Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha

Thời sự 2025-02-07 18:56:45 47
ậnđịnhsoikèoOhodMedinavsAbhahngàyTinvàbóng đá bundesliga   Hồng Quân - 02/02/2025 19:51  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/html/17e499203.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 3/2: Khó cho ‘lính mới’

- Một ngày cuối năm 2018, tôi gặp tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trong một quán cà phê nhỏ ở Sài Gòn, nghe chị kể về cuộc sống, công việc. TS Thùy là một trong hai người phụ nữ nằm trong số 10 nhà nghiên cứu vượt qua 61 ứng viên khác được trao tặng danh hiệu Quả cầu vàng 2018 - một giải thưởng tôn vinh những người làm khoa học.

Cô gái vàng Karatedo: "Em từng bảo mẹ mua thuốc ngủ để hai mẹ con cùng chết"

Startup Việt trở thành Edtech hàng đầu tại Đông Nam Á: "Ý chí là quan trọng"

Nữ tiến sĩ người Việt  được trao giải thưởng giáo dục Pháp

Sinh năm 1983, TS Phương Thùy trông trẻ hơn tuổi. Chị thật thà "May quá, làm nghề này mà không già đi là vui rồi". Có người lại gọi chị Thùy là "bông hoa lạc giữa rừng gươm", bởi không nghĩ một phụ nữ nhẹ nhàng, mảnh mai, xinh đẹp lại gắn bó với công việc gắn với chai, lọ, phòng thí nghiệm…

{keywords}
Tiến sĩ Phạm Thị Phương Thùy

Thời 20, tôi đã không dám sống với ước mơ của mình

Gần 20 năm trước, Phạm Thị Phương Thùy là một cô gái năng động, hướng ngoại. Chị mơ ước tốt nghiệp THPT có thể học quản trị kinh doanh, làm những việc liên quan tới kinh tế. Nhưng rồi nghe lời khuyên từ bố - một công chức ngành tòa án, chị rẽ bước theo khoa học.

"Ngày ấy, bố bảo con gái đừng làm gì liên quan tới kinh tế. Bố hàng ngày tiếp xúc với các vụ án kinh tế nên ông hiểu những khó khăn và cám dỗ của ngành này. Tôi thấy ông nói cũng có lý nên không cãi lời. Bố bảo tôi cứ theo sư phạm cho nhẹ nhàng, không thì khoa học kỹ thuật vì tính tình thật thà. Thời cấp ba, tôi học khối D, lại trường chuyên nên năng động và hướng ngoại lắm. Nhưng rút cục tôi vẫn không dám cãi lời và đi theo ước mơ. Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình" - TS Thùy nhớ lại. 

TS Phạm Thị Phương Thùy, Sinh năm: 1983; Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM.

Thành tích nổi bật:
- 17 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế, trong đó 13 bài thuộc danh mục Q1 (4 bài tác giả chính), 4 bài thuộc danh mục Q2 (2 bài tác giả chính).

- 1 bài báo khoa học là tác giả chính đã công bố trên tạp chí trong nước.

- 1 báo cáo Poster xuất sắc của Hội nghị Công nghệ Hóa học (Hàn Quốc, 2007).

- Tác giả chính 1 chương sách chuyên khảo xuất bản quốc tế.

- Đồng tác giả 1 giải pháp hữu ích chứng nhận tại Hàn Quốc.

- Thành viên 1 đề tài cấp Bộ đang được triển khai.

- Giải thưởng Bài báo SCI được trích dẫn nhiều nhất trong 5 năm (2009-2013) của tạp chí Water Research.

Hoạt động cộng đồng:
- Tham gia phản biện 2 tạp chí khoa học quốc tế và 1 tạp chí khoa học trong nước.

- Đại sứ sinh viên quốc tế tại Trường ĐH Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc.

- Tham gia các hoạt động tư vấn chuyên môn cho người dân; hỗ trợ các cuộc thi học thuật của đơn vị, cơ quan.

 

Cuối cấp 3, khi bạn bè đăng ký vào trường này, trường nọ thì chị Thùy nộp hồ sơ vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Chị nhận tin đỗ cả hai, nhưng quyết định theo học sư phạm được ít hôm thì bỏ vì thấy trường... cũ kỹ quá. Cuối cùng, chị chuyển sang học Bách khoa.

"Ở Bách khoa, tôi từng rơi vào cảnh sáng tới trường, chiều về vùi vào học, không giao lưu, không bạn bè. Từ một người năng động, tôi trở nên ít nói và trầm tính. Một cô gái học kỹ thuật cũng có lúc cô đơn lắm. Nhìn lại, tôi đã chôn vùi thanh xuân của mình trong 4 năm học" - chị tiếc nuối.

Hết 4 năm Bách khoa, Phương Thùy dành được học bổng đi du học nước ngoài. Năm 2006, Thùy lên đường sang Singapore rồi Hàn Quốc học thạc sĩ và tiến sĩ. Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ và ở lại Hàn Quốc với mức thu nhập rất tốt. Nhưng rồi năm 2016, chị bỏ lại tất cả ở xứ người để về nước.

"Điều kiện ở Hàn Quốc quá tốt, tại sao chị lại về?". Trước câu hỏi của tôi, chị Thùy bộc bạch "Đúng là ở nước ngoài làm nghiên cứu như tôi có rất nhiều tiền nhưng mãi sẽ chỉ là một người làm thuê. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa khiến chúng tôi khó khăn và khó có mối quan hệ thân thiết lâu dài. Hơn nữa, ở nước ngoài môi trường làm việc lại chủ yếu tiếp xúc với một nhóm đồng nghiệp nên bó buộc mình. Nếu về nước, tôi sẽ được là chính mình. Tôi từng rất phân vân nhưng giữa tiền bạc và được là chính mình tôi muốn là chính mình" - TS Thùy cho hay.

Sau 11 năm ở nước ngoài, chị Thùy cùng gia đình trở về Việt Nam. Ngày đầu về nước, TS Thùy không khỏi "ngợp" trước sự chậm chạp trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những thủ tục hành chính các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam. Có lúc chị đã thốt lên "không ngờ sau 11 năm mà nghiên cứu vẫn chỉ phát triển chút chút thôi. Đặc biệt là những thủ tục hành chính vẫn khó khăn lắm".

Thế nhưng khó khăn không làm chị lùi bước, TS Thùy tiếp tục gắn bó với nghiên cứu và theo đuổi những đề tài của mình. Hiện tại, chị đang cùng chồng thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Hiện trạng kháng kháng sinh trong nước.

Theo chị đây là đề tài rất thiết thực và có ý nghĩa. Hiện nay nhiều người sử dụng kháng sinh không hợp lý, không tuân theo chỉ định của bác sĩ, dẫn tới dư thừa kháng sinh phát tán trong môi trường và khiến cho các vi khuẩn kháng kháng sinh được phát hiện trong tự nhiên với tần số ngày càng cao. Hậu quả của hiện trạng này là ngày càng nhiều thuốc kháng sinh trở nên không có tác dụng… Chị cho biết dù công việc khô khan nhưng sẽ gắn bó vì đây là tình yêu lớp thứ hai sau gia đình.

Làm gì thì vẫn là người vợ, người mẹ

11 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị Thùy đã gặp được một nửa của mình. Hai anh chị cùng làm khoa học, người con thứ nhất và thứ hai lần lượt ra đời. Chị Thùy kể, do đặc thù công việc có lúc dù bụng bầu vượt mặt chị vẫn đi làm. Lần sinh con thứ hai, trước khi sinh 2 ngày chị vẫn tới phòng thí nghiệm, sau sinh 1 tháng đã phải tất tả trở lại công việc.

Ngày chị và gia đình về nước, bé đầu được 5 tuổi, bé thứ hai được 1 tuổi.

{keywords}
TS Thùy hướng dẫn sinh viên trong phòng thí nghiệm

"Lúc đó Trường ĐH Quốc tế đang tuyển dụng một vị trí. Nếu cả tôi và chồng cùng nộp hồ sơ vào có thể tôi sẽ trúng tuyển vì phụ nữ có ưu thế hơn. Nhưng tôi để chồng nộp trước, khi anh được tuyển dụng thì không còn vị trí nào nữa. Sau khi về tôi mới nộp hồ sơ vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM" - chị cho hay.

Theo chị Thùy, đàn ông nghiên cứu khoa học đã khó, phụ nữ lại càng khó hơn. Bởi phụ nữ có gia đình, con cái, tuy nhiên chị sẽ cố gắng để hoàn thiện cả hai vai trò này. Tính đến thời điểm hiện tại, TS Thùy đã gắn bó 12 năm với công việc nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn luôn vui vẻ và đam mê. Sáng sớm, người mẹ này chở con tới lớp, sau đó tới nơi làm việc. Chiều về lại đón con, lo cơm nước, giặt giũ, tắm rửa cho bọn trẻ.

"Dù làm gì tôi cũng là một người mẹ, người vợ. Hai con tôi có thói quen 9 giờ tối đi ngủ nhưng phải có mẹ nằm cùng. Lúc đó, tôi cũng phải lên giường với con. Con ngủ rồi mình mới len lén dậy làm việc tiếp" - chị kể.

Chị thầm hứa, thời trẻ đã không dám sống cho đam mê nên các con sau này phải được tự do làm điều mình thích.

Hiện tại ngoài làm nghiên cứu TS Phạm Thị Phương Thùy còn giảng dạy tại khoa Công nghệ sinh học. Phương Thùy khẳng định, chính vai trò giảng viên đã giúp chị cởi mở, vui trẻ và đầy năng lượng.

Khi tôi hỏi chị có chạnh lòng khi xã hội gần đây dành cho nhà giáo những lời không mấy thiện cảm, TS Thùy nói chị không buồn vì ai làm thì người đó phải chịu.

"Vốn dĩ những vấn đề của giáo dục đã tồn tại từ lâu, chỉ là trước đây phụ huynh chưa "làm tới", mạng xã hội không phát triển nên không ai biết. Tôi mong những xử lý tới nơi tới chốn những vụ việc xảy ra, có như vậy nghề giáo mới được trân trọng và tin tưởng" - chị nói.

Lê Huyền

GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Toán học Maurice Audin

GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Toán học Maurice Audin

GS. Ngô Bảo Châu vừa nhận giải thưởng Toán học mang tên Maurice Audin.

">

Nữ tiến sĩ đạt giải thưởng Quả cầu vàng: 'Tôi đã không dám sống với mơ ước của mình'

xiaomi
Việc tắt sóng 2G là xu thế tất yếu và là cơ hội cho các smartphone giá rẻ. Ảnh: Anh Tú

Ông Lê Hồng Phong, Giám đốc kinh doanh của Honor Việt Nam cho biết, việc tắt sóng 2G sắp tới là một xu hướng tất yếu của thời đại chuyển đổi số. Các sản phẩm điện thoại sử dụng công nghệ 2G đã trở nên lỗi thời và gây ra nhiều bất tiện, như tốc độ kết nối chậm, không hỗ trợ các ứng dụng hiện đại và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc chuyển đổi lên 4G là cần thiết cho cả người dân và nhà nước để đảm bảo sự thuận tiện và hiệu quả trong sử dụng công nghệ.

Cùng quan điểm, đại diện vivo Việt Nam cũng đánh giá cao và tin rằng việc dừng công nghệ 2G sắp tới sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Hãng sẽ tích cực phối hợp với các chuỗi bán lẻ để đón đầu và hỗ trợ người dùng chuyển đổi điện thoại từ 2G lên 4G trước ngày 16/9. 

Trong khi đó, ông Patrick Chou, Tổng Giám đốc Xiaomi Việt Nam đánh giá cao quyết định dừng công nghệ 2G và chuyển lên 4G của Chính phủ Việt Nam, trong nỗ lực thúc đẩy công nghệ viễn thông và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Sẽ tung ra nhiều dòng smartphone phổ thông, không lo thiếu thiết bị

Theo ông Lê Hồng Phong, để đáp ứng nhu cầu khách hàng chuyển đổi điện thoại 2G sang 4G thời gian tới, hãng dự kiến sẽ ra mắt các dòng sản phẩm smartphone trong phân khúc 2 - 4 triệu đồng. Điển hình là trong tháng 8 này, hãng sẽ ra mắt smartphone Honor X6b. Đây là sản phẩm có nhiều tính năng nổi bật, độ bền cao và có mức giá rất ưu đãi.

honorsmp
Honor Việt Nam sẽ ra mắt nhiều mẫu smartphone mới để người dân không thiếu thiết bị khi chuyển lên 4G. Ảnh: Anh Tú

Trước các lo ngại việc thiếu thiết bị khi người dùng đồng loạt chuyển đổi từ điện thoại 2G lên 4G, ông Lê Hồng Phong cho biết, Honor Việt Nam đã đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều dòng sản phẩm smartphone mới sẽ được ra mắt sắp tới. 

Đồng thời, để hỗ trợ người tiêu dùng chuyển đổi lên 4G, Honor Việt Nam đã hợp tác với các nhà bán lẻ như: Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store, Hoàng Hà Mobile triển khai các chương trình trợ giá thu cũ đổi mới với giá trị lên đến 500.000 đồng cho mỗi thiết bị 2G nâng cấp lên 4G, không giới hạn số lượng và khuyến mãi SIM 4G cho tất cả sản phẩm trong phân khúc dưới 5 triệu đồng. 

Ông Patrick Chou cũng chia sẻ, trong thời gian tới, Xiaomi sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc smartphone 4G phổ thông và tầm trung để phục vụ nhu cầu nâng cấp thiết bị của người dùng Việt Nam khi tắt sóng 2G. Hãng sẽ hợp tác với các nhà bán lẻ tiếp tục cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm điện thoại thông minh, đặc biệt là ở phân khúc phổ thông với các chương trình khuyến mãi đặc biệt, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới. 

xiamismp
Các smartphone phân khúc dưới 5 triệu đồng sẽ tăng trưởng mạnh khi tắt sóng 2G sắp tới. Ảnh: Anh Tú

Trong khi đó, đại diện vivo Việt Nam phân tích, hiện tại trên thị trường còn khoảng 10 triệu thuê bao 2G vẫn đang hoạt động, dòng feature phone 4G cũng đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Đây có thể là cơ hội tăng trưởng thị trường smartphone phân khúc dưới 5 triệu đồng (hiện tại đang chiếm 60% thị trường). 

Với việc tắt sóng 2G sắp tới, tỷ lệ người dùng chuyển đổi từ điện thoại 2G Only lên smartphone đang kỳ vọng lên đến 10-15%, tương đương khoảng 1-1,5 triệu máy. Điều này sẽ làm cho phân khúc điện thoại di động dưới 5 triệu đồng tăng gấp đôi, tạo động lực tăng trưởng cho thị trường smartphone Việt Nam cuối năm 2024. 

Để hỗ trợ người dùng chuyển đổi điện thoại từ 2G lên 4G, vivo cũng đang phối hợp với các nhà bán lẻ trong nước đưa ra các chương trình như thu cũ đổi mới. Khách hàng đổi điện thoại 2G sang smartphone bất kỳ dưới 5 triệu đồng sẽ được tặng ngay 1 SIM 4G của các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone giúp trải nghiệm các ứng dụng TikTok, Facebook, YouTube hoàn toàn miễn phí, kèm thêm 1GB data dung lượng mỗi ngày. Với giải pháp tài chính linh hoạt, hãng đưa ra chương trình trả góp 0%, trả trước 10% (Vivo cũng đang đàm phán với các đối tác trả góp để hỗ trợ thêm chính sách trả góp 0%, trả trước 0đ). Hỗ trợ thêm các phiếu mua hàng, giảm giá theo các dòng sản phẩm…

Vivo cũng cam kết đồng hành cùng các chuỗi bán lẻ và nhà mạng để hỗ trợ người dùng trong quá trình chuyển đổi 2G lên 4G.

Tại toạ đàm “Tắt sóng 2G người dân cần chuẩn bị gì?” do báo VietNamNet phối với với Cục Viễn thông tổ chức ngày 18/7 vừa qua, ông Vũ Thành Trung, Giám đốc sản phẩm Oppo Việt Nam thông tin, trong thời gian tới, hãng sẽ tập trung vào nhóm đối tượng chuyển dịch từ điện thoại 2G lên smartphone 4G/5G bằng cách tung ra nhiều smartphone dưới 5 triệu đồng có tiêu chuẩn cao, giá thành hợp lý để phù hợp với nhóm đối tượng đang sử dụng feature phone 2G ở vùng nông thôn, những người có thu nhập không cao.

Những smartphone này có độ bền cao, pin dung lượng lớn và trang bị sạc nhanh. Các yếu tố này sẽ khiến những người đang sử dụng feature phone 2G chú ý và chuyển dịch sang smartphone.

">

Các hãng smartphone đón đầu việc tắt sóng 2G chuyển đổi lên 4G

Nhận định, soi kèo PSIS vs Dewa United, 19h00 ngày 3/2: Khó cho cửa dưới

{keywords}Lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cách đây vài năm.

Cho đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có kế hoạch cấp bằng cho sinh viên.

Trước đó, nhiều phụ huynh, sinh viên phản ánh về việc chậm cấp bằng gây ảnh hưởng đến tâm lý và cơ hội việc làm.

“Con tôi tốt nghiệp nhưng đến nay trường không phát bằng vì lý do không có người ký. Doanh nghiệp hẹn nếu trong vòng 15 ngày không có bằng thì cho nghỉ việc. Sinh viên các trường khác nhận bằng rồi còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì như vậy” – một phụ huynh có con học ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng than thở.

{keywords}
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN

Trao đổi với VietNamNet, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ), cho hay cơ quan này đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trong tháng 12 kiện toàn được người có thẩm quyền đại diện cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ký bằng tốt nghiệp. 

Ông Hiểu nhấn mạnh sẽ nỗ lực cao nhất với phương châm tất cả vì sinh viên.

Được biết, trong tháng 11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng để rà soát, xem xét, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Giáo dục Đại học về việc thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.

{keywords}
Ông Lê Vinh Danh - Cựu hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Gần 2 tháng trước, TLĐ - cơ quan chủ quản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh bằng hình thức cách chức hiệu trưởng.

Sau khi ông Danh bị cách chức, Ban Giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có ai, do các phó hiệu trưởng đã hết nhiệm kỳ (2014 - 2019). Hội đồng trường cũng trong tình trạng tương tự.

Hiện, ông Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019 được TLĐ giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành nhà trường cho đến khi hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được công nhận theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Lê Huyền 

Cách chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng với ông Lê Vinh Danh

Cách chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng với ông Lê Vinh Danh

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định thi hành kỷ luật với Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Lê Vinh Danh.

">

Bao giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên?

-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nói như vậy với các đại biểu dự hội nghị tổng kết 10 năm trường Phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2008 – 2018 diễn ra ngày 18/12 tại Yên Bái.

Rà soát, quy hoạch lại hệ thống

Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).

Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng DTTS, MN.

{keywords}
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các trường nội trú trong việc giáo dục, bảo đảm an toàn và yêu thương học sinh như gia đình thứ hai của các em. 

 

Hiện trên cả nước có có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (HSNT). Trong đó, có 59 trường PTDTNT cấp tỉnh, 256 trường cấp huyện, có 03 trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Quy mô trung bình của trường cấp tỉnh khoảng 600 học sinh, trường cấp huyện khoảng 290 học sinh. Đến nay, số trường PTDTNT được công nhận đạt chuẩn quốc gia đã đạt khoảng 40%.

Chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT ngày càng được nâng cao, từng bước khẳng định vị thế là trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN.

Mô hình trường này cũng đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo trong suốt giai đoạn vừa qua.

Tại hội nghị, nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập của mô hình trường PTDTNT đã được các đại biểu đề cập như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học còn hạn chế, thiếu đồng bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo của hệ thống trường PTDTNT chưa cao; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa được bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề về giáo dục đặc thù phù hợp với nhiệm vụ nuôi, dạy học sinh ở trường PTDTNT; một số chính sách, chế độ đối với trường PTDTNT còn chưa phù hợp, thiếu một số chính sách đặc thù cần thiết...

Đặc biệt, mô hình trường PTDTNT đang gặp nhiều bất cập trong vấn đề tuyển sinh, quy hoạch mô hình phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển của xã hội và thực hiện mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho một số dân tộc có nguồn nhân lực thấp (gồm 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và một số dân tộc: Kháng, Gia Rai, Ba Na, Mông, Thái, Khmer, Raglai, Xtiêng, Khơ Mú, Co, Giẻ Triêng).

Để trường PTDTNT mang lại được hiệu quả giáo dục như mục tiêu, một số ý kiến cho rằng, trong giai đoạn 2018-2028, cần thiết phải có những định hướng giải pháp phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS, MN hiện nay.

Trong đó, việc rà soát, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống các trường PTDTNT trên cơ sở đáp ứng các điều kiện (tiêu chí) theo quy định về tuyển sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ là một việc làm cần thiết và cấp bách để tránh lãng phí và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo.

Mô hình trường PTDTNT cần thay đổi

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, mô hình truyền thống của trường PTDTNT đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, thực hiện được mục tiêu là nơi tạo nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiếu số. Chất lượng nhiều trường không thua kém các trường THPT chuyên, trường đại trà.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, mô hình trường PTDTNT sẽ cần thay đổi để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đáp ứng tình hình thực tiễn đối với giáo dục dân tộc.

Định hướng phát triển về mô hình trường PTDTNT, Bộ trưởng chỉ rõ, ở cấp tỉnh tập trung nguồn lực cho một trường, ở cấp huyện có trường nội trú, bán trú, tránh tình trạng phân tán.

Cần rà soát các tiêu chí để xây dựng mô hình phù hợp trên tinh thần duy trì, phát triển mô hình truyền thống và chọn lựa một số mô hình chất lượng cao phù hợp.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình trường PTDTNT vùng; mở rộng mô hình giáo dục hòa nhập đối với giáo dục dân tộc ở những nơi phù hợp, kèm theo các mô hình này là các khung tiêu chuẩn định hướng phù hợp với từng vùng miền.

Về các điều kiện đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng chỉ đạo, chương trình và kế hoạch giáo dục của hệ thống trường PTDTNT phải được xây dựng theo hướng tích hợp, kết hợp giữa dạy văn hóa, dạy kỹ năng, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh DTTS.

Cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt trong các trường PTDTNT phải đảm bảo cho học sinh yên tâm như sinh hoạt trong gia đình. Các điều kiện như nhà nội trú, bếp ăn nội trú, nhà vệ sinh cần được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của học sinh.

Nhấn mạnh vai trò của giáo viên bản địa dạy trong các trường nội trú, Bộ trưởng lưu ý, cần có phương án tăng cường đưa các sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường sư phạm về dạy ở các trường nội trú.

Các thầy cô với lợi thế hiểu địa bàn, thông hiểu tiếng bản địa, hiểu tâm lý học sinh vùng dân tộc sẽ giúp nâng cao chất lượng ở các trường nội trú.

Về phía Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để tham mưu, xây dựng các chính sách ưu đãi cho những giáo sinh người dân tộc có nguyện vọng về dạy ở các trường PTDTNT.

Trước đề xuất của một số đại biểu tại hội nghị về việc tăng định mức giáo viên phù hợp với đặc thù của trường PTDTNT trong thời điểm đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế như hiện nay, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ để có đề xuất phù hợp.

Các đề xuất về tăng định mức chi, chính sách tiền lương, phụ cấp cho giáo viên trường PTDTNT cũng sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp thu để nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với Chính phủ trên tinh thần, đáp ứng yêu cầu đặc thù của mô hình trường chuyên biệt này.

Minh Thu

">

Đảm bảo cho học sinh nội trú yên tâm như ở nhà

{keywords}

Bảng quy đổi cũ

{keywords}

Bảng quy đổi mới

Trước sự thay đổi này, nhiều sinh viên hoang mang bởi có những em suýt soát bằng giỏi bỗng nhiên “cách xa hàng cây số”.

N.T.M.L, sinh viên năm 4 ngành Dược cho biết: “Theo quy định mới này, rất nhiều môn trước đó em đạt 8.5 điểm, quy thành 4.0 sẽ tụt xuống còn 3.75. Như vậy, điểm tích lũy chung của em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Em đã thử nhẩm tính nếu quy về thang điểm mới thì GPA của em có thể tụt tới 0.22. Điều này khiến em rất khó để đạt bằng giỏi”.

Tương tự, H.L.K, sinh viên năm thứ 3 ngành Dược cũng cảm thấy hoang mang khi đạt 7.7 – 7.9 điểm sẽ tụt từ 3.5 xuống 3.0 theo cách quy đổi mới.

“Với cách tính điểm mới này, sinh viên khá, giỏi sẽ rất thiệt thòi. Từ giấc mơ “thăng hạng”, giờ chúng em lại có nỗi lo khác là làm thế nào để “trụ hạng”. Em cũng băn khoăn không biết nhà trường có tính lại điểm từ các năm học trước nữa hay không”, nam sinh bày tỏ.

Nhiều sinh viên năm cuối cũng chung một nỗi lo sẽ bị thiệt nếu nhà trường áp dụng theo cách quy đổi mới. Nhiều em gần như chắc chắn bằng giỏi giờ hoang mang không biết có thể đạt được bằng giỏi nữa hay không.

Sẽ không truy hồi điểm trước đó với những khóa đang học

Trao đổi với VietNamNet,TS. Vũ Xuân Giang, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Dược Hà Nội cho biết, quyết định này được nhà trường đưa ra từ 8/10 và sẽ bắt đầu áp dụng ngay trong năm học mới.

Lý do là bởi, quy chế đào tạo tín chỉ được nhà trường áp dụng từ năm 2010. Qua 10 năm, nhà trường nhận thấy có những điều chưa hợp lý. Số lượng sinh viên giỏi, xuất sắc của Trường ĐH Dược Hà Nội hàng năm cao hơn mặt bằng chung các trường trong khối Y, Dược.

“Căn cứ vào tình hình đào tạo thực tế của nhà trường nói riêng, khối sức khỏe nói chung, nhà trường quyết định rà soát, sửa đổi quy chế đào tạo để đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp hơn”.

Ông Giang cũng cho biết, việc rà soát, sửa đổi là bình thường. Nhà trường sẽ đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho sinh viên và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến kết quả học tập chung.

Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Dược Hà Nội cũng khẳng định, những kết quả từ các năm trước nhà trường sẽ không truy xuất lại.

“Nhà trường vẫn đang rà soát lại hệ thống quản lý điểm để tính toán xem mức độ tác động của quy chế này ra sao. Lần rà soát, sửa đổi này nhằm đánh giá chất lượng sát hơn với thực tế, đồng thời tương đồng với các trường cùng khối. Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của sinh viên và sẽ cân đối lại nếu cần thiết, do đó các em hoàn toàn có thể yên tâm”.

Thúy Nga

Điểm chuẩn Trường ĐH Dược Hà Nội cao nhất là 26,9

Điểm chuẩn Trường ĐH Dược Hà Nội cao nhất là 26,9

Năm 2020, hai ngành Dược học và Hóa dược của Trường ĐH Dược Hà Nội đều có điểm chuẩn trên mức 26.

">

ĐH Dược Hà Nội ra quy định mới khiến sinh viên khó đạt bằng giỏi

友情链接