh thêm tự tin, mở rộng các mối quan hệ trong trường.
Tuy nhiên, Hoàng cũng nhận thấy mình đã trải qua năm Nhất khá chật vật khi lượng kiến thức các môn đại cương nhiều, trong khi để cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa cũng không dễ. Dù vậy, nam sinh vẫn giành được kết quả tốt, đạt học bổng cả 2 kỳ của năm thứ Nhất.
Đến năm thứ 2, khi học môn Viết luận nâng cao, Hoàng chỉ đạt điểm B vì không hoàn thành tốt bài nghiên cứu bằng tiếng Anh cuối môn. Điều này đã khiến cậu không giành học bổng trong kỳ học ấy.
“Em có chút hụt hẫng, bắt đầu đặt mục tiêu phải nỗ lực ở các môn tiếp theo để không thể bỏ lỡ học bổng một lần nào nữa”, Hoàng nói. Đây cũng là môn học duy nhất nam sinh không đạt điểm A trong bảng điểm của mình.
Để làm được điều đó, Hoàng nói bản thân liên tục phải cố gắng để “ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”.
Nam sinh chủ động tìm nhóm học tập gồm những người bạn có chung động lực cùng tiến. Cả nhóm cùng học, giảng lại bài cho nhau khi cần và hỗ trợ nhau sửa sai.
Khi đi học, Hoàng hay chọn ngồi bàn đầu để nghe rõ, nhìn rõ, dễ tương tác với giáo viên và dễ gây thiện cảm hơn. Nam sinh coi trọng tính chuyên cần vì những gì giáo viên nói đều là những điều cô đọng nhất của bài học, do đó khi chăm chú nghe giảng sẽ giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn.
Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại vốn học hoàn toàn bằng tiếng Anh, trừ những môn đại cương. Nhưng Hoàng không gặp quá nhiều rào cản về ngôn ngữ, thậm chí còn thấy “học bằng tiếng Anh dễ hiểu hơn tiếng Việt” vì không phải dịch nghĩa của những thuật ngữ chuyên ngành.
“Lợi thế khi học chương trình tiếng Anh là luôn được cập nhật tài liệu mới nhất nên chúng em được tiếp cận với tri thức đa chiều. Ngoài ra, một số giáo sư Mỹ cũng hay sang trường để giảng dạy nên chúng em được tiếp cận với nền giáo dục toàn cầu”, Hoàng nói.
Một đam mê khác của Hoàng là nghiên cứu khoa học. Nam sinh từng dành khá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến logistics, là đồng tác giả của một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế và 3 bài nghiên cứu đăng trên tạp chí của trường.
Đến năm thứ 3, Hoàng bắt đầu thử sức làm marketing cho một công ty game của Australia với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Đây cũng là điều khiến Hoàng tiếc nuối vì mình đã không đi làm sớm hơn.
Giống như nhiều bạn trẻ gen Z, Hoàng gặp đôi chút “áp lực đồng trang lứa” khi nhiều bạn học của mình từ năm thứ 3 đại học đã có mức thu nhập khá cao.
“Em nhận ra, khi ứng tuyển vào các vị trí, nhà tuyển dụng không mấy quan tâm điểm số mà ưu tiên những người có nhiều trải nghiệm trong các dự án, vị trí công việc cụ thể hơn”.
Hoàng cũng thẳng thắn nhìn nhận, kiến thức không phải điều duy nhất em học được từ ngôi trường Ngoại thương. Hiện, nam sinh dành thời gian tham gia một khóa học về code.
Là giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho Hoàng, TS Trần Thu Trang, giảng viên bộ môn Marketing và Truyền thông ấn tượng vì Hoàng luôn là một trong số những em có thành tích học tập tốt nhất khoa và đã giành được rất nhiều học bổng học tập.
“Lợi thế của Hoàng là khả năng đọc tài liệu tiếng Anh rất tốt. Vì thế, khi chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp, Hoàng lựa chọn một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam liên quan đến ứng dụng AI trong marketing”.
Trong quá trình hướng dẫn, TS Trang đánh giá Hoàng luôn chủ động, tích cực tìm tòi các nguồn thông tin, phân tích số liệu để có danh mục tài liệu phong phú, số liệu đa dạng và cập nhật. Đây là điều rất hiếm sinh viên tìm tòi được như thế.
“Hoàng luôn biết đâu là thế mạnh của mình và đã khai thác được thế mạnh ấy trong việc nghiên cứu học thuật”, TS Trần Thu Trang nói.
Trong thời gian tới, Nhật Hoàng dự định sẽ đi du học Anh hoặc Australia liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh để tiếp tục theo đuổi đam mê.
Thủ khoa Kinh tế Quốc dân đầu tiên đạt điểm tuyệt đối, được nhận vào Big 4Với GPA 4.0/4.0, Trần Anh Ngọc (sinh viên chuyên ngành Kiểm toán) trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đạt điểm tuyệt đối." alt=""/>Thủ khoa đại học Ngoại thương vừa học vừa làm, có bảng điểm toàn A