当前位置:首页 > Thế giới

Bệnh thành tích hay sự giả dối?

 - Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 01/6 vừa qua,ệnhthànhtíchhaysựgiảdố24. gia đình chúng tôi tổ chức vui chơi cho các con.

Trong cuộc vui, con gái của bạn tôi đang học tại một trường tiểu học có uy tín tại nội thành Hà Nội tự tin khoe với tôi rằng cháu đạt kết quả học tập (năm học 2017-2018) xếp loại giỏi.

Nếu kết quả xếp loại này đúng là năng lực học tập thực sự của cháu thì có lẽ câu chuyện khỏi phải bàn, tuy nhiên bạn tôi cho biết kết quả xếp loại đó không phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của con mình.

Sau khi tìm hiểu sự thực, tôi phát hiện rằng trong kỳ thi kết thúc năm học vừa qua, cháu được 6 điểm Toán (một vài học sinh khác trong lớp cũng có điểm Toán dưới 8), như vậy đồng nghĩa với việc cháu không đạt học sinh giỏi, điều này sẽ ảnh hưởng tới thành tích xếp loại học tập chung của lớp.

Tuy nhiên, vì bệnh chạy theo thành tích, giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức một bài thi lại, mục đích là hợp thức hóa (vớt điểm) để cho cháu đạt 8 điểm Toán đủ điều kiện xếp loại học sinh giỏi, đồng thời lớp cũng hoàn thành mục tiêu 100% học sinh giỏi.

Câu chuyện nêu trên đặt ra hai vấn đề, thứ nhất là về phía giáo viên, do áp lực thi đua thành tích 100% học sinh của lớp phải đạt loại giỏi, từ đó không đủ can đảm đánh giá một cách trung thực, khách quan kết quả học tập của học sinh.

Thứ hai là về phía gia đình, luôn kỳ vọng làm cho các cháu cố gắng học tập để chạy theo thành tích.

Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, cho rằng khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng thông qua những thành tích cá nhân của mình.

Xuất phát từ nhu cầu mong muốn được ghi nhận và tôn trọng của tập thể, xã hội, việc nhiều người thường muốn có hoặc muốn đạt được thành tích là nhu cầu hết sức chính đáng.

Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức của tác giả Nguyễn Quang và Minh Trí, 2013, thành tích là “Kết quả được đánh giá là tốt có được do nỗ lực”. Do vậy, bản thân việc mong muốn, từ đó có những nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả tích cực (thành tích) có ích cho cá nhân, tổ chức, xã hội là điều rất bình thường, thậm chí nên khuyến khích và tưởng thưởng.

Tuy nhiên, vì chạy theo thành tích, mà giáo viên phải tổ chức thi lại, nâng điểm..., về nhà học sinh nói dối với cha mẹ, để được cha mẹ khen về thành tích học tập không đúng với năng lực của mình thì đó cũng đồng nghĩa với sự không trung thực hay sự giả dối.

Ở phạm vi hẹp trong một lớp, nếu sự giả dối này không được loại bỏ thì nó có thể trở thành một loại bệnh dịch lan truyền sang nhiều học sinh, giáo viên của nhiều trường, lớp khác. Theo đó, khi sự giả dối đã trở nên phổ biến, hiển nhiên trong học đường, sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực, khó lường, trước hết là đối với chính những học sinh, giáo viên giả dối đó, sau này là đối với xã hội với những chủ nhân tương lai của đất nước đã có sẵn tính giả dối được dung túng từ thuở học đường.

Có lẽ trên hành tinh này, không có một quốc gia hay xã hội nào dung túng và chấp nhận cho sự giả dối, đặc biệt là sự giả dối trong giáo dục.

Tôi có một anh bạn hiện đang theo học tại Texas A&M University (TAMU), bang Texas, Hoa Kỳ chia sẻ rằng tại hầu hết các cơ sở đào tạo ở Mỹ trong đó có trường của bạn tôi đều có những triết lý, quy định bằng khẩu hiệu (Slogan) rất gần gũi, đơn giản và nhân văn để xây dựng, rèn luyện nhân cách và đạo đức sinh viên.

Khẩu hiệu của TAMU là “We do not lie, cheat or steal nor tolerate those that do” (tạm dịch: Chúng tôi không nói dối, không trộm cắp, không lừa đảo và không dung túng cho những người có những hành vi như thế).

Từ xưa, ông cha ta cũng đã có những triết lý, khẩu hiệu nhằm đề cao (không coi nhẹ, sao lãng) việc giáo dục đạo đức, nhân cách trong đó có việc rèn luyện và hình thành tính trung thực của thầy và trò.

Sự giả dối có thể tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội, tuy nhiên để phòng ngừa, khắc phục và dần loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thành tích và sự giả dối đang tồn tại như một điều hiển nhiên trong giáo dục học đường.

Bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô, theo tôi cần có những giải pháp thiết thực và không quá khó để thực hiện từ nhà trường và gia đình, như:

1) Không đặt ra chỉ tiêu phân loại học sinh cho các trường;

2) Điểm số không chỉ là tiêu chí duy nhất để đánh giá học sinh, mà cần phải đánh giá học sinh dựa trên các tiêu chí và kỹ năng khác của học sinh, như kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi với sự thay đổi (hoàn cảnh), chỉ số vượt khó...;

3) có cơ chế, chính sách tuyên dương, khen thưởng hợp lý đối với sự trung thực, kỷ luật, xử phạt nghiêm đối với sự giả dối trong học đường của giáo viên và học sinh;…./.

Độc giả Ngân Ngọc Vỹ

Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành

Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

分享到:

相关推荐