当前位置:首页 > Công nghệ

Cựu nhân viên tiết lộ sự thật khiến Apple bẽ bàng

{ keywords}
 

Trên diễn đàn hỗ trợ của Apple,ựunhânviêntiếtlộsựthậtkhiếnApplebẽbàkết quả ngoai hang anh một chủ đề thu hút sự chú ý nhiều tháng nay liên quan tới lỗi thông báo của iOS. Đó là người dùng iPhone không thể nhìn thấy thông báo, hoặc thông báo xuất hiện quá trễ. Chủ đề vượt mốc 100 trang với sự tham gia của đông đảo thành viên.

Họ nêu chi tiết sự cố, cách khắc phục để giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, giải pháp của người này lại không hữu ích với người khác. Kết quả là một vòng luẩn quẩn xảy ra mà không có lời giải cuối cùng. Có người cho biết, đã trao đổi với nhân viên Apple hàng giờ liền nhưng không thành công. Có người thậm chí còn gửi email báo cáo đến CEO Apple Tim Cook.

Trong số những ý kiến gửi lên, gây chú ý nhất phải kể đến thành viên StubbornPixie. Người này chia sẻ: “Chỉ muốn cho mọi người biết là cuối cùng tôi cũng sửa được lỗi sau 6 tháng vô ích. Tôi đã mua Samsung Galaxy A12 với giá 180 USD. Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ một thông báo nào kể từ lúc ấy”. StubbornPixie gửi lời chúc may mắn đến tất cả và còn hứa hẹn tiếp tục theo dõi chủ đề trên điện thoại mới.

Thành viên này tiết lộ “từng làm việc cho Apple 10 năm tại phòng Quan hệ khách hàng ở Austin, Texas (Mỹ). Đúng là đáng xấu hổ và tôi vừa phải mua máy Samsung”. StubbornPixie liên lạc nhiều lần với nhân viên Apple nhưng không được hỗ trợ. Thậm chí, bản thân còn bị mất hơn 600 USD vì lỡ thông báo làm việc quan trọng trên các ứng dụng Apple Messages, Facebook, Instagram, WhatsApp.

Một số thành viên khác trên diễn đàn cũng cho biết đã phải mua điện thoại mới do không sửa được lỗi. Người may mắn hơn được Apple gửi iPhone khác để thay thế. ZDN đánh giá đây có lẽ là lỗi “cứng đầu” nhất trên iOS.

Du Lam (Theo ZDN)

Người dùng iPhone bị gọi là “nô lệ kỹ thuật số” của Apple

Người dùng iPhone bị gọi là “nô lệ kỹ thuật số” của Apple

Người sáng lập Telegram cho biết việc phát triển phần mềm cho Apple giống như đang làm việc ở thời Trung cổ và gọi bất kỳ ai sử dụng iPhone là “nô lệ kỹ thuật số” trong bối cảnh bị Trung Quốc giám sát.

分享到:

相关推荐